Giọng Điệu Trần Thuật Trong Hai Tiểu Thuyết Mặt Trời Pác Bó Và Giải Phóng Của Hoàng Quảng Uyên

động của người Tày chịu ảnh hưởng khá sâu sắc. Những công cụ hỗ trợ sản xuất như: Cuốc, xẻng, búa, liềm, thuyền đập lúa ... đều do người dân tự tay chế tác sao cho phù hợp với đặc điểm sản xuất của từng vùng miền. Trong số đó, chiếc thuyền dùng để đập lúa là một phát minh mang tính sáng tạo được làm bằng gỗ. Để làm được một chiếc thuyền như thế, những người thợ phải tìm được loại cây gỗ thân to rồi đem về sản xuất thủ công bằng cách đục đẽo đến khi thành hình trăng lưỡi liềm, mặt tiếp đất bằng phẳng, mặt trên hõm sâu khoảng hai mươi centimét và hai bên đầu chiếc thuyền đẽo thừa mỗi bên khoảng năm mươi centimét dành để đập lúa. Mỗi khi đến vụ gặt, người Tày thường khiêng chiếc thuyền ra cánh tận đồng. Lúa được cắt xong, người dân sẽ dùng sức để đập từng bó lúa đã được bó gọn lại cho đến khi từng hạt lúa đã tách ra khỏi rơm ... Hiện nay, tại một số nơi vùng sâu vùng xa, những “chiếc loỏng”vẫn là một trong những công cụ chính phục vụ cho quá trình sản xuất lúa nước.

Bằng sự hiểu biết của mình về phong tục, tập quán của người Tày ở Cao Bằng, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã giúp cho độc giả hiểu rõ hơn về đời sống tâm linh cũng như đời sống lao động của những người dân tộc nơi đây.

Cùng với việc sử dụng từ ngữ địa phương, trong hai tiểu thuyếtMặt trời Pác Bó Giải phóng, nhà văn còn sử dụng những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao vừa quen, vừa lạ tạo nên nét độc đáo riêng.

Trong Mặt trời Pác Bó, nhà văn đã sử dụng nhiều thành ngữ quen thuộc vốn của Trung Hoa vì nay đã được Việt hóa như: “Quốc thái, dân an” – nghĩa là đất nước có yên bình thì nhân dân mới được no ấm, hạnh phúc [37, tr. 116, 117].

Theo nghĩa trên thì Quốc thái, dân an gắn liền với văn hóa nhân bản và tâm linh qua các thành ngữ Tôn miếu xã tắc, An cư lạc nghiệp, Phong điều vũ thuận, Thiên hạ thái bình … An lạc là cốt lõi của văn hóa nông nghiệp, cầu mong sao đất nước thanh bình, nhân dân sống ngày an lành, đêm an lành. Cầu cho đất nước thịnh vượng, mọi nhà đều được yên vui là tinh anh của lễ cầu Quốc thái, dân an. Ở đây, thành ngữ Quốc thái, dân an được nhà văn sử dụng gắn với hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, nhân dân đói khổ, dân tộc lầm than, cả đất nước đang cầu mong được yên lành, tự do và hạnh phúc. Cùng với đó, thành ngữ mang tính giáo huấn, răn dạy cũng được nhà văn sử dụng, tạo nên nét độc đáo:“Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân” – Cái gì mình không muốn thì chớ đem thi hành với mọi người [38, tr. 308]

Lời răn dạy này xuất phát từ sách Luận ngữ của Khổng Tử. Luận Ngữ là sách sưu tập ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử và những lời nói của người đương thời. Sách Luận Ngữ gồm 20 thiên, mỗi thiên đều lấy chữ đầu mà đặt tên, và các thiên không có liên hệ với nhau. Khi hỏi về cách xử thế giữa người với người. Khổng Tử nói: “Kỷ sở bất dục, vật thị ư nhân” với nghĩa là đừng làm những gì mình không muốn người khác làm lại cho mình. Cũng với nghĩa răn dạy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với các đồng chí, đồng bào nên làm những việc có ích cho bản thân mình và cho những người khác. Những việc bị coi là xấu xa, không tốt thì nên cùng nhau tránh. Ở đây, lời răn dạy của Bác hàm chứa ý nghĩa sâu xa là không muốn dùng chiến tranh để gây nên những cuộc chiến đẫm máu, làm cho các dân tộc trên thế giới xung đột, làm hại lẫn nhau. Hay: “Tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu” – Không nhịn được điều nhỏ, tất hỏng việc lớn [38, tr.333]. Câu nói đề cao chữ nhẫn, mỗi con người cần có một tính cách rất quan trọng, đó là nhẫn nại. Nếu con người vì mục đích lớn mà chịu nhẫn nhục, vượt qua khó khăn gian khổ về mặt thể xác và tinh thần, thì sẽ đạt được thành công. Ngược lại, những ai nóng vội, hiếu thắng, trong công việc không cẩn trọng, bỏ qua những việc nhỏ để tập trung vào công việc trọng tâm thì ắt sẽ hỏng việc.

Có thể thấy, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã rất thành công khi trích dẫn và sử dụng những thành ngữ trong hai tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó Giải phóng, góp phần làm sáng rõ thêm sự cao đẹp của nguyên mẫu Hồ Chí Minh cũng như tái hiện một số phong tục, tập quán của dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.

Ngoài việc sử dụng những thành ngữ, từ ngữ địa phương, nhà văn Hoàng Quảng Uyên còn sử dụng tiếng địa phương của dân tộc thiểu số dịch ra, tạo nên hương sắc lạ bằng việc dẫn dắt người đọc hòa với thiên nhiên, con người nơi núi rừng Pác Bó thông qua bài ca dao giàu hình ảnh:

“Nàng về nuôi cái cùng con

Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

[37, tr.143]

Đây là ca dao của người Việt, thể hiện sự ngậm ngùi của người lính thời phong kiến phải đi đồn trú tại Cao Bằng – nơi “Ma thiêng nước độc của một thời xa xưa”.

Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quảng Uyên - 11

Hương sắc lạ và độc đáo ấy còn được thể hiện qua bài hát chúc mừng năm mới tốt lành, bình an của dân tộc Tày (Cao Bằng) trong tiểu thuyết “Mặt trời Pác Bó”:

“Bươn chiêng pi mói Mỏi lổ mội mói

Mọi lỏ mọi đay Mỏi cần pìng an Mọi cần cán xỉnh

Xỉnh lẻo, xỉnh lẻo!” [37, tr.18]

(Tháng giêng năm mới Mọi thứ đều mới

Mọi việc đều hay Mọi người bình an Mọi người tốt đẹp Mời cạn, mời cạn!)

Lời chúc mừng năm mới sử dụng bằng thứ tiếng Tày địa phương đã tạo nên nét độc đáo, tinh tế trong cách cảm nhận của nhà văn về thuần phong mĩ tục của đồng bào dân tộc thiểu số. Năm mới, họ chúc nhau mọi điều đều hay, mọi người đều gặp may mắn, bình yên và hạnh phúc. Chén rượu ngày Tết nâng lên, hạ xuống càng thể hiện niềm vui khôn tả của những người dân nơi đây. Câu văn ngắn dễ đọc, dễ nhớ kết hợp với cách ngắt nhịp đều đặn đã tạo nên nét riêng trong sáng tạo nghệ thuật của Hoàng Quảng Uyên.

Bên cạnh đó, một số khẩu ngữ người địa phương thường sử dụng trong giao tiếp cũng xuất hiện khá nhiều. Trong lời khuyên dành cho ông Máy Nì, Quảng Ba nói: “Đừng “quay rì”(nghĩ xa xôi) thế” [37; tr.36] chỉ ý nghĩa là không nên lo lắng và suy nghĩ xa xôi như vậy, điều ấy có thể sẽ không xảy ra thực tế đâu. Và khi Cò Shâng và Cò Ngấn bị bọn lính kiểm tra, Cò Shâng nói nhỏ: “Phao lớ” (Chạy thôi)[37, tr.99]. Trong hoàn cảnh này, việc sử dụng từ “Phao lớ” có ý nghĩa gợi tả hơn cả. Nếu tác giả chỉ dùng từ : “Chạy thôi!” chưa nói lên hết sự nguy hiểm gần kề, “phao lớ” không chỉ có ý nghĩa là chạy, mà còn ý nói chạy thật nhanh, trong hoàn cảnh mình đang bị truy bắt.

Ngoài ra, trong cảnh sinh hoạt hay ở một số đoạn đối thoại, các nhân vật trong hai tiểu thuyết còn sử dụng tiếng Trung, tiếng Pháp để giao tiếp hoặc đặt tên gọi ... làm phong phú hơn, sinh động hơn trong ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn Hoàng Quảng Uyên.

Trong lời đối thoại giữa ông Ké và Máy Nì: “Phải đấy ông Ké ạ. Tiếng nói cũng có phần giống nhưng ở bên này tiếng nói nặng hơn. Ở đây họ gọi tôi là Quốc Súng, sang Mổng Mà họ gọi tôi là Cò Sheng. “ Cò Sheng” – ông Ké bỗng quay người lại: “Chữ Sheng chữ thăng ở dưới, chữ nhật ở trên nghĩa là mặt trời mọc, là trời sáng”” [37, tr. 22].

Chỉ với cách đặt tên, nhà văn cho người đọc thấy được sự giao lưu giữa ngôn ngữ Việt – Trung rất phong phú và đa dạng. Nghĩa của những từ ngữ dùng để đặt tên riêng thường gắn với các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên nhằm tôn vinh giá trị văn hóa của cội nguồn dân tộc. “ Cò Sheng” dịch theo nghĩa tiếng Việt nghĩa là “trời sáng”. Hồ Chí Minh vui mừng trước tên gọi của người dân dành cho ông Máy Nì. Tên gọi này không chỉ gợi mối thân tình thắm thiết mà còn có ý nghĩa tượng trưng cho niềm hy vọng vào một ngày mai tươi sáng của cả một dân tộc, một thời đại.

Bằng khả năng quan sát tỉ mỉ cùng vốn từ ngữ phong phú, nhà văn đã tái hiện một bức tranh toàn cảnh về cuộc sống, về lối sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số thông qua việc sử dụng ngôn ngữ giản dị được chắt lọc từ trong cuộc sống.

3.3. Giọng điệu trần thuật trong hai tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó và Giải phóng của Hoàng Quảng Uyên

3.3.1. Khái niệm giọng điệu và giọng điệu trần thuật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn, quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, phát biểu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, đơn sơ, hùng kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm.” và “Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách của nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc” [9, tr.134]

Trong quá trình sáng tác, nếu muốn thành công trong bất kỳ mảng đề tài nào thì mỗi tác giả đều phải dày công xây dựng cho mình một giọng điệu riêng mang đậm dấu ấn cá nhân. Chính vì vậy, Giọng điệu có thể được hiểu là “Giọng nói hay lối nói biểu thị một thái độ nhất định (giọng mỉa mai, chán chường) hay như ngữ điệu (giọng lên xuống, lúc trầm lúc bổng)” [21, tr.503].

Cũng trong Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên thì: trần thuật là phương diện cơ bản của phương thức tự sự, là việc giới thiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự

vật theo cách nhìn của người trần thuật. Trần thuật không chỉ là lời kể mà còn bao hàm cả việc miêu tả đối tượng, phân tích hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời ghi chú của tác giả…. Ngôn ngữ trần thuật do vậy là nơi bộc lộ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn, bộc lộ cách lý giải cuộc sống từ cách nhìn riêng và cá tính sáng tạo của tác giả.

Trần thuật là một phương thức nghệ thuật đặc trưng của tác phẩm tự sự. Trong tiểu thuyết, trần thuật tập trung vào số phận một hoặc nhiều cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó, sự trần thuật ở đây được triển khai trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách. Với đặc điểm đó, trần thuật trong tiểu thuyết là một phương diện thi pháp đặc trưng của thể loại. Trần thuật tồn tại với nội dung trần thuật và hình thức trần thuật. Nếu như trong đời sống, ta thường chỉ nghe giọng nói nhận ra con người thì trong văn học, giọng điệu giúp chúng ta nhận ra tác giả. Người đọc có thể nhận thấy tất cả các chiều sâu tư tưởng, thái độ, vị thế, phong cách, tài năng cũng như sở trường ngôn ngữ, cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ thông qua giọng điệu. Nền tảng của giọng điệu là cảm hứng chủ đạo của nhà văn. Trong khi trần thuật, tác giả sử dụng nhiều giọng điệu, nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo.

Tiểu thuyết Việt Nam đương đại (kể cả truyện ngắn mà giới nghiên cứu gọi là đoản thiên tiểu thuyết) có một số giọng điệu như: giọng điệu trữ tình sâu lắng của Nguyễn Huy Thiệp (Chảy đi sông ơi), Nguyễn Ngọc Tư (Cánh đồng bất tận); giọng điệu suy ngẫm, triết lý với cảm quan nhìn nhận lại hiện thực của Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến tranh), Dương Hướng (Bến không chồng), Nguyễn Khải(Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người…) Ma Văn Kháng (Ngược dòng nước lũ); giọng điệu hài hước, giọng điệu diễu nhại trong văn chương của Phạm Thị Hoài lại có giọng điệu thông tục đời thường trong tiểu thuyết của Chu Lai (Ăn mày dĩ vãng)… Nói chung tiểu thuyết là đa thanh, nhiều bè, nhiều giọng điệu. Việc tạo được giọng điệu đa dạng, phong phú là đánh dấu một bước trưởng thành trong tư duy nghệ thuật.

Trong hai cuốn tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó Giải phóng, giọng điệu mà nhà văn Hoàng Quảng Uyên sử dụng vẫn là giọng điệu đơn thanh, trong đó giọng điệu trữ tình ngưỡng mộ, ngợi ca đóng vai trò chủ đạo. Ngoài ra, nhà văn còn sử dụng nhiều giọng điệu trần thuật khác, tạo nên nét độc đáo trong bút pháp sáng tác của mình.

3.3.2. Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết của Hoàng Quảng Uyên

3.3.2.1. Giọng điệu trữ tình ngưỡng mộ, ngợi ca

Đây là giọng điệu chủ đạo mà nhà văn Hoàng Quảng Uyên dùng để nói về nguyên mẫu Hồ Chí Minh và những người đồng chí, đồng đội trong hai tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó Giải phóng. Qua giọng điệu này, nhà văn đã cho người đọc thấy được điểm nhìn “chiêm ngưỡng” của chính tác giả trong việc ngợi ca những người anh hùng lý tưởng của thời đại, hình mẫu người anh hùng của nhân dân. Đó chính là Hồ Chí Minh, là Võ Nguyên Giáp, Lê Quảng Ba, Phùng Chí Kiên, Nông Thị Trưng .v.v. Họ đều là những con người xuất thân bình thường mà trở nên phi thường trong những chiến công, vẻ đẹp của sức mạnh tinh thần và đôi khi cả trong những đau thương, mất mát.

Giọng điệu trữ tình ngưỡng mộ, ngợi ca được thể hiện ngay trong những câu văn dung dị, đời thường nhưng toát lên được ý chí, nghị lực phi thường của Bác.

Trong Mặt trời Pác Bó, Hoàng Quảng Uyên giúp người đọc cảm nhận thấy được sự tinh anh, thông minh, tài ba, uyên bác của Hồ Chí Minh qua đôi mắt biết nói. Đôi mắt ấy sáng, luôn nhìn thẳng vào người đối diện giống như đang truyền sức mạnh và niềm tin vào tương lai tươi sáng: “Đôi mắt ông Ké rất sáng, luôn nhìn thẳng, ánh mắt như có mãnh lực, như mời gọi lại, như có sức kìm giữ khiến người đối diện luôn phải giữ một khoảng cách nhất định” [37, tr. 16]

Một niềm thành kính ngưỡng mộ ẩn sâu trong trong từng lời văn mà tác giả đã dành cho vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Hình ảnh vị cha già Hồ Chí Minh “đã bao năm xa Tổ quốc, bàn chân đã đạp qua bao gai góc, đặt lên muôn nẻo đường khắp các phương trời Á – Âu” [37, tr. 21] được nhà văn nhắc đến như một niềm tự hào lớn lao. Con đường Người ra đi tìm lại tự do ấm no hạnh phúc cho nhân dân đầy chông gai thử thách, nhưng trên tất cả, bằng tình yêu vô bờ với quê hương, bằng tình thương vô cùng với nhân dân, Bác đã vượt qua mọi khó khăn khắc nghiệt của cuộc đời để đem ánh sáng tự do về cho quê hương. Bàn chân đã khô ráp, chai sạn bởi bao khó khăn, gian khổ, song Người vẫn cố gắng vượt qua tất cả để giành được độc lập, tự do cho dân tộc. Chỉ bằng vài nét phác họa cùng với việc sử dụng các động từ miêu tả hành động “đạp, đặt”, Hoàng Quảng Uyên đã khắc họa một cách chân thực về quá trình bôn ba tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh đầy gian lao, vất vả nhưng cũng chứa đầy tinh thần trách nhiệm với dân tộc, với Tổ quốc của Người.

Trong tác phẩm Giải phóng nhà văn cũng đã không ít lần thể hiện sự cảm phục, ngưỡng mộ với Bác. Những chỉ thị, mệnh lệnh của Bác đã được so sánh thật lãng mạn “Lời lãnh tụ như luồng sáng vạch thẳng đường đi tới” với giọng điệu đậm chất ngợi ca. Hay tác giả cũng khẳng định: “Ông già trong cảm nhận của anh là một người đã hiến dâng cả cuộc đời để giành lại tự do cho nhân dân mình. Một người thoạt nhìn rất cô đơn, luôn luôn nén mình, từ chối những tiện nghi và hạnh phúc bình thường của cuộc sống con người nhưng thực ra lại rất dễ gần, dễ mến. Có cảm giác rằng, ông chẳng làm gì khác ngoài việc suy nghĩ và hành động duy nhất: giành độc lập cho dân tộc ông”. Đôi khi tác giả khiến người đọc thêm kính yêu Bác bởi những chi tiết vô cùng giản dị mà thiêng liêng vô cùng “Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày ở Pháp về hầu như chưa có giây phút nào được nghỉ ngơi. Công việc đối nội, đối ngoại đã chiếm hết thì giờ của Người, đến mức anh cả Nguyễn Sinh Khiêm và chị Nguyễn Thị Thanh từ quê ra thăm em trai là chủ tịch nước, Người cũng không có đủ thì giờ để hàn huyên, thoả nỗi niềm sau gần bốn mươi năm mới gặp lại những người anh em thân thiết nhất.” [38, tr.222]

Sự cảm phục, ngưỡng mộ của nhà văn dành cho Bác còn được thể hiện những trang viết đầy kịch tính khi Bác quyết định sang thăm nước Pháp dù biết phía trước còn nhiều khó khăn, nguy hiểm: “Tin Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm nước Pháp làm các tầng lớp nhân dân, các cơ quan Đảng, Đoàn thể, Chính phủ vừa mừng vừa lo. Mừng vì cuối cùng Pháp mặc nhiên công nhận Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà, công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập! lo là vì trong tình hình chính trị phức tạp rối ren, phải đối phó với thù trong, giặc ngoài, rất cần sự chèo lái của vị Chủ tịch kính yêu. Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp công việc ở nhà sẽ ra sao? Và sang PaRi - "Hang ổ của thực dân Pháp", liệu có an toàn tính mạng hay không?...Hồ Chí Minh không phải không biết điều đó nhưng với mục đích mở ra con đường làm cho quốc tế thừa nhận Việt Nam, dẫn dân tộc Việt Nam đến một vị trí ngày càng chắc chắn trên trường quốc tế... Đã chấp nhận cuộc hành trình gian khổ và nguy hiểm này” [38, tr. 277-278]

Nhà văn cũng không quên nói đến những công lao to lớn của Bác với giọng điệu thành kính, cảm phục: “Vậy là sau đúng 35 năm kể từ khi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đến PaRi trên chặng đường dài 30 năm tìm đường cứu nước, cứu dân, giờ đã trở thành chủ tịch nước Việt Nam mới với tên gọi Hồ Chí Minh, trở thành

thượng khách của nước Pháp. Một chặng đường dài dâu bể giành độc lập tự do cho tổ quốc, cho nhân dân đã kết thúc, mở ra một chặng đường mới, một chặng đường chìm trong máu và lửa để bảo vệ nền độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ, bước trên đường vinh quang”. [38, tr.300]

Sau hơn 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước vất vả, nay Bác đã trở thành Chủ tịch nước Việt Nam với tên gọi Hồ Chí Minh và trở thành thượng khách của nước Pháp. Đó không chỉ là niềm tự hào của riêng tác giả mà trở thành niềm tự hào chung của một dân tộc, một quốc gia.

Có thể nói, viết về Bác với tất cả niềm kính yêu vô hạn nên những trang văn của tác giả Hoàng Quảng Uyên luôn chan chứa niềm kính phục, tự hào. Những câu chuyện về Bác luôn được nhà văn kể lại với giọng điệu đầy tự hào, ngưỡng mộ. Sự chân thật trong giọng điệu và cảm xúc đã thực sự làm nên sức hấp dẫn cho những trang văn của Hoàng Quảng Uyên.

3.4.2.2. Giọng điệu hoài niệm thắm thiết

Nhìn từ góc độ thể loại, phần lớn tiểu thuyết luôn hướng người đoc quay trở về với quá khứ, với những gì đã “một thời vang bóng”. Chính vì vậy, việc sử dụng giọng điệu hoài niệm trong thể loại tiểu thuyết trở thành một yếu tố quan trọng, góp phần tạo ra đặc trưng riêng trong sáng tác của nhà văn Hoàng Quảng Uyên. Những câu chuyện mà tác giả kể về Bác luôn được nhìn với độ lùi nhất định về thời gian. Bởi thế giọng điệu hoài niệm tha thiết là điều dễ nhận thấy trong sáng tác của Hoàng Quảng Uyên.

Trong Mặt trời Pác Bó tác giả kể lại: “Nắng tràn trên cánh rừng đại ngàn Cốc Bó, trải màu vàng tươi trên những cánh hoa muôn sắc lung linh. Những cành lá Mạy Báng, mạy Mạ, Cáp tao ... lóng lánh đung đưa. Tiếng con chim Cáng lò gọi bạn tình trong nồng nàn xuân. Dưới tán rừng xanh, dòng nước trong chảy từ đầu nguồn, len lỏi qua khe đá. Róc rách reo vui. Hơi nước bốc lên đọng lại trên ngọn cỏ, lá cây bên bờ suối. Ẩm ướt, lành lạnh.” [37, tr.5]. Hình ảnh thiên nhiên trong ký ức của tác giả như đang hiện hữu ngay trước mắt. Tất cả những gam màu tươi sáng, lung linh của cỏ cây, hoa lá như vẫn còn tươi nguyên trong ký ức của tác giả.

Những tình cảm thân thương, gần gũi với đồng chí, đồng bài luôn là những ký ức đẹp đẽ về “một thời đã xa”. Mặc cho đêm đông giá rét, họ vẫn quây quần

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí