Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Cung Cấp Tư Liệu Lịch Sử Cho Việc Hiểu Khái Niệm “Đế” Trong Một Số Sáng Tác Văn Học

đồng hoá rồi vơ vét tài nguyên khoáng sản. Khi không chiếm được thì họ thực hiện chế độ sách phong và triều cống nghĩa là hai nước có quan hệ bình thường trên cơ sở chịu tấn phong của hoàng đế Trung Quốc và chịu sự cống nộp, nếu có vấn đề cần giải quyết thì hai nước trao đổi công hàm hoặc sứ thần trực tiếp giải quyết .

Nhìn chung Đại Việt và Trung Quốc là hai nước láng giềng, nhưng một bên là một nước tông chủ, luôn thực hiện chính sách bành chướng, một bên là chư hầu phải thần phục. Dựa trên mối quan hệ ngoại giao cổ truyền, dựa trên thực tế lịch sử thì cách xưng “đế” trong hai bài thơ Nam quốc sơn hà Bình Ngô đại cáo không thể giải thích là đối chọi hay ngang hàng với hoàng đế Trung Hoa. Bởi chúng ta là một nước nhỏ luôn phải phục tùng trước một nước lớn. Hơn nữa dân tộc ta luôn là một dân tộc yêu chuộng hoà bình nên nhún nhường để cho nước êm dân ấm. Theo GS Trần Quốc Vượng “ trong quan hệ nước nhỏ đối với nước lớn, từ xưa đến nay kể từ đời họ Khúc qua Đinh –Lê-Lý -Trần –Hậu Lê, đường lối ngoại giao khôn khéo nhất của Đại Việt là “thần phục giả vờ, độc lập thật sự”,trong xưng đế ngoài xưng vương . Đây là chính sách ngoại giao mềm dẻo được các triều đại phong kiến Việt Nam duy trì suốt hàng ngàn năm Bắc thuộc .


1.3.3 Đại Việt sử ký toàn thư cung cấp tư liệu lịch sử cho việc hiểu khái niệm “đế” trong một số sáng tác văn học

Để hiểu chính xác câu chữ của một sáng tác văn học ta không chỉ đặt tác phẩm vào hoàn cảnh ra đời với đặc trưng bối cảnh văn hoá của một thời đại mà cần đặt chúng vào mạch vận động của bài thơ .

Căn cứ vào mạch vận động của bài thơ, cách xưng “đế” trong hai bài thơ trên có nghĩa là khẳng định quyền làm chủ đất nước đối với nhân dân Đại Việt. Cách xưng “đế” đó thực ra nhằm khẳng định quyền lực của các triều đại phong kiến Đại Việt đối với thần dân Đại Việt hơn là thông điệp gửi thẳng cho các triều đại phong

kiến Trung Hoa với tinh thần “đối chọi”, “sánh ngang”, “vỗ vai” sòng phẳng với họ.

Trước hết mạch vận động cảm xúc tư tưởng của cả hai bài thơ đều tràn trề niềm tự hào dân tộc. Bài Nam quốc sơn hà với bốn câu thơ trang trọng, đanh thép, hai mươi tám chữ vàng, đã khẳng định sự tồn tại khách quan của nước Đại Việt với tư cách là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, có lãnh thổ riêng biệt, điều này đã ghi tại sách trời. Đến bài Bình ngô đại cáo, tác giả tiếp tục nêu lên chân lý khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt:

Xét như nước Đại Việt ta Thực là một nước văn hiến Cõi bờ sông núi đã riêng Phong tục Bắc Nam cũng khác (2,tr282)

Đất nước ta từ lâu đời đã có: Cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến, thêm nữa là lịch sử riêng, chế độ riêng với hào kiệt không bao giờ thiếu:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau Song hào kiệt không bao giờ thiếu

(2,tr282)

Tìm hiểu giá trị văn học của Đại Việt sử ký toàn thư - 11


So với bài Nam quốc sơn hà thì Bình Ngô đại cáo được bổ sung ba yếu tố nữa: Văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử. Hơn nữa Nguyễn Trãi còn sử dụng nghệ thuật so sánh để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc:

Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều chủ một phương

(2,tr282)

Đất nước Trung Quốc với các triều đại phong kiến bao năm trị vì thì dân tộc Việt Nam cũng có bấy nhiêu triều đại trường tồn cùng lịch sử. Hay nói cách khác, đất nước Trung Hoa trải qua bao đời hoàng đế làm chủ thì dân tộc Việt Nam cũng bao bậc đế vương làm chủ đất nước.

Như vậy các tác giả bài thơ, đều khẳng định với nhân dân Đại Việt rằng: Chúng ta hoàn toàn có thể tự hào lịch sử dân tộc ta có phong tục tập quán, có nền văn hiến, có lịch sử lâu đời, đặc biệt là chúng ta có chủ quyền cũng có đế vương giống như các triều đại phong kiến Trung Hoa. Hơn nữa tư tưởng chủ đạo, niềm ưu ái, tình yêu thương hết thảy ở trong Bình Ngô đại cáo là tình cảm Nguyễn Trãi dành cho nhân dân. Ngay từ phần mở đầu tác phẩm, tác giả đưa ra quan điểm sống đầy tinh thần trách nhiệm, hướng đến nhân dân, lấy sự yên lành trong cuộc sống của nhân dân làm lẽ sống:

Việc nhân nghĩa cốt để yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo (2,tr282)

Nhân nghĩa là quan niệm sống của Nho giáo, chỉ mối quan hệ tốt đẹp giữa con người, sống nhân nghĩa là lẽ sống cao đẹp, là chuẩn mực mà không chỉ trong xã hội phong kiến, mà con người ở mọi thời đại đều hướng đến. Đối với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa trước hết là phải để yên dân, đây là tư tưởng lấy dân làm gốc.

Xuyên suốt nội dung của Bình Ngô đại cáo cũng vẫn là hướng về nhân dân: Tố cáo tội ác chồng chất của giặc đã huỷ hoại tàn sát cuộc sống của nhân dân. Những chiến thắng liên tiếp, sức mạnh quật khởi như sóng trào bão cuốn cũng là sức mạnh của nhân dân.

Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết bài “đại cáo” này khi cuộc kháng chiến quân Minh đã kết thúc, để báo cáo cho toàn thể nhân dân được biết. Rõ ràng lúc này quân Minh đã rút về nước, vấn đề “đối ngoại”- xưng đế với nhà Minh- không thể là

vấn đề ưu tiên so với những vấn đề đối nội nóng bỏng đang đặt ra cho Lê Lợi , Nguyễn Trãi khi vừa mới giải phóng đất nước, trước hết là việc chứng minh tính chất hợp lý của chuyện Lê Lợi lên ngôi vua. Trong bối cảnh chính trị rất phức tạp, bên ngoài thì nhà Minh vẫn một mực yêu cầu Lê Lợi tìm con cháu nhà Trần để họ phong vương, bên trong thì các lực lượng “ngụy quân, ngụy quyền” ở vùng đồng bằng sông Hồng chưa thể nói là đã tuân phục hoàn toàn một hào trưởng đến từ đất Thanh Hóa xa xôi, Nguyễn Trãi và Lê Lợi hẳn là phải sử dụng cơ hội viết bài cáo để giải quyết những nhiệm vụ đang đặt ra nóng bỏng như thế.

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay vốn là một nước nhỏ, sống rất hài hoà, coi trọng tình nghĩa, coi trọng sự hoà hiếu. Thậm chí ta thấy trong bài Bình Ngô đại cáo, quân ta đã liên tiếp giành được chiến thắng, giặc Minh thất bại thảm hại:

Bọn Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía Lũ Lý An, Phương Chính nín thở mong thoát thân

…………………………………………………………..


Đô đốc Thôi Tụ lê gối xin đầu hàng Thượng thư Hoàng Phúc trói mình đành chịu bắt

(2,tr285,287)


Vậy mà ông cha ta còn “trải chiếu hoa” cho giặc trở về mở đường cho chúng rút lui trong danh dự, hơn nữa còn cấp thuyền, ngựa, lương thực cho giặc rút về:

Tham tướng Phương Chính nội quan Mã Kỳ được cấp trước Năm trăm chiếc thuyền đã vượt biển vẫn hồn bay phách lạc Tổng binh Vương Thông, tham chính Mã Anh lại được cho Mấy ngàn cổ ngựa về nước rồi, còn tim thót chân run (2,tr287)

Không phải đến thời kỳ vua Lê mới có tinh thần yêu hoà bình, mà ngay từ thời kỳ dựng nước cũng vậy. Do hoà hiếu mà An Dương Vương đã mắc mưu gả con gái Mị Châu cho con trai tướng giặc. Cũng do hoà hiếu mà năm 1077 sau khi đánh cho quân Tống đại bại trên phòng tuyến sông Cầu, Lý Thường Kiệt đã dừng lại chủ động điều đình để mở lối thoát cho địch rút lui trong danh dự. Do hoà hiếu và độ lượng, sau chiến thắng quân Mông Nguyên lần thứ 3 năm 1288, khi xét thưởng cho những người có công, vua Trần Nhân Tông sai người đem đốt hết thư từ của những kẻ phản bội đầu hàng giặc.

Như vậy tinh thần trọng hoà hiếu đã được các triều đại phong kiến lấy làm phương châm ứng xử trong suốt một ngàn năm Bắc thuộc. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ tinh thần trọng hoà hiếu vẫn được kế thừa và phát huy. Nguyên toàn quyền Pháp Paul Dumer từng nói với Hoàng Thị Thế con gái lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Yên Thái Hoàng Hoa Thám: “Galieni với tôi đã bị Đề Thám bắt, trong tay lại không có vũ khí, vậy mà Đề Thám đã tha mạng cho chúng tôi”.Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, người phương Tây đã nhận xét rằng “ngoài Việt Nam ra không thấy nước nào có chính sách tù binh độ lượng và nhân nghĩa như Việt Nam. Ngay trong chiến tranh, dám thả về đồn địch hàng trăm tù binh mạnh khoẻ sau khi đã giải thích, giáo dục”(39,tr65)

Không chỉ tiếp nhận, giảng hoà do hoàn cảnh của một nước nhỏ, Việt Nam còn khiêm nhường, mềm dẻo chấp nhận một sự lệ thuộc hình thức để giữ gìn một nền độc lập. Xuyên suốt Đại Việt sử ký toàn thư các triều đại phong kiến Việt Nam từ nhà Đinh đến nhà Nguyễn sau này đều duy trì một nề nếp sai sứ thần sang cống nạp dưới dạng “biếu”, “tặng” và nhận tước phong của triều đình Trung Hoa, tỏ ý thần phục theo thể thức của một nước chư hầu:

Kỷ nhà Đinh :


Nhâm thân ,năm thứ 3(972) [Tống Khai Bảo năm thứ năm ]. Sai Việt vương Liễn sang thăm nước Tống (1,T212.)

Kỷ nhà Lê:


Quý Mùi năm thứ tư (983)[ Tống, Thái Bình –Hưng quốc năm thứ 8]. Mùa xuân sai sứ thần sang thông hiếu với nước Tống.(1,T222)

Giáp Thân năm thứ 5(984)[ Tống, Ung –Hy năm thứ 1]. Nước Tông sai sứ sang thăm, vua sai sứ Tông xin lĩnh tiết trấn”.(1,T223)

Canh Thìn năm thứ 2(990)[ Tống, Thuần Hoá năm thứ 1]. Nhà Tống sai Tả chính ngôn là Tống Cảo, hữu chính ngôn là Vương Thế Tắc mang chế tiết sang phong thêm cho vua hai chữ “đặc tiến”. (1,T 226)

Quý Tỵ năm thứ năm (993)[ Tống, Thuần Hoá năm thứ 4]. Nhà Tống sai Vương Thế Tắc và Lý Cư Giảng đem sách thư sang phong vua làm Giao chỉ quận vương. (1,T227)

Đinh Dậu năm thứ tư (997)[ Tống, Chí đạo năm thứ 3]. Mùa hạ tháng 4, nhà Tống phong vua là Nam Bình Vuơng. Vua sai sứ sang thăm nước Tống để đáp lễ . Vua Tống ban chiếu thư khen gợi. (1,T229)

Tháng 9 nhà Tống đúc ấn “Giao Chỉ quận vương”chiếu cho Quang nam vận chuyển sứ đem sang cho vua. (1,T235)

Kỷ Dậu, năm thứ 2(1009). Sai sứ đem dâng vua Tống con tê ngưu nuôi quen . Vua Tống cho là con tê ngưu từ xa đến không hợp thuỷ thổ, muốn trả lại nhưng lại trái ý vua, sai đợi cho sứ ta về, rồi thả ra biển .(1,T235)

Kỷ nhà Lý


Canh Tuất, Thuận thiên 1(1010)[ Tống, Đại Trung Tương Phù năm thú 3]. Mùa xuân tháng 2, xa giá nhà vua về châu Cổ Pháp cho các bô lão trong hương tiền và lụa theo thứ bậc khác nhau. Sai viên ngoại lang là Lương Nhậm Văn là Lê Thái Nghiêm sang nước Tống để kết hảo. (1,T241)

Kỷ Tỵ năm thứ 2 (1029) [ Tống, Thiên Khánh năm thứ 7]. Năm ấy sứ Tống là Chương Dĩnh sang làm lễ điếu tang, lại sai sứ sang phong vua làm quận vương

(1,T254)


Mậu Dần, năm thứ 5 (1038) [ Tống, Bảo Nguyên năm thứ 1 ]. Nhà Tống phong vua làm Nam Bình Vương .(1,T258)

Kỷ Mão năm thứ 6(1039) - Kỷ Mão, năm thứ 6 (1039) [ Từ tháng 6 về sau Càn phù hữu đạo năm thứ nhất – Tống, Bảo Nguyên năm thứ 2]. Mùa thu, tháng 8, sai đại liêu ban là Sư Dung Hoà và thân vương là Đỗ Hưng sang nước Tống tiếp tục việc thông hiếu cũ ( 1,T261)

- Nhâm Ngọ năm thứ 4(1042)[ từ tháng 10 về sau là Minh đạo năm thứ nhất. Tống Khánh Lịch năm thứ 2]. Sai viên ngoại Lang Đỗ Khánh và Lương Mậu Tài đem voi trắng dâng nhà Tốngđể tiếp tục sự thông hiếu.(1,T263)

- Ất Mùi Long Thuỵ Thái Bình năm thứ 2 (1055) [Tống Chí Hoà năm thứ 2]

. Nhà Tống phong vua làm Giao chỉ quận vương. (1,T271))

- Đinh Dậu năm thứ 4 (1057) [ Tống Gia Hựu năm thứ 2]. Sai sứ đêm thú lạ sang biếu nhà Tống, gọi là con lân. Tư Mã Quang nói: “ Nếu là con lân thực mà đến không phải thời, cũng chẳng lấy gì làm điềm tốt, nếu không phải là con lân thực, thì làm cho người phương xa chê cười. Xin hậu thưởng cho sứ giả rồi bảo người phương xa đêm về(1,T272).

- Đinh Mùi, năm thứ 2 (1067) [ Tống Trị Bình năm thứ 4 ]. Nhà Tống gia phong cho vua làm khai phủ nghi đồng tam ty, rồi lại gia phong làm An Nam Bình Vương(1,T274).

_ Quý sửu, Thái Ninh năm thứ 2(1037) [ Tống, Hi Ninh năm thứ 6 ]. Nhà Tống phong vua làm Giao Chỉ Quận Vương (1,T277).

Mậu Ngọ năm thứ 3 (1078) [ Tống Nguyên Phong năm thứ nhất ]. Đào Tông Nguyên đem biếu nhà Tống năm con voi nhà và xin trả lại các châu Quảng Nguyên, Tô Mậu và những người các châu ấy bị bắt khi trước (1,T280).

- Mậu Tuất năm thứ 9 (T1118) [ Tống Trung Hoà năm thú ư nhất ]. Mùa đông tháng 11 sai viên ngoại lang Nguyễn Bá Độ và Lý Bảo Thầu đem biếu nhà Tống hai con tê trắng và ba con voi nhà(1,T289).

- Mậu Thân năm thứ 5 (1132) [ Tống Thiệu Hưng 2]. Mùa đông tháng 10sai viên ngoại lang Lý Phụng Ân và Phụng nghị lang Doãn Anh Khái sang thăm nước Tống để đáp lễ. Nhà Tống phong vua làm Giao Chỉ quận vương.

- Kỷ Mão, Thiệu Minh năm thứ 2 (1132) [ Tống Thiệu Hưng năm thứ 3]. Nhà Tống phong vua làm Giao Chỉ quận vương. (1,T 306)

- Tân Tị năm thứ 22 (1161)[ Tống, Thiệu Hưng năm thứ 3]. Mùa đông sai đem voi nhà sang dâng nước Tống. Vua Tống bảo các đại thần rằng “ Trẫm không ưa thú lạ làm khó nhọc cho người xa nên sai quý thần bảo cho họ rằng từ nay về sau bất tất phải đem vật lạ tiến cống (1,T323).

- Mậu Tý năm thứ 6 (1168) [ Tống Càn Đạo năm thứ 4]. Mùa thu, tháng 8 sứ Tống sang, sứ Thát Đát (tức là sứ của nhà Nguyên ) cũng sang. Đều thưởng hậu để dụ, ngầm lấy lễ tiếp đãi cả hai sứ, không cho họ gặp nhau. (1,T324)

Kỷ nhà Trần

-“ Đinh Tị, năm thứ 5 (1377)từ tháng 5 trở đi là Phế đế Xươngphù năm thứ 1- Minh hồng Vũ năm thứ 10 . Sai Trần Đình Thâm sang cáo phó với nước Minh, nói là Duệ Tôn đi tuần ngoài biên giới bị chết đuối, và báo tin lập vua nối ngôi ”.(2,T163)

-“ Tân Mão, năm thứ 3 (1411)Minh Vĩnh Lạc thứ 9 sai hành khiển Hồ Ngạn Thần làm chánh sứ cầu phong, thẩm hình là Bùi Ngột Ngôn làm phó sứ, mang tờ biểu và sản vật địa phương cống người bằng vàng bạc”(2,T229)


Kỷ nhà Lý Đến kỷ nhà Lê:

“khi Lê lợi giành được thắng lợi vua vẫn cho bọn Thiếu Đĩnh làm sứ thần sang xin nhà Minh phong cho Trần Cảo làm An quốc vương, thậm chí còn cho đúc hai người bằng vàng thay thế cho hai người thực …và nhiều cống vật khác như một lư hương bằng bạc, đôi bình hoa bằng bạc, 300 tấm lụa thổ, 14 đôi ngà voi, 20 lọ hương xông

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 19/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí