đối với nhà đầu tư nước ngoài, xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tuy đảm bảo cho việc thành lập bệnh viện diễn ra đúng quy trình nhưng chưa phù hợp với đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính. Do vậy cũng cần có những chỉnh sửa phù hợp trong thủ tục, hướng tới sự đơn giản, thuận tiện để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó thể thấy việc đầu tư, góp vốn, chuyển nhượng vốn, sáp nhập, mua bán doanh nghiệp đối với bệnh viện tư đang được quy định như thông thường, không có gì khác biệt. Việc thực hiện quy định ấy nghĩa là viện tư đang được coi là những chủ thể kinh doanh thông thường, xếp hàng cùng với các doanh nghiệp khác trong một môi trường chung. Tuy nhiên vì mang những đặc điểm riêng biệt nên những quy định này chưa thực sự phù hợp đối với viện tư, tạo ra nhiều khó khăn đối với hoạt động của viện tư như thiếu vốn đầu tư, chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Các quy định về hoạt động M&A đang được quy định tại nhiều luật và văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hơn nữa mới chỉ quy định chung chung, chưa có hệ thống chi tiết nên chưa hỗ trợ thuận lợi cho cả quỹ đầu tư cũng như bên nhận vốn. Điều này vừa làm cho các chủ thể tham gia hoạt động M&A gặp khó khăn trong việc thực hiện, vừa làm cho các cơ quan quản lý nhà nước khó kiểm soát các hoạt động M&A. Hiện chưa có khái niệm mua bán doanh nghiệp, khái niệm M&A, trường hợp mua bán cổ phần thì tham gia quản trị điều hành như thế nào... không có quy định mà hoàn toàn qua thỏa thuận, tự nguyện. Chưa có các quy định chi tiết về thủ tục, nguyên tắc, phương pháp định giá. Các doanh nghiệp định giá quá cao khi bán ảnh hưởng lớn đến sự thành công của các thương vụ M&A do hai bên khó thống nhất được giá. Trong mua bán doanh nghiệp, có thể mua đến 90% cổ phần nhưng luật lại quy định cổ đông sở hữu cổ phần trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng thì mới có các quyền đề cử người vào hội đồng quản trị, ban
kiểm soát, yêu cầu triệu tập đại hội đồng cổ đông [17]. Quy định như vậy có ý nghĩa giúp doanh nghiệp phát triển ổn định, tránh bị xáo trộn trong hợp tác song ít nhiều đã hạn chế quyền của cổ đông trong quản trị.
Trong hoạt động chuyên môn của bệnh viện tư nhân, các quy định pháp luật còn chưa thống nhất. Bộ Y tế và BHXH Việt Nam chưa thống nhất được quy định về thanh toán chi phí dịch vụ phẫu thuật, thủ thuật sử dụng phương pháp gây tê, gây mê. Hơn nữa việc ban hành liên tục các văn bản pháp luật như Thông tư 39/2018/TT-BYT Quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong một số trường hợp ban hành ngày 30/11/2018 thay thế cho Thông tư 15/2018/TT-BYT ban hành ngày 30/05/2018, Thông tư 13/2019/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2018/TT-BYT ban hành ngày 05/07/2019 mặc dù thể hiện sự điều chỉnh, cập nhật kịp thời của pháp luật theo thực tiễn nhưng có thể khiến các bệnh viện tư nhân khó tiếp cận, nắm bắt và thực hiện các quy định pháp luật.
Pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân còn chưa cụ thể, tản mạn. Bệnh viện tư nhân là chủ thể kinh doanh đặc biệt nhưng chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật Xây dựng như các chủ thể kinh doanh thông thường. Các quy định vễ hỗ trợ, cạnh tranh đối với bệnh viện tư nhân còn ít, chưa theo kịp với tình hình thực tại. Do vậy cần có các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật để bệnh viện tư nhân phát huy được năng lực, làm tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng của mình.
Nguyên nhân dẫn tới những vấn đề đặt ra đối với pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân là do:
Một là: Do bệnh viện tư nhân ra đời muộn nên pháp luật về bệnh viện tư nhân hình thành muộn, chưa đầy đủ, chưa có đủ thời gian tổng kết thực tiễn
thi hành pháp luật.
Hai là: Nhận thức của cơ quan nhà nước, của người dân, của doanh nghiệp về vị trí, vai trò của bệnh viện tư nhân chưa đầy đủ, toàn diện, chưa có cái nhìn khách quan đối với bệnh viện tư nhân, còn coi bệnh viện tư nhân chỉ là một đơn vị làm kinh tế, do đó chưa có sự quan tâm sâu sắc về bệnh viện tư nhân và pháp luật bệnh viện tư nhân.
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Định Về Chuyển Nhượng Vốn, Mua Bán Doanh Nghiệp Đối Với Bệnh Viện Tư Nhân
- Quy Định Về Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Bệnh Viện Tư Nhân
- Thực Tiễn Thi Hành Pháp Luật Về Tổ Chức Và Hoạt Động Của Bệnh Viện Tư Nhân
- Pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân ở Việt Nam - 13
- Pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân ở Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Ba là: Bệnh viện tư nhân chịu sự điều chỉnh của nhiều luật, các văn bản dưới luật do đó không có sự thống nhất, đồng bộ giữa các quy định pháp luật. Hơn nữa các quy định chỉ coi bệnh viện tư nhân như một chủ thể kinh doanh thông thường nên gây khó khăn cho việc thực hiện pháp luật của bệnh viện tư.
TIỂU KẾT CHƯƠNG II
Từ các quy định đã phân tích ở trên, có thể thấy pháp luật đã có những quy định cụ thể về điều kiện thành lập, tổ chức bệnh viện tư nhân. Tuy nhiên, nhìn chung pháp luật về bệnh viện tư nhân còn chưa có sự đồng bộ, các quy định còn rải rác, tản mạn ở các luật như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật khám bệnh, chữa bệnh, Luật BHYT. Do vậy việc thực hiện các quy định pháp luật của bệnh viện tư cũng ít nhiều gặp khó khăn, vướng mắc. Từ thực tiễn thi hành pháp luật có còn sai phạm, các bệnh viện tư nhân còn lúng túng trong quá trình hoạt động vậy nên cần có sự điều chỉnh, bổ sung các quy định pháp luật đối với bệnh viện tư. Cũng dễ dàng nhận thấy Nhà nước cần có sự quan tâm hơn bằng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với chủ thể kinh doanh đặc biệt này.
Dù còn gặp khó khăn trong hoạt động nhưng bệnh viện tư nhân đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng, chất lượng, hỗ trợ, nỗ lực giảm quá tải cho bệnh viện công, cùng bệnh viện công thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Chương III
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN TƯ NHÂN
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật
Với sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, bệnh viện tư không những đã chia sẻ gánh nặng quá tải với bệnh viện công mà còn làm đa dạng dịch vụ KCB, tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho người bệnh. Tuy nhiên các bệnh viện tư còn gặp khá nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động cũng như thu hút đầu tư. Vậy nên hoàn thiện pháp luật đối với bệnh viện tư nhân là cần thiết.
Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân phải đảm bảo tính thống nhất với pháp luật y tế nói chung. Pháp luật bệnh viện tư nhân phải đồng bộ với luật KCB, luật BHYT, xác định những nội dung hành lang pháp lý cần thiết phải ban hành, nhưng chưa có trong luật hiện tại. Pháp luật bệnh viện tư nhân cần tuân theo chủ trương chính sách của Nhà nước về xã hội hóa y tế, đảm bảo định hướng phát triển y tế, y đức nghề nghiệp.
Hoàn thiện pháp luật phải đảm bảo sự công bằng trong xã hội, công bằng giữa khu vực y tế tư nhân và y tế công lập, đảm bảo mọi doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật. Pháp luật bệnh viện tư nhân phải tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, là động lực thúc đẩy sự phát triển của bệnh viện tư. Đồng thời thể hiện sự nghiêm minh, tránh tình trạng trục lợi trên người bệnh, thu lợi bất chính trong hoạt động, ảnh hưởng đến lợi ích của người dân, của Nhà nước.
Hoàn thiện pháp luật về bệnh viện tư nhân xây dựng trên cơ sở tổ chức, bộ máy hoạt động, phương thức hoạt động, đội ngũ cán bộ trong tình hình phát triển của đất nước, đảm bảo tính hội nhập quốc tế, đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao hiệu quả chăm sóc sức nhân dân.
Pháp luật bệnh viện tư nhân phải tạo ra được cơ chế thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo được sự quan tâm và rót vốn của các nhà đầu tư, xây dựng bệnh viện thông qua hình thức đầu tư trực tiếp hoặc góp vốn, M&A. Y tế là lĩnh vực giàu tiềm năng đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư bệnh viện cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh tuy nhiên cũng tồn tại nhiều rủi ro do hoạt động trong lĩnh vực này không thể chỉ kể mỗi yếu tố lợi nhuận mà còn phải quan tâm đến vấn đề đạo đức, tính mạng con người. Hơn nữa đầu tư trong lĩnh vực này cần đến nguồn nhân lực, vật lực rất lớn do vậy nếu thu hút được đầu tư sẽ kiến tạo một môi trường y tế văn minh, hiện đại, tiên tiến hướng đến việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng ngày một tốt hơn. Các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư cần thể hiện tối ưu hóa đầu tư, tối đa hóa hiệu quả và phân bố rủi ro hợp lý để các nhà đầu tư yên tâm rót vốn xây dựng bệnh viện, để bệnh viện tư nhân trở thành điểm thu hút đầu tư y tế hấp dẫn. Bên cạnh đó, pháp luật bệnh viện tư nhân cũng phải theo tinh thần, chủ trương cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục trong quá trình thành lập và hoạt động bệnh viện.
Cuối cùng hoàn thiện pháp luật phải thể hiện vai trò quản lý của Nhà nước. Vai trò quản lý nhà nước thể hiện trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động bệnh viện tư nhân. Pháp luật bệnh viện tư vừa đảm bảo yêu cầu việc thành lập và hoạt động bệnh viện tư diễn ra dễ dàng, thuận tiện, hạn chế rào cản cho chủ đầu tư, tạo điều kiện tối đa cho sự phát triển bệnh viện vừa đảm bảo sự chặt chẽ trong công tác quản lý của Nhà nước.
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật
Để tạo điều kiện cho các bệnh viện tư phát triển về năng lực chuyên môn cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu KCB của người dân cũng như tạo ra một môi trường thuận lợi thu hút các nguồn đầu tư vào bệnh viện tư nhân và cụ thể hóa chính sách ưu đãi về đào tạo nhân lực, thuế, đất đai, cơ chế tài chính
của Nhà nước cần hoàn thiện các quy định pháp liên quan đến bệnh viện tư theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng.
Thứ nhất hoàn thiện pháp luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân trên cơ sở xây dựng một khung pháp luật thống nhất, đầy đủ, đồng bộ. Hiện chưa có pháp luật bệnh viện tư, hoạt động của bệnh viện tư được thi hành theo các quy định tại Luật KCB, Luật BHYT đối với các cơ sở y tế ngoài công lập, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp, và các văn bản dưới luật. Do vậy cần có cơ sở pháp lý cụ thể để hạn chế tình trạng các văn bản hướng dẫn quy định chồng chéo gây khó khăn cho việc thực hiện của bệnh viện tư nhân.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật KCB để nâng cao hiệu quả dịch vụ KCB và tạo sự cạnh tranh công bằng giữa khối y tế tư nhân và khối y tế công. Luật KCB 2009 đã đi vào thi hành hơn 10 năm, là văn bản pháp lý cao nhất quy định các tiêu chuẩn, điều kiện, quyền và nghĩa vụ cũng như các vấn đề liên quan đến người hành nghề y, các cơ sở KCB, người bệnh và công tác quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực y tế. Luật KCB quy định về điều kiện hoạt động của các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập, do vậy cần có các quy định cụ thể về hoạt động bệnh viện tư nhân liên quan đến chính sách BHYT, chuyển tuyến BHYT, thông tuyến BHYT đối với bệnh viện tư nhân phân tuyến tỉnh, điều chỉnh quy định về thời hạn cấp chứng chỉ hành nghề, điều chỉnh cấp giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh đối với bệnh viện tư nhân theo hướng cắt giảm thủ tục.
Kiến nghị sửa đổi thông tư 39/2018/TT-BYT, sửa đổi quy định, về thanh toán chi phí dịch vụ phẫu thuật, thủ thuật sử dụng phương pháp gây tê, gây mê, đảm bảo thống nhất giữa Bộ Y tế và BHXH. Bổ sung quy định giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các bệnh viện tư trong hoạt động KCB BHYT. Nghiên cứu kĩ tình hình thực tiễn hoạt động KCB của các bệnh viện
tư nhân trước khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, hạn chế sự thay đổi liên tục các quy định pháp luật trong thời gian ngắn để các bệnh viện tư nhân nắm bắt kịp thời và thực hiện đúng pháp luật. Phải có quy định pháp luật trong trường hợp treo, tạm thời không thanh toán hoặc xuất toán chi phí dịch vụ KCB BHYT cho bệnh viện tư nhân thể hiện sự thống nhất hướng dẫn giữa Bộ Y tế và BHXH Việt Nam.
Bổ sung quy định về chủ đầu tư, bệnh viện tư nhân được phép thành lập theo loại hình doanh nghiệp nào để phù hợp với tính chất hoạt động và môi trường kinh doanh hiện nay, là cơ sở để các nhà đầu tư nghiên cứu trước khi thành lập bệnh viện. Nên quy định cụ thể loại hình tổ chức doanh nghiệp thành lập bệnh viện bao gồm công ty cổ phần, công ty TNHH.
Sửa đổi các quy định về trình tự thành lập bệnh viện tư nhân, hướng tới cắt giảm giấy phép con nhằm thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, thuận tiện, tiết kiệm thời gian chi phí cho doanh nghiệp.
Bổ sung các quy định về mua bán doanh nghiệp, nguyên tắc, phương pháp định giá doanh nghiệp trong mua bán, quy định cụ thể hơn về quyền và nghĩa vụ các bên trong và sau khi mua bán để hạn chế rủi ro, tranh chấp phát sinh khi thực hiện M&A. Cũng cần có những quy định kiểm soát hoạt động M&A, giám sát, sàng lọc vốn qua M&A. Việc kiểm soát hoạt động M&A bệnh viện, đặc biệt là các thương vụ có yếu tố nước ngoài không những cần phải đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật cạnh tranh, đầu tư, chứng khoán,… mà còn phải tính đến việc cân bằng lợi ích của doanh nghiệp, nhà đầu tư và đặc biệt lợi ích cộng đồng và vấn đề an ninh kinh tế, an ninh quốc gia.
Cũng cần có các quy định cụ thể đối với bệnh viện tư nhân trong việc góp vốn, chuyển nhượng vốn, tổ chức lại vì những đặc điểm riêng biệt của bệnh viện tư nhân khiến cho bệnh viện tư khác với các chủ thể kinh doanh