Tiếp cận và phân tích động thái giá cả - lạm phát của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới bằng một số mô hình toán kinh tế - 6


Trong phần này, Luận án trình bày một số mô hình lạm phát theo tiếp cận trường phái cơ cấu. Trước hết luận án giới thiệu mô hình Scandinavian của lạm phát [47, tr. 153].

Balassa (1964) đã đưa ra một mô hình lạm phát cơ cấu của nền kinh tế mở với giả định nền kinh tế bao gồm hai nhóm: nhóm thứ nhất ký hiệu là E, là nhóm kinh doanh tạo ra các hàng hóa thương mại; nhóm thứ hai ký hiệu S, là nhóm kinh doanh sản xuất hàng hóa không thương mại. Các nghiên cứu về mô hình Scandinavian như của Aukrust (1977) và đội ngũ Edgren, Faxén, Odhner (EFO) (1973)... đã xây dựng mô hình lạm phát cho nền kinh tế mở và nhỏ (Hình 1.4), trong đó các tác giả đã kết nối các nguyên lý cơ bản của mô hình cơ cấu với giả thiết đất nước có nền kinh tế nhỏ và mở [47, tr. 162].

Mô hình Scandinavian giải thích 3 tỷ lệ lạm phát E, S (tương ứng là lạm phát của khu vực E, khu vực S và lạm phát trong nước) cũng như sự tăng lên của tiền lương wS, wE thông qua các biến ngoại sinh. Các biến ngoại sinh gồm lạm phát nước ngoài w, năng suất lao động của khu vực E và S (ký hiệu E S). Với giả thiết tỷ giá hối đoái không đổi, mô hình Aukrust-EFO được mô phỏng như sau:

- Tác động trực tiếp của lạm phát quốc tế:


E = w (1.19)

- Tỷ lệ tăng lương của khu vực E và quan hệ thông tin lương giữa hai khu vực E và S được mo tả bởi (1.20.1) - (1.20.2):

wE = E + E (1.20.1)

wE = wS (1.20.2)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

- Thiết lập giá ở khu vực S: S = wS - S (1.21)


Tiếp cận và phân tích động thái giá cả - lạm phát của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới bằng một số mô hình toán kinh tế - 6

- Định nghĩa tỷ lệ lạm phát trong nước:

= E E + S S, với E + S = 1 (1.22) Trọng số E, S là thị phần chi tiêu hàng hóa tương ứng của hai khu vực.

Các tác giả mô hình Scandinavian giả thiết là các thị phần này cố định. Từ các phương trình trên ta có:

= w + S (E - S) (1.23)

Các biến ở vế phải (1.23) là ngoại sinh. Vậy tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế nhỏ và mở được xác định bởi tỷ lệ lạm phát thế giới và độ lệch giữa năng suất lao động của hai khu vực kinh tế.

Ngay từ những năm 1950, khi nghiên cứu lạm phát trong các nước phát triển, các nhà kinh tế thuộc trường phái cơ cấu đã cho rằng nguyên nhân gây lạm phát cơ cấu là sự không co giãn của cung và tính cứng nhắc của cơ cấu giữa các khu vực của nền kinh tế (Torado, 1989). Các nhà kinh tế cho rằng lý thuyết lạm phát cơ cấu được dựa trên ba yếu tố căn bản [11, tr.10]: (1) Giá tương đối thay đổi khi cơ cấu kinh tế thay đổi, (2) Sự kém linh hoạt của giá cả và tiền tệ, (3) Cung tiền thụ động để cân bằng lượng cầu dư trong thị trường hàng hóa và dịch vụ.

Lý thuyết lạm phát cơ cấu nhấn mạnh quan hệ giữa giá tương đối và cơ cấu kinh tế. Olivera (1977) phát biểu rằng "tồn tại mối quan hệ 1-1 giữa giá tương đối và cơ cấu kinh tế" vì vậy mỗi cơ cấu kinh tế lại có một vectơ giá tương đối duy nhất. Các nhà kinh tế cho rằng lạm phát là không thể tránh khỏi trong một nền kinh tế đang cố gắng tăng trưởng nhanh nhưng phải đối mặt với nút thắt cổ chai về cơ cấu. Những nút thắt cổ chai cơ bản như (1) cung lương thực không co giãn (mất cân đối giữa cung cầu lương thực, thực phẩm), (2) hạn chế về ngoại tệ do nhập khẩu nhiều hơn xuất


khẩu, (3) hạn chế về ngân sách của Chính phủ. Nút thắt về cung ứng lương thực xuất hiện do có sự khác nhau giữa tốc độ chuyển dịch trong công nghiệp và nông nghiệp. Khu vực công nghiệp và thành thị hiện đại tương đối khác biệt so với khu vực nông nghiệp truyền thống và lạc hậu. Những mối liên kết thị trường giữa hai khu vực này được phát triển không đồng đều; do đó, dường như có những tính cứng nhắc về phía cung theo nghĩa là cầu về lương thực của thành thị tăng lên không tương thích với sự gia tăng cung ứng của nông nghiệp. Sự hạn chế về ngoại tệ phản ánh sự hạn chế nguồn hàng nhập khẩu do những khó khăn về cán cân thanh toán của một quốc gia. Quá trình công nghiệp hoá cũng như sự gia tăng nhu cầu do tăng trưởng dân số và đời sống được cải thiện được coi là các nhân tố mang tính cơ cấu gây ra sự tăng trưởng nhu cầu về hàng nhập khẩu trong khi tốc độ tăng cung hàng nhập khẩu bị ràng buộc bởi nguồn ngoại tệ có hạn. Kết quả là sự dư cầu kinh niên về hàng nhập khẩu và giá cả của chúng liên tục tăng lên. Giá cả hàng nhập khẩu tăng được xem là một nhân tố dẫn đến lạm phát trong mức giá chung. Sự hạn chế về ngân sách của Chính phủ đóng góp vào lạm phát thông qua làm tăng cung tiền. Khác với các nước phát triển, Chính phủ ở các nước đang phát triển thường can thiệp mạnh hơn vào các hoạt động kinh tế do khu vực tư nhân yếu kém. Chính phủ thường đóng vai trò chủ đạo không chỉ trong việc cung cấp các dịch vụ truyền thống như giáo dục, y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội mà cả trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến các khoản chi tiêu lớn trong ngân sách. Trong khi đó, phần lớn các nước đang phát triển đều phải đối phó với những khó khăn trong việc mở rộng nguồn thu từ thuế do thu nhập thấp. Đồng thời, họ cũng có ít cơ hội để tài trợ cho thâm hụt ngân sách bằng nguồn vay trên thị trường vốn trong nước vì thị trường này thường chưa phát triển. Do vậy, Chính phủ các nước này thường phải dựa vào


nguồn tiền do ngân hàng trung ương phát hành. Lượng tiền phát hành quá lớn tất yếu sẽ dẫn đến lạm phát.

Do đó mô hình kinh tế lượng phân tích lạm phát theo lý thuyết lạm phát cơ cấu có thể được phân tích qua mô hình:

= 1 + 2

d + 3 log(GDP) + 4 log(E) + U (1.24)

GDP


trong đó: d là mức thâm hụt NSNN, E là tỷ giá hối đoái, là tỷ lệ lạm phát, U là biến ngẫu nhiên đại diện cho các yếu tố tác động ngoài mô hình.

1.2.2. Mô hình kinh tế lượng phân tích động thái giá cả - lạm phát

1.2.2.1. Một số mô hình chuỗi thời gian đơn biến phân tích động thái giá cả - lạm phát

Mô hình đơn biến phân tích giá cả - lạm phát có ưu điểm là chỉ dựa vào các giá trị quan sát trong quá khứ để đánh giá tương lai và cần ít số liệu. Chuỗi CPI có tính mùa vụ cao nên mô hình ARIMA mùa vụ là một mô hình phù hợp dùng để dự báo lạm phát ngắn hạn ở nước ta. Ngoài ra, một hướng mới sử dụng mô hình đơn biến để phân tích giá cả được sử dụng trên thế giới là mô hình phân tích lạm phát theo tiếp cận giải tích ngẫu nhiên ([39], [40], [62]). Trong mục này, Luận án giới thiệu hai mô hình chuỗi thời gian đơn biến phân tích lạm phát - giá cả là mô hình ARIMA mùa vụ và mô hình phục hồi trung bình theo tiếp cận giải tích ngẫu nhiên.

Mô hình ARIMA mùa vụ

Mô hình ARIMA mùa vụ được ký hiệu là SARIMA. Mô hình ARIMA mùa vụ được xây dựng tương tự như mô hình ARIMA, cụ thể:

Cho chuỗi thời gian Yt. Quá trình tự hồi quy theo mùa vụ với bậc mùa vụ là s, bậc tự hồi quy mùa là P (ký hiệu SAR(P)) có dạng (1.25):

Yt = 0 + 1 Yt-s + 2 Yt-2s + ... + P Yt-Ps + ut (1.25)


trong đó ut là nhiễu trắng. Điều kiện để SAR(P) dừng là -1 < i < 1, i = 1, P .

Quá trình trung bình trượt theo mùa bậc Q (ký hiệu SMA(Q)) của chuỗi Yt có dạng (1.26):

Yt = ut + 1 ut-s + ... + Q ut-Qs (1.26) trong đó ut là nhiễu trắng. Điều kiện để SMA(Q) dừng là -1 < i < 1, i = 1, Q .

Quá trình trung bình trượt bậc P, tự hồi quy bậc Q theo mùa (ký hiệu SARIMA(P, Q)) có thể biểu diễn dưới dạng (1.27):

Yt = 0 + 1 Yt-s + 2 Yt-2s + ... + P Yt-Ps + 1 ut-s + ... + Q ut-Qs (1.27) Nếu chuỗi Yt không dừng thì có thể lấy sai phân theo mùa như sau:

Sai phân mùa bậc 1: s = Yt - Yt-s

Sai phân mùa bậc 2: 2s = (Yt - Yt-s) - (Yt-s - Yt-2s) = Yt - 2 Yt-s + Yt-2s

...


Sai phân mùa bậc D: Ds = (1-Ls)D Yt

Nếu áp dụng chuỗi SARIMA(P, Q) cho chuỗi sai phân mùa bậc D của chuỗi Yt thì ta có chuỗi SARIMA(P, D, Q).

Một chuỗi Yt là chuỗi tự hồi quy thường bậc p, trung bình trượt thường bậc q gọi là quá trình ARMA(p, q). Nếu áp dụng chuỗi ARMA(p, q) cho chuỗi dừng sai phân thường bậc d thì Yt được gọi là quá trình ARIMA(p, d, q). Nếu áp dụng chuỗi ARIMA(p, d, q) cho chuỗi SARIMA(P, D, Q) thì ta được mô hình ARIMA mùa vụ, ký hiệu là SARIMA(p,d,q)(P, D, Q)s được viết dưới dạng (1.28):

p(L) P(Ls) (1-L)d (1-Ls)D Yt = q(L) Q(Ls) ut (1.28)


trong đó

+ P(Ls), Q(Ls) lần lượt là đa thức tự hồi quy theo mùa bậc P và trung bình trượt theo mùa bậc Q.

+ p(L), q(L) lần lượt là đa thức tự hồi quy thường bậc p và trung bình trượt thường bậc q.

+ ut là nhiễu trắng.

+ D là bậc của sai phân mùa vụ, d là bậc của sai phân thường.


Các điều kiện dừng và khả nghịch của chuỗi ARIMA thường cũng được ứng dụng cho mô hình ARIMA theo mùa vụ.

Mô hình phục hồi trung bình

Giải tích ngẫu nhiên (bao gồm phương trình vi phân ngẫu nhiên và tính toán ngẫu nhiên) do Giáo sư Itô đề xuất và phát triển được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực ứng dụng thực tế như kỹ thuật (lọc, ổn định và điều khiển hệ thống khi có tiếng ồn, ...), vật lý (lý thuyết chuyển động hỗn loạn và lý thuyết trường bảo giác ...), sinh vật (động lực học dân số ...), kinh tế và tài chính (định giá quyền lựa chọn chứng khoán, khảo sát động thái giá, ...). Trong mục này, luận án sẽ giới thiệu một ứng dụng của giải tích ngẫu nhiên là mô hình phục hồi trung bình để khảo sát động thái giá.

Cho P(t) là giá (hàng hóa, tài sản, chỉ số …) tại thời điểm t. Giả sử (giả thiết lí tưởng) thị trường luôn ổn định, không có những biến động khách quan, khi đó người ta chứng minh được giá P(t) thỏa mãn phương trình vi phân thường:


dP(t) ( ln P(t) ) dt


với gọi là tốc độ phục hồi, gọi là giá trị trung bình.

(1.29)


(1.29) là phương trình vi phân cấp 1 mô tả tác động của quy luật cung cầu đối với sự vận động của tổng thể các thị trường thông qua sự vận động của mặt bằng giá cả. Tuy nhiên, trong thực tế, thị trường bao giờ cũng chịu những biến động khó lường (do những nhân tố khách quan chi phối như mất mùa, dịch cúm gà, tình hình chính trị, ...) nên phương trình (1.29) cần được bổ sung thêm thành phần ngẫu nhiên dw. Do đó quá trình giá cả mà trong dài hạn có xu hướng vận động ngẫu nhiên về mức cân bằng có thể mô hình hóa bằng quá trình ngẫu nhiên phục hồi trung bình, với phương trình vi phân ngẫu nhiên (1.30):


trong đó:

dP(t) = [-lnP(t)] P(t) dt+ P(t) dw (1.30)


dw: số gia Wiener; : tốc độ phục hồi, : giá trị trung bình, : độ dao động của quá trình.

Để thuận tiện cho việc chuyển dạng (1.30) thành mô hình kinh tế lượng nhằm kiểm định mô hình cũng như ước lượng các tham số, ta thực hiện biến đổi x(t) = lnP(t) và giải (1.30), được kết quả (1.31).


0

t

x(t) m[1 e(tt0 ) ] x(t ) e(tt0 ) et e u dw(u)

t0


(1.31)


Cho t0=t-1, khi này dạng sai phân của (1.31) là:


x(t) = x(t) - x(t-1) = m(1-e-) + (e-- 1) x(t-1) + e (t0 1)

t0 1

eu dW (u)

t0


(1.32)


được viết gọn lại như sau:


xt = m(1-e-) + (e-- 1) xt + t (1.33)



với t = e (t0 1)


t0 1

eu dW (u) có kỳ vọng bằng 0 và phương sai không đổi (Các

t0

chứng minh chi tiết được trình bày ở phụ lục 1).


Đặt

a m[1 e ];

b e

1 ; Phương trình (1.33) trở thành (1.34):


xt

a bxt 1 t

với giả thiết t là nhiễu trắng (1.34)


tức là xt là quá trình AR(1). Từ mô hình (1.34) có thể cho ước lượng các tham số a, b.

Từ các ước lượng của a và b, các tham số của mô hình (1.34) có thể tính toán được qua công thức (1.35) (xem chứng minh ở phụ lục 1).

m a;

2 ln(1 b)

(1 b)2 1

b

ln(1 b) ;


H

ln 2 ln(1 b)


(1.35)

; m

1 2 ;

2

P* e


trong đó: P* là mức giá cân bằng dài hạn

là tốc độ phục hồi về mức cân bằng dài hạn

H (half-life) là chỉ tiêu biểu thị khoảng thời gian cần thiết để loga mức giá hiện thời lnP(t) dao động về mức giá nằm giữa lnP(t) và mức giá cân bằng lnP*, là mức độ biến động giá.

1.2.2.2. Một số mô hình chuỗi thời gian đa biến phân tích động thái giá cả - lạm phát

Vận dụng mô hình chuỗi thời gian đơn biến phân tích động thái giá cả - lạm phát thường không bao quát được các thông tin về sự ảnh hưởng từ các yếu tố tác động khác. Mô hình chuỗi thời gian đa biến sẽ giải quyết được vấn đề này. Để xây dựng các mô hình chuỗi thời gian đa biến phân tích lạm phát - giá cả, cần phải dựa vào các cơ sở lý thuyết kinh tế như được trình bày trong

Ngày đăng: 20/11/2022