Cái đói và miếng ăn trong truyện ngắn của Nam Cao và Nguyên Hồng trước năm 1945 - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------


NGUYỄN THỊ HỒNG


CÁI ĐÓI VÀ MIẾNG ĂN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO VÀ NGUYÊN HỒNG

TRƯỚC NĂM 1945


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC


Cái đói và miếng ăn trong truyện ngắn của Nam Cao và Nguyên Hồng trước năm 1945 - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------


NGUYỄN THỊ HỒNG


CÁI ĐÓI VÀ MIẾNG ĂN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO VÀ NGUYÊN HỒNG TRƯỚC NĂM 1945


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34


LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC


Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Lưu Khánh Thơ


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4. Phương pháp nghiên cứu 5

PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................

CHƯƠNG 1: NAM CAO VÀ NGUYÊN HỒNG TRONG DÒNG VĂN HỌC

HIỆN THỰC PHÊ PHÁN 1930 - 1945 7

1.1. Bức tranh xã hội Việt Nam trước năm 1945 7

1.2. Nam Cao và số phận những người cùng khổ 9

1.2.1. Nam Cao – từ cuộc đời đến tác phẩm 9

1.2.2. Những mảnh đời đói nghèo, tủi nhục 11

1.2.2.1. Hình ảnh những đứa trẻ thơ vô tội. 12

1.2.2.2. Hình ảnh những người phụ nữ bất hạnh 14

1.2.2.3. Số phận khổ đau của những bần cố nông 17

1.2.2.4. Vòng đời luẩn quẩn của người trí thức 20

1.3. Nguyên Hồng – nhà văn gắn bó máu thịt với nhân dân lao động nghèo 23

1.3.1. Những ngày thơ ấu không bình yên của Nguyên Hồng 23

1.3.2. Nhà văn của những người cùng khổ 25

1.3.2.1. Những đứa trẻ nghèo không có tuổi thơ 25

1.3.2.2. Những người phụ nữ khổ đau 27

1.3.2.3. Số phận những kiếp người dưới đáy xã hội 29

CHƯƠNG 2: CÁI ĐÓI VÀ MIẾNG ĂN – CHỦ ĐỀ CHÍNH TRONG

TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO VÀ NGUYÊN HỒNG 31

2.1. Tâm lý con người khi bị cái đói giày vò 31

2.2. Cái đói trong truyện ngắn Nam Cao 34

2.2.1. Sự ám ảnh về cái đói và miếng ăn của người nông dân 34

2.2.2. Cái đói và miếng ăn - thử thách ghê gớm của người trí thức 47

2.2.3. Tha hóa nhân cách - vấn đề nhức nhối trong sáng tác Nam Cao 56

2.3. Cái đói trong trang văn của Nguyên Hồng 64

2.3.1. Những nạn nhân khốn khổ của cái đói 64

2.3.2. Xu hướng cưỡng lại sự tha hóa 70

2.4. Khát vọng nhân văn của Nam Cao và Nguyên Hồng qua vấn đề cái đói 75

2.4.1. Nguyên nhân đói khát 75

2.4.2. Khát vọng về một cuộc sống “no cơm” 79

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐẶC SẮC TRONG NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN 82

3.1. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện 82

3.1.1. Tình huống bi hài kịch nội tâm 82

3.1.2. Tình huống đói khát cùng đường, miếng ăn là miếng nhục 84

3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật 86

3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại gần với tiếng nói quần chúng 86

3.2.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sâu lắng 92

3.3. Giọng điệu 97

3.3.1. Giọng triết lý 97

3.3.2. Giọng cảm thương thống thiết 98

KẾT LUẬN 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

PHỤ LỤC 109


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Cái đói và miếng ăn từ lâu đã trở thành một nỗi ám ảnh lớn trong tiềm thức của nhân dân ta qua nhiều thế kỉ. Sinh thời Bác Hồ của chúng ta sau khi giành được độc lập cho nước nhà, nỗi lo cho dân đầu tiên là diệt giặc đói và Người chỉ có: “một ham muốn, ham muốn tột bậc là đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành…”.

Vậy sự khốn khổ của nhân dân ta bắt đầu từ đâu? Vì đâu mà dải đất hình chữ S này phải chịu nhiều đau thương đến vậy? Thiên tai, giặc giã triền miên, chế độ phong kiến lạc hậu và trì trệ kéo dài cùng với nó là ách thực dân vô cùng tàn bạo… Cái đói và cái rét cũng vì thế trở thành nỗi lo thường trực. Có thể nói cái đói trở thành vấn nạn khủng khiếp mang tính truyền kiếp chi phối mọi mặt đời sống con người.

Do sức ám ảnh quá lớn mà cái đói và miếng ăn đã đi vào văn chương thật tự nhiên. Mặc dù không hẹn trước nhưng những tư tưởng lớn thường gặp nhau tại một điểm, điều đó rất đúng với trường hợp hai nhà văn hiện thực suất sắc Nam Cao và Nguyên Hồng. Điều lí thú ở hai nhà văn này đó là có những điểm tương đồng trong con người nghệ sĩ, cũng như trong tác phẩm. Sự gặp gỡ giữa họ ở đề tài cái đói không phải là sự mô phỏng, sao chép mà là sự gặp gỡ trong sáng tạo nghệ thuật. Đến với những trang viết của hai nhà văn hiện thực chúng ta đều cảm nhận được ấn tượng mạnh mẽ nhất đọng lại đó là cái đói, cái nghèo, cái cùng quẫn, bi thương. Hình tượng con người dẫu là người nông dân hay trí thức đều bị dày vò sau những lo toan vật chất, suy tính nhỏ nhen về miếng cơm, manh áo. Những chi tiết tưởng như vặt vãnh, tầm thường ấy lại là nơi nảy sinh những tư tưởng sâu, những tình cảm lớn. Nam Cao và Nguyên Hồng đã lật ra hết cái lớp áo phủ ngoài đời sống con nguời Việt Nam để làm hiện lên cái chuyện muôn đời nhức nhối nhất là chuyện thiếu thốn, đói khổ và cũng thông qua cái vấn đề nhức nhối và đơn giản ấy mà hai nhà văn định giá tư cách con người, vẽ nên những mối quan hệ đầy đau đớn giữa con người với con người trước cách mạng tháng Tám.


Ngày nay nền kinh tế toàn cầu đang có những bước chuyển biến đáng kể, cái đói ngày càng lùi xa. Tuy nhiên, có không ít kẻ vẫn tiếp tục bị đói. Nhưng cái đói này nguy hiểm hơn cái đói sinh lí nhiều. Đó là: Đói tình thương – Đói đạo đức – Đói công bằng – Đói giáo dục – Đói lí tưởng. Thật đau xót vô cùng!

Vì vậy, viết về đề tài “cái đói và miếng ăn”, người viết mong rằng sẽ đánh thức lương tri của một bộ phận nào đó trong con người Việt Nam: đừng để những cám dỗ về miếng ăn mà bán rẻ nhân cách. Đây cũng là vấn đề nhức nhối mà Nam Cao và Nguyên Hồng đặt ra, đến ngày nay vẫn mang tính thời sự nóng hổi.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Cái đói và miếng ăn luôn đeo đuổi nhân dân ta qua nhiều thế kỉ. Thế nhưng kiểm lại những trang viết về vấn đề này trong lịch sử văn học Việt Nam thấy cũng chưa nhiều. Kim Lân viết về cái đói (Vợ nhặt), Nguyễn Công Hoan viết về cái đói (Thằng ăn cắp, Giá ai cho cháu một hào, Bữa no đòn…), Thạch Lam viết về miếng ăn (Đói, Tối ba mươi…). Phải nói rằng, trong số những tên tuổi nói trên, Nam Cao và Nguyên Hồng là hai cây bút viết về cái đói nhiều và hay hơn cả. Vì vậy, có thể xem cái đói và miếng ăn là một trong những nguồn cảm hứng chủ yếu trong những sáng tác của họ.

Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Nam Cao, ông là một trong những nhà văn lớn của thế kỉ XX được nghiên cứu nhiều nhất, liên tục nhất. Tuy nhiên, trước Cách mạng tháng Tám, vị trí của Nam Cao chưa được khẳng định. Giá trị tư tưởng hay chủ đề tác phẩm của Nam Cao hầu như chưa có sự đánh giá đúng mức. Tên tuổi của ông vẫn chưa được nằm trong bộ sách đồ sộ gồm 79 nhà văn trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan. Nhận xét về Nam Cao trong thời kì này chỉ có lời giới thiệu của nhà văn Lê Văn Trương với một vài ý kiến trong lời giới thiệu tập Đôi lứa xứng đôi (1941): “Dám nói, dám viết những cái khác người, ông Nam Cao đã đem đến cho ta những khoái cảm mới mẻ và ông đã tỏ ra một người có can đảm”.

Phải hơn nhiều năm sau, qua những xói mòn, thử thách của thời gian, trong sự trưởng thành và phát triển của nền văn học mới: khi tác phẩm của Nam Cao được


in lại và Sống mòn ra mắt độc giả (1956), cùng với những hồi kí, tiểu luận của Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Nguyên Hồng, giá trị của nhà văn mới thực sự được khẳng định. Từ đó việc nghiên cứu Nam Cao đã đạt được nhiều thành tựu và tiến bộ. Giới nghiên cứu phê bình hiện nay đã không dừng lại ở những kết luận có sẵn mà cố gắng khơi sâu vào những “địa tầng” mới của văn chương Nam Cao. Vẫn trên cơ sở khẳng định con người và tài năng của Nam Cao nhưng tất cả đã được nâng lên ở những chiều kích mới, với những phát hiện sâu hơn, tâm đắc hơn về cuộc đời, về nghệ thuật sáng tạo, về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của nhà văn, thể hiện trong những bài viết hoặc ý kiến phát biểu ở các hội thảo về Nam Cao của các nhà nghiên cứu Hà Minh Đức, Phong Lê, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Hoành Khung, Trần Đình Sử, Hoàng Ngọc Hiến, Lại Nguyên Ân, Trần Đăng Xuyền…

Trên đà nghiên cứu đó, luận văn muốn bàn về cái đói và miếng ăn trong truyện ngắn trước cách mạng của Nam Cao. Nghiên cứu về chủ đề này các nhà nghiên cứu chưa đi sâu cụ thể mà chỉ đề cập một cách đơn lẻ trong một số bài viết như Nguyễn Đăng Mạnh có bài nói về Cái đói và miếng ăn trong truyện Nam Cao (8 trang), đăng trên tạp chí Kiến thức ngày nay, số 71, (01/11/1991).

Nghiên cứu về Nguyên Hồng cho đến nay ở Việt Nam cũng khá đông đảo với nhiều công trình phong phú, đa dạng của các tác giả: Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đăng Mạnh, Phan Cự Đệ, Như Phong… Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều có những ý kiến đánh giá cao lòng nhân đạo thiết tha trong sáng tác của Nguyên Hồng. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại đã khẳng định:

lòng yêu nhân loại đến cực điểm” và sự thiết tha đến “những người bị ruồng bỏ” của Nguyên Hồng. Tác giả còn cho rằng “Phải sống trong cảnh nghèo, phải luôn luôn gần gũi xã hội người nghèo mới có thể viết được những dòng thành thật và cảm động như Nguyên Hồng” [49,115]. Ông nhận xét Nguyên Hồng có tư tưởng nhân đạo “tràn lan” và nhận thấy “nhà văn cầu mong ánh sáng rọi đến khắp hang cùng ngõ hẻm, đến khắp cuộc sống dễ nảy nở nên ở mọi sự cần lao những cử chỉ công bằng, bác ái và xua đuổi mọi cái tối tăm, cùng khổ của loài người” [49,118].


Nguyễn Đăng Mạnh và Phan Cự Đệ cũng có những đánh giá gần giống nhau về Nguyên Hồng. Cả hai ông đều bắt nguồn từ cuộc đời nhà văn gần gũi với nhân dân lao động. Nguyễn Đăng Mạnh đánh giá “toàn bộ sáng tác của Nguyên Hồng thấm đượm một tinh thần nhân đạo chủ nghĩa thiết tha, viết bằng trái tim hơn là bằng trí tuệ tỉnh táo” [40,23].

Phan Cự Đệ cũng cho rằng chủ nghĩa nhân đạo trong sáng tác Nguyên Hồng kết hợp được truyền thống dân tộc và hiện đại. Đó là “chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc”, “chủ nghĩa nhân đạo thức tỉnh”, “chủ nghĩa nhân đạo lạc quan”…

Nhìn chung các bài viết đều có những đánh giá khá thống nhất về những tác phẩm của Nguyên Hồng trước cách mạng. Tuy nhiên các tác giả cũng chưa đề cập một cách sâu sắc và toàn diện vấn đề cái đói. Chúng tôi cho rằng, vấn đề mà những bài viết này đặt ra cần được khai thác sâu hơn và tiếp tục xem xét ở những khía cạnh mới. Đó cũng chính là lí do thôi thúc chúng tôi chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp của mình.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Với mục đích khoa học đã đề ra, luận văn tập trung xem xét, làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản xung quanh cái đói và miếng ăn trong sáng tác ở thể loại truyện ngắn của Nam Cao và Nguyên Hồng trước năm 1945. Luận văn không xem xét đến truyện ngắn sáng tác sau 1945 vì số lượng không lớn và nhất là chủ đề cái đói và miếng ăn không được thể hiện nhiều. Tuy nhiên để làm rõ vấn đề, trong quá trình nghiên cứu, người viết đã khảo sát thêm tiểu thuyết Sống mòn, vì đây là sáng tác thể hiện tập trung vấn đề mà Nam Cao đặt ra cho người trí thức.

Để đạt được mục đích khoa học đã đặt ra, người viết muốn đặt vấn đề mà mình khảo sát trong cái nhìn tổng hợp các luận điểm của các nhà nghiên cứu trước để có thể nhìn vấn đề một cách toàn diện, sâu sắc, hệ thống hơn.

Có thể nói vấn đề cái đói và miếng ăn là một vấn đề rộng. Ở đây người viết thật sự quan tâm và muốn đi sâu hơn nữa về cuộc sống cũng như phẩm chất, nhân cách của con người khi đã gấp lại trang sách của Nam Cao và Nguyên Hồng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2023