Tiếng cười trong thơ Tú Mỡ - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------


HOÀNG TUYẾT NHUNG


TIẾNG CƯỜI TRONG THƠ TÚ MỠ


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.


Hà Nội – 2012

Tiếng cười trong thơ Tú Mỡ - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------


HOÀNG TUYẾT NHUNG


TIẾNG CƯỜI TRONG THƠ TÚ MỠ


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34


Người hướng dẫn khoa học : GS.TS Lê Văn Lân


Hà Nội – 2012

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 7

1. Lý do chọn đề tài 7

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13

4. Đóng góp mới của luận văn 13

5. Phương pháp nghiên cứu 13

6. Cấu trúc của luận văn 14

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ TIẾNG CƯỜI. TIẾNG CƯỜI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC 15

1.1. Tiếng cười 15

1.1.1. Khái niệm về tiếng cười 15

1.1.2. Các phương thức biểu hiện và các cấp độ của tiếng cười 19

1.1.3. Tác dụng của tiếng cười 23

1.2. Nghệ thuật gây cười 25

1.3. Tiếng cười trong văn học Việt Nam 28

1.3.1. Tiếng cười trong văn học dân gian 28

1.3.2. Tiếng cười trong văn học thành văn 30

Chương 2: HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO VÀ ĐỐI TƯỢNG TIẾNG CƯỜI TRONG THƠ TÚ MỠ 35

2.1. Hành trình sáng tạo thơ Tú Mỡ 35

2.2. Đối tượng tiếng cười trong thơ Tú Mỡ 37

2.2.1. Đối tượng tiếng cười trong thơ Tú Mỡ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 37

2.2.1.1. Quan lại, nghị viên và trí thức nịnh Tây 40

2.2.1.2. Những hủ tục, mê tín dị đoan, thói hư tật xấu, những trò lố lăng trong xã hội 50

2.2.1.3. Thực dân Pháp 58

2.2.2. Đối tượng tiếng cười trong thơ Tú Mỡ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 61

2.2.2.1. Thực dân, đế quốc và bọn tướng tá, binh lính 65

2.2.2.2. Việt gian và bọn bù nhìn 72

2.2.2.3. Tiếng cười trong nội bộ 78

2.2.3. Tự trào 81

Chương 3: NGHỆ THUẬT GÂY TIẾNG CƯỜI TRONG THƠ TÚ MỠ..86

3.1. Vận dụng các hình thức nghệ thuật dân tộc 86

3.1. 1.Vận dụng các hình thức nghệ thuật dân gian 86

3.1.1.1.Vận dụng tục ngữ, thành ngữ, ca dao, ngụ ngôn, truyện cười, tiếu lâm 86

3.1.1.2. Vận dụng các điệu chèo, hát xẩm 90

3.1.2. Vận dụng sáng tạo các thể thơ truyền thống 91

3.1.2.1. Vận dụng thể thơ lục bát, song thất lục bát, hát nói 93

3.1.2.2. Vận dụng thể thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt liên hoàn. 96 3.1.2.3. Sử dụng thể văn tế và phú 97

3.1.2.4. Sử dụng thể thơ yết hậu 98

3.1.2.5. Sử dụng thể thơ tự do 99

3.2. Các biện pháp nghệ thuật gây cười 100

3.2.1. Hình ảnh thơ 100

3.2.2. Chơi chữ 102

3.2.3. Tương phản đối lập 106

3.2.4. Giễu nhại 108

3.2.5. Vật hoá 111

3.2.6. Phóng đại 112

3.2.7. Sử dụng từ láy 114

3.2.8. Lối kết thúc bất ngờ và đề cao để hạ thấp 115

PHẦN KẾT LUẬN 118

TÀI LIỆU THAM KHẢO 122

1. Lý do chọn đề tài:

PHẦN MỞ ĐẦU

Chúng tôi chọn tác giả Tú Mỡ vì trước hết ông có một vị trí quan trọng, đặc biệt trong nền văn học dân tộc, có một di sản văn chương đáng được gọi là một sự nghiệp. Ông tên thật là Hồ Trọng Hiếu, sinh ngày 14/03/1900, mất ngày 13/07/1976, là nhà thơ trào phúng có chân trong Tự lực Văn đoàn và cũng là tác giả tiêu biểu nhất của dòng thơ trào phúng Việt Nam thế kỉ XX. Ông đã góp cho nền văn học dân tộc một di sản thơ ca phong phú với nghệ thuật trào phúng đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tú Mỡ không phải là nhà thơ trào phúng đầu tiên và duy nhất trong lịch sử văn học Việt Nam. Chúng ta từng biết đến những tác phẩm trào phúng hoặc có yếu tố trào phúng như ca dao trào phúng, truyện tiếu lâm, truyện cười, truyện Trạng Quỳnh, truyện Trạng Lợn, truyện Thủ Thiệm, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Nguyễn Khuyến, thơ Tú Xương,... Tuy nhiên, lần đầu tiên có một nhà thơ Tú Mỡ sử dụng trào phúng với tư cách là một nghệ thuật sáng tác chủ đạo xuyên suốt các tác phẩm trong cả sự nghiệp văn chương của mình, bền bỉ suốt từ thời thanh niên sôi nổi trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến hết thời kì kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp (1945- 1954) và đế quốc Mĩ (1954-1975), và khi hoà bình lập lại.

Mặt khác, thơ trào phúng của Tú Mỡ có nhiều giá trị tư tưởng. Chính trị và văn nghệ hoà quyện với nhau trở thành một thứ thơ đấu tranh cho chính nghĩa, cái hay, cái phải. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Tú Mỡ dùng tiếng cười xây dựng những bức tranh biếm hoạ, đả kích bộ mặt xấu xa của quan lại phong kiến, những chuyện lố lăng trong xã hội; đánh thẳng vào bọn tay sai, chính phủ bù nhìn. Từ năm 1945, với tinh thần sảng khoái, lạc quan của một dân tộc đang chiến đấu và sẽ chiến thắng, Tú Mỡ sử dụng “binh pháp trào phúng” với “đội hùng binh tiếng cười” tấn công trực diện những trận vũ bão vào thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược, bọn tướng tá đầu sỏ, bọn nịnh Tây, bán nước cầu vinh... Sau năm 1975, tiếng cười trong thơ ông vẫn

toát lên tấm lòng đôn hậu ở những bài thơ viết cho thiếu nhi. Điều thú vị là: tiếng cười trào phúng của Tú Mỡ ở nhiều đề tài còn có giá trị hiện thực cho đến ngày nay. Nghệ thuật gây tiếng cười của Tú Mỡ mang tính tổng hợp. Nghệ thuật ấy có được nhờ sự đúc rút kinh nghiệm bản thân, và nhờ học tập ở tiền nhân như Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, học tập văn học nước ngoài - đặc biệt là văn học Pháp và học tập nhiều nhất ở văn học dân gian. Điều quan trọng là tiếng cười độc đáo trong thơ Tú Mỡ được thành hình từ tất cả những căn gốc ấy.

Ngoài giá trị tư tưởng và nghệ thuật, ý nghĩa nhân sinh của quan niệm sống Tú Mỡ cũng hấp dẫn chúng tôi tiếp cận đề tài Tiếng cười trong thơ Tú Mỡ.

Đằng sau tiếng cười Tú Mỡ là một lẽ sống riêng, sống cho lành mạnh, vừa chấp nhận, vừa vượt lên những ngang trái còn đầy rẫy xung quanh. Nghiên cứu về tiếng cười Tú Mỡ, cũng là củng cố thêm một lẽ sống giản dị nhưng hữu ích cho đời, góp phần bồi dưỡng lí tưởng cho thế hệ trẻ trong quá trình chúng tôi giảng dạy văn học tại trường THPT.

Chính sự nghiệp thơ ca dày dặn, nghiêm túc với nghệ thuật đặc sắc và phong vị dân gian đậm đà trong các tác phẩm của Tú Mỡ đã khiến ông gắn bó trọn đời với nghề cầm bút và có một vị trí vững chãi trong nghề nghiệp.

Cuối cùng, trong những công trình nghiên cứu văn học nhiều năm nay, Tú Mỡ thường chỉ được nhắc đến như một nhà thơ đả kích kẻ thù, và sau này thêm những bài viết cho thiếu nhi nữa. Đáng ra, từ lâu chúng ta nên nhìn nhận đúng tài năng trào phúng của Tú Mỡ. Bước đầu, chúng tôi xin tri ân nhà thơ bằng những nghiên cứu nghiêm túc.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Trong quá trình khảo sát tư liệu, chúng tôi thấy có nhiều bài viết khá sâu sắc về nhà thơ trào phúng Tú Mỡ trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại đã đề cao cốt cách dân tộc trong thơ Tú Mỡ. Đương thời, ông đánh giá hai tập Giòng nước ngược (xuất bản năm 1943 và 1944) là “hai tập thơ có cái giọng bình dân rất trong sáng mà chúng ta vốn ưa thích xưa nay. Giọng đùa cợt lẳng lơ của Hồ Xuân Hương, giọng nhạo đời của Trần Tế Xương, giọng thù ứng ý nhị của Nguyễn Khắc Hiếu, giọng giao duyên tình tứ của Trần Tuấn Khải, từng ấy giọng thơ, ngày nay ta thấy cả trong hai tập thơ trào phúng của Tú Mỡ” [39,9]. Tóm lại, tính dân tộc thể hiện ở những thể thơ văn mà “lối nào của ông cũng đều hay cả”. “Thơ Tú Mỡ thật là thơ có tính cách Việt Nam đặc biệt” [39,13]. Phạm Thế Ngũ cũng đánh giá cao nhà thơ Tú Mỡ ở phương diện này khi cho rằng “thơ Tú Mỡ... chịu ảnh hưởng rõ rệt thơ cũ... từ cảm hứng đến thể cách. Nói rằng ông đã tiến xa hơn tiền bối thì quá đáng, song ông cũng có một lời thơ hoạt bát, cách gieo vần tài tình, giọng dí dỏm tự nhiên và mượn tiếng cười để chinh phục người ta [38,158].”

Lê Thanh đánh giá nhà thơ Tú Mỡ vừa là nhà thơ khôi hài, vừa là nhà thơ trào phúng. “Vì ngoài cái giá trị tuyệt đối về văn chương, nó còn cái giá trị tương đối về phương diện xã hội” [44,64]. “Có một điều ta phải nhận là ông đã can đảm cười trong những trường hợp mà đứng trước đấy đáng lẽ phải có một bộ mặt nghiêm trang... Mà có lẽ trong văn chương ta chỉ có ông mới dám ngạo mạn như thế. Vì hơn ai hết, trong sự tư tưởng cũng như trong sự hành động, ông thành thực đối với ông cũng như ông tàn nhẫn với những cái nó đi ngược với con đường mà lương tâm ông đã vạch sẵn. Cử chỉ và lời nói của ông tỏ ra rằng ông làm những việc ấy dưới sự chỉ huy của một tâm hồn tinh tiết, lúc nào cũng muốn thấy xung quanh mình sự tinh tiết” [44,69]. Ông nhấn mạnh việc Tú Mỡ “nhập cảng cho văn chương ta một vài thể văn mới” [44, 81] _ ông muốn nói đến lối “nhạo lại” (parodie) như bài Khuyên ông nghị ra hội đồng và lối “ngược sách” như những bài ngụ ngôn La Fontaine ngược sách. Lê Thanh cũng khẳng định ở Tú Mỡ, “hễ có dịp là cái trữ tình của tác giả được đem ra phơi rãi trong văn chương [44,76].”

Nhà thơ Xuân Diệu khám phá “vẻ đẹp bình dị, gần gụi” của thơ Tú Mỡ. Sức mạnh trào phúng trong thơ ông là do sự cộng hưởng “bốn cái ưu điểm” và “nâng chúng lên làm thành một văn tài đặc sắc [5,34].” “Tú Mỡ vốn là một nhà thơ làm báo, thì bây giờ Tú Mỡ phát huy tính cách tân văn, viết báo... bởi đấu tranh với địch trong những luận điệu tuyên truyền thì phải ứng chiến hàng ngày nhặm lẹ, viết được nhanh mà vẫn chững chạc; Tú Mỡ đã có những bài rất sắc bén. Tú Mỡ là một anh xẩm thơ... nó bao gồm cách tính gần gụi quần chúng và tính cách ca ngâm, mà xẩm hay thì phải đặt, phải hát được những bài mới mẻ sát thời sự. Tú Mỡ là một nhà ngụ ngôn, trước vẫn đã đặt những bài nói ví, nói ẩn... Bao trùm ba đặc điểm trên, Tú Mỡ có một tâm hồn thi sĩ..., có một lòng yêu nước nồng nàn..., tình yêu nhân dân sâu sắc..., tâm hồn khát khao chính nghĩa và yêu mến cái đẹp..., khả năng ngôn ngữ dồi dào của một thi sĩ thật sự... đánh địch không biết mệt mỏi, với một tiếng cười nhiều vẻ, có duyên” [5,34]. Theo Xuân Diệu, thơ Tú Mỡ được yêu mến “không phải chỉ vì vận dụng ngôn ngữ lưu loát, vì hơi văn bình dân, hoặc vì đối đáp không non, biết giá trị của những chữ, mà trước tiên vì quan sát thực tế đúng, thông minh, biết điểm huyệt các sự việc” [5,47].

GS Phan Cự Đệ nhấn mạnh vào sự tiếp thu sáng tạo của nhà thơ Tú Mỡ đối với truyền thống trào phúng dân tộc trong thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,... nghệ thuật trào phúng trong ca dao, truyện tiếu lâm, truyện khôi hài,... Ngoài ra, khả năng “dựng người, dựng cảnh một cách tài tình, sinh động” [9,149] được nêu ra như một thế mạnh độc đáo của Tú Mỡ.

Trong khi đó, GS Hà Minh Đức nhấn mạnh tiếng cười độc đáo, giàu tính chiến đấu của Tú Mỡ. Ông nhấn mạnh sự học hỏi của Tú Mỡ về nghệ thuật trào phúng từ nghệ thuật sân khấu dân gian như hề chèo. “Nụ cười trong thơ Tú Mỡ cũng khá dí dỏm lạc quan. Tác giả biết tiếp thu truyền thống đánh địch rất tỉnh táo, thông minh mà sâu cay, ý nhị qua tiếng cười dân gian của những chú Tễu, hề gậy, hề mồi, mẹ Đốp. Cái cười trong sân khấu chèo luôn phảng phất đó đây trong thơ Tú Mỡ. Tú Mỡ gắn nhiều với văn mạch dân gian, nhất

Ngày đăng: 20/02/2024