Thành Phố Khon Kaen Và Các Thị Trấn Lân Cận Trên Ewec

3 di sản thế giới khác là cố đô Luang Prabang, ngôi đền núi kỳ vĩ Wat Phou (Lào) và quần thể Angkor Wat (Campuchia). Chương trình này kết hợp thành một chương trình hợp tác du lịch lớn hơn là “Lào, Campuchia, Việt Nam: 3 quốc gia, một điểm đến”. Ba tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế đã từng phối hợp tổ chức thành công chương trình Roadshow về du lịch miền Trung.

Đón đầu bước chuyển mình của du lịch trên hành lang EWEC, các tỉnh Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An từ lâu đã gửi con em mình sang Thái học nghề dịch vụ và tiếng Thái. Đại học Đà Nẵng đã cho hơn 150 sinh viên theo học các ngành quản lý khách sạn, nhà hàng tại Trường Đại học Udon Thani, và một số trường khác ở Đông Bắc Thái Lan. Trong Tuần lễ EWEC 2007 đã tổ chức Tour Caravan. Đoàn Caravan do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh làm trưởng đoàn và Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến làm phó đoàn, gồm 137 người, trong đó có 106 đại biểu khách mời và doanh nghiệp. Trong hành trình kéo dài từ ngày 29/8 đến ngày 02/9/2007, đoàn đã đi qua các địa phương gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên

Huế, Quảng Trị (Việt Nam), Savannakhet (Lào) và Mukdahan (Thái Lan).

Đây là đoàn Caravan đầu tiên do phía Việt Nam tổ chức nhằm đưa quan chức các nước, các địa phương, các nhà tài trợ và đầu tư tìm hiểu về tiềm năng hợp tác và phát triển của các tỉnh thành dọc EWEC. Tại các địa phương, đoàn đều nhận được sự đón tiếp trọng thị và được hướng dẫn tham quan các cơ sở kinh tế, văn hóa, du lịch tiêu biểu cũng như thưởng thức các chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc.

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô là một trong nhiều điểm dừng chân của đoàn Caravan xuyên Hành lang kinh tế Đông Tây vào trung tuần tháng 9-2007. Và đây cũng là một trong những nơi được các thành viên đoàn Caravan chú ý khi tìm kiếm cơ hội giao thương trên con đường từ Myanmar, Thái Lan, Lào qua Việt Nam. Ông Soukaseum Bodhisane - Tổng Cục phó Tổng cục Du lịch Lào cho biết: “Chúng tôi có một nhà máy ở đảo Hải Nam, Trung Quốc, nhưng nguyên liệu thì phải lấy từ Lào nên khâu vận chuyển là một vấn đề. Nếu chúng tôi vận chuyển nguyên liệu từ Lào qua cửa khẩu Lao Bảo rồi về đến cảng Chân Mây của Việt Nam thì rõ ràng rút ngắn được một đoạn đường dài, giúp giảm chi phí vận tải rất nhiều. Ngoài du lịch ra thì trao đổi thương mại, vận chuyển hàng hoá là lĩnh vực mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia trong khu vực”.

Trong chương trình Tuần lễ EWEC 2007, Nhà hát Trưng Vương và Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh đã xây dựng và tổ chức 05 chương trình giao lưu, biểu diễn nghệ thuật chào mừng tại lễ khai mạc; phục vụ các buổi tiệc chiêu đãi của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao và của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng; phục vụ các đại biểu và nhân dân.

Với sự tham gia của đoàn Ca múa nhạc Đà Nẵng và đoàn nghệ thuật các nước Lào, Myanmar, các chương trình đã được dàn dựng công phu, có quy mô và chất lượng, thể hiện được những nét văn hóa đặc sắc của các quốc gia EWEC, được các đại biểu và khán giả thành phố đánh giá cao.

Giải Tennis hữu nghị EWEC đã được tổ chức trong hai ngày 29 và 30/8/2007 tại Trung tâm thể thao người lớn tuổi. Đã có 24 đại biểu đã tham dự, trong đó có một số đồng chí lãnh đạo thành phố Đà Nẵng [121, tr5].

Từ những dự án hợp tác phát triển du lịch đã đưa hình ảnh của các địa phương và các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây đến với du khách nhất là du khách quốc tế ngày càng rộng rãi hơn. Vì vậy, lượng khách du lịch quốc tế đến các nước EWEC ngày càng tăng.

Bảng 2.8: Lượng khách du lịch quốc tế vào các nước EWEC


Nước

Lào

Myanmar

Thái Lan

Việt Nam

% thay đổi 2001/2000

8,6

1,3

5,8

8,4

% thay đổi 2002/2001

9,2

6,0

7,3

12,8

% thay đổi 2003/2002

13,5

5,3

7,3

7,6

% thay đổi 2004/2003

40,6

17,7

16,4

20,6

% trung bình 2000 - 2004

5,0

3,9

5,2

8,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Nguyễn Trần Quế (chủ biên) (2007), Hợp tác phát triển tiểu vùng Mê Công mở rộng hiện tại và tương lai, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr59.

Ở các địa phương của các nước dọc theo EWEC, nhiều doanh nghiệp đã tiên phong xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch kết nối các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc EWEC nhằm thu hút du khách đến với các điểm đến trên tuyến Hành lang này và gia tăng du lịch bằng đường bộ nội vùng, thúc đẩy du lịch ở các địa phương phát triển.

Tóm lại, Hành lang kinh tế Đông Tây ra đời đóng vai trò chiến lược quan trọng liên kết các quốc gia trong khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, đặc biệt phát triển thương mại, du lịch và dịch vụ xuyên quốc gia.

Du lịch có một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và tác động của tăng trưởng kinh tế. Du lịch có ảnh hưởng cấp số nhân đối với các lĩnh vực kinh tế khác. Là một trong những ngành đóng góp quan trọng nhất để phát triển ở nhiều nước và là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu để kích thích việc làm và tăng doanh thu, cả trong khu vực tư nhân và nhà nước. Điều này sẽ dẫn đến việc giảm đói nghèo và tăng vốn chủ sở hữu của chất lượng cuộc sống.

Hành lang kinh tế Đông Tây ra đời nhằm mục đích thúc đẩy phát triển du lịch của các địa phương và các nước thuộc Hành lang này nói riêng và toàn tuyến nói chung. Trong giai đoạn 1998 - 2010, Chính phủ và các địa phương của các nước EWEC rất đề cao vai trò, vị trí du lịch - dịch vụ và coi phát triển du lịch dịch vụ là mục tiêu, động lực phát triển kinh tế - xã hội tuyến Hành lang Đông Tây. Thực tiễn hợp tác phát triển du lịch giữa các nước nằm dọc EWEC trong giai đoạn này đã có những bước tiến quan trọng.

Giao thông vận tải là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với lữ hành và du lịch. Vận tải hàng không là cách nhanh nhất, nhưng đắt đỏ trong khi hàng hải là rẻ hơn nhưng chậm hơn nhiều. Do đó, đường bộ có thể gải quyết vấn đề giữa chi phí và thời gian. Đó là lý do để phát triển và thúc đẩy giao thông vận tải đường bộ để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách nhiều hơn nữa. Thông thường, đầu tư phát triển vận tải đường bộ được tập trung vào việc cải thiện thuận lợi hóa thương mại, nhưng cuối cùng du lịch sẽ là một trong những tác động kinh tế cao nhất đạt được. Vì vậy, phát triển du lịch trên EWEC là một cách để thúc đẩy du lịch xuyên biên giới, đặc biệt là giữa các quốc gia lân cận được kết nối dễ dàng bằng liên kết hai bên biên giới.

Tuy nhiên, hợp tác phát triển du lịch giữa các nước nằm dọc EWEC vẫn còn rất nhiều việc phải làm để du lịch thực sự là ngành kinh tế động lực đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và tác động đến tăng trưởng kinh tế của các nước và các địa phương trên EWEC. Phát triển du lịch chỉ có ý nghĩa khi đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời

sống cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

2.5. Hợp tác trong các lĩnh vực khác

2.5.1. Hợp tác nông và công nghiệp

Hành lang kinh tế Đông Tây bao gồm các địa phương, vùng, về cơ bản vẫn là sản xuất nông nghiệp (chiếm 20 - 50% tỷ trọng GDP của các địa phương này và vẫn chiếm tới 60 - 80% dân số là nông dân). Vì vậy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp được quan tâm đầu tư. Thực hiện mục tiêu chung của GMS, hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp trên EWEC cũng tập trung vào các trọng điểm hợp tác mà GMS đã đề ra.

Các nước EWEC và GMS đều công nhận nông nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với các ngành khác và các lĩnh vực hợp tác khác của chương trình hợp tác. Nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng để xóa đói giảm nghèo. Năm 2003, các nước GMS thành lập nhóm công tác nông nghiệp. Trong cuộc họp đầu tiên, nhóm công tác nông nghiệp xác định chương trình làm việc của mình và đưa ra một số hoạt động hợp tác bao gồm thành lập mạng lưới thông tin nông nghiệp, kiểm soát lây lan bệnh ở động vật qua biên giới và tăng cường năng lực khoa học và công nghệ nông nghiệp tiến tiến.

Trong giai đoạn 2006 - 2010, các nước EWEC đã khuyến khích công tác thúc đẩy phát triển nông nghiệp và chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp để cung cấp các định hướng cho các hoạt động của nhóm công tác nông nghiệp. Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp bao gồm các nội dung chính như: (1) tạo thuận lợi cho thương mại nông nghiệp xuyên biên giới; (2) khuyến khích hợp tác nhà nước - tư nhân để chia sẻ thông tin nông nghiệp; (3) tăng cường năng lực khoa học và công nghệ nông nghiệp;

(4) thành lập cơ chế đối phó khẩn cấp với cuộc khủng hoảng nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên; (5) tăng cường liên kết thể chế và cơ chế hợp tác.

Sản xuất công nghiệp không phải là hoạt động kinh tế chủ yếu của Hành lang kinh tế Đông Tây. Hầu hết các ngành công nghiệp đều liên quan đến nông nghiệp, hoặc là ngành công nghiệp nhẹ dựa trên việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và bố trí gần khu dân cư. Phần lớn sản lượng công nghiệp của các địa phương này cũng từ các ngành sản xuất dựa vào nông nghiệp như chế biến thực phẩm, nước giải khát, chế biến thuỷ hải sản, lâm sản...

Thái Lan là nước có nền công nghiệp phát triển nhất trên EWEC, hoạt động sản xuất tập trung vào ngành công nghiệp chế biến gỗ, may mặc, luyện kim màu...; Lào phát triển các ngành dệt may, thiết bị điện... do có lợi thế được hưởng ưu đãi theo hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP), theo đó các nhà xuất khẩu hàng dệt may của Lào không phải chịu hạn ngạch khi xuất hàng sang thị trường EU, có nguồn tài nguyên phong phú và đáng kể nhất; Đã có các dự án về cung cấp nguyên vật liệu thô từ Lào và Myanmar cung cấp cho việc chế biến ở Thái Lan và dự án chế biến thủy sản ở Mawlamyine, Myanmar;

Có thể thấy rõ điều này ở tỉnh Khon Kaen. Trong giai đoạn 2002 - 2005, nhờ các dự án của EWEC nhiều ngành công nghiệp nhẹ được tăng cường đầu tư đã đem lại một bộ mặt mới cho tỉnh và có tác động lan tỏa sang các địa phương lân cận. Nhiều trung tâm công nghiệp nổi lên ở Khon Kaen, lan tỏa đến Nong Rua và Chumpae.

Hình 2 3 Thành phố Khon Kaen và các thị trấn lân cận trên EWEC Nguồn Yongvanit 1

Hình 2.3: Thành phố Khon Kaen và các thị trấn lân cận trên EWEC

Nguồn: Yongvanit, Sekson and Bejrananda, Monsicha. (2006). The East West Economic Corridor (EWEC) and its impact on the urban development of Khon Kaen City. In Urban changes in different scales: systems and structures, Presented in Santiago de Compostela, Spain on 31 July - 6 August 2006, tr7.

Ở Việt Nam, các tỉnh miền Trung nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây có nền công nghiệp phát triển chậm hơn so với các vùng khác trong cả nước với các ngành chính như may mặc, chế biến hải sản, xi măng... Trong đó, Đà Nẵng có nền công nghiệp phát triển nhất, chiếm 5% GDP công nghiệp toàn quốc. Tiêu biểu như Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo sản xuất công nghiệp đã có sự phát triển vượt bậc. Khi mới hình thành, tại KKTTMĐBLB hầu như chưa có một cơ sở sản xuất công nghiệp nào, giá trị sản xuất không đáng kể, đến năm 2010 đã có hàng trăm nhà máy xí nghiệp đầu tư đưa vào hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: sản xuất nước tăng lực, nước tinh lọc, sưam lốp xe đạp, xe máy; sản xuất tấm lợp, vật liệu xây dựng; may mặc xuất khẩu, lắp ráp điện lạnh... Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2000 - 2010 đạt 32,5%. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trên địa bàn Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo năm 2005 đạt 208 tỷ đồng, năm 2006 đạt 250 tỷ đồng, năm 2007 đạt 305 tỷ đồng, năm 2008 đạt 942 tỷ đồng, năm 2010 đạt 1.426 tỷ đồng [7].

Tóm lại, hợp tác trong lĩnh vực nông và công nghiệp giữa các nước nằm dọc EWEC trong giai đoạn này tập trung vào vấn đề thương mại nông sản và đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh của các nước EWEC trên trường quốc tế trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, tiếp tục hiện đại hóa thương mại nông sản, xây dựng ngành nông nghiệp và mạng lưới cung cấp hàng xuyên biên giới thân thiện với môi trường hơn…Hình thành các Khu công nghiệp nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo công an việc làm cho người dân địa phương và góp phần xóa đói giảm nghèo cho các địa phương nằm dọc hành lang cúng nhủ các vùng phụ cận.

2.5.2. Hợp tác năng lượng

Hợp tác trong lĩnh vực năng lượng giữa các nước nằm dọc EWEC cũng giống như hợp tác trong lĩnh vực năng lượng của GMS tập trung vào các dự án ưu tiên trong lĩnh vực điện năng và phát triển thị trường điện qua biên giới EWEC. Hai cách tiếp cận chính được thực hiện để thúc đẩy phát triển thị trường điện qua biên giới và mở rộng mạng lưới điện EWEC là: hoạch định chính sách và khung thể chế thương mại điện; xây dựng và thực hiện kế hoạch cơ sở hạ tầng liên kết mạng lưới điện.

Trong giai đoạn 1998 - 2010, các nước EWEC (trừ Myanmar) đã huy động được một khối lượng lớn nguồn vốn để đầu tư phát triển các dự án hợp tác trong lĩnh vực năng lượng.

Bảng 2.9: Nguồn vốn vay cho lĩnh vực năng lượng của các nước EWEC

Đơn vị: Triệu USD


Quốc gia

Khoản vay

% so với GMS

Lào

95,50

6,2

Thái Lan

602,45

39,33

Việt Nam

559,98

36,56

Tổng

1257,93

82,12

Nguồn: Tổng hợp từ các nguồn ADB và Hoàng Viết Khang (2009), Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng: Hiện trạng, định hướng và giải pháp, Luận án tiến sỹ kinh tế, Viện kinh tế và chính trị thế giới, Hà Nội, tr77.

Các nước EWEC đã cùng với các nước GMS ký Hiệp định mua bán điện (Hiệp định IGA). Để thực hiện thương mại điện, Ủy ban Điều phối thương mại điện GMS được thành lập để giám sát việc xây dựng và thông qua khung quy định, tổ chức và thương mại cho thương mại điện. Ủy ban này chuẩn bị một kế hoạch làm việc tổng thể và biên bản ghi nhớ hướng dẫn thực hiện hiệp định hoạt động thương mại điện tiểu vùng giai đoạn 1 và được ký tại Hội nghị Thượng định Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 2 năm 2005. Biên bản ghi nhớ cung cấp các nghiên cứu kỹ thuật và nhiệm vụ hỗ trợ cho hiệp định hoạt động thương mại điện tiểu vùng bao gồm: (1) lập cơ sở dữ liệu ngành điện; (2) chuẩn bị kế hoạch tổng thể điện năng; và

(3) thực hiện hiệu quả hiệp định mua bán điện [59, tr78].

Các sáng kiến trên làm nền tảng cho thương mại điện trên EWEC thu được nhiều thành quả đảm bảo lợi ích của các nước và các địa phương tham gia. Trong giai đoạn 1 của Dự án kết nối điện khu vực tiểu vùng sông Mê Công (Nam Theun 2

- Savannakhet - Roi Et) sẽ cung cấp điện cho các khu vực dọc hành lang. Việc mở rộng điện khí hóa khu vực nông thôn dọc đường 9 và phân phối điện tới 71 làng ở 6 quận, huyện cũng được khuyến khích. Việt Nam đã đề xuất tham gia vào các dự án dầu mỏ và khí ga từ cảng Chân Mây - Quốc lộ 1- Đường 9 tới Lào và Thái Lan để có thể cung cấp tài chính cho các ngành tư nhân và cần các nghiên cứu tiền khả thi để quyết định khả năng thực thi. Trong khi tình trạng bổ sung của các nguồn năng lượng đáng tin cậy tại hành lang ở Myanmar cần được quyết định, một nghiên cứu khả thi về đường dây truyền tải nối thị trấn biên giới Mae Sot của Thái Lan tới

Thaton ở Myanmar cũng bao gồm trong mắt xích phát triển hành lang. Về viễn thông, đến năm 2010 đã có một dự án củng cố các dịch vụ viễn thông tại khu vực hành lang nằm trên địa phận Myanmar.

Cho đến năm 2010, đã hoàn thành việc dự phòng cung cấp điện cho hành lang, chủ yếu từ Thái Lan và Việt Nam. Điện khí hóa khu vực nông thôn mới sẽ ưu tiên cho các địa phương ở Lào và Myanmar.

Dự án phát triển thủy điện Nam Leuk hoàn thành tháng 5 năm 2000 đã mang lại các lợi ích: Dự án làm tăng tính tin cậy của việc cung cấp điện tại hệ thống truyền tải điện Viên Chăn và là một yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế. Dự án tạo ra nước ngoặt quan trọng trong liên kết hệ thống đường dây truyền tải điện trên EWEC và GMS; Dự án góp phần xóa đói giảm nghèo do hệ thống đường dây tải điện hỏng được thay thế. Các hộ gia đình trong khu vực dự án được hưởng lợi từ việc xây dựng trường học, việc làm trong các hoạt động khác với mức bình quân cao hơn, điện khí hóa và hệ thống cung cấp nước ở các bản làng, thôn xóm, xây dựng cầu mới và thúc đẩy thực hiện chương trình nhận thức về căn bệnh AIDS ở một số địa phương.

Dự án Nhà máy thủy điện Nam Theun 2 và các đường truyền kết nối tới Thái Lan cũng đã cung cấp nguồn điện cần thiết cho Lào ở dọc tuyến Hành lang đang sử dụng điện do Việt Nam và Thái Lan cung cấp. Dự án này bắt đầu hoạt động thương mại từ tháng 3 năm 2008 và mang lại nhiều lợi ích như: Lợi ích kinh tế từ xuất khẩu điện của Lào cho Thái Lan. Năm 2009, năm đầu tiên của hoạt động, chính phủ đã thu được từ dự án là 20,4 triệu USD tức là khoảng 1,5% GDP. Lợi ích chính khác là điện khí hóa khu vực nông thôn vùng lân cận. Nguồn thu hút từ dự án cũng cho phép công ty điện lực Lào trợ cấp thuế điện cho dân nghèo và đảm bảo phân phối điện công bằng cho cả nước. Xây dựng thủy điện đã tạo nhiều việc làm, người dân địa phương được vận hành và bảo dưỡng nhà máy và những điều kiện thuận lợi khác. Đây là dự án hợp tác giữa nhà nước và tư nhân cùng làm đầu tiên trong phát triển thủy điện ở Lào và là dự án năng lượng lớn đầu tiên của EWEC và GMS. Dự án được tài trợ từng phần do công ty của Thái Lan góp vốn và triển khai thực hiện. Đây là dự án thành công được coi là mô hình hợp tác nhà nước - tư nhân trong lĩnh vực điện, đặc biệt là dự án lại được thực hiện và có kết nối qua biên giới [59, tr78-79].

Mạng lưới cáp quang viễn thông chính cho khu vực kết nối các khu vực hành lang (giai đoạn 1) đã được hoàn thành. Đến hết năm 2010, Myanmar cũng đang thực

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2022