Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Là Chất Liệu Cho Sáng Tác Văn Học

Rõ ràng trong bài thơ là những suy tư của Nguyễn Trãi về tổ chức lực lượng kháng chiến của Hồ Quý Ly. Ông đã dựa vào cọc lim, dây sắt ư ? hay dựa vào địa thế núi sông hiểm trở ? thì đó Hồ Quý Ly đương nhiên là người anh hùng lắm mưu nhiều kế. Ông ta có một đội quân 100 vạn người, cuộc bố phòng rất chu đáo, ý chí cương quyết. Nhưng hai cha con Hồ Quý Ly vẫn thất bại nhanh chóng và đau đớn. Phải chăng do nhân đức kém cỏi( thất nhân tâm) nên lòng dân không theo. Câu thơ “Nước vừa có thể chở thuyền, vừa có thể làm thuyền đắm” trong bài thơ như lời nhắc nhở thật nhiều ý nghĩa!

Trong Đại Việt sử ký toàn thư vào thời điểm cuối triều đại nhà Trần, Nguyễn Nhữ Thuyết đã bị Hồ Quý Ly ruồng bỏ không dùng vì đã thẳng thắn nói đến chân lí “tại đức bất tại hiểm”. Nhữ Thuyết dâng thư can đại ý nói rằng “Ngày xưa nhà Chu , nhà Nguỵ dời kinh đô đều gặp điều chẳng lành. Nay đất Long Đỗ có núi Tản Viên , có sông Lô Nhị, núi cao sông sâu, đất bằng phẳng rộng rãi. Từ xưa các bậc đế vương mở nền dựng nước, không đời nào không lấy đất ấy làm nơi sâu gốc bền rễ. Hãy nên noi theo việc trước: khi ấy quân Nguyên bị giết, giặc Chiêm phải nộp đầu …Xin nghĩ lại điều, để làm thế vững vàng cho nước nhà. An Tôn đất đai chật hẹp, hẻo lánh, ở nơi đầu non cuối nước, hợp với loạn chữ không hợp với trị. Cho dù dựa vào địa thế hiểm trở thì đời xưa có câu “Cốt ở đức chứ không cốt ở hiểm”(2,T191). Hồ Quý Ly chỉ vì lợi ích riêng tư mà rời đô về Thanh Hoá cho dù nơi ấy có địa thế hiểm yếu nơi đầu non cuối nước nhưng chỉ hợp với thời loạn chứ không hợp với lúc trị bình. Điều cốt yếu nhất làm cho dân an nước thịnh phải là nhân đức của các bậc đế vương . Nếu thất nhân tâm lòng dân không theo dù có địa thế hiểm yếu thì công cuộc trị vì vẫn thất bại.

Trong cuộc kháng chíên chống giặc Minh buổi đầu gây dựng lực lượng Lê Lợi gặp rất nhiều khó khăn “nhân tài như lá mùa thu, tuấn kiệt như sao buổi sớm” nhưng do quan điểm “nhân nghĩa” , do nhân đức của Lê Lợi không ngừng toả phát nên một thời gian sau dân chúng đã tập hợp đông đảo:

Dựng gậy làm cờ, tụ hội bốn phương manh lệ


Hoà rượu mời lính, dưới trên một dạ cha con. (2,tr285)


Cuối cùng Lê Lợi đã giành được thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh :

Ngày mười tám tháng ấy, Liễu Thăng bị quân ta tấn công , rừng Chi Lăng mưu đồ đổ sụp

Ngày 20, Liễu Thăng bị quân ta đấnh bại ,núi Mã Yên tử trận phơi thây Ngày 25, Bảo Định bá Lương Minh trận hãm phải bỏ mình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Ngày 28, Thượng thư Lý Khánh kế cùng phải thắt cổ Ta thuận đà, đưa dao tung phá

Giặc bí nước, quay giáo đánh nhau Kế đó, lại tăng quân vây bức bốn bên

Tìm hiểu giá trị văn học của Đại Việt sử ký toàn thư - 13

Hẹn đến giữa tháng 10 nhất tề giệt giặc (2,tr286)

Chiến thắng giặc Minh là chiến thắng của tinh thần đoàn kết và đồng thời cũng là chiến thắng của lòng nhân đức.

Đại Việt sử ký toàn thư là một bộ quốc sử cổ nhất của nước ta thời trung đại . Tác phẩm đã ghi chép ngọn ngành cuộc kháng chiến chống quân Minh, sau khi cuộc kháng chiến này kết thúc Ngô Sĩ Liên đã đưa ra những lời bình sử đề cao nhân nghĩa của người anh hùng Lê Lợi “Thế mới biết hoạ đến tột cùng thỉ trị bình mà vững chắc; Nhân nghĩa càng sâu thì ảnh hưởng càng xa” “may mà lòng trời còn đó, thánh chúa ra đời, chinh phục bằng nghĩa, đánh dẹp bằng nhân non sông mới được đổi mới nhật nguyệt mới lại sáng tươi. Nhân dân từ đây bình yên, nước nhà từ đây thuận trị. Như vậy qua cách bình sử của Ngô Sĩ Liên hay qua cách nhìn nhận của rất nhiều trí thức Đại Việt lúc bấy giờ họ đều đề cao “nhân đức” của

người đứng đầu. Mọi thắng lợi trong lịch sử không phải là do địa thế hiểm yếu mà là thắng lợi của lòng nhân đức. Lịch sử vận hành của các triều đại phong kiến là lịch sử vận hành của các hoàng đế, nên nhân đức của nguời lãnh đạo, của các bậc đế vương sẽ quyết định sự thịnh suy trong công cuộc trị vì.

Trong Đại Việt sử ký toàn thư nhân đức của người bậc đế vương là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các nhà sử học. Ngô Sĩ Liên qua những lời bình sử cũng luôn đòi hỏi người làm vua phải có nhân có đức. Ông đã từng nhắc đến lời trong sách Trung dung “Người có đức lớn thế nào cũng có ngôi, thế nào cũng có danh, thế nào cũng sống lâu”. Nội dung của chữ “đức” ở các đấng minh quân được các nhà sử học đề cập đến có nghĩa rất rộng: biết dùng người hiền, biết thương dân

, biết giữ trọn các đạo trung hiếu, tiết, nghĩa…tuy nhiên Ngô Sĩ Liên cũng nhấn mạnh sự thể hiện của “nhân đức”của các ông vua trong quan hệ với thần dân. Cách chép sử của các bậc thần sử cũng muốn khẳng định một hiện tượng có tính quy luật: Vị vua nào nhân đức thì vương triều đó sẽ trường tồn còn bất nhân bất nghĩa thì sẽ sớm tiêu vong .. Trong bài Việt giám thông khảo tổng luận của Lê Tung dâng lên vua Lê Tương Dực đã tổng kết sự thịnh của các triều đại phong kiến. Tác giả cho rằng: điều quyết định sự thịnh suy trong công cuộc trị vì vẫn là nhân đức của các bậc đế vương. Xuyên suốt Đại Việt sử ký toàn thư từ họ Hồng Bàng cho đến năm 1675, lịch sử tồn tại của các vương triều phong kiến trong Đại Việt sử ký toàn thư sẽ là minh chứng hùng hồn cho triết lý “tại đức bất tại hiểm”:

“Kể từ khi Kinh Dương Vương, họ Hồng Bàng nối dòng dõi Thần Nông, lấy con gái vua Động Đình, sáng rõ đạo vợ chồng theo đúng nguồn phong hoá, vua lấy đức mà cảm hoá dân, giũ áo khoanh tay. Dân cày ruộng đào giếng, ra ngoài thì làm lụng, trở về thì nghỉ ngơi, chẳng phải phong tục thái cổ của Viên Đế ư ?

Lạc Long Quân nối đời Hồng Bàng, lấy con gái họ Âu Lạc mà có điềm lành sinh trăm con trai…hưởng nước trải nhiều năm, rất lâu dài đã giàu thọ lại nhiều con trai, từ xưa nay chưa từng có

Hùng Vương nối nghiệp của Lạc Long, chăm ban đức huệ để vỗ yên dân, chuyên nghề làm ruộng, chăn tằm, không lo can qua chinh chiến, con cháu nối đời đều gọi là Hùng Vương, phúc gồm 18 đời, trải qua hai nghìn năm” (1,tr118)

An Dương Vương sở dĩ mất nước là vì “hưng công dắp thành có phần không dè sức dân , cho nên thần thác vào rùa vàng để răn bảo”(1,tr140).

