Những Phần Hư Cấu So Với Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Trong Truyện Trâu Canh Ở Xã Tử Trầm

thượng hoàng định bắt Canh chết nhưng vì chữa khỏi bệnh cho vua nên lại được tha. Còn Truyện Trâu Canh ở xã Tử Trầm thì con ông thông dâm với cung nữ việc bị phát giác con ông bị tử hình còn ông thì bị đuổi về tịch thu toàn bộ gia sản . Nhìn chung cả ở trong chính sử và cả ở trong truyện đều tập trung tố cáo sự hoang dâm làm đảo lộn “tam cương ngũ thường” từ các bậc vua chúa đến các bậc thần y. Kết quả so sánh cho thấy Truyện Trâu Canh ở xã Tử Trầm đã lấy cốt truyện trong Đại Việt sử ký toàn thư .

2.1.2 Những phần hư cấu so với Đại Việt sử ký toàn thư trong truyện Trâu Canh ở xã Tử Trầm

Như chúng ta đã biết nhà viết truyện và nhà viết tiểu thuyết là người làm sống dậy những tư liệu lịch sử bằng hư cấu, bằng khả năng tưởng tượng bởi hư cấu và tưởng tượng là thao tác không thể thiếu được trong sáng tác văn học. Nhà văn vừa phải tôn trọng sự thật lịch sử, vừa phải phát huy cao độ khả năng hư cấu khiến cho cái không có vẫn chứa cái có thật. Nhà văn có thể thêm một số chi tiết vào nhân vật lịch sử làm cho nhân vật lịch sử trở lên hoàn thiện, họ có thể đi sâu vào nội tâm nhân vật lịch sử phản ánh những giằng co, đau đớn …do vậy nhân vật trong tác phẩm văn học thường sinh động hơn so với các nhân vật lịch sử. Tất nhiên mức độ hư cấu nhiều hay ít là phụ thuộc vào mỗi nhà văn, mỗi thời kỳ văn học. Nhìn chung các sáng tác văn học trung đại có sự hư cấu ít hơn so với tác phẩm văn học hiện đại khi viết về đề tài lịch sử . Trong Truyện Trâu Canh ở xã Tử Trầm so với cốt truyện trong Đại Việt sử ký toàn thư tác giả đã đưa vào một số hư cấu. Không gian trong Đại Việt sử ký toàn thư là không gian cuả “thâm cung bí sử” thì không gian trong Truyện Trâu Canh ở xã Tử trầm là không gian của làng quê nối liền với không gian triều chính, không gian cung đình chỉ được giới thiệu qua loa. Câu truyện bắt đầu được mở ra tại một sơn thôn trong núi mà trong Đại Việt sử ký toàn thư không có. “Phía Tây đất Tử Trầm, huyện An Sơn có hơn mười ngọn núi đá chạy dài gần một dặm phong cảnh thanh tú đáng yêu. Bên trong có một cái động

đá bên dưới có chùa nơi tiền thánh vương lập hành cung ở đó, thường đến chơi luôn và đổi tên là xã Phong Châu… Tương truyền xã ấy có một người tên là Trâu Canh nhà nghèo phải đi làm thuê kiếm ăn…”(12,tr177) cách mở đầu có không gian, có bối cảnh, có hoàn cảnh xuất thân của nhân vật. Đây là cách mở đầu có tính công thức trong tác phẩm văn học Trung đại. Truyện Trâu Canh ở xã Tử Trầm nhấn mạnh vào hoàn cảnh nghèo khó của nhân vật còn trong Đại Việt sử ký toàn thư là một bộ sách chép sử nên không có những chi tiết này. Ngoài ra Truyện Trâu Canh ở xã Tử Trầm còn thêm vào nhân vật người khách người Tàu. Khi Trâu Canh đang nhổ mạ thì có người khách đi qua và nói rằng: “Tôi có một ngôi đất tốt nếu ai xin tôi sẽ cho ngay” Trâu Canh liền bỏ mạ mời khách về nhà. Ông tiếp đãi khách bữa cơm đạm bạc sau đó nài nỉ cầu xin sự giúp đỡ. Ông khách thấy thái độ thành khẩn của Trâu Canh bèn dẫn đến chỗ con cóc bên cạnh núi và nói rằng “Chỗ này đất đẹp nếu làm nhà ở thì tất sẽ giàu sang, sau đó còn dặn thêm sau này khi đã được gần vua rồi thì phải chuyển nhà đi ngay chứ không ở lại dù chỉ một ngày”. Sau này Trâu Canh đã không nghe nên đã dẫn đến tai vạ .

Cách chữa bệnh cho vua trong chính sử cũng khác so với truỵện, trong chính sử Trâu Canh khuyên vua giết một đứa con trai lấy mật hoà với nước dương khởi thạch sau đó thông dâm với chị em ruột thì sẽ hiệu nghiệm còn ở Truyện Trâu Canh ở xã Tử Trầm là sự hiệu nghiệm của sợi dây mây thần kỳ. Trâu Canh lội xuống ao đánh cá dùng sợi dây buộc giỏ cá vào người nhưng sợi dây đứt nên lấy sợi dây mây cuốn vào thắt lưng thay dây đã bị đứt thì bỗng thấy dương vật khởi dậy. Nhà nghèo chỉ có cái khố rách lên ông không dám lên bờ. Sau khi cởi sợi dây mây cuốn ngang thắt lưng thì lại thấy dương khởi dần dần bé đi và mềm ra. Bà mẹ thấy sợi dây có tác dụng kỳ diệu nên phơi khô cất sợi dây mây nên gác bếp thỉnh thoảng lại sai ông lấy sợi dây mây đeo vào, lần nào làm cũng thấy hiệu nghiệm. Vua Trần Dụ Tông bị bệnh liệt dương chữa mãi không khỏi cho sứ giả đi giao khắp nước người nào chữa cho vua khỏi bệnh thì sẽ đựơc chia nửa lộc của thiên hạ. Bà mẹ Trâu Canh cho gọi sứ giả vào rồi đem theo sợi dây mây dâng vua. Vua đeo

dây ấy vào thấy hiệu nghiệm sau đó sinh được hai hoàng tử. Vua cho Trâu Canh là thần y bèn giữ lại trong cung để chữa bệnh nhưng khi công thành danh toại ông không chịu rời nhà đi chỗ khác. Như lời tiên đoán của ông khách người Tàu hậu hoạ đã đến con trai ông đã thông dâm với cung nữ, ông đã bị đuổi về, gia sản tịch thu hết. Gia đình lại bị đói rét như ngày xưa. Như vậy những chi tiết về hoàn cảnh nghèo khó của Trâu Canh và chi tiết về sợi dây mây thần kỳ là sự hư cấu hoàn toàn của truyện. Sự hư cấu này làm cho câu truyện trở nên hấp dẫn, li kỳ. Việc thêm vào trong tác phẩm một số nhân vật như; bà mẹ, người con của Trâu Canh làm cho cuộc đời nhân vật được nới rộng trong khung thời gian và phức tạp hoá truyện kể. Đây chính là đóng góp của Vũ Phương Đề so với Đại Việt sử ký toàn thư nhưng dù gì thì cốt truyện vẫn dựa vào sự ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư . Qua việc khảo sát hiện thực lịch sử và sự hư cấu ở Truyện Trâu Canh ở xã Tử Trầm rõ ràng Đại Việt sử ký toàn thư là nguồn chất liệu hấp dẫn tin tưởng cho sáng tác văn học thời Trung đại. Nguồn sử liệu trong tác phẩm còn là cơ sở khách quan để người độc đối chiếu giữa hiện thực lịch sử và sự hư cấu của nhà văn.‌

2.2 Đại Việt sử ký toàn thư là chất liệu cho một số tiểu thuyết lịch sử thế kỷ XX

2.2.1. Một vài ý kiến về tiểu thuyết lịch sử và vấn đề sử dụng chất liệu trong Đại Việt sử ký toàn thư

Thế kỷ XX có sự ra đời của hàng loạt các tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử với số lượng khá lớn tiêu biểu như: Tiếng sấm đêm đông, Hai bà đánh giặc, Lê Đại Hành, Vua Bố Cái, Việt Thanh chiến sử của Nguyễn Tử Siêu. Bà chúa chè, Loạn kiêu binh …của Nguyễn Triệu Luật. Đêm hội Long Trì, An Tư, Cầu vồng Yên Thế của Nguyễn Huy Tưởng. Cờ nghĩa Ba đình, bóng nước Hồ Gươm của Chu Thiên. Vầng vặc sao khuê, Người Thăng Long của Hà Ân. Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo…

Nhìn chung các tiểu thuyết thời kỳ này phát triển khá mạnh và gặt hái được khá nhiều thành công nhưng phần lớn các ý kiến đánh giá về nó còn tản mạn chưa thành hệ thống. Tiêu biểu như công trình nghiên cứu của Bùi Văn Lợi trong luận án tiến sĩ “Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX đến năm 1945” dưới sự hướng dẫn của GS Nguyễn Đình Chú trong đó viết: “Các nhà tiểu thuyết thời kỳ này đã có những thành công đáng kể trong việc sử dụng chất liệu lịch sử để xây dựng tiểu thuyết. Một mặt trong quá trình sáng tác họ đã cố gắng giữ gìn tính chân thực của lịch sử và né tránh được các khuynh hướng chuyển dịch lịch sử một cách đơn thuần vào trong tác phẩm. Mặt khác các nhà văn đã phát huy trí tưởng tượng phong phú, hư cấu phần nào đó sự kiện nhằm lôi cuốn hấp dẫn người đọc tin vào lịch sử và nghĩ rằng bản thân mình cũng có thể làm được như cha ông mình ngày trước…Đây cũng chính là điểm sáng tạo, điểm đóng góp về phương diện thể loại của dòng tiểu thuyết lịch sử cho tiểu thuyết Việt Nam trên con đường hiện đại hoá”(25,tr33)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Tiếp theo là ý kiến của nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân trên trang Web tiểu thuyết lịch sử ngày 31/10/2005. Trong bài viết này tác giả khẳng định: “Mười năm trở lại đây có thể thấy trên đề tài lịch sử những tìm tòi mạnh dạn hơn, vượt qua các quy phạm cằn cỗi đem lại cho sinh khí văn chương về lịch sử”(4,tr1).

Khái quát hơn là ý kiến của Phan Cự Đệ trong Tuyển tập Phan Cự Đệ “Sự phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam và ở Châu Âu đã đặt ra nhiều vấn đề lý luận; sự khác nhau trong nhiệm vụ của nhà viết sử và tiểu thuyết lịch sử, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử và vai trò của hư cấu nghệ thuật, tiểu thuyết lịch sử và nhiệm vụ soi sáng những vấn đề cuộc sống hiện tại”. Ngoài ra còn có rất nhiều các ý kiến đánh giá tản mạn về các bộ tiểu thuyết riêng lẻ. Như vậy các ý kiến trên dù đứng ở những góc độ khác nhau nhưng đều giống nhau ở một điểm đánh giá lại những đóng góp của thể loại tiểu thuyết lịch sử.

Tìm hiểu giá trị văn học của Đại Việt sử ký toàn thư - 14

Trong hàng loạt các tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử ở thế kỷ XX đã có không ít những tác phẩm đã sử dụng chất liệu trong Đại Việt sử ký toàn thư. Tiêu biểu như tiểu thuyết An Tư của Nguyễn Huy Tưởng . Phan Cự Đệ trong cuốn Nguyễn Huy Tưởng viết chung với Hà Minh Đức đã cho rằng “Viết An Tư Nguyễn Huy Tưởng đã dựa vào những tài liệu lịch sử trong Đại Việt sử ký toàn thư Việt sử thông giám cương mục. Riêng viết về công chúa An Tư tác giả chỉ dựa vào một câu trong Đại Việt sử ký toàn thư “ Khiển Nhân Tông An Tư vu thoát hoan dục thư nan dã”, những sự kiện khác như : như câu truyện Trần Lai đêm cơm hẩm dâng lên vua; Yết Kiêu, Dã Tượng cứu thoát Trần Quốc Tuấn, Triệu Trung mặc quan phục nhà Tống , Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật đánh Hàm Tử Quan…những sự việc này Nguyễn Huy Tưởng dựa vào Việt Sử thông giám cương mục và Đại Việt sử ký toàn thư”(14,tr26,27)

Trên trang Web tiểu thuyết lịch sử ngày 31/10/2005 khi nhìn nhận về tiểu thuyết lịch sử nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân cũng khẳng định trong Giàn Thiêu “Võ Thị Hảo đã tận dụng những tư liệu của Đại Việt sử ký toàn thư, đặc biệt là những sự kiện trong gian đoạn 1088- 1138, dưới hai triều Nhân Tông và Thần Tông nhà Lý”(4,tr2)

Cũng trên trang Web đó tác giả cũng cho biết thêm tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh lấy “từ những ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư và truyện ký Nam ông mộng lục….dựng lại bức tranh về một giai đoạn lịch sử tính phức tạp của một tình thế lịch sử”(4,tr2)

Như vậy đã không ít những tiểu thuyết thế kỷ XX đã lấy chất liệu trong Đại Việt sử ký toàn thư “làm khung” cho bộ tiểu thuyết của mình. Việc mượn bối cảnh, nhân vật hay sự kiện lịch sử nào là tuỳ thuộc vào ý đồ của nhà văn. So với các truyện, tiểu thuyết viết bằng chữ Hán thì tiểu thuyết thế kỷ XX sử dụng chất liệu của Đại Việt sử ký toàn thư sáng tạo và nhuần nhuyễn hơn. Nếu như trước kia trong tác phẩm văn học trung đại các tác giả có thể mượn hẳn cốt truyện được ghi

chép trong Đại Việt sử ký toàn thư thì đến tiểu thuyết lịch sử thế kỷ XX hiện thực lịch sử được nói đến có khi chỉ là bối cảnh, có khi chỉ là nhân vật thậm chí chỉ là một khoảnh khắc lịch sử. Hiện thực lịch sử chỉ tạo lên không khí hoặc là bộ xương sống của tác phẩm. Điều đó có nghĩa là các nhà tiểu thuyết thế kỷ XX đã sử dụng yếu tố hư cấu đậm đặc hơn. Họ đẩy cao kỹ thuật viết văn thiên về hư bút. Nhưng dù có hư bút đến đâu cũng có một ngưỡng nhất định không thể vượt qua được một giới hạn là sự thật lịch sử . Các nhà tiểu thuyết thế kỷ XX khi viết về những đề tài lịch sử không phải là sự chạy chốn thực tại mà là “hâm nóng” niềm tự hào dân tộc mà các thế trẻ ngày nay đang bị guồng quay của cuộc sống hiện đại làm cho quên lãng.

2.2.2. Hiện thực lịch sử trong tiểu thuyết Giàn thiêu của Võ Thị Hảo


Do điều kiện hạn hẹp của thời gian, chúng tôi xin dừng lại khảo sát Giàn thiêu của Võ Thị Hảo như là một trong những tiểu thuyết sử dụng chất liệu gốc của Đại Việt sử ký toàn thư, hy vọng qua đó hiểu được vai trò tư liệu tham khảo quan trọng của bộ sử đối với các sáng tác về đề tài lịch sử.

Giàn thiêu được kết cấu thành hai mạch truyện.


Mạch thứ nhất gắn với tiểu sử của Từ Lộ nằm trong khoảng thời gian( 1088- 1117)

Mạch thứ hai gắn liền với tiểu sử của vua Lý Thần Tông nằm trong khoảng(1117-1138 ).

Ở mạch thứ nhất chàng trai Từ Lộ là một chàng công tử con quan chỉ biết đọc sách đánh cờ và thổi tiêu…nhìn chung chỉ biết hưởng thụ. Chàng có biết đâu buổi dạo chơi cùng người vợ chưa cưới vào tối nguyên tiêu năm ấy lại là giờ khắc cuối cùng của cuộc sống phù hoa. Ngay đêm hôm ấy tai hoạ ập đến gia đình chàng. Cha chàng là tăng quan đô án Từ Vinh bị Diên Thành Hầu nhờ pháp sư Đại Điên dùng phép thuật giết chết, xác cha chàng trôi dọc theo dòng sông Tô dừng lại trước cửa

nhà Diên Thành Hầu rồi dựng đứng lên chỉ tay đánh dấu kẻ thủ phạm vụ ám sát. Sau đó còn nhiều lần báo mộng nhắc con trai phải trả thù.

Tai biến đã làm thay đổi hẳn chàng trai. Chàng nguyền phải từ đây sống chỉ trả thù cho cha. Lần thứ nhất chàng cùng mẹ dâng đơn tố cáo Diên Thành Hầu lên viên quan coi việc hành án. Ông này biết Diên Thành Hầu là thủ phạm nhưng cũng biết thế lực của hoàng thân qúa lớn, bèn phán xét rằng ; mẹ con chàng vu cáo, lẽ ra phải phạt nặng nhưng vì cha chàng vừa mất nên giảm xuống mức mẹ con chàng bị cách xuống làm thứ dân và bị tịch thu gia sản. Sau đó mẹ chàng chết vì uất ức.

Lần thứ hai không cam chịu nổi uất ức chàng đem bức thư viết bằng máu đến điểm binh dâng lên vua Nhân Tông, tưởng như nỗi oan được giải, nào ngờ suýt bị chém đầu vì làm kinh động đến bệ rồng. Lá đơn máu bị lớp lớp chân ngựa voi dày xéo.

Lần thứ ba biết không thể động đến thủ phạm ngôi cao chàng định một phen sống mái với kẻ đâm thuê chém mướn nhưng gân cốt thư sinh như chàng là một trò cười trước pháp sư Đại Điên phép thuật đầy mình. Từ Lộ hiểu rằng muốn trừng trị kẻ giết thuê thì chính chàng phải học được phép thuật cao hơn Đại Điên. Chàng tìm đến vị sư trên núi Yên Tử, trải qua bao gian khổ tu luyện khi đã có phép thuật cao siêu trở về để trả thù ai ngờ việc trả thù lại dễ dàng như thế. Diên Thành Hầu chỉ còn là cái xác không hồn ngày ngày chạy theo đứa con độc nhất đã hoá điên sau đám cưới bất thành và sau vụ cháy ngày ấy. Diên Thành Hầu sẵn sàng đón nhận cái chết một cách thản nhiên không một sự chống cự.

Mạch hai của truyện nói về vua Lý Thần Tông tức là kiếp thứ hai của Từ Lộ hay chính là vị đại sư Từ Đạo Hạnh đã đầu thai vào nhà Sùng Hiền Hầu. Sinh ra ở kiếp thứ hai Từ Lộ làm công tử Lý Dương Hoán – người sẽ được lập làm thái tử lên ngôi làm hoàng đế thứ 5 sau Lý Nhân Tông.

Dựa vào cốt truyện trên thì ở Giàn thiêu có nhiều sự kiện, tình tiết, nhân vật trùng sát với Đại Việt sử ký toàn thư .

Các nhân vật như: Từ Đạo Hạnh, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Thái Uý Lý Đạo Thành, Lý Thường Kiệt, Linh nhân Ỷ Lan, vợ chồng Sùng Hiền Hầu là những nhân vật có thật trong chính sử.

Nguồn gốc của vua Lý Thần Tông hay chính là sự hoá kiếp của sư Từ Đạo Hạnh lấy từ những ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư: “Bấy giờ vua đã nhiều tuổi mà chưa có con trai nối dõi, xuống chiếu chọn con của tông thất để lập làm con nối. Em vua là Sùng Hiền Hầu (không rõ tên) cũng không có con trai gặp lúc nhà sư núi Thạch Thất Từ Đạo Hạnh đến chơi nhà, hầu nói với Đạo Hạnh về việc cầu tự. Đạo Hạnh dặn rằng: “Bao giờ phu nhân sắp đến ngày sinh thì báo cho tôi biết trước để cầu khấn với sơn thần”(1,tr286). Sau đó “phu nhân của Sùng Hiền Hầu là Đỗ Thị đã có mang, đến đây trở ngựa đi báo. Đạo Hạnh lập tức thay áo tắm rửa, vào hang núi trút xác mà qua đời. Sau đó phu nhân sinh con trai tức là Dương Hoán. Người làng cho là việc lạ để xác Đạo Hạnh vào trong khám thờ. Nay núi Phật tích tức là chỗ ấy. Hằng năm, mùa xuân cứ đến ngày mồng 7 tháng 3 con trai, con gái hội tụ ở chùa là hội vui có tiếng một vùng”(1,tr287)

Hoặc như tội ác tày trời của Linh nhân Ỷ Lan đã được chính sử ghi chép khá cụ thể: Linh nhân Ỷ Lan là mẹ của vua Nhân Tông sau khi vua cha mất được tôn lên làm Hoàng thái phi, còn mẹ đích là Thượng Dương thái hậu làm Hoàng thái hậu . Linh Nhân (Ỷ Lan ) vốn có tính ghen mới kêu với vua rằng “Mẹ già khó nhọc mới có ngày nay mà bây giờ phú quý người khác được hưởng thế thì để mẹ già vào đâu?” “Vua bèn sai đem Dương thái hậu và 76 người thị nữ vào cung Thượng Dương rồi bức phải chết chôn theo lăng Thái Tông”(1,tr 277).

Sự việc vua Lý Thần Tông bị bệnh lạ sau này được nhà sư Minh Không chữa khỏi theo tiên đoán của Từ Đạo Hạnh ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư được Võ Thị Hảo hư cấu thành sự việc ông vua hoá hổ “Khắp thân ngài ngự bao phủ một lớp lông cứng dài, màu vàng màu nâu chen lẫn ở cổ và bả vai. lông xù lên như bờm dài. Ngài ngự gầm rít suốt ngày, xé tan mọi quần áo trên người, bao nhiêu đồ

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 19/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí