trực tiếp nước ngoại và liên doanh tại tỉnh Savanakhet tăng từ 17,5 triệu USD giai
đoạn 1995 - 2000 lên khoảng 200 triệu USD giai đoạn 2000 - 2005 [59, tr74].
Dựa trên những nhu cầu thiết yếu trên, Hội nghị quan chức cấp cao EWEC lần thứ ba đã thông qua sáng kiến xúc tiến EWEC nhằm tăng cường nhận thức về tiềm năng, cơ hội đầu tư, phát triển thương mại và du lịch của EWEC.
Một trong những nỗ lực nhằm thực hiện sáng kiến trên, Chính phủ Việt Nam đã triển khai tổ chức một loạt các hoạt động với tên gọi “Tuần lễ EWEC 2007” tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam từ ngày 27/8 đến 01/9/2007.
Mục tiêu của Tuần lễ EWEC là nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế về tiềm năng của EWEC; tạo ra sự hiểu biết sâu sắc hơn giữa các chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp nhằm thu hút sự quan tâm hơn nữa của các nhà đầu tư - cộng đồng doanh nghiệp tư nhân trong khu vực và quốc tế đối với hành lang này; tăng cường sự hợp tác hữu ích giữa các địa phương EWEC; thảo luận những vấn đề vướng mắc và giải pháp khắc phục vấn đề nảy sinh trong việc phát triển đầu tư, thương mại, du lịch trong EWEC; đặc biệt là tiếp tục vận động các nhà tài trợ đầu tư cho cơ sở hạ tầng và thuận lợi hoá thương mại dọc tuyến EWEC.
Tuần lễ EWEC 2007 là một trong những sự kiện xúc tiến đầu tư đầu tiên trong hàng loạt các hoạt động quảng bá-xúc tiến đầu tư khác trong tương lai về hành lang kinh tế này. Nội dung chương trình Tuần lễ EWEC 2007 rất phong phú, đa dạng, trong đó có các cuộc làm việc của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm với các trưởng đoàn các nước thành viên EWEC cùng các tỉnh trưởng các tỉnh nằm trong hành lang này; hội chợ quốc tế EWEC; diễn đàn Đầu tư - Thương mại - Du lịch EWEC cùng các chương trình văn nghệ của nước chủ nhà Việt Nam và chương trình giao lưu văn hóa - văn nghệ giữa các nước thành viên EWEC. Các nhà tổ chức cũng đã tổ chức một đoàn Caravan với hành trình đi dọc tuyến EWEC.
Tuần lễ Hành lang kinh tế Đông Tây 2007 do Bộ Ngoại giao chủ trì và thành phố Đà Nẵng đăng cai tổ chức từ ngày 27/8 - 02/9/2007 đã đạt được kết quả rất đáng ghi nhận, nhất là trên lĩnh vực đầu tư. Đã có hơn 400 đại biểu trong và ngoài nước đã tham gia các hoạt động trong Tuần lễ EWEC 2007. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm chủ trì các hoạt động quan trọng; Trưởng đoàn
các nước EWEC khác: Phó Thủ tướng thường trực Lào; Thứ trưởng bộ Tài chính Thái Lan, Thứ trưởng bộ Ngoại giao Myanmar cũng có mặt để chứng kiến các thỏa thuận hợp tác đầu tư trên EWEC. Tháp tùng các trưởng đoàn là quan chức của các bộ ngành trung ương của các nước. Phía Việt Nam có các Bộ: Ngoại giao, Kế hoạch
- Đầu tư, Tài chính, Thương mại, Giao thông Vận tải, Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Công an. Đặc biệt, Tuần lễ EWEC 2007 đã thu hút sự tham gia của các địa phương của các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây như: tỉnh Savannakhet (Lào); tỉnh Tak, Mukdahan, Khon Kaen, Udon Thani, Sakon Nakhon và Nong Khai (Thái Lan); Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi (Việt Nam). Ngoài ra, còn có sự tham gia của tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc), thành phố Hwaseong (Hàn Quốc); Cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam: Đại sứ các nước Lào, Myanmar, Nhật Bản, Ấn Độ; Đại biện lâm thời Thái Lan; Tham tán Công sứ Campuchia; Tổng Lãnh sự quán Nga và Lào tại Đà Nẵng. Ngoài ra, còn có đại diện của Phái đoàn Ủy ban châu Âu, Đại sứ quán Tây Ban Nha, Đại sứ quán Bỉ, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh; Đại diện các tổ chức quốc tế gồm Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO). Về phía các doanh nghiệp đã thu hút 70 đại biểu doanh nghiệp nước ngoài, đến từ Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ, Nhật Bản… và 50 đại biểu doanh nghiệp trong nước. Về phía báo chí đã có 32 phóng viên đại diện cho các hãng thông tấn báo chí trong và ngoài nước tham gia và đưa tin cho Tuần lễ EWEC 2007 [121, tr3-5].
Sự tham gia đông đảo của các đại biểu đại diện cho các cơ quan Nhà nước, các Bộ, Ngành, các địa phương, doanh nghiệp và thông tấn báo chí của các nước thành viên EWEC và các nước quan tâm đến hợp tác EWEC đã cho thấy hợp tác đầu tư giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây đã ngày càng được phổ biến rộng rãi và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Tuần lễ EWEC 2007 diễn ra từ ngày 27/8 đến ngày 02/9/2007 với các hoạt
động chính sau:
1) Lễ khai mạc trọng thể;
2) Diễn đàn đầu tư - thương mại - du lịch EWEC;
3) Hội chợ quốc tế EWEC;
4) Tour Caravan dọc EWEC;
5) Giao lưu nghệ thuật Lào, Myanmar và Việt Nam;
6) Giao hữu tennis.
Ngoài thành phố Đà Nẵng, các địa phương như Quảng Trị và Thừa Thiên Huế cũng tổ chức một số hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao trong thời gian diễn ra Tuần lễ [121, tr7].
Đặc biệt, trong Tuần lễ Hành lang kinh tế Đông Tây đã diễn ra diễn đàn đầu tư - thương mại - du lịch EWEC. Đây là hoạt động trọng tâm của Tuần lễ, được Bộ Ngoại giao tổ chức chu đáo với sự tham dự của hơn 400 đại biểu và 22 tham luận của trưởng đoàn các nước EWEC, đại diện các Bộ, ngành của Việt Nam, đại diện các tỉnh dọc hành lang, tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc), các nhà tài trợ chính (JBIC, ADB, Chính phủ Nhật Bản) và cộng đồng doanh nghiệp.
Diễn đàn đã tập trung thảo luận về cơ chế, chính sách, các vấn đề còn vướng mắc cũng như những biện pháp tăng cường hợp tác giữa các nước và các địa phương EWEC. Đại diện các địa phương cũng đã giới thiệu được tiềm năng, thế mạnh của địa phương mình và đề xuất các dự án cụ thể để vận động tài trợ và đầu tư.
Tại phiên do Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) thành phố Đà Nẵng và trưởng đoàn các nước đồng chủ trì, Trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng đã kết hợp tổ chức 02 lễ ký kết và trao giấy chứng nhận đầu tư, bao gồm:
+ Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng trao giấy chứng nhận đầu tư cho Tập
đoàn Vina Capital để đầu tư dự án khu thương mại trị giá 325 triệu USD.
+ Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng ký kết bản thỏa thuận với Công ty Kreves Development (Hàn Quốc) về việc đầu tư dự án khu thương mại và chung cư với tổng vốn dự kiến là 200 triệu USD.
Tại phiên do Trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Đà Nẵng - Tiềm năng và cơ hội đầu tư” với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ban, ngành và các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tại hội thảo, Trung tâm đã ký kết thỏa thuận với Sở Công nghiệp và Môi trường thành phố Hwaseong (Hàn Quốc) về
việc thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai bên. Ngoài ra, thành phố đã giới thiệu và mời gọi tài trợ, đầu tư một số dự án có tác động trực tiếp đến việc phát triển EWEC.
Nhìn chung, diễn đàn lần này trước hết nhằm quảng bá, thu hút sự chú ý của các nước, tổ chức quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời được đánh giá là sự khởi đầu tốt đẹp cho quá trình xây dựng EWEC từ một "Hành lang giao thông" trở thành "Hành lang kinh tế". Đặc biệt, các tổ chức như ADB, JBIC đã cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các địa phương dọc tuyến EWEC phát huy hết tiềm năng vốn có, hợp tác để cùng nhau phát triển kinh tế.
Việc tổ chức thành công tuần lễ EWEC này sẽ là điều có ý nghĩa lớn đối với Việt Nam, không chỉ trên phương diện thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế, thương mại, du lịch và đầu tư mà còn khẳng định xu hướng hòa nhập mạnh mẽ của một quốc gia Việt Nam với một vị thế quốc tế ngày càng tăng.
Sau thành công của tuần lễ EWEC 2007, ADB tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nhằm phát huy tối đa lợi thế từ EWEC thông qua Diễn đàn doanh nghiệp Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS BF), nơi giải quyết những vấn đề và trở ngại đối với việc phát triển EWEC.
Cùng với Đà Nẵng các địa phương khác của các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây cũng tăng cường các hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước, con người, tiềm năng lợi thế và các chính sách của địa phương mình nhằm thu hút đầu tư và hợp tác cùng phát triển.
Tóm lại, từ khi hình thành đến năm 2010, được sự quan tâm của chính phủ các nước thành viên, dưới sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á và Chính phủ Nhật Bản, trên EWEC nhiều hạng mục hạ tầng giao thông chủ chốt trên hành lang đã được đầu tư nâng cấp như cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, đường hầm đèo Hải Vân, Cảng nước sâu Chân Mây, sân bay quốc tế Phú bài, đường quốc lộ 9, cảng Mawlamyine - Myanmar, cầu nối liền Thái Lan - Lào qua sông Mekong... các thủ tục hành chính, thủ tục cấp visa, giấy phép vận chuyển, các cơ chế hợp tác đã được các quốc gia quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các hoạt động quảng bá, tăng cường thu hút FDI vào khu vực, đa dạng hóa hoạt động kinh tế.
Chính phủ và các địa phương của 4 nước Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar đã cố gắng, tích cực và chủ động thu hút đầu tư để phát huy những lợi thế
của mình, đồng thời tranh thủ những nguồn lực từ bên ngoài phục vụ cho sự phát triển của địa phương, quốc gia mình và sự phát triển của EWEC.
Khi hạ tầng giao thông đã cơ bản hoàn thành và đi vào sử dụng, các Khu kinh tế bắt đầu đi vào hoạt động, góp phần mang lại nhiều thay đổi kinh tế xã hội cho khu vực thì ngày càng có nhiều quốc gia có lợi ích tham gia đầu tư phát triển vào EWEC.
2.3. Hợp tác thương mại
Bên cạnh hợp tác đầu tư, các hoạt động thương mại là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nước và các địa phương thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây.
Khi mới hình thành, các hoạt động thương mại của EWEC chủ yếu tập trung ở sáu địa phương gồm Mawlamyine, Phitsanulok, Khon Kaen, Savannakhet, Huế, và Đà Nẵng. Tuy nhiên, nhiều thị trấn thuộc các địa phương có EWEC chạy qua cũng sẽ nhân được những tác động kinh tế tích cực. Các khu vực mà EWEC đi qua nói chung còn kém phát triển; kinh tế lấy nông nghiệp làm chủ đạo. EWEC qua kết nối với các trục giao thông Nam - Bắc sẽ giúp các khu vực trên tiếp cận dễ dàng hơn với các trung tâm kinh tế ở phía bắc và phía nam như Bangkok, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. EWEC còn mở đường ra biển cho các khu vực trên, cung cấp hải sản cho họ và giúp họ đem các sản phẩm nông - lâm nghiệp của mình đi tiêu thụ. Nhờ phát triển giao thông vận tải, thông tin liên lạc và năng lượng, các khu vực sẽ có thêm nhiều cơ hội phát triển, trong đó đầu tư tư nhân là quan trọng nhất.
Về mặt pháp lý, ở mỗi quốc gia thuộc EWEC, hệ thống pháp lý liên quan đến quan hệ thương mại đã được triển khai. Cho đến năm 2010, các quốc gia thành viên đều đã ký kết Hiệp định vận tải qua biên giới của các nước Tiểu vùng sông Mekong (GMS- CBTA) và Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho hàng hoá quá cảnh. Bên cạnh đó, nhiều Hiệp định song phương đã được ký kết giữa Việt Nam - Lào, Thái Lan - Lào, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh giữa các nước. Việt Nam và Lào đã ký nhiều hiệp ước và hiệp định quan trọng: Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác, Hiệp định Hợp tác chiến lược về kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật… Việt Nam và Thái Lan đã ký gần 30 Hiệp định và Thoả thuận hợp tác. Việt Nam và Myanmar đã thành lập Uỷ ban Thương mại chung, cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, nông nghiệp, dầu khí, viễn thông....
Bốn nước: Việt Nam, Thái Lan, Lào (2008), Myanmar (2010) áp dụng Biểu thuế ưu đãi đặc biệt CEPT của các nước ASEAN. Tại Việt Nam đang áp dụng Quyết định số 36/2008/QĐ-BTC ngày 12/06/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN giai đoạn 2008-2013.
Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại trên EWEC ngày càng phát triển.
Trao đổi thương mại giữa các nước trong khu vực trong thời gian qua tăng đáng kể (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Lào, Thái Lan và Myanmar tăng trung bình 33%/năm). Hàng hoá buôn bán dọc biên giới hành lang chủ yếu phản ánh lợi thế so sánh của mỗi nước, đồng thời đóng vai trò hàng hoá quá cảnh để thâm nhập vào các thị trường khác. Các mặt hàng được trao đổi chủ yếu là: rau, quả, gỗ, gia súc, hàng dệt may...
Bảng 2.4: Xuất khẩu qua biên giới trên EWEC (2002-2008)
Triệu USD
Xuất khẩu | Cán cân thương mại | |||||||||||
Myanmar đến | Thái Lan đến | Lào đến | Việt Nam đến | Myanmar - Thái Lan | Thái Lan - Lào | Thái Lan - Việt Nam | Lào - Việt Nam | |||||
Thái Lan | Myanmar | Lào | Việt Nam | Thái Lan | Việt Nam | Lào | Thái Lan | |||||
2002 | 12.4 | 72.1 | 75.6 | 0.1 | 19.0 | - | - | - | 60 | 57 | - | - |
2003 | 11,3 | 162,5 | 81,6 | 0,9 | 16,9 | - | - | - | 151 | 65 | - | - |
2004 | 15,7 | 258,2 | 124,2 | 1,8 | 15,2 | 34,2 | 23,8 | 0,1 | 243 | 109 | 2 | 10 |
2005 | 20,7 | 251,6 | 124,7 | 4,2 | 22,9 | 48,7 | 20,0 | 0,1 | 231 | 102 | 4 | 29 |
2006 | 33,2 | 232,0 | 138,9 | 18,9 | 80,0 | 124,5 | 34,1 | 0,7 | 199 | 59 | 18 | 90 |
2007 | 28,6 | 307,6 | 160,9 | 12,8 | 149,7 | 118,6 | 36,9 | 0,8 | 279 | 11 | 12 | 82 |
2008 | 39,1 | 419,9 | 283,8 | 17,5 | 431,2 | 124,1 | 31,8 | 3,6 | 381 | 147 | 14 | 92 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sáng Kiến Của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á Và Nhật Bản
- Nguyên Tắc Hợp Tác Và Cơ Chế Hoạt Động Của Hành Lang Kinh Tế Đông Tây
- Hợp Tác Đầu Tư Giữa Các Nước Thuộc Hành Lang Kinh Tế Đông Tây
- Tốc Độ Tăng Trưởng Xuất, Nhập Khẩu (%/năm) Của Các Nước Thành Viên Ewec
- Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc hành lang Đông Tây 1998 - 2010 - 11
- Thành Phố Khon Kaen Và Các Thị Trấn Lân Cận Trên Ewec
Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.
Nguồn: Asian Development Bank (2009), East-West Economic Corridor (EWEC) Strategy and Action Plan, Development Study of the East-West Economic Corridor Greater Mekong Subregion, Manila, tr48.
Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy giá trị xuất khẩu qua biên giới giữa 4 nước nằm dọc EWEC nhìn chung trong giai đoạn 2002 - 2008 tăng với mức tăng khác nhau. Trong đó tăng mạnh nhất là giá trị xuất khẩu qua biên giới từ Lào đến Thái Lan (tăng 22,7 lần) và thấp nhất là giá trị xuất khẩu qua biên giới từ Myanmar đến Thái Lan (tăng 3,2 lần). Trong khi đó, cán cân thương mại giữa Lào và Việt Nam tăng mạnh nhất (9,2 lần trong 4 năm: 2004 - 2008) và cán cân thương mại giữa Myanmar và Thái Lan đạt giá trị cao nhất 381 triệu USD năm 2008.
Về thông thương, 7 dự án phát triển hành lang hỗ trợ thực hiện kiểm định hải quan một cửa tại các đường biên giới dọc hành lang, bao gồm thay đổi dữ liệu điện và chuẩn hóa các tài liệu kinh doanh. Việc thực hiện các khâu cũ của kiểm dịch hải quan một cửa được xem là một sáng kiến ưu tiên hàng đầu cho hành lang. Việt Nam đề xuất ga đường bộ ở Đông Hà và đang được xúc tiến bởi Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản.
EWEC giúp phát triển thương mại giữa các nước trên tuyến hành lang này. Ngày 20/12/2006, cầu Hữu Nghị II (Mukdahan-Savannakhet) bắc qua sông Mekong đã được khánh thành, đánh dấu sự khơi thông của EWEC. Trong 4 tháng sau khi khánh thành cầu Hữu Nghị II, xuất khẩu từ Thái Lan sang Lào tăng 10% và nhập khẩu hàng hóa của Thái Lan qua đây cũng tăng nhanh qua từng tháng (chủ yếu là nhập khẩu quặng và đồng từ Lào). Hàng quá cảnh từ Thái lan qua Lào tăng gấp đôi [156, tr2]. Tổng giá trị hàng hóa qua các cửa khẩu Thái/Lào đạt trên 1 tỷ USD (năm 2006) và đạt 1,3 tỷ USD vào năm 2007 (tăng 20%). Về thương mại, kết quả đạt được của Tuần lễ EWEC 2007 đã cho thấy những bước tiến lớn trong EWEC.
Điểm nhấn trong hợp tác thương mại giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây là Hội chợ Quốc tế EWEC 2007 được tổ chức trong Tuần lễ EWEC 2007. Hội chợ đã nhận được sự ủng hộ, tham gia nhiệt tình của Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán các nước Lào, Myanmar, Nga, Ấn Độ, Australia, Indonesia; gần 40 doanh nghiệp các nước Lào, Thái Lan, Hàn Quốc, Pakistan, Đài Loan (Trung Quốc); và hơn 160 doanh nghiệp các tỉnh thành Việt Nam gồm: Khánh Hòa, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Kon Tum, Bắc Giang, Quảng Bình, Huế, Bến Tre, Hà Nội, Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Hội chợ nhận được sự tài trợ của Tổng công ty Dệt may Hòa Thọ và JBIC.
Ban tổ chức dành 60 gian hàng cho 15 tỉnh thành miền Trung - Tây Nguyên, 07 gian hàng cho ngành du lịch thành phố và 400m2 cho các doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) đại diện hơn 100 doanh nghiệp HVNCLC năm 2007 giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam.
Thành phố Đà Nẵng có 35 doanh nghiệp với 70 gian hàng đại diện cho các ngành hàng: thủy sản, may mặc, giày dép, hóa mỹ phẩm, đồ gỗ, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất.
Tham gia Hội chợ này có 212 doanh nghiệp và đơn vị với 315 gian hàng, là nơi triển lãm, giới thiệu các nền văn hóa đặc sắc, các thành tựu kinh tế nổi bật không chỉ của các nước nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây mà còn của các nền kinh tế phát triển khác. Qua 06 ngày mở cửa tự do, Hội chợ đã đón hơn 200.000 lượt người đến tham quan, mua sắm.
Doanh số bán hàng của các doanh nghiệp đạt 12 tỷ đồng. Kết thúc Hội chợ đã có 08 bản ghi nhớ, hợp đồng được ký kết, trị giá 3 tỷ đồng, 10 đại lý được mở sau hội chợ, chẳng hạn như:
+ Công ty Việt Thái Á (doanh nghiệp Thái Lan) đã thỏa thuận với Công ty TNHH Duy Tân (doanh nghiệp Đà Nẵng) về việc làm đại lý phân phối hàng tiêu dùng, điện gia dụng.
+ Công ty Đa Phi (doanh nghiệp Lào) đã ký kết 05 hợp đồng về cung cấp gỗ ván sàn, phôi gỗ; trong đó có hợp đồng cung cấp gỗ thường xuyên cho Công ty LD Lâm sản Việt Lang (doanh nghiệp Đà Nẵng) [121, tr7].
Với sự ra đời của EWEC, đã tạo điều kiện thuận lợi để các nước xem xét, điều chỉnh tỷ lệ thuế hợp lý và chấp nhận được giữa các nước, phân công quản lý để hỗ trợ cho sự hợp tác thương mại, như việc cấp giấy phép thương mại, bảo hiểm và thành lập cơ quan hợp tác chung của khu vực tư nhân. Tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc qua lại biên giới với việc tự do hoá thương mại, nhất là về hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia trong EWEC.
EWEC là cơ hội tốt cho các quốc gia tiếp cận tốt hơn các nguồn tài nguyên khoáng sản, hải sản và năng lượng phục vụ cho các ngành sản xuất và chế biến, tạo điều kiện cho các thành phố, thị trấn dọc hành lang; đồng thời thúc đẩy thương mại xuyên biên giới. Hàng hoá của Myanmar, Lào, Thái Lan, Trung Quốc sẽ dễ dàng