Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Là Cơ Sở Khách Quan Để Bình Luận Khái Niệm “ Đế” Trong Một Số Sáng Tác Văn Học Từ Thế Kỷ X Cho Đến Hết Thế Kỷ Xv

Việt sử ký toàn thư ghi lại thời gian ra đời của tác phẩm này như sau: “Tháng 6 ngày 6 hai vua trở về kinh sư, thượng tướng là Quang Khải làm thơ rằng”:

“Đoạt sáo Chương Dương độ Cầm hồ Hàm Tử quan

Thái bình tu trí lực Vạn cổ thử giang san

(Bến Chương Dương cướp giáo Cửa Hàm Tử bắt thù

Thái bình nên gắng sức Non nước cũ muôn thu) (2,tr57)

Hai câu đầu của bài thơ nhắc đến hai chiến thắng liên tiếp ở bến Chương Dương và cửa Hàm Tử. Vậy hai chiến thắng đó diễn ra như thế nào? Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi rất rõ: “ Mùa hạ, tháng tư vua sai bọn Chiêu Thành Vương (Khuyết danh), Hoài văn hầu Quốc Toản, tướng quân Nguyễn Khoái đem binh đón đánh giặc ở bến Tây Kết. Quan quân cùng với quân Nguyên đánh nhau ở Hàm Tử Quan. Các quân đều có mặt ở đấy, duy quân của Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật có người nước Tống, mặc áo kiểu Tống, cầm cung tên để đánh…. Quân Nguyên trông thấy đều kinh hãi, bảo nhau là người Tống sang giúp vì thế thua chạy”(2,tr55). “ Tháng 5 ngày mồng 3, hai vua đánh bại giặc ở phủ Trường Yên, chặt đầu cắt tai giặc nhiều không kể xiết….Ngày mồng 10 có người từ chỗ giặc chốn về đến ngự doanh tàu báo: “ Thượng tướng Trần Quang Khải, Hoài văn hầu Quốc Toản và Trần Thông, Nguyễn Khải Lạp cùng em là Nguyễn Triều đem dàn binh các lộ đánh bại quân giặc ở các xứ kinh thành Chương Dương”(,2tr56). “ Ngày 20 hai vua tiến đóng ở Đại Mang, bộ tổng quản giặc Nguyên là Trương Hiển đầu hàng. Hôm đó ta

đánh bại giặc ở Tây Kết, giết và làm bị thương rất nhiều, chém đầu nguyên soái Toa Đô”.

Như vậy Trần Quang Khải -tác giả của bài thơ, đồng thời cũng là người trực tiếp tham gia cuộc chiến nên những chiến thắng được nhắc đến trong bài thơ vừa dồn dập, vừa sôi động, gấp gáp, vừa nóng hổi tính thời sự. Thực chất bài thơ là khúc ca khải hoàn của một vị tướng có vai trò nhất nhì trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Niềm vui trong bài thơ là niềm vui của một người trong cuộc làm nên chiến thắng.

Nếu không lật lại những trang quốc sử để tìm hiểu về Phạm Ngũ Lão thì sẽ không thấy hết được cái hay của bài Thuật hoài, không thể thấy hết được vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của ông. Đại Việt sử ký toàn thư chép: Phạm Ngũ Lão “ là người phóng khoáng có chí lớn, thích ngâm thơ, tựa như không để ý đến việc võ bị. Nhưng quân ông chỉ huy, thực là quân phụ tử hễ đánh là thắng. Ông huấn luyện quân đội rất có kỷ luật, đối đãi tướng hiệu tựa như người nhà, cùng đồng cam cộng khổ với binh sĩ, cho nên quân đi tới đâu không ai dám chống. Tất cả chiến lợi phẩm thu được đều xung vào kho quân, coi của cải như không, là bậc danh tướng của một thời như vậy”.

Trong lời bình sử Ngô Sĩ Liên bàn thêm “ Tôi từng thấy các danh tướng nhà Trần như Hưng Đạo Vương thì học vấn tỏ ra ở bài hịch, Phạm Điện Suý (Tức Phạm Ngũ Lão) thì học vấn biểu hiện ở câu thơ, không chỉ có chuyên về nghề võ, thế mà dùng binh tinh điệu, hễ đánh là thắng, đã tấn công là chiếm được, người xưa cũng không ai vượt nổi các ông”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Như vậy Phạm Ngũ Lão được các sử gia đánh giá rất cao. Ông là người văn võ toàn tài và có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên, hễ đánh là thắng. Vậy mà trong bài thơ ông lại viết:

“Nam nhi vị liễu công danh trái

Tìm hiểu giá trị văn học của Đại Việt sử ký toàn thư - 10

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu” Tức là:

“ Trai chưa trả nợ công danh được Còn thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu” (2,tr105)

Qua đối chiếu giữa ý thơ và sự thật lịch sử, ta thấy Phạm Ngũ Lão quả là khiêm tốn. Ông là người văn võ toàn tài và đã có rất nhiều cống hiến cho đất nước, vậy mà ông vẫn cho mình là không đủ tài giỏi, không mưu lược như Gia Cát Lượng để giúp đỡ cho dân, cho nước nên phải thẹn thùng. Qua đây người đọc thấy được cái thẹn của Phạm Ngũ Lão trong bài Thuật hoài là cái thẹn cao đẹp và khiêm nhường.

Hiện thực lịch sử trong Đại Việt sử ký toàn thư còn cho thấy: Thời đại nhà Trần với hào khí quật khởi, đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, nghĩa quân đã tự khắc trên cánh tay mình hai chữ “ Sát thát” tức là giết giặc Thát Đát. Hành động này mang vẻ hùng dũng, dữ tợn, là cơ sở hiện thực để Phạm Ngũ Lão dựng lên bức chân dung tráng sỹ đời Trần: vừa dũng mãnh lại vừa lãng mạn. Cầm ngang ngọn giáo trấn giữ đất nước mấy ngàn thu. Ba quân dũng mãnh như hổ báo khí thế nuốt trâu:

Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu (Vung giáo non sông trải mấy thâu Ba quân tựa cọp nuốt trôi trâu). (2,tr105)

Ngoài ra Đại Việt sử ký toàn thư còn cung cấp cho bạn đọc và giới nghiên cứu nhiều tư liệu lịch sử để thấu đáo nội dung, hoàn cảnh ra đời của một số sáng tác

khác như: Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ, Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu, Hịch tướng sĩ văn của Trần Quốc Tuấn …

Như vậy Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi chép lại hoàn cảnh ra đời của nhiều sáng tác như: Bối cảnh của thời đại, bối cảnh của cuộc, những phẩm chất tốt đẹp của người anh hùng… Điều này rất quan trọng giúp cho bạn đọc thấy được những vẻ đẹp sâu xa dưới lớp vỏ ngôn từ.‌

1.3 Đại Việt sử ký toàn thư là cơ sở khách quan để bình luận khái niệm “ đế” trong một số sáng tác văn học từ thế kỷ X cho đến hết thế kỷ XV

1.3.1 Cách bình luận khái niệm “đế” của một số học giả hiện nay:


Khái niệm “đế” là một khái niệm quan trọng của văn hóa chính trị và văn học thế kỷ X đến thế kỷ XV. Chữ “đế” là khái niệm được giới nghiên cứu văn học hiện nay bình luận theo hướng một chiều đề cao tinh thần dân tộc chủ nghĩa, coi việc đối lập Bắc đế và Nam đế là tinh thần chủ đạo của văn học yêu nước thế kỷ X đến thế kỷ XV. Nhưng sự thật lịch sử liệu có hoàn toàn xác nhận tính chất đúng đắn của cách phân tích này ? Đại Việt sử ký toàn thư có thể cung cấp cho ta những căn cứ lịch sử thực tế để trả lời câu hỏi.

Văn học Việt Nam từ thế kỷ thứ X đến hết thế kỷ XV là một giai đoạn văn học nằm trong phạm trù văn học trung đại, tồn tại trong thời kỳ độc lập tự chủ của dân tộc. Trong giai đoạn văn học này, có hai tác phẩm nhắc đến chữ “đế” đó là Nam quốc sơn hà Bình Ngô đại cáo. Đã từ lâu hai tác phẩm này đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường và được bạn đọc yêu thích.

Nam quốc sơn hà được coi là tác phẩm văn học nổi tiếng và cổ nhất của nước ta. Bài thơ đã được ghi vào lịch sử như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta sau hơn một nghìn năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ.

Bình Ngô đại cáo được coi là văn bản hành chức quan trọng bậc nhất của nước ta, tác phẩm ra đời là sự kết hợp giữa hai nguồn cảm hứng: Cảm hứng chính trị và cảm hứng sáng tác tạo lên một áng “thiên cổ hùng văn”.

Cả hai tác phẩm này trong thời gian qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu với những kiến giải sâu sắc về các phương diện: Văn bản, dịch nghĩa, tác giả, câu chữ…Ở đề tài này tôi chỉ bàn thêm về việc hiểu chữ “đế” trong hai tác phẩm đó.

Trước đây khi phân tích, bình luận hai bài thơ này, các học giả, các nhà nghiên cứu đều đã chú tâm đến những từ ngữ có tính chất “nhãn tự” tạo nên thần thái và giá trị của bài thơ. Trong đó chữ “ đế” được nhấn mạnh và quan tâm nhiều nhất.

Trong bài viết ở cuốn “Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII” do Đinh Gia Khánh chủ biên, khi phân tích bài Nam quốc sơn hà tác giả cho rằng: “Trời không có hai mặt trời, thiên hạ không có hai hoàng đế. Tất cả đất đai trong thiên hạ đều là thuộc quyền thống lĩnh tối cao của vị hoàng đế duy nhất ấy, mà lúc đương thời đó là vị hoàng đế nhà Tống. Các dân tộc khác ở xa ngoài đất Hoa Hạ (tức Trung Quốc) đều là man di, tuy có thể có thủ lĩnh của họ, nhưng các thủ lĩnh ấy chỉ là phiên thuộc của Tống đế….Vì vậy Lý Thường Kiệt nêu lên hai chữ “Nam đế” để gọi vua nhà Lý chính là muốn đối lập với Bắc đế tức vua nhà Tống và vua nhà Lý, mỗi đằng làm đế một phương, không ai hơn ai, không ai có quyền xâm phạm ai. Nêu cao Nam đế chính là đập tan tư tưởng kỳ thị Hoa Di rất phản động của giai cấp phong kiến và Nho gia ở Trung Quốc” (21,tr69).

Trong cuốn Giảng văn văn học Việt Nam của tập thể tác giả, NXB Hà Nội 1998 tác giả cũng nhìn nhận chữ “đế” như vậy: “Trong Nam quốc sơn hà, khẳng định “Nam đế” Lý Thường Kiệt nhằm mục đích đối lập với “Bắc đế” phủ nhận tư tưởng “Trời không có hai mặt trời, đất không có hai hoàng đế” (47,tr143).

Theo cách nhìn nhận trên đến bài Bình Ngô đại cáo các tác giả đều cho rằng: “Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy niềm tự hào dân tộc mạnh mẽ và sâu sắc, qua cụm từ “các đế nhất phương” (47,tr143) đã có ở bài Nam quốc

sơn hà . “Các triều đại phong kiến Việt Nam tồn tại ngang hàng nếu không muốn nói là hơn(vì Đại Việt luôn chiến thắng) với các triều phương Bắc” (47,tr143).

Điều này được Nguyễn Trãi viết rành rọt trong Bình Ngô đại cáo:


“Từ Triệu, Đinh, lý, Trần bao đời gây nền độc lập


Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”.


Bùi Duy Tân trong cuốn “ Khảo và luận một số tác gia, tác phẩm văn học trung đại Việt Nam , tập 1 cho rằng: “nước Việt Nam trong quan niệm của Nguyễn Trãi còn có một nền văn hoá lâu đời, một phong tục tập quán riêng và một lịch sử đầy những chiến công của anh hùng hào kiệt. Những nhân tố này đã hoà quyện với nhau tạo thành một quốc gia bền vững, tồn tại ngang hàng với các đế chế Trung Hoa”.

Ngoài các tác giả trên còn có rất nhiều sách giáo khoa tham khảo trong chương trình trung học cơ sở, trung học phổ thông đều khẳng định nội hàm của chữ “ đế” trong hai bài thơ Nam quốc sơn hà và Bình Ngô đại cáo là ngang hàng đối sánh với đế chế phong kiến phương Bắc.

Các quan điểm trên đều xuất phát từ tinh thần dân tộc và lòng tự tôn dân tộc sâu sắc. Nội hàm của chữ “đế” trong hai tác phẩm mang tính chiến đấu cao, chống lại tư tưởng bá quyền của Trung Hoa…Có lẽ vì vậy nên các học giả đều đề cao tính chiến đấu của chữ “đế”. Nam đế phải đối sánh với Bắc đế và khi cần Nam đế chọi lại Bắc đế. Người nước nào làm chủ nước ấy, không kẻ nào có quyền đi xâm lược và thống trị nước khác. Như vậy theo như cách hiểu này, cách xưng “đế” của hai bài thơ trên là sự đối chọi, sánh ngang, khẳng định quyền làm chủ của nhân dân Đại Việt với đế chế phong kiến Trung Hoa. Quyền làm chủ tổ quốc là bất khả xâm phạm, tổ quốc là “sơn xuyên phong vực” và cũng là “ văn hiến chi bang”. Nếu quân thù xâm chiếm ắt phải “đánh cho tơi bời” hay chuốc lấy thất bại thảm hại. Nhưng để hiểu chính xác khách quan câu chữ của sáng tác văn học có lẽ chúng ta

nên nhìn nhận ở nhiều góc độ. Bối cảnh văn hoá thời đại là một nhân tố quan trọng để ta hiểu câu chữ trong tác phẩm không bị thiên lệch. Trước hết chúng ta tìm hiểu mối quan hệ ngoại giao cổ truyền của Trung Quốc thời kỳ cổ đại với các nước lân cận.

1.3.2. Vài nét về lịch sử quan hệ bang giao Trung Việt thời kỳ cổ trung đại

.


Nền ngoại giao của đế chế phong kiến Trung Hoa đã hình thành từ mấy nghìn

năm và được xuất phát từ tư tưởng của người Trung Quốc về vũ trụ, quốc gia, con người. Trong quan niệm của người Trung Quốc. Đất nước Trung Hoa được coi là cái “rốn” của thiên hạ, là trung tâm của vũ trụ còn các nước xung quanh chỉ là chư hầu, phiên thuộc che chở cho Trung Hoa. Người làm chủ đất nước Trung Hoa là Thiên tử ( con trời) thay trời trị dân, có quyền hành tuyệt đối :

Khắp gầm trời không đâu không là đất của vua Tất cả trên mặt đất không ai không là tôi của vua

Đó là cơ sở tư tưởng bá quyền. Trung Quốc ở giữa là tông chủ, còn các nước chư hầu phải phục tùng nước tông chủ theo những quy định rõ ràng về chính trị, quân sự, kinh tế. Với những quy định như thế thiên tử nắm chặt được các nước chư hầu. Thiên tử tức là thiên triều không cắt cử quan lại để quản lý nước đó về mặt hành chính cũng không trực tiếp điều hành về mặt chính trị, kinh tế …trên thực tế họ vẫn là một nước độc lập có chủ quyền nhưng bị ràng buộc với nước tông chủ. Sự ràng buộc của Trung Quốc với nước phiên thuộc chủ yếu bằng hai hình thức: Một là phải chịu sách phong của thiên triều (tức là người đứng đầu nước đó phải được thiên triều ban sắc công nhận). Hai là phải chịu sự cống nạp theo định kỳ hoặc không theo định kỳ .

Thực chất của chính sách “Sắc phong và triều cống” là sự bóc lột, thu phục của thiên triều đối với các nước chư hầu, là sự bành trướng của nước mạnh đối với

những nước yếu. Trung Quốc là một đất nước rộng lớn và đông dân nhất trong khu vực Đông Nam Á. Trung Quốc luôn biết kết hợp sức mạnh quân sự với những thủ đoạn chính trị, ngoại giao. Những cuộc chiến tranh liên miên (hơn một nghìn năm thời nhà Hạ, nhà Thương; các cuộc chiến tranh thời Xuân Thu – Chiến Quốc, Tam Quốc; các cuộc chiến tranh với Hung Nô, Khương, Kim, với các nước Tây vực ..) đã cung cấp cho các triều đại phong kiến Trung Quốc một kho kinh nghiệm về tranh thủ, chia rẽ, liên minh…được tổng kết thành những câu ngắn gọn như: “Toạ sơn quan đấu hổ”, “Viễn giao cận công, cầu công tồn dị, hợp tung liên hoành.”. Ngoại giao cổ truyền của Trung Quốc có hư, có thực, có giản đơn có phức tạp, có chân thành có quỷ quyệt .

Việt Nam là nước láng giềng với Trung Quốc. Núi liền núi, sông liền sông. Không triều đại nào là Trung quốc không coi Đại Việt là “phiên thuộc” và không tìm cách xâm lược:

+ Nhà Tần (năm 221TCN-208TCN) đưa quân xâm lược


+Nhà Hán ( năm 202TCN- 24TCN) đô hộ


+ Thời Tam Quốc (năm 220-280) nhà Ngô đô hộ


+ Thời Nam Bắc triều (năm 420-581) Tống, Tề, Lương, Trần đô hộ


+ Thời Tuỳ(năm 581-618)đô hộ


+ Nhà Đường (năm 618-907) đô hộ


+ Thời Bắc Tống, Nam Tống (Năm 907-960) đưa quân xâm lược


+ Thời Nguyên (năm 1271-1388) ba lần xâm lược Đại Việt


+ Thời Minh (năm 1368-1644) đưa quân đi xâm lược


+ Thời Thanh (năm 1644-1911) đưa quân xâm lược.


Mỗi khi xâm lược nước ta các triều đại phong kiến Trung Quốc đều coi nước ta là lãnh thổ của Trung Quốc và áp dụng chế độ quận huyện, thực hiện chính sách

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/02/2024