“Triệu Vũ Đế nhân loạn nhà Tần, chiếm lấy đất Lĩnh Biểu đóng đô ở Phiên Ngung, cùng với Hán Cao Tổ làm đế một phương, có lòng nhân thương dân, có mưu trí giữ nước. Vũ công khiến Tàm Tùng phải kinh sợ, văn giáo khiến Tượng Quận được chấn hưng, lấy thi thư mà biến đổi tục nước, lấy nhân nghĩa mà cố kết lòng người, dạy dân cày trồng, nước giàu binh mạnh…Nam Bắc chung vui, nước nhà vô sự, hưởng nước hơn một trăm năm, đúng là bậc anh hùng tài lược”

“Đinh Tiên Hoàng bỏ con đích lập con nhỏ, mà ân tình cha con trái lìa; lập năm hoàng hậu ngang nhau mà tình nghĩa vợ chồng rối loạn, yêu dùng Đỗ Thích để thành hoạ cướp ngôi giết vua, mà đạo vua tôi không còn. Thế thì họ Đinh dấy lên là do Tiên Hoàng, không phải là mệnh trời không giúp, chính là do mưu của người không ra gì”(1,tr122)

“ Ngoạ Triều không đáng ngôi vua, giết anh, ngược dân, dùng hình bằng lửa đốt dao cưa, làm ngục ở ngọn cây chuồng nước, mê đắm nữ sắc thương tổn sinh linh, dẫu muốn không mất, có thể được không ?”

“ Đại Hành phế con Đinh Hoàng, giáng làm Vệ Vương, thế là không có nghĩa vua tôi, sinh được chín con trai mà không sớm lập thái tử, thế là không có ân cha con. Lập đến năm hoàng hậu mà lại gian dâm với bề trên là Đinh Hậu, thế là không có đạo vợ chồng; chỉ biết có lòng dục mà không biết đến tình nghĩa, chỉ biết có mình mà không biết có con, thích giết chết mà không thích làm sống, thích hình phạt mà không thích ân đức. Mình chết thì nước cũng bị diệt theo, là do chất chứa điều bất nhân vậy”(1,tr123)

“Thắng lợi của Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông “do thuận lòng dân”còn thất bại của Hồ Quý Ly vì thả sức bạo ngược lại dân, bị dân từ bỏ”.

Hoặc như : “Cao Tổ Hoàng Đế tư chất chí dũng như Thành Thang nhà Ân, dấy quân nhân nghĩa như Vũ Vương nhà Chu, thu dùng hào kiệt qúet sạch khí tà, tuy tướng Minh giữ tợn như bọn Liễu Thăng, Lương Minh, đều thua trận xé thây, giảo quyệt như Lũ ThôI Tụ, Hoàng Phúc, cùng kế cùng chịu chói. Loạn hơn hai chục năm, một sớm dẹp yên, non sông giờ đây đổi mới, đất nước giờ đây bình yên, là bởi Hán Cao Tổ Hoàng Đế chí dũng khoan nhân, vua tôi hợp lòng cùng đức mà được vậy. Hãy xen Hán Cao Tổ thần vũ không giết người, ấy là lòng của trời đất; tơ hào không phạm của dân, ấy là lượng của trời đất; thu nuôi dân các lộ, ấy là lòng nhân của trời đất. Tha về mười vạn binh, ấy là đức của trời đất. Có lệnh tiến cử người hiền, ấy là Thành Thang chọn người hiền không hạn phương nào; có chiếu dụ bảo kẻ hàng, tức là Thành Thang ấy khoan nhân thay cho bạo ngược. Binh nông có phép tức như tám việc chính sự của Vũ Vương lấy nghề nông làm chính, chăn dân có lệ ấy là Vũ Vương vỗ yên bốn phương…Bình Ngô đại cáo không câu nào là không lời nhân nghĩa, trung tín Lam Sơn thực lục…không chỗ nào là không đạo tu tề trị bình. Bình định được trời đất của Đại Việt, đặt vững được xã tắc của Hoàng triều, các đời: Triệu, Đinh, Lý, Trần làm sao sánh kịp. Thế mới biết đế vương là việc lớn, cương thường là đạo chính. Cương thường lập thì nghiệp lớn của đế vương mới thành, nhân nghĩa tỏ thì ngôi báu thiên hạ mới định. Vua Thang, vua Vũ suy lòng nhân nghĩa, rạng danh quân nhân nghĩa. Lấy được thiên hạ do chính nghĩa, giữ được thiên hạ là do đức nhân”(1,tr129)

Như vậy từ trong sáng tác văn họccho đến chính sử đều tập trung khẳng định một điều: Nhân đức của các đấng minh quân là yếu tố quan trọng quyết định sự thắng lợi trong các cuộc khởi nghĩa và trong công cuộc trì vì. Còn địa thế hiểm yếu hay binh pháp, chiến thuật… là những yếu tố không thể thiếu nhưng nó không phải yếu tố đóng vai trò như là cội nguồn. Mô hình của xã hội Nho giáo – mô hình của

chế độ chuyên chế tập quyền, quyền lực nằm toàn bộ trong tay nhà vua thì “nhân đức” của nhà vua đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Sự cai trị của nhà vua trong xã hội phong kiến thường diễn ta theo hai xu hướng: Một là được nhân dân tôn thờ như một đấng minh quân; Hai là bị nhân dân căm ghét như một tên bạo chúa. Là một đấng minh quân hay một tên bạo chúa tất cả là phụ thuộc vào nhân đức của nhà vua. Hiện thực lịch sử về sự thịnh suy của các triều đại phong kiến trong Đại Việt sử ký toàn thư là minh chứng khách quan cho quan điểm “tại đức bất tại hiểm” mà các tác giả văn học đã gửi ngắm trong các sáng tác của mình‌

2. Đại Việt sử ký toàn thư là chất liệu cho sáng tác văn học


2.1. Đại Việt sử ký toàn thư là chất liệu cho truyện viết bằng chữ Hán


Mượn cốt truyện của những sách chép sử để viết truyên và tiểu thuyết là một điều đã có từ lâu trong lịch sử văn học Trung Quốc điển hình như các tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Lại Am …ở Việt Nam sự xuất hiện của truỵên và tiểu thuyết lịch sử không phải là ít tiêu biểu như: Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm, Hoàng lê nhất thống chí của Ngô Thì Chí –Ngô Thì Du, Hoàng Việt long hưng ký của Ngô Giáp Đậu, Việt Nam tiểu sử của Lê Hoan …Những tác phẩm trên mang trọn vẹn đặc trưng của truyện hay tiểu thuyết nhưng lại lấy nội dung của lịch sử làm đề tài, hay cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Sự chính xác tuyệt đối như lịch sử là không có bởi ở những tác phẩm này tác giả dựa vào những sự kiện lịch sử trong qua khứ sau đó hư cấu tưởng tượng gây hứng thú cho người đọc.

Trong quá trình hình thành ý tưởng việc nghiên cứu sử liệu là điều không thể thiếu đối với nhà văn, rất nhiều nhà văn đã sử dụng Đại Việt sử ký toàn thư làm chất liệu cho những sáng tác của mình tiêu biểu cho sáng tác viết bằng chữ Hán đó là Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề.

2.1.1. Hiện thực lịch sử của Đại Việt sử ký toàn thư trong Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề

Hiện nay trong nghiên cứu văn học chưa có một định nghĩa rõ ràng đầy đủ về khái niệm “hiện thực lịch sử” chúng ta có thể tạm hiểu hiện thực lịch sử: là bối cảnh xã hội của một thời điểm hoặc một thời kỳ lịch sử được đưa vào trong tác phẩm văn học trong đó bao gồm: sự kiện, biến cố, bối cảnh và nhân vật lịch sử. Hiện thực lịch sử chính là xương sống của tác phẩm, là cơ sở khách quan làm cho nhà văn không hư cấu quá đà và làm cho tác phẩm thêm chân thực. Khi sáng tác văn học không phải nhà văn đưa toàn bộ những sự kiện của một giai đoạn lịch sử vào trong tác phẩm văn học, nhà nghệ sĩ chỉ cần một vài sự kiện thậm chí một khoảnh khắc trong đời sống của một nhân vật lịch sử làm chất liệu cho sáng tác của mình. Hiện thực lịch sử có thể thu hút nhà văn bắt đầu bằng các nhân vật lịch sử và cũng có thể bắt đầu các sự kiện. Việc lựa chọn nhân vật lịch sử nào, hay giai đoạn lịch sử nào phụ thuộc vào điểm gặp ngỡ giữa tâm hồn nhà văn với hiện thực lịch sử. Có thể sự kiện lịch sử là tâm điểm chú ý của người nghệ sĩ sau đó kéo theo là hệ thống nhân vật nhưng cũng có thể nhân vật mới là chính, là điểm sáng vẫy gọi tạo lên cảm xúc cho nhà văn. Nhìn chung những giai đoạn, những nhân vật lịch sử có tính phức tạp cao sẽ là mảnh đất hấp dẫn thu hút nhà văn tìm đến

Đại Việt sử ký toàn thư là nguồn sử chất liệu hấp dẫn cho sáng tác văn học, bản thân bộ sử này đã mang những giá trị văn học, đã mang màu sắc chủ quan của người chép sử. Hơn nữa nguồn sử liệu mà các sử gia đã sử dụng khá phong phú: Ngô Sĩ Liên đã kế thừa sử ký của Lê Văn Hưu và sử ký tục biên của Phan Phu Tiên ngoài ra còn tham khảo thêm Bắc sử và dã sử, những bản truyện chí rồi những việc tai nghe mắt thấy khảo đính thêm mà thành


Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề được soạn xong năm 1755. Tác phẩm được chia thành 12 môn loại: thế gia, chí khí, danh nho, tiết nghĩa, danh thần, thần quái, ác báo, tiết phụ, ca nữ, âm phù, dương trạch, danh thắng, thú loại .

Công dư tiệp ký có nghĩa là sách ghi chép vội ngoài giờ làm việc công. Lúc đầu do Vũ Phương Đề soạn sau đó Trần Quý Nha và một số người khác bổ sung. Nội dung của tác phẩm là sâu kết nhiều mẩu truyện nhỏ được sắp xếp thành các môn loại.

Trong Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề thì Truyện Trâu Canh ở xã Tử Trầm đã muợn cốt truỵện trong Đại Việt sử toàn thư. Hiện thực lịch sử được nói tới là đời Trần Dụ Tông năm Tân Mão, Thiệu Phong năm thứ 11(1351) có ghi “Trâu Canh có tội đáng chết được tha. Bấy giờ Trâu Canh thấy vua bị liệt dương dâng phương thuốc nói rằng giết đứa bé trai lấy mật hoà với dương khởi thạch mà uống và thông dâm với chị hay em gái ruột của mình thì sẽ hiệu nghiệm. Vua làm theo và thông dâm với chị ruột là công chúa Thiên Ninh quả là công hiệu. Canh từ đấy càng được yêu quý, được ngày đêm ở luôn trong cung hầu hạ thuốc thang. Canh liền thông dâm với cung nữ việc bị phát giác, thượng hoàng định bắt Canh chết nhưng vì có công chữa bệnh cho vua nên được tha. Canh là con Trâu Tôn người phương Bắc khoảng Năm Triệu Phong người Nguyên vào cướp tôn làm thầy thuốc đi theo quân Nguyên đến khi quân Nguyên thua bị bắt. Tôn ở lại nước ta chữa bệnh cho các vương hầu. Người trong nước nhiều lần cho Tôn ruộng nên thành ra giàu có. Canh nối nghiệp cha trở thành danh y nhưng không có hạnh kiểm thành nên nỗi thế. Đến sau lại được phục hồi chức vị. Dòng dõi Canh đến đời triều nay còn có người tên là Trâu Bảo được của do Trâu Canh cất giữ trở lên giàu có nhưng cũng vì thế mà lụn bại”.(2,tr132)

So với Đại Việt Sử Ký toàn thư thì Truyện Trâu Canh ở xã Tử Trầm có nhiều chi tiết và sự việc trùng lặp với chính sử: Trùng lặp về tên nhân vật, tên địa danh, giống nhau ở sự việc Trâu Canh chữa bệnh liệt dương cho vua Trần Dụ Tông được vua hậu đãi nhưng rồi do bản thân hoặc người thân làm những việc bất chính chấp nhận kết cục bi đát. Trong Đại Việt sử ký toàn thư có chép sau khi chữa bệnh cho vua Trâu Canh ở lại trong cung liền thông dâm với cung nữ việc bị phát giác

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 19/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí