Tìm hiểu con người cá nhân trong thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN

======


NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG


CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG THƠ

VĂN ĐOÀN NGUYỄN TUẤN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Tìm hiểu con người cá nhân trong thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn - 1


Người hướng dẫn khoa học


TS. NGUYỄN THỊ VIỆT HẰNG


HÀ NỘI - 2018

LỜI CẢM ƠN


Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của Tiến sĩ Nguyễn Thị Việt Hằng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô cùng các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình triển khai đề tài.


Hà Nội, tháng 3 năm 2018

Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thị Minh Phượng

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan khóa luận “Con người cá nhân trong thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn” là kết quả nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Việt Hằng. Kết quả khóa luận không trùng khớp với bất kì công trình nghiên cứu nào khác, nếu sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.


Hà Nội, tháng 3 năm 2018

Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thị Minh Phượng

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Lịch sử vấn đề 2

3. Mục đích nghiên cứu 5

4. Đối tượng nghiên cứu 5

5. Phạm vi nghiên cứu 5

6. Phương pháp nghiên cứu 5

7. Đóng góp của khóa luận 6

8. Bố cục khóa luận 6

NỘI DUNG 7

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 7

1.1. Vấn đề con người cá nhân trong văn học 7

1.2. Thân thế, sự nghiệp Đoàn Nguyễn Tuấn 9

Tiểu kết chương 1 11

Chương 2. CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG HẢI ÔNG THI TẬP TỪ

PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 13

2.1. Con người ưu tư trước bể dâu cuộc đời 13

2.2. Con người nặng lòng với quê hương, gia đình, bè bạn 17

2.3. Con người với nỗi niềm trăn trở trên con đường “hoạn lộ” 23

Tiểu kết chương 2 33

Chương 3. CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG HẢI ÔNG THI TẬP TỪ

PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 34

3.1. Hình tượng nghệ thuật 34

3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật 38

3.3. Thời gian, không gian nghệ thuật 42

3.3.1. Thời gian nghệ thuật 42

3.3.2. Không gian nghệ thuật 46

Tiểu kết chương 3 50

KẾT LUẬN 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài

Từ cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX được xem là giai đoạn xảy ra nhiều biến cố mạnh mẽ. Chế độ phong kiến ngày càng khủng hoảng trầm trọng. Trong một thời gian ngắn mà liên tục có nhiều triều đại thịnh rồi suy: Lê, Trịnh, Tây Sơn, chúa Nguyễn. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do Quang Trung lãnh đạo. Đây cũng là giai đoạn chứng kiến sự đi xuống của Nho giáo. Nếu như ở thế kỉ XV trước đây, Nho giáo từng chiếm vị trí độc tôn thì đến thế kỉ XVI – XVII, Nho giáo ngày càng lung lay và sang thế kỉ XVIII – XIX thì gần như bị sụp đổ hoàn toàn. Có thể nói, những mâu thuẫn trong xã hội giai đoạn này trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Vua tôi lẫn lộn, xã hội suy đồi, luân thường đạo lý đảo ngược, “chúa lấn vua, giết vua, chúa anh giết chúa em, bề tôi lột vàng, lột áo chúa thượng” [16, 60]. Điều đó khiến cho con người rơi vào tình trạng khủng hoảng chưa từng thấy, đặc biệt phải kể đến bộ phận trí thức nho học. Thời thế thay đổi khiến họ trở nên khủng hoảng về tinh thần, mông lung về tư tưởng, không tìm ra hướng đi cho bản thân, hầu hết đều mang trong mình một nỗi buồn riêng. Trong đó phải kể đến Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Ngô Thời Nhậm... Và Đoàn Nguyễn Tuấn được xem là một trong những trí thức mang đặc trưng chung với các tác giả trong giai đoạn này, tuy nhiên ông lại không được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông, bởi thế mà còn trở nên xa lạ. Tìm hiểu về Đoàn Nguyễn Tuấn phần nào giúp chúng tôi có cái nhìn bao quát về tác giả, tác phẩm của ông đồng thời có cái nhìn rộng rãi hơn về giai đoạn này.

Vấn đề con người cá nhân trong văn học cổ xưa nay được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đã có một công trình nghiên cứu chuyên biệt về vấn đề

này, đó là: Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam. Tuy nhiên tìm hiểu về con người cá nhân trong thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn thì đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên biệt. Chọn đề tài này, tác giả khóa luận muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề con người cá nhân trong thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn qua nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật biểu hiện, đồng thời khẳng định lại những giá trị và đóng góp của Đoàn Nguyễn Tuấn trong việc phát triển nội dung con người cá nhân trong văn học trung đại Việt Nam.

Là một sinh viên khoa Ngữ Văn và cũng là một giáo viên dạy văn trong tương lai, việc bao quát về các tác giả văn học Việt Nam nói chung và văn học trung đại nói riêng vô cùng cần thiết, nghiên cứu con người cá nhân trong thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn sẽ là cầu nối quan trọng góp phần bổ trợ kiến thức cho quá trình học tập và giảng dạy của cá nhân sau này.

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Tìm hiểu con người cá nhân trong thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn” cho khóa luận của mình.

2. Lịch sử vấn đề

Tìm hiểu, đánh giá về con người cá nhân trong thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn là công việc đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm, song chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên biệt. Việc nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một vài nhận xét về cuộc đời, sự nghiệp cũng như nét khái quát về nội dung và nghệ thuật thể hiện trong thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau:

Trần Văn Giáp trong Lược truyện các tác gia Việt Nam, tập 1, Nxb Sử học, 1971 có trình bày sơ lược về tiểu sử Đoàn Nguyễn Tuấn và tác phẩm Hải Ông thi tập [5].

Viện nghiên cứu Hán Nôm với Thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn – Hải Ông thi tập, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1982 cũng đã đề cập đến tiểu sử Đoàn Nguyễn Tuấn và một số tác phẩm của ông [1].

Nguyễn Lộc trong Văn học Tây Sơn, giới thiệu thân thế và sự nghiệp Đoàn Nguyễn Tuấn cùng lời nhận xét: “Ông là một trong số ít những người chỉ ra làm quan dưới thời Tây Sơn. Điều đó chứng tỏ cảm tình của ông đối với nhà Tây Sơn là nồng hậu… Giống như nhiều nhà thơ khác thời Tây Sơn, thơ ông lạc quan, thể hiện rò nét tinh thần tự hào về triều đại Tây Sơn” [8, 275]. Tác giả cũng trích dẫn 48 bài trong Hải Ông thi tập để đối chiếu với các bản Cựu Hàn Lâm Đoàn Nguyễn Tuấn thi tập, Trương Mộng Mai thi, Nhật Nam phong nhã thống biên.

Nguyễn Tuấn Lương với bài viết “Đoàn Nguyễn Tuấn con người và thơ văn” trong cuốn Danh nhân Thái Bình, tập 2, (Sở Văn hóa Thông tin Thái Bình) cũng dành sự quan tâm nghiên cứu về Đoàn Nguyễn Tuấn. Đây được đánh giá là một bài viết khá quy mô (46 trang). Bên cạnh việc giới thiệu về tiểu sử, sự nghiệp Đoàn Nguyễn Tuấn, bài viết còn nêu ra một số vấn đề về con người ông qua thơ văn. Theo Nguyễn Tuấn Lương, “Con người của Đoàn Nguyễn Tuấn cũng thể hiện rò nét qua thơ văn ông. Qua Hải Ông thi tập và chín dị bản khác, nhà thơ Hải Ông đã thể hiện sự phóng khoáng sâu trầm, đa tư giản dị, gần gũi quần chúng, yêu quý quê hương Tổ quốc. Ông tỏ rò một tài ba thơ văn điêu luyện, trong sáng, với cách nhìn nhận sự vật khá độc đáo, tinh tế” [10, 118]. Tác giả bài viết nhận định: “Một khía cạnh khác cũng khá nổi bật trong thơ văn của Hải Ông, đó là: lòng tự hào về dân tộc, về đất nước, con người và phong tục Việt Nam” [10, 122].

Tạ Ngọc Liễn trong Chân dung văn hóa Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1998, cũng nhắc đến Đoàn Nguyễn Tuấn và có những lời nhận xét sắc sảo, tinh tế: “Đọc thơ Đoàn Nguyễn Tuấn, chúng ta bắt gặp một trái tim giàu xúc cảm, một tâm hồn phong phú và nhạy bén với thế sự, luôn gắn bó với cuộc sống xã hội, với đất nước quê hương” [7, 300]. Tác giả cũng giới thiệu một số bài thơ trong Hải Ông thi tập như Xích Bích hoài cổ, Đăng Hoàng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022