Tiếng Cười Trong Văn Học Thành Văn

Thứ tư, là sử dụng phản ngữ (nói ngược), biện pháp tương phản tạo hiệu ứng cho tiếng cười.

- Chồng người đi ngược về xuôi Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.

- Làm trai cho đáng sức trai

Khom lưng chống gối gánh hai… hạt vừng.

Thứ năm, là dùng lối đề cao để hạ thấp, hạ thấp để đề cao. Đây là lối trào phúng lúc nào cũng mang lại cái cười chát chúa, sâu cay. Cái quạt là vật tầm thường, nhưng Hồ Xuân Hương khiến nó trở nên hơn như thế và hơn cả bậc quân tử:

Mát mặt anh hùng khi tắt gió Che đầu quân tử lúc sa mưa

Nâng niu ướm hỏi người trong trướng Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?

(Vịnh cái quạt)

Thứ sáu, là sáng tạo những tình huống, sự việc đột ngột và bất ngờ, làm bật ra mâu thuẫn bên trong và bên ngoài, thể hiện trong các truyện cười tiêu biểu như: Nhưng nó phải bằng hai mày, Đậu phụ, Quan huyện thanh liêm, Thần bia trả nghĩa,…

Thứ bảy, là lối kết thúc bất ngờ, giàu kịch tính. Mâu thuẫn được dồn nén suốt trong cả tác phẩm và chỉ được bộc lộ rõ rệt ở cuối tác phẩm một cách ngắn gọn, súc tích và bất ngờ, làm người theo dõi phải bật cười vì khám phá ra bản chất sự việc. Nguyễn Khuyến nói về việc Kiều bán mình nhưng không phải chỉ có thế, mà cái nhìn nghiêm khắc và đau đớn của ông đối với cuộc đời còn nhiều éo le, bất công đã toát lên ở câu thơ cuối cùng qua hư từ “cũng” – ngầm chỉ bọn tham quan ăn tiền làm án xưa nay đều như nhau cả:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Thằng bán tơ kia giở mối ra Làm cho vương đến cụ Viên già Muốn êm phải biện ba trăm lạng

Khéo xếp nên liều một chiếc thoa….

Tiếng cười trong thơ Tú Mỡ - 4

…Có tiền việc ấy mà xong nhỉ? Đời trước làm quan cũng thế a!

Nghệ thuật gây cười trong thơ trào phúng hiện đại rất đa dạng. Ngoài những biện pháp nghệ thuật học tập trong văn học dân gian, các nhà thơ trào phúng còn học tập các nhà trào phúng trong và ngoài nước, sử dụng những biện pháp gây cười mang tính hiện đại như nói ngược sách, giễu nhại, sử dụng dấu câu... Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung vào một số các biện pháp nghệ thuật nêu trên mà Tú Mỡ tập trung sử dụng và có nhiều sáng tạo.‌


1.3. Tiếng cười trong văn học Việt Nam

Để có một cái nhìn tổng thể về tiếng cười, chúng tôi không chỉ đề cập đến những vấn đề mang tính triết học về tiếng cười, cái Hài, đề cập đến tiếng cười trong đời sống con người, mà còn muốn đề cập đến tiếng cười trong bản thân đời sống văn học dân tộc. Từ góc độ này, chúng tôi có thể tiếp cận với đề tài nghiên cứu Tiếng cười trong thơ Tú Mỡmột cách chuyên biệt hơn.

1.3.1. Tiếng cười trong văn học dân gian

Đầu tiên, phải khẳng định rằng đội ngũ sáng tác văn học dân gian chủ yếu là nông dân. Họ là những người lao động cần cù trên đồng ruộng, sống trong làng quê. Họ chưa có lí luận của riêng mình về mặt chính trị, cho nên mọi chuẩn mực đều dựa trên cơ sở lí luận của giai cấp phong kiến (mà giai cấp này đã lấy học thuyết nho gia làm công cụ cai trị của mình). Họ sớm nhận ra những mâu thuẫn trong xã hội (Con ơi nhớ lấy câu này/ Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan; Con vua thì lại làm vua/ Con sãi ở chùa thì quét lá đa…). Biết rằng có những bất công nhưng người nông dân thiếu nội lực và lí luận để đấu tranh. Trong khi chờ đợi những thay đổi lớn đến, họ đấu tranh bằng tiếng cười phê phán, chế giễu những cái trái tai gai mắt mà họ thấy. Cho nên, cung bậc đầu tiên của tiếng cười dân gian là tiếng cười hài hước phản ánh tinh thần

lạc quan, khỏe khoắn của nhân dân. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là tiếng cười để quên đi những mệt mỏi phiền luỵ trong đời thường. Theo Đinh Gia Khánh thì “tiếng cười hài hước bật ra là do sức mạnh nội tại của tâm trí chúng ta, tức là sự phản kháng và sự thắng lợi của tư duy logic đối với những hiện tượng muốn lọt ra khỏi phạm vi giải quyết của nó. Tiếng cười hài hước thể hiện sự thắng lợi của trí tuệ” [22, 366]. Nông dân bị hạn chế về tầm nhìn xã hội, nên có phê phán xã hội thì cái cười cũng chưa thể sâu cay như cái cười của nhà nho. Tuy thế, họ đã khẳng định được giá trị của dòng văn học trào phúng dân gian trong nền văn học dân tộc.

Tiếng cười dân gian trong mỗi thời kì và mỗi chủ đề có cung bậc rất khác nhau. Nhìn chung, người nông dân trong xã hội phong kiến ở thế yếu, bị áp bức bóc lột mà lại thấp cổ bé họng, cho nên họ sử dụng tiếng cười làm vũ khí đấu tranh, có khi là vũ khí đấu tranh duy nhất trước những bất công và bất cập trong xã hội. Dễ dàng tìm thấy tiếng cười dân gian trong tác phẩm ca dao, hò, vè, truyện tiếu lâm, truyện cười, truyện Trạng, các vai hề... Người dân có thể phê phán thói xôi thịt của quan viên, thói ăn tiền, tham ô, nhũng nhiễu nhân dân, phê phán chế độ phu phen, thuế má, thi cử,…

Nhưng chính cái lỗi thời, xấu xa không chỉ có ở giai cấp phong kiến mà còn có thể tìm thấy ở hàng ngũ nhân dân lao động. Cuộc sống tiến lên mà những tập tục cũ vẫn cứ níu giữ người ta lại. Mặt khác, khi ý thức hệ chính thống của thời đại là ý thức hệ của giai cấp thống trị (ở đây là giai cấp phong kiến) thì một mặt người dân chống lại nó và một mặt lại chịu sự chi phối của chính lí luận ấy. Cho nên, “tiếng cười hài hước có thể tìm thấy đối tượng trong những hành vi nào đó của một số người trong nhân dân lao động. Tiếng cười này có ý nghĩa đấu tranh mạnh mẽ, không phải là đấu tranh chống giai cấp bóc lột mà là đấu tranh trong nội bộ nhân dân” [22, 368]. Đó là thói hư tật xấu như khoe khoang khoác lác, tham ăn, hủ tục trong gả bán cưới xin, mê tín dị đoan, thói lười, thói đời ăn ở bạc như vôi,…

Tóm lại, tiếng cười trong văn học dân gian không những phản ánh đời sống tinh thần lạc quan của nhân dân mà còn nói lên thái độ phản kháng của họ trước những điều trái tai gai mắt và bất công trong xã hội. Do cái nhìn của người nông dân còn hạn hẹp, cho nên tiếng cười nhiều khi chưa được sâu cay như tiếng cười của nhà nho. Tuy nhiên, nghệ thuật gây cười mà văn học trào phúng dân gian để lại là vô giá!

1.3.2. Tiếng cười trong văn học thành văn

Trước hết, chúng tôi cắt nghĩa trào phúng để từ đây có cách nhìn thống nhất. Đây là từ Hán – Việt, “trào” là cười cợt, chế giễu; “phúng” là lời bóng gió, ám chỉ để châm biếm, đả kích. Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,…Trào phúng là một loại đặc biệt của sáng tác văn học đồng thời cũng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước… được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng những tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội. Trào phúng theo nghĩa từ nguyên là dùng lời lẽ bóng bẩy, kín đáo để cười nhạo, mỉa mai kẻ khác, song trong lĩnh vực văn học, trào phúng gắn liền với phạm trù mĩ học và cái hài với các cung bậc hài hước, u mua, châm biếm. Văn học trào phúng bao hàm một lĩnh vực rộng lớn với những cung bậc cái hài khác nhau từ trong truyện cười, truyện tiếu lâm đến tiểu thuyết, từ các vở kịch cho đến những bài thơ trào phúng, châm biếm.Tóm lại, trào phúng gắn với phạm trù mĩ học của cái hài; và thơ trào phúng là loại thơ dùng ngôn từ ví von, bóng gió để châm biếm, đả kích những hiện tượng, thói hư tật xấu trái với lương tri, đạo đức xã hội.

Luận văn thạc sĩ của Cao Thị Thu Hiền trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Hà Nội) với đề tài Nguyễn Công Hoan, dấu nối giữa dòng văn học trào phúng và trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 khẳng định: Có thể thấy từ thế kỉ XV, XVI đã có những tác phẩm như là mầm mống của văn học trào phúng. Thơ trào phúng của nhà nho thường lấy can ngăn, khuyên răn làm chủ đạo. Tác giả dẫn ra hai bài thơ sau để minh hoạ:

Ngôn chí V của Nguyễn Trãi:

Đã biết cửa quyền nhiều hiểm hóc Cho hay đường đời cực quanh co Tuồng ni cóc được bề hơn thiệt Chớ dễ bằng ai đắn mới đo.

Tăng thử của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Thạc thử hồ bất nhân Thảo thiết tứ âm độc Nguyên dã hữu cảo miêu Lẫm dữu vô dư túc. (Chuột lớn kia bất nhân Gậm nhấm thật thảm độc Đồng ruộng trơ lúa khô Kho đụn hết gạo thóc.)

Tác giả Cao Thị Thu Hiền cho rằng đây là các bài thơ mỉa mai, chỉ trích, tố cáo cửa quyền nhiều hiểm hóc, đường đời cực quanh co, bọn quan lại như lũ chuột gặm nhấm bất nhân, và các nhà nho này đã cố gắng tìm các cách phê phán cái xấu, cố gắng biểu hiện cái hài, nhưng mới dừng lại ở mức độ phê phán cục bộ.

Chúng tôi cho rằng quan điểm trên còn phải bàn cãi, vì không phải nội dung phê phán nào cũng gắn với trào phúng được, bởi trào phúng không thể thiếu cốt lõi tiếng cười. Chúng tôi chọn mốc thế kỉ XVIII, thời điểm có tiếng cười của nữ sĩ Hồ Xuân Hương (sống vào khoảng cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX )- tiếng cười chủ yếu nhạo báng lễ giáo và đạo đức cổ hủ, thiếu nhân đạo của chế độ phong kiến:

Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo Kìa đền Thái thú đứng cheo leo

Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.

(Đề đền Sầm Nghi Đống)

Mùa hè hây hẩy gió nồm đông Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng…

…Quân tử dùng dằng đi chẳng được Đi thì cũng dở, ở không xong!

(Thiếu nữ ngủ ngày)

Tiếng cười Hồ Xuân Hương “tuy táo bạo nhưng vẫn không gây một sự xáo trộn nào đáng kể trong xã hội” (Hà Như Chi).

Thế kỉ XVIII-XIX, đã có văn thơ mang cảm hứng phê phán và tiếng cười ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858):

Chém cha cái khó, chém cha cái khó. Khôn khéo mấy ai, xấu xa một nó.

Lục cực bày hàng sáu, rành rành kinh huấn chẳng sai Vạn tội lấy làm đầu, ấy ấy ngạn ngôn hẳn có…

… Ngày ba bữa, vỗ bụng rau bịch bịch, người quân tử ăn chẳng cầu no

Đêm năm canh, an giấc ngáy kho kho, đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ.

(Hàn nho phong vị phú)

Phải đến Nguyễn Khuyến (1835 - 1909), Tú Xương (1870 - 1907), dòng văn học trào phúng mới được tạo ra diện mạo và bản sắc mới. Nguyễn Khuyến mở đầu và Tú Xương là người đưa dòng văn học này lên đỉnh cao. Đặc trưng tiếng cười của hai nhà thơ được nhà thơ Chế Lan Viên khái quát ở hai câu thơ:

Yên Đổ, tiếng anh khóc dẫu cười không thể giấu, Còn Tú Xương tiếng cười như mảnh vỡ thủy tinh.

Cho đến trước thế kỉ XX, văn chương trào phúng đã diễn ra bước phát triển trong quan niệm văn học và lý tưởng thẩm mĩ. Đội ngũ sáng tác văn chương trào phúng cơ bản vẫn là nhà nho mang ý thức hệ phong kiến, nhưng càng gần hiện đại thì họ càng có mối quan hệ gần gũi với nhân dân hơn. Thơ

trào phúng không lấy phạm trù thẩm mĩ của cái Cao Thượng trong văn học trung đại làm trung tâm, mà tìm cảm hứng trong cuộc sống thường nhật. Nhà thơ trào phúng đã đứng về phía nhân dân, tố cáo quan lại, tố cáo tội theo Tây của các cụ lớn, chĩa mũi nhọn vào bọn thực dân cướp nước. Văn chương trào phúng trở thành công cụ đấu tranh chính trị. Tiếng cười không dừng lại ở mức độ cảm tính, khôi hài trước những chuyện vặt vãnh. Tiếng cười trở nên gai góc và hiểm ác, đậm tính trí tuệ để mổ xẻ và phơi bày sự thật xấu xa được bao bọc bởi vẻ ngoài đẹp đẽ. Sự mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới, cái giả và cái thật, cái xấu và cái đẹp, cái thấp hèn và cái cao cả khiến cả nhà nho và nông dân đều bật ra tiếng cười- tiếng cười đã đồng cảm hơn.

Nhà thơ trào phúng đứng về phía nhân dân bằng lập trường dân gian, bằng đạo đức nhân sinh. Văn học trào phúng lấy lẽ phải thông thường (mà theo Hê-ghen, nó vừa là tri thức, vừa là thành kiến của thời đại) làm hệ quy chiếu. Tiếng cười trong thơ ca trào phúng không lạc lõng bởi giữa nhà nho và nông dân có sự thống nhất về đối tượng, mục tiêu, quan điểm và thái độ phê phán. Tiếng cười đã có sức mạnh tập hợp đám đông.

Đến đầu thế kỉ XX, văn chương trào phúng được viết dưới ngòi bút của những nhà cách mạng - cả Hán học và Tây học – như Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Huy Liệu, Xuân Thuỷ, Nhiêu Tâm.... Đây là tiếng cười đầy bản lĩnh của nhà cách mạng trong đấu tranh và tù đày, đồng thời cũng là tiếng cười nghìn gươm tố cáo đanh thép tội ác của kẻ thù cấp cao nhất. Cũng ở thời kì này, tiếng cười Tú Mỡ, Đồ Phồn… cũng đánh ngầm những đòn hiểm vào kẻ thù chung của toàn dân tộc. Đến giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám năm 1954, có thêm Xích Điểu, Thợ Rèn,… cũng dùng văn chương mang tiếng cười phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc, đánh thẳng những đòn chí mạng vào kẻ thù của dân tộc, làm cho suối nguồn văn chương trào phúng luôn dạt dào.

Cuối thế kỉ XX, làng văn chúng ta có nhiều câu lạc bộ thơ trào phúng ra đời.Hầu hết các tác phẩm thơ trào phúng giai đoạn này tập trung phê phán,

công kích những thói hư, tật xấu nảy sinh trong thời đại mới. Các cây bút trào phúng góp nhiều tiếng cười với những cung bậc khác nhau. “Chu Hà, Ngô Linh Ngọc đều tỏ ra có vốn cổ văn, nhưng Ngô Linh Ngọc chất hài chưa đậm. Yên Thao khá sắc sảo nhưng phần trữ tình của anh thấm thía hơn. Nguyên Hồ trội hẳn về mặt ca dao rất đáng được chú ý. Lã Vọng tỏ ra khá bền bỉ nhưng thiếu cái man mác ngọt ngào. Lê Khả Sĩ biết nâng cái cười lên phần lí trí và tỏ ra khá linh hoạt. Trọng Bảo chưa được giới thiệu nhiều, nhưng cái chất ngụ ngôn trong anh là tinh tế… Rồi còn nhiều tên tuổi: Sĩ Hồ, Tú Sót, Văn Sửu và nhất là Ngũ Liên Tùng cũng gây được sự chú ý” [23, 79]. Họ tiếp tục dùng tiếng cười để đấu tranh chống cái xấu trong xã hội, làm cho cuộc đời đẹp hơn.

Hiện nay, thơ ca trào phúng đang trên đà phát triển với nhiều đề tài nóng từ xã hội thời buổi kinh tế thị trường trong quá trình tiến tới xây dựng một xã hội tiến bộ hơn. Câu lạc bộ thơ trào phúng Hà Nội vừa cho ra mắt tập “Thơ trào phúng 1995 - 2005” kỉ niệm mười lăm năm phát triển của câu lạc bộ nói riêng và thơ trào phúng thủ đô nói chung. Tuy chưa phản ánh hết những giọng cười, điệu cười của toàn bộ thơ trào phúng Việt Nam hiện đại, nhưng ta đã có thể nhìn thấy những giọng cười tiêu biểu. Đó là Hồ Khắc Bình, Yên Thao lên án tệ nạn trong thi cử và học đường, là Ngô Thi lên án những tiêu cực, tệ nạn cờ bạc, đua xe, tham ô, rút ruột công trình, là Lê Khả Sĩ xông pha tố cáo những mánh mung lừa lọc, rút thụt công quỹ của những kẻ có chức vị,…

Cho đến ngày nay, thơ ca trào phúng đã được đánh giá cao hơn, tuy chưa thật sự xứng đáng với vai trò của nó. Tiếng cười trong văn học hiện đại chẳng những giúp con người giải toả căng thẳng do áp lực cuộc sống, mà còn là công cụ đấu tranh chống lại những bất hợp lý, tiêu cực, tệ nạn, những thói hư tật xấu ...Tiếng cười trong văn học không những được thể hiện bằng nghệ thuật ngôn từ, mà còn được thể hiện nhờ các hình thức nghệ thuật hiện đại khác nữa như điện ảnh, hội hoạ... để có tính đại chúng hơn, cộng hưởng rộng hơn và lâu hơn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/02/2024