Đối Tượng Tiếng Cười Trong Thơ Tú Mỡ Trước Cách Mạng Tháng Tám Năm 1945

Chương 2‌

HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO VÀ ĐỐI TƯỢNG TIẾNG CƯỜI TRONG THƠ TÚ MỠ


2.1. Hành trình sáng tạo thơ Tú Mỡ

Hoàn toàn có thể phân định rạch ròi hai chặng trong đời thơ của nhà thơ trào phúng Tú Mỡ: trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Bởi điều này thể hiện rõ ràng ở toàn bộ chủ đề, đề tài, tư tưởng trong các sáng tác của ông. Tuy nhiên, muốn có một cái nhìn toàn diện về hành trình sáng tạo của nhà thơ này, ta phải đi từ lịch sử vận động dẫn tới sự ra đời của dòng văn học trào phúng đến hoàn cảnh xã hội Việt Nam thế kỉ XX và sự lựa chọn con đường sáng tạo của nhà thơ.

Để đến với thơ trào phúng, Tú Mỡ đã được uống một dòng thơ cũ chảy róc rách, nước thật ngọt ngào, vì nó là thứ nước của nguồn xưa mà người Việt Nam quen uống từ lâu (Vũ Ngọc Phan). Đó chính là vốn văn hoá, văn học dân tộc và nhất là dòng văn chương trào phúng dân tộc mà chúng tôi đã có dịp trình bày trong mục 1.4.

Văn chương trào phúng gắn chặt với phạm trù mĩ học của cái Hài, như trên đã nói (xem mục 1.1.). Vì thế, hoàn cảnh xã hội càng nhiều mâu thuẫn càng là nguồn đề tài và cảm hứng vô tận cho văn chương trào phúng chiếm lĩnh và phản ánh. Vậy, ở thời đại mà Hồ Trọng Hiếu sống có những tiền đề gì cho sự phát triển của văn chương trào phúng và sự ra đời của nhà thơ Tú Mỡ? Xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX chứa đựng những mâu thuẫn không thể dung hoà. Đây là xã hội thực dân nửa phong kiến đang bị tư sản hoá. Cho nên ngoài mâu thuẫn giai cấp còn có biết bao cảnh nghịch mắt, trái tai, lối sống tha hoá, những cảnh nhố nhăng, những tấn trò đi ngược với đạo lý và chân lý ngang nhiên diễn ra giữa ban ngày ban mặt. Hồ Trọng Hiếu là người đương thời, sinh ra trong gia đình lao động nghèo, có chút vốn liếng nho học, lớn lên làm công ăn lương cho Pháp, chứng kiến thời buổi giao thoa giữa cái mới và

cái cũ, cái tốt và cái xấu,... Trong thời gian đó, từ nhỏ đã ảnh hưởng khiếu trào phúng của cha, được sự động viên và giúp đỡ của Nguyễn Tường Tam (chủ báo Phong Hoá, thủ lĩnh của Tự lực văn Đoàn), Hồ Trọng Hiếu đã trở thành Tú Mỡ, chuyên tâm vào sáng tác thơ trào phúng, bóc trần cái hài trong xã hội bằng tiếng cười chế giễu, phê phán. Tiếng cười Tú Mỡ hòa chung với tiếng cười rộ của nhân dân.

Tháng Tám năm 1945, Cách mạng thành công dẫn đến sự ra đời nước Việt Nam độc lập, tiếng cười của Tú Mỡ cũng có cuộc cách mạng của nó. Xã hội thời kì này thay da đổi thịt. Toàn Đảng, toàn dân tập trung vào mục tiêu xây dựng đất nước, khắc phục những hậu quả nghiêm trọng mà triều đình phong kiến và thực dân Pháp để lại. Từ năm 1946, mục tiêu kháng chiến - kiến quốc được đặt lên hàng đầu để chống lại cuộc tái chiếm của thực dân Pháp (1946 - 1954) và cuộc xâm lược bằng chiêu bài chia rẽ dân tộc của đế quốc Mỹ (1954 - 1975). Cũng như đại đa số các nhà văn, nhà thơ của nước ta trong thời kì này, Tú Mỡ hoà mình vào cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc - bằng tiếng cười độc đáo của mình.

Những tiền đề đó đã hình thành hai chặng đường sáng tác thơ trào phúng của Tú Mỡ:

Trước Cách mạng tháng Tám (1945), Tú Mỡ bước vào con đường văn nghiệp như một kiểu nghề tay trái. Ông vừa làm thư kí Sở Tài chính (như kế toán ngày nay), vừa phụ trách chuyên mục Giòng nước ngược cho báo Phong Hoá, sau đó là mục thơ chung của báo Ngày nay do Nguyễn Tường Tam (tức là nhà văn Nhất Linh) làm chủ bút. Trong ngót 14 năm hoạt động trong Tự lực văn đoàn, nhiều bức tranh người, bức tranh đời, gồm những chuyện đời vừa đáng cười vừa đáng khóc trong cảnh sống nông thôn và thành thị, đã được Tú Mỡ mã hoá bằng thơ trào phúng. Thơ trào phúng sáng tác trước Cách mạng của ông được tập trung thành hai tập Giòng nước ngược (in năm 1934 và 1941).

Từ khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Tú Mỡ cũng như nhiều nhà văn, nhà thơ khác hân hoan đón chào cuộc đổi mới của dân tộc. Khác với nhiều nhà văn, nhà thơ gặp khó khăn khi đến với tư tưởng mới, xã hội mới, Tú Mỡ hoà nhập với “cuộc đời mới” khá dễ dàng. Tại sao lại như vậy? Bởi từ lâu, thơ ca trào phúng của ông lấy lẽ phải thông thường làm hệ quy chiếu, đánh giá mọi vấn đề trên quan điểm của nhân dân. Đến với cách mạng không nhọc nhằn, khó khăn, “lột xác” đau đớn như nhiều văn sĩ, Tú Mỡ nhanh chóng sáng tác phục vụ kháng chiến. Tác phẩm thơ trào phúng thời kì này có các tập Nụ cười kháng chiến (1952), Anh hùng vô tận (1952), Trung du cười chiến thắng (in chung với chèo, hát xẩm, 1953), Nụ cười chính nghĩa (1958), Bút chiến đấu (1960), Đòn bút (hai tập, 1962), Ông và cháu (1970).‌


2.2. Đối tượng tiếng cười trong thơ Tú Mỡ

Chúng tôi nghiên cứu đối tượng tiếng cười trong thơ Tú Mỡ ở hai giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám, sau đó nghiên cứu riêng mảng thơ tự trào của tác giả:

2.2.1. Đối tượng tiếng cười trong thơ Tú Mỡ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

Như đã khái quát, ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai, giai cấp tư sản mới hình thành bị kìm hãm phát triển. Nông dân mất đất, thợ thủ công phá sản ra thành thị trở thành đội ngũ nhân công làm thuê, tạp dịch phố phường. Thực dân Pháp xây dựng bộ máy cai trị tay sai đắc lực, mua chuộc hoặc uy hiếp tầng lớp thân sĩ, nho sĩ khiến họ mất uy tín với nhân dân hoặc rơi vào tâm lý hoang mang, thất bại. Các trường Tây được mở ra để đào tạo những trí thức Tây học như ông tham, ông đốc, ông phán thay thế cho những quan nghè, quan thám trước đây. Những người lao động trí óc thuần tuý có thể làm giáo học, làm báo, viết thuê kiếm sống. Nền kinh tế hàng hóa phát triển đã dẫn đến sự ra đời của những con người kiếm sống bằng nghề văn chương. Có những người mượn ngòi bút

nịnh Tây làm chính trị thì nhanh chóng ngoi lên tầng lớp thượng lưu. Thực dân Pháp thực hiện nhiều chính sách dân chủ lừa bịp, tổ chức nhiều phong trào văn hoá, hoạt động tôn giáo... làm những chiêu bài mị dân.

Do hoàn cảnh xã hội phức tạp, nhiều mâu thuẫn như vậy, nên đối tượng tiếng cười trong thơ Tú Mỡ thời kì này rất rộng rãi. Chúng tôi khảo sát đối tượng tiếng cười trong thơ văn Tú Mỡ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, chủ yếu trong Giòng nước ngược : tập 1 in năm 1934, tập 2 in năm 1941 và tập 3 gồm các bài thơ sáng tác từ 1941 đến trước cách mạng tháng Tám 1945, như sau:



Tổng số bài thơ

Hủ tục, mê tín

Thói hư tật xấu

Nghị viên, quan lại

Thực dân, Đế quốc

Kinh tế xã hội

Tự trào

Bày tỏ tìnhcảm, xướng họa

Trào lộng

Tập1: 111(35%)

12(11%)

35(31%)

15(13,5%)

0

5 (4,5%)

5(4,5%)

24(22%)

15(13,5%)

Tập2: 113(35%)

29(26%)

24(21%)

17(15%)

0

8 (7%)

2(2%)

17(15%)

16(14%)

Tập 3: 96(30%)

5 (5%)

14(15%)

49(51%)

3(3%)

16(17%)

0

4 (2%)

5 (5%)

3tập: 320(100%)

46(14%)

73(23%)

81(25%)

3(1%)

29(9%)

7(2%)

45(15%)

36(11%)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Tiếng cười trong thơ Tú Mỡ - 5


Bảng 2.1: Thống kê số lượng các tác phẩm ở mỗi đối tượng tiếng cười trong “Giòng nước ngược” (3 tập) của Tú Mỡ.

Bảng thống kê số liệu trên cho chúng ta nhiều thông tin về đối tượng tiếng cười trong thơ Tú Mỡ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nhìn chung, trong suốt hơn mười năm liền Tú Mỡ sáng tác rất đều tay với nhiều đề tài khác nhau: nào là lễ hội đình đám, quan viên xôi thịt, thói hư vinh, quan điểm nam nữ bình quyền, tình đời tình người đen bạc, nghị viên ma bùn, nghị gật, hoàn cảnh éo le của nhân dân trong thời khủng hoảng kinh tế chính trị, … Tuy nhiều đề tài như vậy, đối tượng tiếng cười trong thơ Tú Mỡ ngay từ đầu đã có sự tập trung sắc nét. Thời gian đầu, ông giành nhiều thời gian và bút mực để phê phán những thói hư tật xấu, những trò lố lăng, thói đời bạc bẽo… trong xã hội đương thời. Tại sao đây là đối tượng tiếng cười lớn nhất(có mặt

trong 35 tác phẩm chiếm 31% ) trong các sáng tác trước 1941? Bởi đây là những điều gần gũi với đời sống mỗi người, ai ai cũng thấy, cũng nhận thức và đánh giá được dựa trên lẽ phải thông thường, cười đối tượng này cũng ít bị kiểm duyệt ngăn chặn nhất. Đây là sự lựa chọn đề tài có tâm và có tầm nhìn khiến tác phẩm của Tú Mỡ lập tức thu hút được nhiều tiếng cười hưởng ứng, tạo nên một bầu không khí rộng thoáng và giàu ôxi cho hàng loạt tác phẩm trào phúng khác sống và thâm nhập cuộc đời. Cũng tương tự như vậy, từ năm 1941 – 1943, Tú Mỡ đả kích nhiều nhất vào những hủ tục và thói mê tín dị đoan (có 29 tác phẩm chiếm 26% sáng tác giai đoạn này).

Nhìn chung, trước năm 1943, những thói hư tật xấu và những hủ tục, thói mê tín dị đoan là những đối tượng mà Tú Mỡ hướng đến công kích nhiều nhất. Điều này cũng lí giải vì sao trước Cách mạng tháng Tám, trong số 320 tác phẩm của Tú Mỡ chỉ có 03 tác phẩm (bài Cùng anh Tú Mỡ, Trả lời Mụ Gầy Tàu bay bảo hộ) lấy thực dân là đối tượng trực tiếp cho tiếng cười (chúng tôi nhấn mạnh ở đây là đối tượng trực tiếp vì trong nhiều bài thơ khác của Tú Mỡ thời kì này cũng có vài ý bóng gió châm chích thực dân). Ngoài ra, còn có 07 tác phẩm nữa đương thời chưa được công bố hoặc viết sau khi Nhật đảo chính Pháp (19/3/1945), chúng tôi khảo sát riêng để có những nhận xét sát thực, Tất nhiên, đối tượng này quá nhạy cảm và luôn được “bà lớn Kiểm” tinh ranh bảo vệ chặt chẽ. Cho nên, cũng do ảnh hưởng lối bông phèng kiểu tiểu tư sản, giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Tú Mỡ còn giành nhiều giấy mực và tâm huyết vào những tác phẩm xướng họa với bạn bè (Tản Đà, Xuân Diệu, Vũ Đình Liên, người tình nhân chưa quen biết Phạm Thị Cả Mốc,…), những tác phẩm giãi bày tình cảm, cảm xúc và những tác phẩm đơn thuần là cười vui trào lộng (Khuyên ai kén vợ, Điếu đức tụng, Phở đức tụng, Tửu đức tụng, Cười đi thôi, Khai bút… rông, Nàng thơ của tôi, Lạc nàng thơ…).

Như vậy, hoàn toàn có căn cứ xác đáng khi đưa ra nhận xét rằng: Thời gian đầu, tiếng cười Tú Mỡ có tính phê phán, tính đấu tranh chưa mạnh, tiếng

cười còn nhiều điệu hóm hỉnh, vui tươi. Từ sau 1943, tức là từ tập 3 Giòng nước ngược được tuyển sau này, tiếng cười Tú Mỡ mới thật sự mạnh mẽ đả kích bọn nghị viên và quan lại bù nhìn, làm tay sai cho Tây và gây hại cho quốc dân đồng bào. Đến lúc này, có thể khẳng định nhà thơ mắt xanh Xuân Diệu đã rất tinh tường khi nhận định đề tài nghị viên đã “khiến Tú Mỡ chảy nhiều mực nhất”. Có đến 49 trong tổng số 96 tác phẩm (chiếm 51%) ở tập 3 này lấy đối tượng tiếng cười là nghị viên và quan lại. Và đây cũng chính là đối tượng có mặt trong ¼ số lượng các tác phẩm của Tú Mỡ trước Cách mạng tháng Tám (81 bài chiếm 25% tổng số tác phẩm của nhà thơ).

Từ bảng thống kê trên, chúng tôi khái quát thành ba nhóm đối tượng tiếng cười trong thơ trào phúng của Tú Mỡ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 như sau: Thứ nhất, là quan lại, nghị viên và trí thức nịnh Tây – đây là đối tượng bị đả kích mạnh mẽ nhất; thứ hai, là những hủ tục, mê tín dị đoan, thói hư tật xấu và những trò lố lăng trong xã hội – đây là đối tượng bị phê phán, đả kích thường xuyên, đều đặn suốt quá trình sáng tác của nhà thơ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945; thứ ba, là thực dân, đế quốc – đây là đối tượng sẽ trở thành đối tượng tiếng cười chủ yếu trong giai đoạn sáng tác sau của Tú Mỡ.

2.2.1.1. Quan lại, nghị viên và trí thức nịnh Tây

Với nhóm đối tượng này, tiếng cười ở cấp độ châm biếm, đả kích, thể hiện thái độ phủ nhận gay gắt của Tú Mỡ nói riêng và nhân dân nói chung. GS Phan Cự Đệ đánh giá “phần đóng góp sâu sắc nhất của nội dung thơ văn Tú Mỡ cũng ở phương diện này” [8, 127].

Chính tầng lớp quan lại là công cụ cai trị và bóc lột của bọn thực dân, và đây mới là tầng lớp gây nên nhiều tội lỗi nhất. Bọn chúng dù là quan lớn hay quan bé, quan cũ hay quan mới, quan sư hay quan hướng đạo (quan sì cút)… tất cả đều là một lũ bất tài, nịnh hót, luồn cúi, bòn rút, hối lộ, tham nhũng. Nhìn sự thật ấy, Tú Mỡ nôn nóng muốn lũ quan sâu mọt này bị thanh toán. Ông những mong có bí thuật thần tình “ngửi thấy hơi đồng trong đáy

bụng” bọn quan tham để “Mọt trẻ, mọt già trừ hết giống/ Thực là hạnh phúc đám dân đen” (Trạng Hít).

Tại sao Tú Mỡ lại sốt sắng với những việc nhà quan như thế? Bởi nhìn toàn cảnh xã hội, đây chính là tầng lớp mà cả triều đình nhà Nguyễn lẫn thực dân Pháp đang dựa vào để siết chặt ách bóc lột, đàn áp và thống trị lên nhân dân. Hơn thế nữa, qua Tâm sự một ông “quan bé”, thì ta thấy tất thảy bọn quan đều là lũ sâu mọt, cả đời phấn đấu lên quan không phải để “bảo dân, an dân”, mà là thực hiện “tay lành nghề” bòn rút, đục khoét. Nói trắng ra, họ lên làm quan bằng mánh khóe, chạy trọt bằng tiền, bằng “đậu lạy quan xin”, thì khi làm quan rồi họ sẽ tìm cách để cái “vốn” ấy sinh “lãi”: tham ô, ăn đút lót, lại mua quan bán tước, kéo bè kéo cánh, dung túng kẻ dưới bày mưu kế đảo điên để “đục khoét, xoay tiền hối lộ”… Ông “quan bé” nhận rằng:

- Thời buổi này là “đời bạc giấy”,

Phẩm giá con người cũng lấy đấy mà đo.

- Lấy cái vinh đền bù cái nhục,

Ấy là đường khuất khúc của nghề quan…

Bằng cách nhập vai ông “quan bé” hàng huyện, Tú Mỡ đi guốc trong bụng những kẻ làm quan ở cái thời đó: vào dinh thự, ra ô tô, lính bồng súng chào tôn nghiêm; đối với quan trên lúc khúm núm, khi cúi luồn, tiền mẹ cõng tiền con đút lót. Cho nên, có một thằng bé nuốt xu mà chẳng chết, ông bố nọ khen ngay đấy là cái tướng dị kì của nhà quan:

Thằng này tướng dị kì Nuốt xu mà chẳng chết Khi lớn hẳn ra phết

Có thể làm quan to

Xơi tiền như mỏ khoét!

(Nuốt xu)

Vậy bản chất quan lại dưới con mắt Tú Mỡ là gì? Đó là thói tham lam, tham nhũng, thói ăn bẩn, đục khoét nhân dân, là thói ăn chơi sa đọa, bợ đỡ

cầu vinh, khinh người, hống hách. Nhìn chung, bản chất quan chẳng có gì là tốt đẹp, chính nhân quân tử, quan chi dân chi phụ mẫu. Trong bản chất mỗi ông quan đều có phần xôi thịt. Và vì thế, Tú Mỡ gọi làng quan là “làng xôi thịt” (Quan viên xôi thịt).

Ăn – đó là bản chất của việc quan. Thói ăn đến tàn hại nhân dân chính là điều Tú Mỡ lên án nhiều nhất, hơn cả cái chuyện quan lại ngu dốt và trụy lạc. Mỉa mai thay cảnh quan ăn khi dân đói, dân chửi để quan ăn trong Tiệc kỉ niệm ba mươi năm của phái bộ đi Tây (1908). Các ông quan thì rượu ngon, gái đẹp chúc tụng nhau, còn dân chúng thầm chúc tụng các ông:

Trong dinh quan khách cỗ bàn Vòng ngoài dân đói hàng ngàn xúm đông

Há mồm, lố mắt đứng trông Chúc thầm các cụ, các ông muôn đời…

Tú Mỡ chẳng hoài công tìm được hai chữ “chúc thầm” đắc địa như thế. Bởi vừa đọc lên người ta đã thấy cái nghịch lí và nghịch cảnh, để chắc chắn là lũ quan bù khú trong cảnh đói rách của nhân dân thế kia chẳng được chửi thẳng thì cũng đáng được chửi thầm lắm!

Tú Mỡ lại kể ra các kiểu ăn của quan: Quan ăn ở giữa đình, ăn ở công đường, ăn mừng thọ để nhận quà, ăn mừng nhận chức để nhận lễ, ăn bổng lộc của triều đình, ăn của đút của dân đen, quan lớn ăn quan bé, quan nọ ăn quan kia, ăn khi công cán về quê, ăn khi đại thần ở Pháp,... Các ông quan lớn được quan thầy kén cử sang Pháp Đình ngoại giao, đã phơi bày cái “khẩu khí tày trời”:

Đáp rằng: “Thưa với tiên sinh Riêng tôi chủ nguyện sinh bình chỉ mong

Lượng trên cụ Thống khoan dung Thăng quan, tiến chức lên ông quan tuần

Mang danh cụ lớn đại thần Cao siêu sở vọng có ngần ấy thôi!”

(Khẩu khí ông quan)

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 20/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí