Khái Niệm “Kết Cấu” Và Kết Cấu Tiểu Thuyết

Qua ngòi bút của nhà văn, hình ảnh Bác trở nên sống động và “thật hơn cả sự thật” bởi đã đạt tới tính điển hình. Trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Bác đã nói với đồng chí Văn (tức Võ Nguyên Giáp): “Chú Văn, đêm nay chú ở với Bác, Bác có nhiều điều cần nói với chú, Bác sợ không còn dịp... Chú Văn, Bác nhắc chú câu này: "Thời hồ, thời hồ, bất tái lai" - thời gian và cơ hội không trở lại lần thứ hai - lúc này điều kiện trong nước và ngoài nước đều rất thuận lợi... Vì vậy Đảng ta nhất định phải lãnh đạo nhân dân giành được độc lập... Dù có phải hy sinh đến đâu, dù có phải chiến đấu đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng kiên quyết giành cho được độc lập.” [38, tr. 83- 84]. Còn đồng chí Võ Nguyên Giáp thì “lòng rối bời. Bác thì ốm nằm đây, các đồng chí đại biểu ba miền Bắc - Trung - Nam, nhất là các đồng chí Trung ương gặp nhiều trắc trở trên đường đi chưa đến đủ. Các văn bản Bác đang thảo thì đang dở dang. Võ Nguyên Giáp miên man suy nghĩ, lúc sực tỉnh thì Bác đã thiếp đi.” [38, tr.82]

Trong câu nói với Võ Nguyên Giáp, Bác càng trở nên gần gũi hơn với đồng chí, đồng đội. Dù đang bị ốm, Bác vẫn không quên nhiệm vụ giải phóng dân tộc cũng như trách nhiệm của một vị lãnh tụ tối cao. Bác ân cần dặn đồng chí Võ Nguyên Giáp, dù hy sinh, vất vả đến đâu cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập. Theo Bác, đó là nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả cần phải thực hiện nhanh chóng và kịp thời. Từng lời nói của Bác càng làm cho tâm trạng của Võ Nguyên Giáp thêm lo lắng.

Không chỉ dừng lại ở đó, ngòi bút của Hoàng Quảng Uyên còn thể hiện “những trang viết ngoạn mục” về cuộc đấu tranh chính trị bằng ngoại giao của Đảng và Lãnh tụ Hồ Chí Minh trong chương mười ba “Đường tới Pari” nhằm khẳng định dũng khí của người cách mạng chân chính dám xả thân vì nghĩa lớn, vì quyền lợi của dân tộc, đất nước.

Trước âm mưu của Pháp muốn tách Nam Kỳ ra khỏi Việt Nam, Hồ chí Minh và các đồng chí, đồng đội kiên trung đã bền bỉ đấu tranh trên đất kẻ thù ròng rã nhiều tháng trời để đạt mục đích. Nhưng nhiệm vụ khó khăn nhất chính là phải làm để nhân dân Việt Nam hiểu rõ một sự thật “Hồ Chí Minh không phải là người bán nước … Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi” [38, tr. 295].

Người đọc giàu trí tưởng tượng sẽ hình dung ra những giây phút đáng nhớ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh cầm bút viết lá thư tâm huyết gửi đồng bào Nam Bộ. Những điểm nhấn lịch sử mang tính nghệ thuật ấy làm cho Giải phóng có được chất tiểu

thuyết sâu đậm và rõ nét hơn, từ đó tạo hứng thú cho độc giả tiếp cận lịch sử từ văn chương, một cách tiếp cận có hiệu quả nhất vì nhà văn không phải là nhà chép sử mà nhà văn là người chép lại lịch sử cuộc đời.

Bên cạnh đó, tác giả cũng cho người đọc thấy được một khung cảnh trữ tình, nhưng không hề không hạn chế tầm vóc của nhân vật chính Hồ Chí Minh qua chương hai mươi hai “Trăng rừng Việt Bắc”. Kháng chiến tuy gian khổ, hi sinh lớn lao nhưng không hề làm suy giảm nguồn thi hứng của một con người đầy phẩm tính nghệ sĩ. Trong tĩnh lặng tâm hồn, thơ cất cánh bay lên “Chiếc thuyền chở Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Văn phòng Chính phủ - Thủ tướng phủ ở thác Dẫng khi trăng lên. Ánh trăng bàng bạc, trải ánh vàng lên lau lách, cây cối hai bên bờ. Nước chảy êm đềm, hắt ánh trăng lên thuyền. Xa xa hơi nước bảng lảng ... Chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi ở đầu thuyền thư thái, mải mê ngắm trăng trên trời rồi lại nhìn trăng sóng sánh dưới sông, cảnh sắc làm thức dậy hồn thơ, Người khe khẽ ngâm: Kim dạ nguyên tiêu, nguyệt chính viên/Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên/Yên ba thâm xứ đàm quân sự/Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền” [38, tr.508]. “Thuyền vẫn trôi trong đêm trăng trên sông thật lãng mạn, yên bình, dường như tiếng súng, tiếng bom đạn ở đâu xa lắm. Những tiếng nổ đã tắt từ lâu để nhường cho những tiếng thơ hào sảng, âm vang cất lên giữa khói sương mịt mùng của một đêm trăng rằm, đêm trăng đẹp nhất trong năm” [38, tr.510].

Bác Hồ đã làm thơ ngay cả trong những ngày tháng, giờ phút gian lao, vất vả nhất của cuộc đời cách mạng. Dường như ngoại cảnh sục sôi, nóng bóng khói lửa bao nhiêu thì trong tâm hồn thi sĩ lại lắng đọng, phong phú và sâu sắc bấy nhiêu.

Có thể nói: Văn chương đã chắp cánh cho lịch sử và soi sáng lịch sử. Độc giả như được sống trong không khí của những ngày tiền khởi nghĩa qua hàng loạt các sự kiện lịch sử được nhà văn miêu tả trong tác phẩm. Tâm trạng của Bác được soi sáng nhiều chiều, đó là yêu thương với đồng chí, đồng đội; căm giận với kẻ thù và rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ.

Hầu như trong Giải phóng, người đọc ít gặp những đoạn văn miêu tả, ghi chép lại các sự kiện diễn ra trong lịch sử. Nếu có cũng chỉ là tỉnh lược một vài sự kiện gắn với quá trình hoạt động của Hồ Chí Minh tại Tân Trào: “Chính phủ Liên hiệp được thành lập đã hoạt động có hiệu quả trong việc chống thù trong, giặc ngoài đó là do đường lối đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương (thông qua Việt Minh) và bởi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

sự lãnh đạo tài trí của Hồ Chí Minh với những nước cờ cao tay và bằng năng lực cảm hoá kỳ diệu, chính vì vậy mà Chính phủ này tồn tại được 8 tháng. Khi quân Tưởng rút về nước bọn Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam bỏ chạy theo quân Tưởng, Chủ tịch Hồ Chí Minh được sự uỷ nhiệm của quốc hội đứng ra thành lập Chính phủ mới theo tinh thần: Một Chính phủ toàn dân đoàn kết và tập hợp nhân tài, không phân biệt đảng phái; Một Chính phủ vì dân, kiên quyết phấn đấu cho độc lập và thống nhất của Tổ quốc; Một Chính phủ mà trong đó không có phần tử phản cách mạng. Chính phủ mới thành lập ngày 3-11-1946 được gọi là chính phủ liên hiệp quốc dân, trước ngày toàn quốc kháng chiến (19-12-1946) chỉ hơn một tháng đã theo Chủ tịch Hồ Chí Minh "Thiên đô" lên chiến khu Việt Bắc, lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược. Trong thành phần Chính phủ đó ta thấy nhiều gương mặt được Việt Minh và Hồ Chí Minh cảm hoá như các bộ trưởng Huỳnh Thúc Kháng, Lê Văn Hiến, Vũ Đình Hoè, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Văn Tạo...”[38, tr.187 - 188]

Đoạn văn trên “mang nặng chất ký” bởi nhà văn cũng chỉ liệt kê các sự kiện theo từng mốc thời gian.

Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quảng Uyên - 10

Trong hai tiểu thuyếtMặt trời Pác Bó Giải phóng, nhà văn luôn có cách sáng tạo riêng khi xây dựng nguyên mẫu Hồ Chí Minh thành nhân vật lịch sử. Mỗi một tác phẩm được thể hiện đều mang đậm cá tính sáng tạo đặc sắc của Hoàng Quảng Uyên. Không thể phủ nhận việc Hoàng Quảng Uyên đã từng thành công ở thể loại ký nên hầu hết trong sáng tác của mình ông đều chịu ảnh hưởng của “lối viết ký” và khi tiếp cận với đề tài mới với một thể loại mới, nhà văn vẫn chưa thể thoát khỏi “Kí” để thiên về tiểu thuyết. Đó là một hạn chế nhất định không phải chỉ riêng đối với nhà văn Hoàng Quảng Uyên, mà nhiều nhà văn khác cũng sẽ mắc phải khi tiếp cận với một thể loại hoàn toàn mới. Tuy nhiên, dù đó là hạn chế nhưng tác phẩm đầu tay ở thể loại tiểu thuyết của nhà văn Hoàng Quảng Uyên vẫn được người đọc đón nhận nhiệt tình.

Chương 3

KẾT CẤU, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG HAI TIỂU THUYẾT “MẶT TRỜI PÁC BÓ ” VÀ “GIẢI PHÓNG” CỦA NHÀ VĂN HOÀNG QUẢNG UYÊN


3.1. Khái niệm “Kết cấu” và kết cấu tiểu thuyết

3.1.1. Khái niệm “Kết cấu” và một số hình thức kết cấu trong tác phẩm văn học

3.1.1.1. Khái niệm “Kết cấu”

Một tác phẩm văn học, dù dung lượng lớn hay nhỏ cũng đều là những chỉnh thể nghệ thuật, bao gồm nhiều yếu tố, bộ phận ... Tất cả những yếu tố, bộ phận đó được nhà văn sắp xếp, tổ chức theo một trật tự, hệ thống nào đó nhằm biểu hiện một nội dung nghệ thuật nhất định. Kết cấu là một tiêu chí quan trọng để đánh giá về “chất” của một tác phẩm văn học. Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về kết cấu trong các bộ giáo trình Lí luận văn học và Từ điển thuật ngữ văn học. Sách Lí luận văn học do GS. Hà Minh Đức (chủ biên) viết: “Kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan theo chiều hướng tư tưởng nhất định”.

Tác giả Lại Nguyên Ân trong cuốn “150 Thuật ngữ văn học” đưa ra: Kết cấu là “Sự sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật; tức là sự cấu tạo tác phẩm, tùy theo nội dung và thể tài. Kết cấu gắn kết các yếu tố của hình thức và phối thuộc chúng với tư tưởng. Các quy luật của kết cấu - là kết quả của nhận thức thẩm mỹ, phản ánh những liên hệ bề sâu của thực tại. Kết cấu có tính nội dung độc lập; các phương thức và thủ pháp kết cấu sẽ cải biến và đào sâu hàm nghĩa của cái được mô tả.”.

Từ điển Thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) thì coi kết cấu, là “toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm. Thuật ngữ kết cấu thể hiện một nội dung rộng rãi, phức tạp hơn bố cục. Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm. Kết cấu bao gồm bố cục, tổ chức tính cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm; nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ

thể của các thành phần cốt truyện, nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện… sao cho toàn bộ tác phẩm thực sự trở thành một chỉnh thể nghệ thuật ”.

Kết cấu của tác phẩm bao giờ cũng tăng cường sức mạnh nghệ thuật của tác phẩm văn học, tạo nên sức hấp dẫn cho người đọc. Phân tích kết cấu tác phẩm, người đọc có thể so sánh nó với các hình thức, thủ pháp kết cấu chung nhưng điều quan trọng là phải xuất phát từ bản thân tác phẩm và xem nó có thể hiện tốt nhất chủ đề tư tưởng của tác phẩm hay không.

Qua những khái niệm của nhà lí luận trên để thấy một điều rằng: mỗi tác phẩm là một “sinh mệnh”, một “cơ thể sống” nên kết cấu tác phẩm là một kiến trúc, một tổ chức cụ thể, phù hợp với nội dung cụ thể của tác phẩm. Có thể ví kết cấu giống như một mạng lưới được đan bện bởi sự cố kết của những đường dây mắt xích mà từ mạng lưới này tác phẩm sẽ hiện lên trong tính chỉnh thể và sinh động nhất. Kết cấu còn bộc lộ nhận thức, tài năng, phong cách của người nghệ sĩ.

Vai trò quan trọng nhất của kết cấu là tổ chức tác phẩm sao cho chủ đề tập trung, tư tưởng thống nhất, sao cho chủ đề tư tưởng thấm sâu vào từng bộ phận của tác phẩm kể cả những chi tiết nhỏ nhất; Kết cấu đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện sự thống nhất chặt chẽ giữa chủ đề tư tưởng với hệ thống tính cách; tổ chức bố cục của cốt truyện thành các phần, chương, đoạn, lớp, cảnh một cách hợp lý. Nhờ kết cấu, tác phẩm văn học trở nên mạch lạc có “vẻ duyên dáng của sự trật tự”.

3.1.1.2. Một số hình thức kết cấu trong tác phẩm văn học

Những hình thức kết cấu trong tác phẩm văn học rất phong phú và đa dạng. Nó có thể chịu sự quy định của thể loại (kết cấu tác phẩm tự sự và kịch với kết cấu tác phẩm trữ tình) của từng giai đoạn lịch sử khác nhau (có những hình thức kết cấu chỉ tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhưng sau đó lại bị loại bỏ hoặc ít sử dụng và thay vào đó là một kết cấu mới phù hợp với giai đoạn lịch sử mới). Vì vậy, khó có thể xác định những hình thức kết cấu nếu thoát li thực tế sáng tác. Tuy nhiên, ở đây có thể tìm hiểu một số hình thức kết đã từng xuất hiện trong lịch sử văn học và đã tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị như: Kết cấu theo trình tự thời gian; Kết cấu theo hai tuyến nhân vật đối lập; Kết cấu đa tuyến; Kết cấu tâm lí và kết cấu trong tác phẩm trữ tình, tự sự, kịch .v.v. .

Có thể nói: các hình thức kết cấu dù phong phú và đa dạng cũng chỉ là hữu hạn trong khi thực tế sáng tác thì vô hạn. Trong từng tác phẩm, nhà văn có thể vận dụng nhiều hình thức kết cấu khác nhau với sự sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy, không thể quy những tác phẩm cụ thể vào một dạng kết cấu riêng biệt nào mà cần xem xét tác động nghệ thuật của kết cấu đối với người đọc cũng như chức năng cụ thể của nó trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

3.1.2. Kết cấu tiểu thuyết

Khái niệm kết cấu là một công cụ lý luận quan trọng trong phê bình, phân tích tiểu thuyết. Tiểu thuyết là một hoạt động của nghệ thuật tự sự ngôn từ, do vậy kết cấu tiểu thuyết phải được tìm hiểu trên cơ sở quan sát cả ba bình diện sáng tác (viết), văn bản (tác phẩm tri giác bằng sự đọc) và tiếp nhận (đọc hiểu giải mã).

Tiểu thuyết có nhiều dạng thức kết cấu tùy theo yêu cầu của đề tài, chủ đề hoặc theo sở trường của người viết và kết cấu cho phép tạo nên một diện mạo chung nhất về tiểu loại: tiểu thuyết chương hồi, tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết đa thanh ... Do đó, có thể hiểu kết cấu tiểu thuyết không có quy phạm cố định và người viết thậm chí có thể phá vỡ những khuôn mẫu sẵn có để vận dụng một cách linh hoạt trong quá trình sáng tạo nghệ thuật.

Về mặt kết cấu, hai tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó Giải phóng của nhà văn Hoàng Quảng Uyên đều xây dựng trên nguyên tắc của “tiểu thuyết chương hồi”. Có thể hiểu “Chương” là một thể tài văn học, “Hồi” là một sự chuyển đổi, là vận chuyển, chuyển biến, quay lưng lại (phản hồi, hồi báo) thể hiện một động tác một cách lần lượt và thứ tự. Còn “Tiểu thuyết chương hồi” là hình thức chủ yếu của tiểu thuyết trường thiên trung đại Trung Quốc có đặc điểm là dùng tiểu mục để phân hồi câu chuyện liên tiếp, mạch lạc, chỉnh tề.

Hai tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó Giải phóng đều có hai mươi năm chương, mỗi chương đều có “lời rao” mở đầu, giúp độc giả hình dung trước diễn biến của cốt truyện. Mỗi chương trong tiểu thuyết của Hoàng Quảng Uyên giống như một bức tranh và khi liên kết tất cả những bức tranh đó lại sẽ trở thành một bức tranh liên hoàn, giúp người đọc hình dung được quá trình vận động của cả một thời đại. Tuy nhiên, từng chương lại làm nổi bật được từng sự kiện tiêu biểu, nghĩa là nếu người đọc đọc từng chương vẫn có thể hiểu được nội dung chứ không phải cứ phải đọc hết hai mươi năm chương trong cuốn tiểu thuyết.

Trong tác phẩm của Hoàng Quảng Uyên, mỗi câu thơ, mỗi đề từ được sử dụng trở thành điểm cốt lõi thâu tóm nội dung của cả chương đó. Có thể nói đến chương Mười hai "Diễu võ, dương oai!", đề từ dùng câu nói của Bác “Nếu đô đốc muốn đem tàu bè ra để lung lạc tôi, thì ông ta đã lầm to. Những tàu bè đó không thể nào đi ngược các dòng sông của chúng tôi” [38, tr.253]. Nhà văn sử dụng lời đề từ để nhấn mạnh nội dung được đề cập đến trong toàn chương. Việc sử dụng lời đề từ giúp người đọc hiểu rõ hơn về nội dung cũng như dụng ý sáng tác của tác giả ở mỗi chương.

Hay chương hai mươi năm "Trận chiến cuối cùng", lời đề từ nhấn mạnh: “Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta mà cũng là thắng lợi chung của tất cả dân tộc bị áp bức trên thế giới" (Hồ Chí Minh - tháng 5/1954) [38, tr.573]. Với chương này, Hoàng Quảng Uyên nhấn mạnh ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của Chiến thắng Điện Biên Phủ ngay trong lời rao mở đầu để giúp người đọc hình dung được diễn biến của trận chiến cuối cùng giữa quân dân ta với thực dân Pháp.

Cũng có khi Hoàng Quảng Uyên lại trích dẫn nguyên văn một bài thơ do Hồ Chí Minh sáng tác ngay trong lời đề từ. Trong chương bốn, trích dẫn nguyên văn bài thơ Tức cảnh Pác Bó: “Non xa xa, nước xa xa/ Nào phải thênh thang mới gọi là? Đây suối Lê Nin, kia núi Mác/ Hai tay gây dựng một sơn hà.”[37, tr.63] …

Có thể nói: tiểu thuyết của Hoàng Quảng Uyên có sự móc nối về thời gian nhưng nhà văn lại có sự đổi mới trong cách thể hiện về mặt nội dung, nghĩa là mỗi chương lại tập trung thể hiện một sự kiện và từng bước giải quyết các sự kiện ấy một cách trọn vẹn. Đó cũng là một cách tạo sự hấp dẫn của tác phẩm theo thể thức truyền thống. Thêm một lần nữa chúng ta có cơ sở để khẳng định rằng: đổi mới không có nghĩa là chối bỏ mà chính là làm cho truyền thống trở nên mới mẻ hơn, hiện đại hơn.

3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong hai tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó và Giải phóng của Hoàng Quảng Uyên

3.2.1 Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật

Theo Từ điển Thuật ngữ văn học: “Ngôn ngữ là công cụ, chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ. M.Gokir khẳng định: Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học ... Trong tác phẩm, ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Mỗi nhà văn lớn bao giờ cũng là tấm gương sáng về mặt hiểu biết sâu

sắc ngôn ngữ nhân dân, cần cù lao động để trau dồi ngôn ngữ trong quá trình sáng tác.” [9, tr.215]. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật: (với nghĩa chuyên môn) ngôn ngữ dùng trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà quan trọng hơn là có chức năng thẩm mĩ. Ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm ngôn ngữ trong các tác phẩm tự sự, trữ tình và tác phẩm sân khấu. Hay nói cách khác: Ngôn ngữ là chất liệu để sáng tác văn học, bởi vậy nó sẽ là phương tiện xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật sinh động và bộc lộ quan điểm, tư tưởng của nhân vật.

3.2.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Hoàng Quảng Uyên

Ngôn ngữ nghệ thuật gần gũi với phong cách giao tiếp của nhân dân vùng cao gắn với các sự vật quen thuộc trong đời sống sinh hoạt, lao động của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Nhiều thành ngữ, tục ngữ cùng nhiều từ ngữ địa phương được sử dụng trong hai tác phẩm, tạo nên nét độc đáo riêng trong sáng tác của Hoàng Quảng Uyên.

Trong tác phẩm Mặt trời Pác Bó, từ ngữ địa phương được dùng gắn với sự vật quen thuộc trong đời sống sinh hoạt, lao động của đồng bào vùng cao, mà ở đây là của dân tộc Tày (Cao Bằng). Theo người dân địa phương, “Slấn” [37, tr.112] có nghĩa là miếu thờ thổ thần. Trong đời sống tâm linh của người Tày, thờ cúng tổ tiên là một trong những tín ngưỡng tiêu biểu và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là muốn nhắc nhở con cháu phải giữ gìn truyền thống, vừa khẳng định và củng cố nền tư hữu (tức là kế thừa tài sản). Cho nên, bàn thờ tổ tiên được đặt ở nơi quan trọng nhất của mỗi nhà. Thờ cúng tổ tiên là trách nhiệm của con trưởng. Không kể các dịp lễ tết, người ta thường dâng hương hoa, lễ vật mỗi tháng 2 lần vào ngày mùng một và ngày rằm âm lịch. Ngoài việc thờ cúng tổ tiên trong mỗi gia đình, người Tày còn thờ thổ công (theo tiếng địa phương gọi là “Cốc bản”), thổ đại, thờ các vị thánh trong vùng mà họ gọi là thấn (thần). Vì trong quan niệm của người Tày, thổ công là vị thần bảo vệ làng bản, mùa màng ... Chính vì vậy, cho đến ngày nay, tục thờ cúng tổ tiên vẫn được người Tày lưu giữ và thực hiện.

Ngoài tục thờ cúng tổ tiên, trong đời sống sinh hoạt, người Tày sử dụng nhiều từ ngữ nói về các sự vật gắn với quá trình lao động. Đó là “Chiếc loỏng” nghĩa là chiếc thuyền đập lúa [37, tr. 113]. Được hình thành và phát triển trên cơ sở của một nền nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, mang tính chất tự cung tự cấp, nên đời sống lao

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí