Với quan niệm đó, trong "dàn hợp xướng" của các nhà thơ Cách mạng, Chế Lan Viên có một giọng thơ riêng không thể lẫn với một ai. Ông đã đứng trên nỗi niềm riêng của mình mà ngợi ca đất nước, vì thế thơ ông thành thật, lay động, thấm thía lòng người.
Như ta đã nói, Chế Lan Viên vốn yêu những gì đẹp đẽ siêu phàm. Thơ cũng là một trong những lĩnh vực mà Chế Lan Viên yêu hết mình vì vẻ đẹp cao quý của thơ :
Trái đất rộng thêm ra một phần bởi các trang thơ Bởi diện tích tâm hồn các nhà thi sĩ
Họ chỉ trồng một hàng dương đã mở lối cho ta về bể
( Sổ tay thơ)
So với cuộc đời không ngừng, không nghỉ thì cái mà thơ níu giữ lại thật là ít ỏi. Thế nhưng điều này dường như không đúng lắm với Chế Lan Viên. Trong hơn một nghìn bài thơ của đời mình, Chế Lan Viên đã làm rộng thêm tâm hồn người đọc rất nhiều. Có lúc cảm hứng của Chế Lan Viên về sức mạnh của thơ lại giống như phát triển một quy luật:
Thơ đong từng ngao những lát bể Là cái cân nhỏ xíu lại cân đời
(Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ ...)
Có thể bạn quan tâm!
- Giọng Điệu Thơ Trữ Tình Sử Thi Của Chế Lan Viên
- Giọng điệu thơ Chế Lan Viên - 6
- Giọng điệu thơ Chế Lan Viên - 7
- Giọng Điệu Thơ Trữ Tình Thế Sự Của Chế Lan Viên
- Giọng điệu thơ Chế Lan Viên - 10
- Giọng điệu thơ Chế Lan Viên - 11
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Trong những bài thơ lý luận về thơ của Chế Lan Viên, cảm hứng vươn đến những vấn đề xã hội - triết học. Giọng thơ ung dung tự tại vì nó là kết quả của một quá trình chiêm nghiệm, trăn trở, nghĩ suy. Phạm Hổ có nhận xét :(1) "Thơ Chế Lan Viên có nhiều giọng, lúc như có lửa bốc lên rừng rực, lúc như dòng nước mát chảy êm, những chất Chế Lan Viên chỉ là một".
"Chất Chế Lan Viên" ở đây là nói chất trữ tình triết học - gam giọng chính của Chế Lan Viên, trong đó yếu tố trí tuệ khi kết hợp hài hòa với cảm xúc đã để lại nhiều tứ thơ đặc sắc.
Tất nhiên thơ Chế Lan Viên cũng không tránh khỏi những nhược điểm : cảm hứng thường xuất phát từ cái khái quát hơn là từ những cảnh, tình, từ những con người cụ thể, xác định. Nó dễ rơi vào khái niệm chung chung. Ở những bài thơ chống Mỹ dài hơi sức nhất, cái cảm hứng cụ thể độc đáo, cái diện mạo riêng của từng bài chưa thực rò. Chế Lan Viên có viết:
Máu thấm vào lòng đất đã sâu
(1) Phạm Hổ - "Con đường và tầm vóc thơ Chế Lan Viên" - in trong sách Người làm vườn vĩnh cửu - Sách đã dẫn.
Sao trên giấy lòng anh suy nghĩ cạn
Nhưng ở đây không phải là Chế Lan Viên suy nghĩ cạn, mà là cảm hứng không theo kịp suy nghĩ. Ví dụ ở bài "Con hỏi cha", Chế Lan Viên có tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ nhưng không có cái cảm hứng xót xa, xé ruột xé lòng, sự căm hờn, phẫn nộ của quần chúng. Câu kết thúc bài quá nhẹ nhàng :
Đừng có hỏi , con ơi, đừng có hỏi
Để ngày mai cha ra trận cho con
"Để ngày mai" chỉ là một lời hứa nhẹ nhàng. Câu kết không để lại ấn tượng sâu sắc, không gây được cảm hứng căm hờn. Chế Lan Viên đã không thét lên ở nơi cần phải thét.
Mặc dù có những hạn chế như vậy nhưng ta thấy trên con đường vươn lên cho đến tầm cao thời đại "vóc nhà thơ ngang tầm chiến lũy", con đường vươn lên ấy đâu phải trải bằng gấm vóc. Tiếng hát tâm hồn của Chế Lan Viên đã đạt đến sự chân thực trần trụi của tâm hồn, phải tự giải quyết mọi vấn đề tâm hồn mình cùng với những vấn đề của xã hội. Nếu không giải quyết được, tiếng hát sẽ không trong sáng vút cao. Cuộc phấn đấu trong tâm hồn nhà thơ để giải quyết "niềm riêng tôi" là một cuộc phấn đấu cam go đầy chân thành. Mỗi lần giải quyết được vấn đề tâm hồn, Chế Lan Viên lại đạt đến một trình độ cao hơn, chống lại tật bệnh, chống lại những đau đớn riêng tư, những vật vã của trí tuệ. Chế Lan Viên đã luôn tự đối mặt với tâm hồn mình và nhà thơ đã thắng, thắng cái trận tuyến gay go "trận tuyến màu trắng của tâm hồn". Nhạc điệu tâm hồn của Chế Lan Viên càng ngày càng rung lên những nốt đằm thắm, chân thành và đạt đến đích sảng khoái, hào hùng trong thơ trữ tình sử thi.
2.3. Nhân vật trữ tình:
Nhân vật trữ tình trong thơ Chế Lan Viên chính là nhà thơ, là cái "tôi" trữ tình. Đó là cái tôi trong tư cách công dân, tư cách chiến sĩ. Cho nên "cái tôi" đó nhiều khi nó thống nhất với cái "ta" trữ tình, cái "ta" Tổ quốc, "ta" nhân dân, "ta" Cách mạng.
Nhưng vì Chế Lan Viên là một nhà thơ có cá tính sáng tạo độc đáo nên cái "tôi" trữ tình của Chế Lan Viên có một số phận riêng. Đó là vì ông đã "ca chung chế độ trên niềm riêng tôi". Quả thật, ông đã phải phấn đấu hết sức để tự vượt lên nỗi đau của số phận mình, của cái tôi bé nhỏ riêng tư để đến với niềm vui chung của nhân dân, của đất nước.
Cái "tôi" trữ tình sử thi của Chế Lan Viên luôn có điểm tựa là Tổ quốc trong mỗi bước đi lên. Chính từ lòng yêu Tổ quốc mà Chế Lan Viên có giọng thơ tha thiết đặc biệt về tất cả mọi đề tài : về sự hồi sinh, về mối quan hệ giữa cái cũ và cái mới, giữa hạnh phúc và đau khổ.
Giọng tha thiết ấy gắn với sự chân thành : chân thành với Đời, với Đảng và với chính tâm hồn mình.
Lấy Tổ quốc làm điểm tựa, Chế Lan Viên nhìn ra thế giới để phân biệt bạn thù, chĩa mũi nhọn căm thù vào bọn cướp nước và bán nước.
Xích Xơn, mày không còn nhiên liệu nào khác ư mà phải đốt những giường trẻ sơ sinh, gót đỏ thiên thần, tay non chới với
Mày không còn con sông nào ngắm ư, mà phải dùng đến máu người Tiếng máu lang thang đi giữa đất trời
Dấu nghìn thi sĩ thiền không dỗ nổi
(Thời sự hè 72 - Bình luận)
Từ điểm tựa là Tổ quốc, Chế Lan Viên nhìn vào cuộc đời riêng mỗi người, phân tích tâm hồn, suy nghĩ về bản thân. Thế mạnh của cái "tôi" trữ tình trong thơ Chế Lan Viên là tầm nhìn bao quát và sức suy nghĩ sâu sắc có gốc rễ là những tình cảm lớn, thiết tha, đậm đà, dào dạt. Cái "tôi" trữ tình Chế Lan Viên đã luôn vận động vươn lên hòa vào "cánh đồng vui" của nhân dân, gần gũi với nhân dân, với cuộc sống.
"Ta là ai ?" như ngọn gió vô hình Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt "Ta vì ai" khẽ xoay chiều ngọn bấc
Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh
(Hai câu hỏi)
Cái "tôi" trữ tình của Chế Lan Viên sở dĩ có được quan điểm rất chắc, rất khoe khoắn đó vì sau bao trở trăn, ông đã làm chủ được ngòi bút, vận mệnh của cá nhân nhà thơ đã biết gắn với vận mệnh đất nước và tìm được thế đứng mới cho người nghệ sĩ rất kiêu hùng :
Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy
Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi
(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng ?)
Xác định được chỗ đứng, được hướng đi đúng đắn cho đời thơ của mình, nhưng, không phải con đường thơ của ông rải đầy hoa hồng. Vượt qua bao khó khăn trăn trở và đấu tranh trong tâm hồn, vượt qua bao "trận gió mưa" trong tư tưởng, trong cuộc đời, Chế Lan Viên
mới đến được với "lúa vàng đất mật", mới thấm được vị ngọt của phù sa, mới hiểu lẽ được mất của cuộc sống:
Xưa phù du mà nay đã phù sa Xưa bay đi mà nay không trôi mất Cho đến được ... lúa vàng đất mật
Phải trên lòng bao trận gió mưa qua
(Nay đã phù sa)
Còn có nhà thơ nào thành thật hơn ? Mà có lẽ cũng vì số phận cá nhân trải qua nhiều "trận gió mưa" như vậy nên tiếng hát tâm hồn. Chế Lan Viên nó đặc biệt hơn. Nó không thanh thản nhẹ nhàng say đắm như Tố Hữu, nó cũng không ồn ào mãnh liệt như Xuân Diệu, không thiết tha cháy bỏng như Xuân Quỳnh. Điệu "tâm hồn" của cái "tôi" trữ tình Chế Lan Viên đầy suy tư, chiêm nghiệm, triết lý, ưu tư, sâu lắng, chân thành.
Xác định được chỗ đứng của nhà thơ là đứng trong lòng cuộc sống, cái "tôi" trữ tình của Chế Lan Viên đã hoạt động tích cực bằng chính tấm lòng mình, tâm hồn mình:
Ở đâu chưa đi thì lòng sẽ đến
Lúc trở về lòng ngậm những cành thơ
(Qua Hạ Long)
Phá bỏ được "tháp ngà" của cái tôi cá nhân nhỏ hẹp, Chế Lan Viên đã mở lòng mình ra bốn phương tám hướng của cuộc đời và mở cả ở chiều sâu thăm thẳm của tâm hồn để "xe vào cái đa sắc của cuộc đời" cho thơ mình chói lọi.
Cái sức mạnh đã giúp cho cái "tôi" trữ tình Chế Lan Viên đạt đến những tầm cao là sức mạnh tư tưởng của Đảng và Bác Hồ. Đảng và Bác đã mang lại cuộc sống mới cho dân tộc và tư duy mới: cho hồn thơ Chế Lan Viên, mang lại dũng khí cho người công dân - chiến sĩ Chế Lan Viên "có thể nhảy vào đồn mà không sợ lửa" (Người thay đổi đời tôi -Người thay đổi thơ tôi). Nhà thơ đã biết mang thơ "đấu tranh cho chân lý" và thơ của ông thực sự đã làm tròn nhiệm vụ của mình.
Cái "tôi" trữ tình Chế Lan Viên luôn trở trăn suy nghĩ để tìm đáp án đúng nhất, câu trả lời đúng nhất cho mọi vấn đề đang ám ảnh nhà thơ. Bởi vì cuộc sống phong phú, đa dạng và biến chuyển không ngừng. Cái "tôi" trữ tình tâm niệm phải có cái nhìn nhiều chiều và tỉnh táo
:
Phát giác sự việc ở cái bề chưa thấy
Ở cái bề sâu, ở cái bề sau, ở cái bề xa.
(Thời sự hè 72 - Bình luận)
Chính nhờ cái nhìn đa diện, nhiều chiều đó, người đọc đã hiểu sâu xa cuộc sống ở nhiều mặt, nhiều phía đối lập. Người đọc hiểu được sức nặng của thơ, hiểu thơ đã mở rộng tâm hồn người đến cỡ nào. Và thơ của Chế Lan Viên đã thực sự có ích, thực sự trả lời những vấn đề của cuộc sống và tìm được vị trí vững chãi trong lòng người đọc.
Những suy nghĩ của cái "tôi" trữ tình Chế Lan Viên đã làm nổi bật tính chất hào hùng kỳ vĩ của bộ mặt tinh thần thời đại của cả một dân tộc đã giải thích được sức mạnh của dân tộc ta trong những ngày chống Mỹ và hướng con người về phía cao cả, phía của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Ông đã chỉ cho hàng triệu con người biết con đường phải theo và làm sáng tỏ triển vọng tương lai.
Một điểm chung rất dễ nhận thấy trong thơ ca thời kỳ này là cái chung, cái ta suốt ba chục năm cách mạng có phần lấn át cái riêng, cái "tôi". Đó là do cuộc sống, do thời đại đòi hỏi theo cái lý của lịch sử. Trong cuộc chiến tranh khốc liệt, mọi người đã phải quên mình vì nghĩa lớn, vì quyền sống chung của cả dân tộc. Chế Lan Viên cũng vậy, và thơ của ông cũng đã thể hiện điều đó. Do đó, sau này ông có viết:
Thơ chỉ sống một phần cho mình Còn ba phần cho nhiệm vụ
Nghĩ mà thương.
hận.
(Sử)
Ông chỉ thương cho thơ phải sống hết mình vì nhiệm vụ chứ ông không trách và oán
2.4. Những nghệ thuật đặc sắc:
Hình ảnh thơ chính là máu thịt của hình tượng, của ý, của tứ thơ. Hình ảnh thơ góp phần tạo cho ý tưởng trở nên cụ thể, sinh động, sâu sắc và tràn đầy sức sống.
Mỗi nhà thơ có một thế giới hình ảnh riêng phù hợp với cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ để nhằm diễn đạt tư tưởng, tình cảm của mình. Tùy tài hoa cá nhân mà thế giới hình ảnh ấy có những vẻ đẹp độc đáo khác nhau.
Ở Chế Lan Viên, sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ thông minh sắc sảo đã tạo nên vẻ đẹp phong phú đa dạng của hình ảnh thơ. Chế Lan Viên biết cách "lạ hóa" các sự vật hiện tượng quen thuộc, hình ảnh nghệ thuật gây được ấn tượng và gợi nên sự suy nghĩ sâu sắc.
Hình ảnh thơ của ông là kết quả của một quá trình "dùi mài kinh sử", học trong kho tàng văn học của dân tộc, của thế giới những hình ảnh có tính chất văn hóa sâu xa kết hợp với óc suy tưởng triết học của ông, tạo nên những hình ảnh có sức ám ảnh lớn. Ông nói: "Những kiến thức khoa học giúp cho tôi hiểu được câu nói của nhà triết học Nga "đá và lá cùng một
chất", yêu câu thơ Pháp : "Đá và hoa là hai chặng của một tư duy" và đặt tên tập thơ của mình là "Hoa trên đá": Làm thơ với trái tim không đủ, phải có văn hóa nữa(1)
Bản thân hình ảnh "Hoa trên đa" có sức ám ảnh lớn, nó là hình ảnh của tư tưởng chứ không phải là hình ảnh trực quan sinh động. Nó là hình ảnh ẩn dụ được chắt lọc sau một quá trình liên tưởng dài trong thời gian, xa trong không gian mà thành. Vì vậy nó gây ấn tượng, có sức ám ảnh, là hình ảnh mà nhà thơ phải gửi vào trong đó một nỗi niềm suy tưởng, một chân lý phổ quát. Cho nên, người ta nói hình ảnh thơ của Chế Lan Viên. có tính chất đặc thù, rất riêng của Chế Lan Viên cả về tình cảm, cả về trí tuệ.
Hình ảnh mà Chế Lan Viên sử dụng thường rất đẹp, nó đẹp vì cái tình của nhà thơ gửi vào trong sự vật, nó đẹp vì ý nghĩa biểu tượng của nó mới, lạ và sâu sắc. Có khi nhà thơ sử dụng loại hình ảnh vừa có ý nghĩa tự thân vừa có ý nghĩa ẩn dụ, vừa có tính chất hiện thực, vừa có tính chất mở rộng :
Đêm mơ nước ngày thấy hình của nước
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc Chẳng yên lòng khi ngắm một cành hoa.
(Người đi tìm hình của nước )
Có khi Chế Lan Viên dùng toàn hình ảnh tượng trưng (không có ý nghĩa tự thân mà nó tồn tại trong ý nghĩa ẩn dụ, ý nghĩa khái quát)
Hãy đến xứ này từ phía vầng trăng
Phía ngọn suối đến với người khát uống Phía hạt giống đến tay người làm ruộng
(1) Chế Lan Viên - "Bước đầu của tôi" trong tập Ngoại vi thơ - Nhà xuất bản Thuận Hóa - Huế 1987, trang 78
(Tặng bạn gần gửi những bạn xa)
Trong đó "xứ này", "người khát uống", "người làm ruộng" là hình ảnh ấn dụ của đất nước ta đang đánh giặc, đang dựng xây, đang cần sự ủng hộ chí tình chí nghĩa của bạn bè quốc tế. Và "phía vầng trăng", "phía ngọn suối", "phía hạt giống" là phía của hòa bình, của- những người bạn quốc tế đang ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta. Đó là những hình ảnh có sức sống, sức thuyết phục bởi vì những hình ảnh tượng trưng ấy không cắt đứt mối liên hệ với hiện thực mà nó góp phần nâng hiện thực lên cao.
Những hình ảnh tượng trưng thành công của Chế Lan Viên đã trở thành những hình tượng đặc thù. Nó có chức năng tạo hình, làm hiện hình ý tưởng và tứ thơ và bản thân nó cũng hàm chứa ý tưởng mới lạ, thú vị và bất ngờ. Ví dụ : không có con tàu lên Tây Bắc trong hiện thực nhưng qua "Tiếng hát con tàu", con tàu mộng tưởng đó vẫn cứ làm say mê lòng người. Cũng như con sông Bạch Đằng, con sông sử thi ấy, Chế Lan Viên thả vào đó một con sông tình ca, có tình nhân soi mặt vào sông và ném những cành hoa lãng tử (Sông sử thi - sông tình ca)
Ngay tên các tập thơ, tên các bài thơ của Chế Lan Viên cũng có chức năng tạo hình, làm hiện hình ý tưởng, tứ thơ. Ví dụ các tập thơ : Hoa ngày thường - Chim báo bão, Ánh sáng và phù sa, Hoa trên đá và nhan đề các bài thơ : Tiếng hát con tàu ; Chim lượn trăm vòng ; Con mắt Bạch Đằng, con mắt Đống Đa ; Người đi tìm hình của Nước ; Cành phong lan bể ...
. Đó là những hình ảnh đã thâu tóm được tứ thơ và có sức gợi suy nghĩ của người đọc.
Một đặc điểm nữa của những hình ảnh tượng trưng này là nó có tính chất khỏe khoắn, có sức sống, màu sắc chói chang rực rỡ, có ngụ ý tư tưởng, hàm nghĩa triết học, góp phần tạo nên giọng điệu thơ trữ tình - triết học.
Các hình ảnh thơ của Chế Lan Viên thường được đặt ở thế đối lập - tương phản. Biện pháp này rất hay được sử dụng trong thơ Đường, cả thơ Đường và thơ tượng trưng Pháp đều giống nhau ở chỗ ít lý luận, ít kể chuyện, ít tả chân, đều muốn đi tìm và diễn tả những gì thật sâu xa có tính khái quát, triết lý thường vô hình ẩn sau những tương quan hữu hình của thế giới. Hai lối thơ đều đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật thi ca nhờ ngôn ngữ tinh luyện, hàm súc, có khả năng diễn tả được những biến hóa hết sức tinh vi của tạo vật và lòng người. Bởi vì bản chất của thơ là cô đọng, hàm súc. Trong thơ Đường, muốn diễn tả cái bi đát của chiến tranh, người ta chỉ cần nói "những tráng sĩ đã phơi xương trên bờ sông vô định ấy thế mà vẫn còn
làm người đi về trong giấc mộng của vợ mình nơi phòng khuê" (khả lân vô định hà biên cốt, do thị thâm khuê mộng lý nhân)(1)
Chế Lan Viên có kế thừa tư duy thơ truyền thống của phương Đông và có ảnh hưởng của thơ tượng trứng Pháp kết hợp tư duy phân tích hiện đại của phương Tây. Đó chính là qui luật kế thừa và phát triển, mọi đổi mới đều không thể cắt đứt với quá khứ. Bakhtin gọi nó là "trí nhớ của thể loại". Trí nhớ ấy của Chế Lan Viên nằm ở những hình ảnh tượng trưng - liên tưởng mang phong cách Đường thi : Sự vật hiện tượng thường được đặt ở thế đối lập - tương phản.
Khi đặt các sự vật, các tư tưởng và cảm xúc vào các mối quan hệ đối lập, các hình ảnh thơ Chế Lan Viên thường tạo ra sự bất ngờ và ngạo nhiên đến thú vị vì chiều sâu triết lý được phát hiện ra trong mối quan hệ ây.
Ví dụ : Thơ bình phương - Đời lập phương, Vi mô và vĩ mô, Tro và lửa, Cây cay đắng ra mùa quả ngọt ...
Những hình ảnh liên tưởng đặc sắc và những hình ảnh đối lập - tương, phản tài hoa góp phần tạo nên giọng điệu thơ trữ tình - triết học của Chế Lan Viên, một phong cách rất độc đáo khó có người vượt qua nổi.
2.4.1. Các hình ảnh thơ đối lập về thời gian và không gian:
Ở nhiều bài thơ của Chế Lan Viên, sự đối lập về thời gian đều chứa đựng chủ ý ca ngợi chế độ mới : Xưa là quãng đời nô lệ cơ cực, nay là cuộc đời làm chủ vinh quang ; xưa bế tắc, đau khổ, siêu hình, nay vui tươi tràn đầy hy vọng ; xưa là cái tôi cá nhân nhỏ bé tuyệt vọng, nay là cuộc đời chan hòa với nhân dân, là cái "ta" rộng lớn ; xưa thơ than van vô ích, nay thơ có ích, thơ giải đáp những vấn đề của xã hội, của con người.
Sự đối lập về thời gian chủ yếu được kết cấu theo trục xưa - nay, hôm nay - mai sau :
- Xưa phù du mà nay đã phù sa
- Xưa cha ông đi mà nay con cháu bắt đầu bay
- Hôm nay họ vô danh - ngày mai họ đã hóa phi thường
- Xưa tôi hát mà bây giờ tôi tập nói
Các đối lập về thời gian lại đan cài với các đối lập về không gian: Xưa là thế giới của u sầu mù mịt, nay là thế giới của ánh sáng, của sức sống nảy nở, sinh sôi. Xưa là không gian cá nhân bé nhỏ, chật chội, tù túng, nay là không gian xã hội rộng lớn, không gian cộng đồng. Sự
(1) Mai Quốc Liên - Phê bình và tranh luận văn học. Nhà xuất bản văn học Hà Nội 1998, trang 235.