Hư Cấu Để Tái Hiện Đời Sống Nội Tâm Của Bác

Nhân vật Hồ Chí Minh với phẩm chất con người đời thường

Hồ Chí Minh là chiến sỹ cách mạng vĩ đại, là nhà chính trị xuất sắc nhưng bên cạnh con người tài ba đó, Hồ Chí Minh cũng là con người bình thường như bao con người khác, cũng có những cách ứng xử bình dị đối với công việc, với các mối quan hệ hàng ngày. Giống như những người dân, những người đồng chí, đồng đội khác, Hồ Chí Minh hiện lên là con người đời thường qua phong cách sinh hoạt giản dị, gần gũi; qua tình cảm đằm thắm dành cho đồng bào, đồng chí và qua cách sinh hoạt, ăn ở giản dị, đạm bạc. Ở đây, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã hư cấu để khắc họa con người đời thường trong Hồ Chí Minh qua các phương diện: phẩm chất đời thường trong phong cách sinh hoạt, trong hoạt động giao tiếp, ứng xử với đồng chí, đồng bào và qua cái nhìn cùng cảm nhận của các nhân vật khác.

Thứ nhất: phẩm chất đời thường trong phong cách sinh hoạt

Đã có biết bao nhiêu lời ca ngợi phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh. Đó là sự giản dị, trong sạch, thanh cao, sống chừng mực, yêu lao động và luôn quan tâm giúp đỡ đồng bào, đồng chí.

Đầu tiên có thể kể đến cách ăn uống của Người trong Mặt trời Pác Bó với những bữa cơm nghèo đạm bạc quây quần bên đồng chí, đồng đội: “Nồi cơm to độn ngô, bát rau măng sào, bát canh phắc Bon của núi rừng Pác Bó. Đói và vui. Mọi người cảm thấy ăn rất ngon miệng” [37, tr.149].

Dù Bác là một vị lãnh tụ tối cao của dân tộc Việt Nam, là thượng khách của nước Pháp và đã từng được tận hưởng những “sơn hào hải vị” tại nơi đất khách quê người, nhưng chưa bao giờ Bác cảm nhận được hương vị ngon của những bữa ăn cao sang ấy. Bác chỉ thực sự vui khi được ngồi cùng các đồng chí, đồng đội đồng cam cộng khổ, cùng được ngồi với nhau san sẻ từng hạt cơm độn ngô khô khốc, chan bát canh rau rừng mà trong lòng thấy ấm áp và ngon đến lạ thường. Những loại rau mọc từ thiên nhiên đã trở thành món ăn thường xuyên của những người làm cách mạng. Hương vị ngai ngái của măng vầu hòa lẫn mùi thơm dịu mát của phắc Bon rừng đã tạo ra mùi vị đặc trưng riêng của bữa cơm nhà nghèo ấy. Dù cơm không đủ ăn, bụng vẫn còn thấy đói nhưng trong lòng ai ai cũng đều cảm thấy hồ hởi bởi đây là bữa cơm thân tình, bữa cơm của tình Bác cháu, tình đồng chí, đồng đội.

Tác phong sinh hoạt bình dị còn được thể hiện thông qua chi tiết Bác từ chối món canh gà hầm sâm được dân quân mang lên để bồi dưỡng sức khỏe khi đang ốm: “Bác không ăn những đồ ăn quý như thế! Bác có phải là Vua chúa đâu” và “Nước râu ngô, nước ngô non thì được, còn những thứ khác thì các cháu mang về” [38, tr.74]

Hình ảnh Bác trở nên gần gũi hơn với đồng bào, đồng chí khi Bác tự khẳng định mình không phải là bậc vua chúa. Bác kiên quyết từ chối món canh gà hầm sâm bởi trong lòng Bác luôn nghĩ nhân dân đang đói khổ. Chính vì vậy, Bác cũng chỉ thưởng thức những món ăn dân dã mà thường ngày nhân dân vẫn dùng. Đó là nước râu ngô và nước ngô non. Nhìn thấy nhân dân đói khổ, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, lòng Bác đau nhói. Đã nhiều lần Bác “nhịn ăn một bữa, không phải để hành hạ mình cho khổ sở mà nêu gương dè sẻn gạo cho đồng bào, nhằm làm giảm nạn đói trong nước” [38, tr.298].

Sự ăn ở giản dị đến cực độ như một nhà ẩn sĩ đó là đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chỉ với vài chi tiết tiêu biểu, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã vẽ nên chân dung giản dị, đời thường và gần gũi của Hồ Chí Minh trong tác phong sinh hoạt, trong nếp ăn ở ...

Phong cách sinh hoạt đời thường của Bác còn hiện lên qua những thói quen hàng ngày. Đó là việc rèn luyện thể dục thể thao, cách giặt quần áo vào mỗi buổi sáng .v.v.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Không chỉ giản dị, đời thường trong lối sống, cách ăn uống mà Bác còn rất chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và Bác luôn coi đó là điều không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày: : “... Quả nhiên, đi gần đến bờ suối nhìn qua lùm cây, thấy ông Ké đang tập quyền. Chiếc khăn mặt vắt qua cổ, hai chân đứng thế tấn vững như cây cột nghiến, lúc tiến, lúc thoái dứt khoát, mạnh mẽ và đẹp. Bước chân ông Ké lướt trên các tảng đá, đôi bàn tay khi thì đâm thẳng ra phía trước như mũi lao. Khi vặn người qua trái, qua phải như thanh kiếm sắc chém gió, đẹp tựa rồng bay, hổ vồ” [37, tr.24]

Nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh để miêu tả cách rèn luyện thể dục thể thao của Bác vô cùng ấn tượng với thế đứng tấn vững như cây cột nhà, đôi bàn tay khi thì đâm thẳng ra phía trước như mũi lao và khi vặn người qua trái, qua phải như thanh kiếm sắc chém gió, đẹp tựa rồng bay, hổ vồ. Những động từ như “đâm thẳng”, “vặn người”, “chém gió”, “rồng bay”, “hổ vồ”

Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quảng Uyên - 8

được sử dụng liên tiếp giúp người đọc thấy được đằng sau hình ảnh tiều tụy, gầy gò ấy là một sức mạnh phi thường, một ý chí “thép” rắn rỏi đầy kiên cường và bất khuất. Bác rèn luyện thể dục thể thao vừa để nâng cao sức khỏe, vừa để có một tinh thần thư thái nhằm mục đích cống hiến được nhiều hơn cho nhân dân, cho Tổ quốc. Bên cạnh đó, Bác còn có một thói quen là “mỗi buổi sáng từ nơi ở đi xuống con suối nhỏ dưới chân đồi chừng nửa tiếng, khi đi lên Ông Cụ tay chống gậy, một vai vác ống tre đựng nước, một vai vắt quần áo vừa giặt leo từng bước, từng bước giữa con đường dốc đánh bậc, khoẻ khoắn và dứt khoát” [38, tr.37].

Hình ảnh tay chống gậy, một vai vác ống tre đựng nước, một vai vắt quần áo vừa giặt khiến người đọc liên tưởng đến hình ảnh của người nông dân bình dị, chất phác. Mang dáng vẻ bề ngoài ốm yếu nhưng Bác luôn dồi dào sức khỏe để làm nhiều việc giống như những người lao động khác. Mọi hành động của Bác đều dứt khoát, khỏe khắn, điều đó càng làm ta cảm thấy tự hào và thấy Bác càng gẫn gũi hơn.

Với hành loạt chi tiết, hình ảnh nói về tác phong sinh hoạt đời thường của Hồ Chí Minh, nhà văn đã cho người đọc hiểu thêm về chân dung tâm hồn của vị lãnh tụ đáng kính. Không chỉ ăn uống đạm bạc, khắc khổ, mà Bác còn sẵn sàng hy sinh tất cả vì lợi ích dân tộc, vì đồng chí, đồng bào. Khi Hồ Chí Minh còn sống cũng như khi đã mất, hình ảnh của Người, phong cách sinh hoạt, ứng xử và cuộc đời của Người luôn là hình ảnh cao đẹp để mọi người học tập và làm theo.

Thứ hai:phẩm chất đời thường trong hoạt động giao tiếp, ứng xử với đồng chí, đồng bào

Trong hai tác phẩm Mặt trời Pác Bó Giải phóng, con người đời thường trong Chủ tịch Hồ Chí Minh còn hiện lên qua hàng loạt hành động gắn với phong cách sinh hoạt thường ngày.

Hình ảnh Hồ Chí Minh hiện lên rất đỗi chân thực, gần gũi thông qua hành động “chặt lá rừng, chặn nước dâng cao và làm cái phản nằm trên mảng dành cho người ốm”. Cũng như những đồng chí khác, Bác ý thức trong mọi hành động của mình, không hề phân biệt bản thân mình là một lãnh tụ với những người dân lao động bình dị: “Hóa ra suốt đêm qua, ông cụ chặt lá rừng, chặn nước dâng cao và làm cái phản nằm trên mảng dành cho người ốm...” [37, tr.136].

Sự quan tâm tới các đồng chí, đồng đội bằng những việc làm và hành động cụ thể khiến cho Bác cảm thấy vui và thoái mái hơn. Việc chặt lá rừng, chặn nước dâng cao và làm cái phản nằm trên mảng dành cho người ốm là hành động, là cách quan tâm của Bác đến đồng chí, đồng đội. Bác lo cho dân cũng chính là lo cho bản thân mình, dân có khỏe thì Bác mới yên lòng.

Song song với những hành động đời thường ấy, Bác còn bộc lộ tình cảm của mình với đồng chí, đồng đội qua cách xưng hô thân mật, gần gũi: “Mình hay viết ngắn, ngắn thì quần chúng dễ đọc, dễ nhớ, đọc văn của các chú thấy nhiều tính từ, nhiều câu phức hợp, đọc mệt ...” [37, tr.177].

Trong khi nói chuyện với các đồng chí, Bác dùng từ “mình” và “các chú” để xưng hô, tạo cảm giác gần gũi, thân mật giống như những người sống chung dưới một nhà. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, dù đi đến đâu, ở nơi nào, gặp ai Bác cũng coi như người nhà và luôn đối xử với họ một cách chân thành, sâu sắc. Bác xưng hô thân mật cũng là cách để nhắc nhở các đồng chí của mình trong lối dùng từ, viết câu cũng như trong cách soạn thảo Nghị quyết phải vừa ngắn gọn, dễ hiểu lại vừa dễ nhớ với nội dung trọng tâm là: Độc lập dân tộc, tích cực chuẩn bị lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang tiến tới tổng khởi nghĩa, giành chính quyền.

Ngoài ra, “Khi công việc truyền tin hoàn thành Ông Cụ ngồi nói chuyện với mọi người những câu chuyện thân tình và gần gũi... ” [38, tr.38].

Qua những câu chuyện đời thường Bác kể, hình ảnh một người ông, một người cha, một người chỉ huy, một ông tiên cốt cách phong trần đọng lại trong tâm trí mọi người, thực sự là những nguồn sáng, nguồn động viên để họ dấn bước trên những chặng đường giải phóng đầy hy sinh và gian khổ.

Chỉ với một vài chi tiết tiêu biểu, nhà văn đã cho người đọc thấy được Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người có cốt cách thanh cao. Mọi suy nghĩ của Bác đều gắn với những hành động cụ thể và tất cả đều xuất phát từ trái tim yêu nước, thương dân thắm thiết, chân thành của Người. Ngoài việc quan tâm, chăm lo cho người khác, Bác thường xuyên trò chuyện với các đồng chí, đồng đội ngày đêm kề vai sát cánh vừa để hiểu rõ hơn về cuộc sống của từng người cũng vừa là biểu hiện của tình cảm chân thành trong trái tim Bác – một người cha, người anh hùng vĩ đại mà gần gũi với đồng chí, với nhân dân của mình.

Thứ ba: phẩm chất đời thường qua cái nhìn và cảm nhận của các nhân vật khác

Hồ Chí Minh vốn là người có phong cách giản dị, đời thường nhưng trong suy nghĩ của người khác, tính giản dị, đời thường ấy càng hiện lên đậm nét hơn, ấn tượng hơn. Trong hai tác phẩm này, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã xây dựng hình ảnh con người đời thường trong Bác qua hai phương diện, đó là: hình ảnh của Bác trong cảm nhận của đồng chí, đồng bào và hình ảnh của Bác trong cảm nhận của những người đứng bên kia chiến tuyến.

Hình ảnh Bác trong cảm nhận của đồng chí, đồng bào

Trong tác phẩm Mặt trời Pác Bó, qua suy nghĩ của ông Máy Nì, hình ảnh của Bác hiện lên rất đỗi giản dị, khiến người khác cảm thấy xót thương những cũng đầy tự hào: “Đôi bàn chân khô ráp, xương xẩu của ông Ké mỗi khi cựa mình chạm vào chân ông lại làm ông suy nghĩ gần xa” [37, tr.21].

Dáng hình gầy gò, bàn chân khô ráp, xương xẩu đầy khắc khổ ấy hằn sâu trong suy nghĩ của ông Máy Nì khiến ông cảm thấy động lòng trắc ẩn. Chính ông Máy Nì không thể biết rằng, ông Ké nằm cạnh ông đây đã ba mươi năm xa tổ quốc, bàn chân đã đạp qua bao gai góc, đặt lên muôn nẻo đường khắp các phương trời Á – Âu, tìm đường cứu nước, cứu dân. Bao nhiêu năm xa quê hương, xa Tổ quốc, giờ Bác đến giữa núi rừng thâm u của Pác Bó hùng vĩ để vạch ra con đường giải phóng để đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm đen nô lệ, nghèo khó. Trải qua biết bao gian nan, thử thách, bàn chân Bác đã bước đến nhiều phương trời khác nhau để tìm được con đường giải phóng cho dân tộc. Ở những nơi Bác từng đến, cũng có nhiều nơi cũng chịu cảnh nô lệ lầm than, người dân bị áp bức, vùi dập đến tận xương tủy mà không có lối thoát nhưng cũng có những nơi người dân lại được tận hưởng cuộc sống tự do với lối sinh hoạt sa hoa, lộng lẫy. Tất cả những những gì Bác từng được chứng kiến tại nhiều nước trên thế giới khiến quyết tâm tìm đường cứu nước để dân tộc Việt Nam được độc lập tự do trong Bác càng trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết. Sau ba mươi năm xa Tổ quốc, Bác đã tìm thấy niềm tin tất thắng vào cuộc cách mạng, dẫu cho cuộc cách mạng ấy còn nhiều khó khăn, gian khổ.

Ngòi bút của Hoàng Quảng Uyên hướng người đọc tới lòng tự hào và niềm xúc động vô bờ. Tự hào về một người con đất Việt xa quê tìm đường cứu nước. Tự

hào về một con người vĩ nhân trong việc định hướng phát triển sự nghiệp cách mạng, dẫn đường chỉ lối để cách mạng hướng tới thành công. Tự hào về một con người vĩ đại khi vượt qua bao gian khổ, hy sinh bản thân mình để cứu nước, cứu dân mà không hề nghĩ đến lợi ích cá nhân ...

Hình ảnh Bác trong cảm nhận của những người đứng bên kia chiến tuyến

Mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh được cả thế giới biết đến là một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng, song trong suy nghĩ của những người không cùng màu da, sắc tộc, Người hiện lên là một người “không "oai" chút nào” nhưng vẫn tạo ra một ấn tượng đặc biệt với những ai tiếp xúc Người và “Đó là một người có tầm vóc trung bình, gầy gò, vầng trán cao, để râu cằm và râu mép theo kiểu các cụ già An Nam. Đặc biệt ông có đôi mắt rất sáng. Con người ông toát lên vẻ khắc khổ trong bộ quần áo cổ cứng không cài cúc cổ, chân đi đôi giày vải màu xanh, đế bện bằng dây gai! không uy nghiêm, mà tỏ ra thiện chí và thấu hiểu” [38, tr.239].

Hình ảnh của Bác hiện ra dưới con mắt của Xa Lăng là một người rất đỗi bình thường với tầm vóc trung bình, gầy gò, vầng trán cao, để râu cằm và râu mép. Nhìn bề ngoài, nhiều người cho rằng Bác là một cụ già mang phong cách của người An Nam toát lên vẻ khắc khổ. Bộ quần áo Bác đang mặc trên người cũng giản dị quá đỗi với chân đi đôi giày vải màu xanh, đế bện bằng dây gai! Nhưng Bác có đôi mắt rất sáng. Đôi mắt ấy toát lên vẻ thông minh, nhanh nhẹn, biết nhìn người, nhìn đời. Chính ấn tượng đặc biệt về Bác được tạo ra từ đôi mắt sáng ấy.

Con người đời thường trong Hồ Chí Minh qua cảm nhận của người khác là một con người không oai phong, mà tỏ ra thiện chí và thấu hiểu. Nếu như trong suy nghĩ của ông Máy Nì, Bác hiện lên là người khắc khổ với dáng vẻ bề ngoài đầy tiều tụy thì với Xa lăng, Bác lại là con người có vẻ ngoài giản dị đến khắc khổ nhưng lại để lại ấn tượng bằng đôi mắt sáng.

Nhà văn Hoàng Quảng Uyên khắc họa thành công chân dung đời thường của Hồ Chí Minh với nhiều điểm nhìn đan xen, tạo nên cái mới lạ và độc đáo trong phong cách sáng tạo nghệ thuật của mình. Tuy tỷ lệ khác nhau nhưng nhà văn đã sử dụng hư cấu nghệ thuật để miêu tả, tái hiện, lý giải đời sống tâm hồn của Bác trong một số hoàn cảnh đặc biệt, điều mà lịch sử không thể làm được. Lịch sử có thể ghi lại được

hình ảnh của Bác về ngày giờ, Bác nói gì? làm gì? viết gì? nhưng không thể thấy được tâm hồn Bác cũng như thấy được Bác đang suy nghĩ những gì? tâm hồn của Bác như thế nào khi đứng trước cảnh, trước người, trước sự việc đang diễn ra hay trước đồng chí, đồng đội và cả khi đứng trước kẻ thù .v.v. Điều ấy chỉ có văn học làm được bằng hư cấu nghệ thuật, song đây không phải là hư cấu tùy tiện mà là hư cấu đảm bảo tính lôgic ở hai phương diện. Đó là: tính lôgic của tính cách nhân vật: Tính cách nào, trí tuệ nào, tâm hồn nào thì sẽ ứng xử như thế ấy trong hoàn cảnh, tình huống ấy. Bởi vậy, nếu không nắm chắc được cái “Thần” của Bác thì không thể hư cấu được hoặc hư cấu sai. Và thứ hai tính lôgic của hoàn cảnh lịch sử: nghĩa là hư cấu nhưng bám sát tính lịch sử của nhân vật và hoàn cảnh ở thời điểm lịch sử ấy. Bởi trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể này thì một bậc “Đại nhân, đại trí, đại dũng” như Bác sẽ hành động, ứng xử và có suy nghĩ, trạng thái, cảm xúc, tình cảm như thế là tất yếu.

Với việc sử dụng nghệ thuật hư cấu đặc sắc, Hoàng Quảng Uyên một lần nữa đưa người đọc quay trở lại với quá khứ. Mặc dù nhà văn hư cấu, song đó lại là hư cấu trong phạm vi cho phép. Nhà văn không hề thần thánh hóa hình tượng nhân vật của mình mà luôn gắn hình tượng ấy với những khoảnh khắc, những sự kiện lịch sử đã từng diễn ra trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam. Dưới ngòi bút của Hoàng Quảng Uyên, nguyên mẫu Hồ Chí Minh được tái hiện một cách trung thực qua chân dung, ngôn ngữ, hành động và được soi sáng qua hai phẩm chất “vĩ nhân” và “đời thường”. Đó chính là thành công lớn nhất của Hoàng Quảng Uyên khi sử dụng nghệ thuật hư cấu để tái hiện nguyên mẫu Hồ Chí Minh trong hai tiểu thuyếtMặt trời Pác Bó Giải phóng.

2.3.4. Hư cấu để tái hiện đời sống nội tâm của Bác

Trong hai tác phẩm Mặt trời Pác Bó Giải phóng, ngoài việc hư cấu tái hiện chân dung ngoại hình, Hoàng Quảng Uyên còn hư cấu để tái hiện đời sống nội tâm của Bác ở hai phương diện, đó là: sử dụng lời độc thoại trực tiếp và lời nửa trực tiếp.

2.3.4.1. Độc thoại trực tiếp

Có thể hiểu: Độc thoại là lời nói một mình, trước và sau không có lời nào của ai khác nhưng người thứ ba đó đang nghe, nghe mà không trả lời như trong kịch và trong phim.

Theo Từ điển Thuật ngữ văn học: “Độc thoại nội tâm là phát ngôn của nhân vật đối với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lý nội tâm, mô phỏng hoạt động … suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó.” [9, tr.122]

Có thể hiểu: Độc thoại nội tâm là lời độc thoại dùng vào việc miêu tả quá trình ý nghĩ trong nội tâm và là lời nói thầm kín, viết ra để đọc chứ không nhằm nói ra thành tiếng như trong kịch mà người đọc qua đó có thể tiếp xúc được, hiểu được tâm trạng của nhân vật độc thoại nội tâm.

Hay nói cách khác: Độc thoại nội tâm là phát ngôn của nhân vật nói với chính bản thân, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong; kiểu nói thầm, mô phỏng hoạt động suy nghĩ, xúc cảm của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó. Thủ pháp này được sử dụng rộng rãi trong văn học.

Trong mỗi một tác phẩm, nhà văn Hoàng Quảng Uyên lại cho người đọc thấy được niềm lo âu, sự chờ đợi khắc khoải, niềm tin son sắt ẩn sâu trong lòng khi Bác luôn hướng về cách mạng.

Trong Mặt trời Pác Bó, nhà văn diễn tả tâm trạng của Bác qua lời độc thoại nội tâm của Người: “Nhà khai hội đã làm xong mà người đến khai hội chưa thấy đâu. Lần khai hội này quan trọng lắm, quan trọng với cách mạng, quan trọng với thời cơ, thời cuộc. Thông tri đã được gửi đi ngay sau Tết mời đại biểu cả ba kỳ Bắc, Trung, Nam. Đã hơn hai tháng rồi mà chưa nhận được tin gì. Đại biểu Nam Kỳ xa hàng nghìn cây số không nói làm gì. Đến chậm hoặc không thể đến nhưng đại biểu trung ương ở Bắc Giang, Bắc Ninh sao có thế chậm như vậy được! hay là có chuyện gì xảy ra? … Đến giờ đã chậm mất hai tháng rồi. Đồng chí Lôi Minh Hạ, giờ này đồng chí đang ở đâu?”. [37, tr.124].

Luôn hướng về cách mạng, lo cho các đồng chí, đồng bào là phẩm chất cao quý của những người làm cách mạng. Để giành thắng lợi cho dân tộc, Bác đã vạch ra con đường, định hướng phát triển cách mạng tại Pác Bó – Cao Bằng. Thời cơ, thời cuộc và cách mạng là những yếu tố quan trọng để tạo nên thành công, thế nhưng con người lại là yếu tố mang tính quyết định. Chính vì vậy, khi các đồng chí đại biểu ba kỳ Bắc, Trung, Nam chưa đến tham dự cuộc họp quan trọng thì Bác cảm thấy lo lắng, sốt ruột. Nhiều câu hỏi được Bác đưa ra nhưng không hề có câu giải đáp: “Đến chậm hoặc không thể đến nhưng đại biểu trung ương ở Bắc Giang, Bắc Ninh sao có thế

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí