Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Về Chất Lượng Du Lịch Cộng Đồng


Theo đó, về tin cậy được đo lường thông qua 5 biến quan sát, nhưng đánh giá của khách du lịch thì mức độ thực hiện ở tin cậy luôn thấp hơn so với mức độ quan trọng. Cụ thể, mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của các biến quan sát trong thang đo tin cậy như sau: Điểm đến cung cấp dịch vụ như đã hứa là 3,93 và 3,74; Thông tin về điểm đến được cung cấp rõ ràng, chính xác là 3,91 và 3,72; Có sách, ảnh giới thiệu các điểm vườn là 3,73 và 3,71; Giải quyết kịp thời những khiếu nại, sự cố là 3,69 và 3,67; Điều kiện an ninh tại Cồn Sơn tốt là 4,10 và 3,63. Điều này cho thấy, các điểm du lịch cộng đồng tại cồn Sơn chưa thực hiện “Tin cậy” đúng như kỳ vọng và mong muốn của khách du lịch. Du khách kỳ vọng hơn thế, do đó các điểm du lịch tại cồn Sơn cần có những cải thiện để đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, giúp du khách tăng tin cậy đối với điểm du lịch cồn Sơn.

Về đảm bảo, được đo lường thông qua 5 biến quan sát, cũng tương tự mức độ quan trọng và mức độ thực hiện đảm bảo cũng được thu thập thông tin từ khách du lịch. Theo kết quả khảo sát cho thấy, khách du lịch đánh giá mức độ thực hiện đảm bảo thấp hơn so với mức độ quan trọng. Hiệu số của mức độ quan trọng và mức độ thực hiện đảm bảo luôn mang giá trị nhỏ hơn 0, điều này cho thấy khách du lịch kỳ vọng và mong muốn cao hơn những gì những điểm du lịch cồn Sơn thực hiện. Cụ thể, hiệu số giữa mức độ quan trọng và mức độ thực hiện đảm bảo ở các biến quan sát như sau: Hướng dẫn viên/nhân viên có ngoại ngữ là -0,19; Hướng dẫn viên/nhân viên có khả năng phục vụ chuyên nghiệp là -0,11; Nhân viên/hộ kinh doanh du lịch có thái độ lịch sự, chân thật là

-0,21; Đảm bảo an toàn vệ sinh là -0,40; Mức giá dịch vụ tương xứng với giá trị là -0,38. Chính vì thế, các điểm du lịch cần nâng cao kiến thức và chuyên môn để có thể đáp ứng được yếu tố “Đảm bảo” của khách du lịch.

Về hình ảnh, được đo lường thông 7 biến quan sát bao gồm: Người dân địa phương thân thiện; Nhân viên/hộ kinh doanh hiểu rõ nhu cầu; Nhân viên/hộ kinh doanh quan tâm; Nhân viên/hộ kinh doanh thể hiện sự chú ý. Yếu tố này liên quan đến con người nhiều hơn so với các yếu tố khác, con người cần thể hiện hết thái độ tốt đối với khách du lịch là đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Tuy nhiên, yếu tố “Hình ảnh” các điểm du lịch tại cồn Sơn cũng chưa đáp


ứng được đáp ứng được kỳ vọng của khách du lịch. Cụ thể, điểm chênh lệch giữa mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của yếu tố “Hình ảnh” như sau: Người dân địa phương thân thiện là -0,54; Nhân viên/hộ kinh doanh hiểu rõ nhu cầu là -0,21; Nhân viên/hộ kinh doanh quan tâm là -0,42; Nhân viên/hộ kinh doanh thể hiện sự chú ý là -0,48; Ngoại hình hướng dẫn viên/nhân viên ưa nhìn, gọn gang là -0,39; Trang phục của hướng dẫn viên/nhân viên lịch sự, trang nhã là -0,26; Món ăn đặc sản địa phương phong phú là -0,52.

Về hữu hình, hữu hình thể hiện được cở sở vật chất của các điểm du lịch để phục vụ khách du lịch. Khi cơ sở đủ để đáp ứng cho hoạt động du lịch, giúp khách du lịch có được dịch vụ đúng như bản chất. Tùy thuộc vào loại hình du lịch mà khách du lịch có những yêu cầu về phương tiện vật chất phục vụ cho hoạt động du lịch. Nhưng hữu hình là một yếu tố không thể thiếu khi đánh giá chất lượng dịch vụ của một điểm du lịch. Mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của yếu tố “Hữu hình” được thu thập và thể hiện kết quả khảo sát ở Bảng

4.9. Cụ thể, điểm chênh lệch giữa mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của yếu tố “Hữu hình”: Hệ thống lưu trú tại điểm đến là -0,56; Phương tiện vận chuyển an toàn, hiện đại là -0,58; Hệ thống giao thông tại Cồn Sơn thuận tiện là -0,56; Hệ thống thông tin liên lạc tại Cồn Sơn là -0,35; Khu du lịch/vườn trái cây có quy mô lớn là -0,37; Có nhiều cảnh quan tự nhiên, phong cảnh đẹp là - 0,32; Có các gian hàng thủ công mỹ nghệ và các nghệ nhân biểu diễn kỹ năng chế tác là -0,37. Điều này cho thấy, hữu hình của các điểm du lịch tại cồn Sơn còn hạn chế, cần phải tu bổ, cải thiện và nâng cấp nếu muốn phục vụ du lịch trong lâu dài.

Về đáp ứng, cho thấy được đáp ứng các hoạt động du lịch của cồn Sơn đối với khách du lịch. Đáp ứng được đo lường thông qua 4 biến quan sát, điểm chênh lệch giữa mức độ quan trọng và mức độ thực hiện như sau: Có vườn trái cây theo mùa là -0,24; Đáp ứng tốt nhu cầu của du khách là 0,01; Có sự liên kết giữa các điểm đến tại Cồn Sơn, không trùng lắp các hoạt động du lịch khác là 0,03; Hướng dẫn viên/nhân viên luôn sẵn sàng giúp đỡ du khách là -0,01; Hàng lưu niệm/sản vật địa phương đa dạng là -0,23; Các hoạt động vui chơi giải trí mang đậm chất dân gian là -0,21. Đây là yêu tố duy nhất trong bộ thang đo chất


lượng dịch vụ du lịch cồn Sơn có biến quan sát được đánh giá mức độ thực hiện cao hơn so với mức độ quan trọng. Tuy nhiên, lượng chênh lệch không nhiều, các điểm du lịch vẫn cần nổ lực thêm nhiều vì nhu cầu của khách du lịch là càng

cao.

4.3.6 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng du lịch cộng đồng

4.3.6.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s

Alpha

Để thực hiện phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách

du lịch về chất lượng dịch vụ, cần phải tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo chất lượng dịch vụ du lịch và thang đo sự hài lòng của khách du lịch. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo chất lượng dịch vụ du lịch cồn Sơn và thang đo sự hài lòng của khách du lịch được thể hiện ở Bảng 4.12.

Bảng 4.12: Kết quả kiểm định thang đo thông qua hệ số Cronbachs’s Alpha

Nhân tố

Hệ số

tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha

nếu biến bị loại

Tin cậy

Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,916

TC1

0,756

0,909

TC2

0,793

0,896

TC3

0,838

0,880

TC4

0,846

0,877

TC5

0,883

0,847

Đảm bảo

Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,957

DB1

0,859

0,950

DB2

0,853

0,951

DB3

0,870

0,949

DB4

0,902

0,945

DB5

0,833

0,953

Hình ảnh

Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,945

HA1

0,856

0,931

HA2

0,881

0,923

HA3

0,851

0,933

HA4

0,881

0,923

HA5

0,848

0,927

HA6

0,901

0,925

HA7

0,899

0,925

Hữu hình

Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,978

HH1

0,860

0,976

HH2

0,868

0,976

HH3

0,881

0,976

HH4

0,857

0,976

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng tại thành phố Cần Thơ - 11


HH5

0,880

0,976

HH6

0,912

0,975

HH7

0,876

0,976

HH8

0,857

0,976

Đáp ứng

Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,955

DU1

0,898

0,939

DU2

0,895

0,940

DU3

0,893

0,941

DU4

0,881

0,945

DU5

0,888

0,936

Hài lòng

Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,925

HL1

0,839

0,898

HL2

0,841

0,895

HL3

0,860

0,880

(Nguồn: Kết quả khảo sát 197 khách du lịch, 2017)

Như đã đề cập ở phần lý thuyết các phương pháp phân tích, để thang đo đáng tin cậy có thể sử dụng được thì giá trị hệ số Cronbach’s Alpha phải lớn hơn 0,6 và thang đo tốt nhất khi hệ số có giá trị lớn hơn 0,8. Bên cạnh đó, hệ số tương quan biến tổng phải luôn lớn hơn 0,3, nếu không thì đó là biến rác và bị loại khỏi mô hình nghiên cứu.

Theo kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo luôn lớn hơn 0,9, điều này cho thấy thang đo của các yếu tố đều là thang đo tốt, có thể sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá. Cụ thể, hệ số Cronbach’s Alpha của các yếu tố được đề cập như sau: tin cậy là 0,916; đảm bảo là 0,957; hình ảnh là 0,945; hữu hình là 0,978; đáp ứng là 0,955; sự hài lòng của khách du lịch là 0,925. Mặt khác, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng cồn Sơn và của sự hài lòng đều có giá trị lớn hơn 0,7. Điều này cho thấy, không có biến quan sát nào là biến rác và bị loại khỏi mô hình nghiên cứu.

4.3.6.2 Phân tích nhân tố khám phá

a. Kết quả phân tích nhân tố thang đo chất lượng dịch vụ

Với kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo chất lượng dịch vụ du lịch cồn Sơn cho thấy, giá trị Cronbach’s Alpha thể hiện là thang đo tốt và không có biến nào bị loại khỏi mô hình nghiên cứu. Do đó, tất cả các biến quan sát đều được đưa vào thực hiện phân tích nhân tố khám. Bảng 4.13 thể hiện kết quả kiểm định KMO và kiểm định BartleTC’s.


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.

0,920


Approx. Chi-Square

6.524,993

BartleTC's Test of Sphericity

df

435


Sig.

0,000

Bảng 4.13: Kết quả kiểm định KMO và BartleTC’s thang đo chất lượng dịch vụ



(Nguồn: Kết quả khảo sát 197 khách du lịch, 2017)

Theo đó, giá trị KMO = 0,920 năm trong khoản cho phép (0,5 – 1) của giá trị thỏa cho thấy kết quả nghiên cứu là phù hợp. Giá trị kiểm định BartleTC’s là 0,000 nhỏ hơn 0,05, do đó kết quả nghiên cứu có thể suy rộng ra cho tổng thể. Như vậy, phương pháp phân tích nhân tố là phù hợp.

Bảng 4.14: Kết quả phân tích nhân tố thang đo chất lượng dịch vụ

TC1

0,133

0,107

0,074

-0,002

0,842

TC2

0,029

0,141

0,078

0,033

0,872

TC3

0,039

0,128

-0,019

0,000

0,907

TC4

0,092

0,190

0,026

-0,013

0,894

TC5

0,044

0,915

-0,006

0,100

0,060

DB1

0,050

0,888

-0,013

0,038

0,158

DB2

0,106

0,888

-0,040

-0,001

0,116

DB3

0,064

0,900

0,055

0,032

0,123

DB4

0,081

0,920

0,023

0,094

0,108

DB5

0,052

0,879

-0,025

0,034

0,078

HA1

0,124

0,032

0,033

0,914

-0,023

HA2

0,052

0,036

0,052

0,932

0,038

HA3

0,095

0,100

0,099

0,900

-0,001

HA4

0,079

0,089

0,064

0,925

0,004

HA5

0,871

0,052

0,024

0,022

0,013

HA6

0,905

0,065

0,105

0,061

0,119

HA7

0,917

0,050

-0,021

0,033

0,036

HH1

0,877

0,081

0,024

0,083

0,020

HH2

0,883

0,075

0,044

0,043

0,056

HH3

0,893

0,077

0,107

-0,008

0,068

HH4

0,877

0,006

0,072

0,044

0,033

HH5

0,892

0,045

0,072

0,070

0,049

HH6

0,918

0,030

0,130

0,060

0,044

HH7

0,895

0,029

0,043

0,039

0,032

HH8

0,878

0,040

0,013

0,058


Nhân tố Hệ số tải nhân tố F1 F2 F3 F4 F5


0,033

DU1 0,088 0,006 0,936 0,089 0,001


DU2

0,060

-0,046

0,940

0,030

0,006

DU3

0,092

0,001

0,931

0,063

0,060

DU4

0,102

0,029

0,922

0,069

0,098

DU5

0,904

0,051

-0,020

0,095

0,023

Lượng biến thiên được giải thích bởi

nhân tố

10,304

5,239

3,714

3,144

2,497

Tổng phương sai trích (%)





82,994

(Nguồn: Kết quả khảo sát 197 khách du lịch, 2017)

Kết quả phân tích nhân tố khám phá được thể hiện ở Bảng 4.14. Theo đó, giá trị tổng phương sai trích = 82,994 cho thấy, các biến thiên giải thích được 82,994% sự biến thiên của mô hình nghiên cứu. Giá trị lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố có 5 giá trị lớn hơn 1, điều này cho thấy có 5 nhóm nhân tố được rút trích từ 30 biến quan sát đo lường chất lượng dịch vụ du lịch cồn Sơn.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy, có 5 nhóm nhân tố được rút trích từ thang đo chất lượng dịch vụ bao gồm: F1: Hữu hình (HH1, HH2, HH3, HH4, HH5, HH6, HH7, HH8, HA5, HA6, HA7, DU5); F2: Đảm bảo (DB1, DB2, DB3, DB4, DB5, TC5); F3: Đáp ứng (DU1, DU2, DU3, DU4); F4: Hình ảnh (HA1, HA2, HA3, HA4); F5: Tin cậy (TC1, TC2, TC3, TC4).

b. Kết quả phân tích nhân tố thang đo sự hài lòng

Tương tự thang đo chất lượng dịch, thang đo sự hài lòng của khách du lịch cũng được tiến hành phân tích nhân tố khám phá. Kết quả phân tích khám phá của sự hài lòng được thể hiện ở Bảng 4.15.

Bảng 4.15: Kết quả phân tích nhân tố thang đo sự hài lòng

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.

0,763


Approx. Chi-Square

448,912

BartleTC's Test of Sphericity

df

3


Sig.

0,000

Lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố

2,609

Tổng phương sai trích (%)


86,953

(Nguồn: Kết quả khảo sát 197 khách du lịch, 2017)

Kết quả phân tích nhân tố của thang đo sự hài lòng cho thấy, giá trị KMO

= 0,763 nằm trong khoản cho phép là từ 0,5 – 1, cho thấy phân tích nhân tố khám phá là phù hợp. Giá trị kiểm định Bartlell’s là 0,000 nhỏ hơn 0,5 cho thấy, kết quả nghiên cứu có thể suy rộng ra cho tổng thể. Tổng phương sai trích là


86,953 cho thấy, các biến đề cập giải thích được 86,953% sự biến thiên của mô hình nghiên cứu. Giá trị lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố có một giá trị lớn hơn 1 cho thấy, chỉ gom thành một nhóm nhân tố.

4.3.6.3 Hồi quy tuyến tính

Sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá thang đo chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách du lịch, tác giả tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với chất lượng dịch vụ du lịch tại cồn Sơn. Với biến phụ thuộc là sự hài lòng và biến độc lập là hữu hình, đảm bảo, sự đám ứng, hình ảnh, tin cậy. Hàm số các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với chất lượng dịch vụ du lịch tại cồn Sơn có dạng như sau:

Y = f(F1, F2, F3, F4, F5)

Trong đó, biến Y (Sự hài lòng) được đo lường thông qua giá trị trung bình của các biến đo lường sự hài lòng. Các biến độc lập được đo lường thông qua điểm nhân tố từ kết quả phân tích nhân tố. Kết quả hồi quy tuyến tính được thể hiện ở Bảng 4.16.

Bảng 4.16: Kết quả hồi quy tuyến tính

Tên biến

Hệ số (B)

Hệ số (Beta)

Mức ý nghĩa

VIF

Hằng số

3,254


0,000


F1: Hữu hình

0,276

0,256

0,000

1,000

F2: Đảm bảo

0,164

0,152

0,020

1,000

F3: Đáp ứng

0,250

0,232

0,000

1,000

F4: Hình ảnh

0,179

0,166

0,011

1,000

F5: Tin cậy

0,170

0,158

0,016

1,000

Số quan sát




197

Sig.F




0,000

Hệ số R2 hiệu chỉnh




0,542

(Nguồn: Kết quả khảo sát 197 khách du lịch, 2017)

Trước khi xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch tại cồn Sơn, cần thực hiện kiểm định một số điều kiện của hồi quy tuyến tính. Giá trị VIF được sử dụng để kiểm tra hiện tương đa cộng tuyến của các biến độc lập, giá trị VIF nếu có giá trị nhỏ hơn 10 thì không có hiện tượng đa cộng tuyến. Giá trị Sig. F được sử dụng để kiểm tra sự phù hợp của mô hình nghiên cứu, nếu giá trị Sig. F nhỏ hơn 0,05 thì thỏa


điều kiện mô hình nghiên cứu là phù hợp. Hệ số R2 hiệu chỉnh được sử dụng để xem mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu, giá trị này càng lớn càng tốt.

Theo kết quả hồi quy tuyến tính cho thấy, giá trị VIF của các biến độc lập nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị cho phép là 10, điều này cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Giá trị Sig. F = 0,000 nhỏ hơn giá trị 0,05, cho nên mô hình nghiên cứu là phù hợp. Bên cạnh đó, giá trị R2 hiệu chỉnh là 0,542, điều này cho thấy, các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu giải thích được 54,2% sự biến thiên trong tổng thể, còn lại 45,8% được giải thích bởi những yếu tố chưa được đề cập trong mô hình nghiên cứu.

Tiếp theo tác giả tiến hành xem xét sự tác động của các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch tại cồn Sơn. Theo đó, các yếu tố được đề cập trong mô hình nghiên cứu bao gồm: hữu hình, đảm bảo, sự đám ứng, hình ảnh, tin cậy đều có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch. Phương trình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch tại cồn Sơn có dạng:

HL = 3,254 + 0,276HH + 0,146DB + 0,250DU + 0,179HA + 0,170TC

Yếu tố hữu hình là một yếu tố tác động thuận chiều và mạnh nhất đến sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch. Với hệ số tác động là 0,276 và mức ý nghĩa 1% ta có thể kết luận, khi hữu hình tại điểm du lịch cồn Sơn càng đáp ứng được những nhu cầu của khách du lịch thì sẽ làm tăng sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch tại cồn Sơn. Thực tế cho thấy, khi hữu hình của điểm du lịch càng đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách du lịch, thì khả năng phục vụ khách du lịch được tốt hơn, phục vụ được những nhu cầu của khách du lịch. Điều này sẽ làm cho khách du lịch cảm thấy thoải mái khi đến với điểm du lịch cồn Sơn, từ đó giúp nâng cao sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch.

Yếu tố đảm bảo cũng là một yếu ảnh hưởng thuận chiều đến sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch tại cồn Sơn. Có hệ số tác động là 0,146 và ở mức ý nghĩa 1% có thể kết luận, khi điểm du lịch tại cồn Sơn tăng cường đảm bảo đối với khách du lịch thì sẽ góp phần làm tăng sự hài lòng của

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí