Hợp Tác Đầu Tư Giữa Các Nước Thuộc Hành Lang Kinh Tế Đông Tây

+ Các nước và các địa phương nằm dọc EWEC có cơ hội để quảng bá, kêu gọi đầu tư, tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế.

2.2. Hợp tác đầu tư giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây

2.2.1. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Sự ra đời của Hành lang kinh tế Đông Tây tạo điều kiện cho các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng gồm: Lào, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế nhằm thúc đẩy giao lưu thương mại, đầu tư và phát triển giữa các nước, giảm chi phí lưu thông hàng hóa, hành khách trong khu vực hành lang và tạo điều kiện cho việc lưu thông được thuận lợi và hiệu quả, góp phần giảm nghèo, hỗ trợ phát triển khu vực dọc biên giới và các vùng nông thôn, tăng thu nhập cho các hộ thu nhập thấp, cung cấp việc làm cho phụ nữ và phát triển du lịch. Thêm vào đó, Hành lang kinh tế Đông Tây cũng sẽ góp phần hỗ trợ phát triển công - nông nghiệp và du lịch.

Mục tiêu của EWEC là khai thác tiềm năng, lợi thế cho sự phát triển chung của Tiểu vùng, đẩy nhanh xóa đói, giảm nghèo, giảm chênh lệch về phát triển so với các vùng khác trong GMS. Vì vậy, cả bốn nước khi tham gia hợp tác trong Hành lang kinh tế Đông Tây đều nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo; phát huy lợi thế so sánh của các địa phương trong nước mình thuộc EWEC về nguồn nhân lực, tài nguyên và điều kiện thiên nhiên, địa lý vì sự phát triển của mỗi nước và sự phát triển chung; thông qua EWEC thúc đẩy liên kết kinh tế và hội nhập GMS và ASEAN.

Bảng 2.1: Các chỉ số vĩ mô và xã hội của các nước EWEC, giai đoạn 2000 - 2005


Các chỉ số

Lào

Myanmar

Thái Lan

Việt Nam

GDP (USD) đầu người (theo tỷ giá USD hiện tại)

2000

332

-

1,964

420

2001

322

-

1,834

415

2002

331

136

1,997

440

2003

372

220

2,230

484

2004

439

193

2,481

553

2005

491

199

2,727

622

Tốc độ tăng trưởng GDP (%)

2000

5,8

13,7

4,8

6,1

2001

5,8

11,3

2,2

6,9

2002

5,9

5,5

5,3

7,1

2003

5,8

5,1

7,0

7,3

2004

6,9

5,0

6,2

7,8

2005

7,2

4,5

4,5

8,4

Xuất khẩu hàng hóa (% tăng trưởng hằng năm)

2000

9,6

33,8

19,5

25,2

2001

3,3

43,0

7,1

6,5

2002

5,9

3,9

4,8

7,4

2003

7,2

12,6

18,2

20,4

2004

12,7

8,2

21,6

30,3

2005

48,6

12,5

15,0

20,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

Nguồn: Hoàng Viết Khang (2009), Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng: Hiện trạng, định hướng và giải pháp, Luận án tiến sỹ kinh tế, Viện kinh tế và chính trị thế giới, Hà Nội., tr58.

Những chỉ số trên chứng minh cho kết quả đạt được của các nước EWEC trong những năm qua. Thành quả này có sự đóng góp của hợp tác kinh tế EWEC.

Hành lang kinh tế Đông Tây nằm trong liên vùng nghèo, cơ sở hạ tầng yếu kém, nhưng lại giàu tiềm năng. Chạy dọc EWEC là khu vực đa sắc tộc, có văn hóa

đa dạng, nhiều danh lam thắng cảnh, di tích nổi tiếng được quốc tế công nhận, đồng thời có sức hấp dẫn về môi trường xã hội, văn hóa và du lịch.

Trong giai đoạn đầu phát triển của EWEC, hai đối tác chính đầu tư vào khu vực này là ADB và Nhật Bản. Với sự hỗ trợ tài chính kỹ thuật của hai đối tác này, các hạng mục lớn trên tuyến hành lang là hầm đường bộ xuyên Đèo Hải Vân và cầu hữu nghị 2 nối Savanakhet của Lào với Mukdahan của Thái Lan đã hoàn thành, góp phần mang lại nhiều thay đổi kinh tế xã hội cho khu vực. ADB và Nhật Bản đã đầu tư trên toàn tuyến EWEC nối các quốc gia và điểm cuối của EWEC là các cảng biển Việt Nam. Tổng kinh phí đầu tư khoảng 11-12 tỉ USD [121, tr5].

Phần phía đông của hành lang được thực hiện với hỗ trợ của cả ADB và Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế (JICA) và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC). Phần phía Tây được thực hiện với sự hỗ trợ của Chính phủ Thái Lan.

Hình 2 1 Các nhà tài trợ nguồn tài chính cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao 1

Hình 2.1: Các nhà tài trợ nguồn tài chính cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông của EWEC

Nguồn: Asian Development Bank (2009), East-West Economic Corridor (EWEC) Strategy and Action Plan, Development Study of the East-West Economic Corridor Greater Mekong Subregion, Manila, tr15.

ADB đã cung cấp phần lớn các hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ gần 10 phần trăm kinh phí cho cơ sở hạ tầng của EWEC, chủ yếu là để cải tạo và nâng cấp đường 9 tại Lào gần biên giới với Việt Nam, và nâng cấp đường 9 tại Việt Nam từ biên giới Lào

- Việt đến Đông Hà (Quảng Trị). JBIC đã cung cấp nguồn tài chính chủ đạo, chiếm khoảng bốn phần năm tương đương gần 900 triệu USD cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng của EWEC.

Hành lang kinh tế Đông Tây là một trong những dự án hợp tác phát triển trụ cột trong GMS đã thực sự đi vào hoạt động kể từ khi cầu Hữu nghị II bắc qua sông Mê Công khánh thành vào tháng 12/2006. Cũng kể từ đó, những chuyển động mạnh

mẽ trên EWEC với sự quan tâm, đầu tư của các nhà tài trợ quốc tế (ADB và Chính phủ Nhật Bản) đã biến hạ tầng cơ sở giao thông, viễn thông, trên tuyến hành lang này thành một trong những nơi có hạ tầng cứng lý tưởng đối với nhà đầu tư.

Về "hạ tầng cứng," EWEC đã được đầu tư đúng mức và bước đầu phát huy hiệu quả tốt.

- Trên lãnh thổ Việt Nam từ cửa khẩu quốc tế Lao Bảo qua Đông Hà (Quảng Trị) và kết thúc tại Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), đã có ba dự án lớn được triển khai. Đó là Dự án nâng cấp Quốc lộ 9 có tổng chiều dài 83,5 km có tổng mức đầu tư 25 triệu USD sử dụng vốn vay ADB và Trạm kiểm soát liên ngành tại Lao Bảo - Dansavanh (Lào) đã hoàn thành vào năm 2006; Dự án hầm Hải Vân sử dụng vốn vay JBIC hoàn thành tháng 6/2005; Dự án cảng Tiên Sa - Đà Nẵng với công suất 4 triệu tấn/năm và cầu Tuyên Sơn hoàn thành tháng 2/2004 [129]. Ngoài ra, Nhật Bản còn cung cấp vốn đầu tư các dự án như: Dự án nâng cấp các cây cầu trên tuyến đường sắt Hồ Chí Minh - Hà Nội (vay bằng đồng Yên); Xây dựng cảng quốc tế Cai Me - Thị Vải (vay bằng đồng Yên)...

- Tại Myanmar, Thái Lan đã hỗ trợ nâng cấp tuyến đường bộ từ Cảng Mawlamyine đến biên giới Thái Lan - Myanmar.

- Nhật Bản hỗ trợ Lào nâng cấp sân bay Savannakhet trở thành sân bay quốc tế.

Đặc biệt, với sự hỗ trợ của Nhật Bản, cây cầu Hữu nghị qua sông Mê Công nối Mukdahan (Thái Lan) và Dansavanh (Lào) đã hoàn thành cuối năm 2006, nối thông toàn bộ tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây. Với việc hoàn thành cây cầu này, hạ tầng giao thông EWEC cơ bản đã hoàn thành, tạo điều kiện đưa EWEC trở thành hành lang kinh tế đi vào hoạt động sớm nhất trong GMS.

Về "hạ tầng mềm" cũng có nhiều bước chuyển biến quan trọng như đơn giản hóa thủ tục hải quan, triển khai hiệp định tạo thuận lợi cho vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới các nước Tiểu Vùng Mekong mở rộng. EWEC bước đầu đã góp phần mạnh mẽ sự hợp tác kinh tế giữa các địa phương bốn nước dọc theo EWEC (nhất là Việt Nam, Lào, Thái Lan), tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại, đầu tư và phát triển kinh tế, giảm chi phí vận tải tại các địa phương này. Lượt khách du lịch đến các nước EWEC tăng hơn nhiều lần so với trước khi có EWEC.

Ngoài nguồn vố đầu tư, hợp tác EWEC cùng với các hợp tác GMS còn nhận được một khối lượng vốn hỗ trợ kỹ thuật đáng kể từ nguồn vay không hoàn lại của các nước và các tổ chức song và đa phương khác trên thế giới.

Bảng 2.2: Nguồn vốn phân bổ cho các lĩnh vực hợp tác ưu tiên của GMS (1992 - 2007)


Lĩnh vực

TASF

JSF

Quỹ khác

Tổng

Nông nghiệp

2980

1000

1100

4100

Môi trường

3260

4900

28660

37800

Phát triển nguồn nhân lực

4660

2950

7145

14755

Liên ngành

7570

7600

6636

21806

Giao thông

3100

10745

2400

16245

Bưu chính viễn thông

150

700

850

1700

Thương mại

2630

1200

850

4680

Du lịch

1830

1325

0

3155

Năng lượng

3358

760

9020

13138

Tổng

29538

31180

56661

117379

Nguồn: Hoàng Viết Khang (2009), Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng: Hiện trạng, định hướng và giải pháp, Luận án tiến sỹ kinh tế, Viện kinh tế và chính trị thế giới, Hà Nội, tr64.

Nguồn vốn này chủ yếu được dùng cho công tác chuẩn bị dự án, tăng cường năng lực, xóa đói giảm nghèo...

Hợp tác trên lĩnh vực đầu tư của EWEC trong giai đoạn 1998 -2010 đã bước đầu huy động được sự tham gia tích cực của các nhà tài trợ trong và ngoài hành lang. Sự tham gia của các nhà tài trợ vừa cung cấp nguồn đồng tài trợ cho các dự án đầu tư của EWEC, đồng thời cung cấp nguồn tài trợ về hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động của EWEC.

Một nguồn vốn nữa góp phần quan trọng vào các dự án, chương trình hợp tác của EWEC chính là sự đóng góp của Chính phủ các nước thành viên EWEC. Sự tham gia của Chính phủ các nước thành viên sẽ giúp cho các dự án, chương trình của EWEC được thực hiện nhanh và hiệu quả hơn, nhất là các sự án về cơ sở hạ tầng.

2.2.2. Đầu tư xây dựng các khu kinh tế

Việc hình thành các cụm công nghiệp và các khu công nghiệp đặc biệt đã được đề xuất để phát triển đầu tư tư nhân ở hành lang, cụ thể là ở Myawaddy (Myanmar), Mae Sot và Mukdahan (Thái Lan), Savan-Seno và Dansavanh (Lào), Lao Bảo, Phú Bài, Liên Chiểu và Hòa Khánh. Thái Lan đã thực hiện công trình nghiên cứu nhằm làm hài hoà các chính sách quản lý khu công nghiệp và hợp lý hóa các khu công nghiệp vì họ có kinh nghiệm trong việc phát triển các khu công nghiệp.

Minh chứng rõ ràng nhất là kết quả thu hút đầu tư của Khu kinh tế thương mại

đặc biệt Lao Bảo (KKTTMĐBLB) thuộc tỉnh Quảng Trị - Việt Nam. KKTTMĐBLB được thành lập nhằm tạo điều kiện để khai thác phát huy tiềm năng lợi thế về giao lưu phát triển kinh tế, thương mại của các địa phương và các nước trên Hành lang kinh tế Đông Tây. KKTTMĐBLB là một mô hình kinh tế tổng hợp, vừa có đặc điểm tính chất như Khu Công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế cửa khẩu, lại vừa như một “Khu phi thuế quan đặc biệt”, được Chính phủ cho phép hoạt động theo một Quy chế riêng lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam với mức ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Trong giai đoạn 1998 - 2010, KKTTMĐBLB đã thu hút được số dự án và vốn đầu tư ngày càng tăng. Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội đã được đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả như: cấp điện, cấp thoát nước; trung tâm thương mại; hệ thống giao thông nội thị, liên xã; các công trình phúc lợi xã hội, hồ chứa nước, khu tái định cư cho các hộ đồng bào dân tộc ít người… Bên cạnh đó, hàng trăm tỷ đồng từ các doanh nghiệp, các tổ chức nước ngoài đã được thu hút đầu tư cho các công trình cơ sở hạ tầng như: đường dây và trạm cao thế 110KV, hệ thống cáp quang viễn thông, nâng cấp Quốc lộ 9, xây dựng Quốc Môn, nhà ga cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Trung tâm xúc tiến du lịch.

Bảng 2.3: Kết quả thu hút đầu tư vào KKTTMĐBLB qua các năm: 2000 - 2010

Đơn vị: Tỷ đồng


Năm

Tổng số dự án

Tổng vốn đầu tư

2000

4

189,507

2001

6

358,975

2002

7

367,512

2003

8

386,188

2004

18

449,4

2005

24

524

2006

45

1930

2007

49

2042,675

2008

52

2261

2009

50

2690

2010

44

3420,73

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của Ban quản lý Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo qua các năm 2000 - 2010

Trong đó có những dự án có quy mô khá lớn, như: Trung tâm thương mại Đông Nam Á của công ty cổ phần đầu tư Hiệp Thành Lao Bảo; Nhà máy thủy điện Hạ Rào Quán - Quảng Trị của công ty cổ phần Sông Cầu; nhà máy lắp ráp xe máy điện -xe đạp điện Phương Nam 100% vốn nước ngoài của nhà đầu tư Trung Quốc; công viên văn hóa Việt Nam Giang sơn cẩm tú của công ty cổ phần Mai Linh; siêu thị miễn thuế Thiên Niên Kỷ của công ty TNHH Thương mại Thiên Niên Kỷ...

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô bao gồm 5 khu chức năng chính: khu phi thuế quan, khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch và khu cảng đã được lập và phê duyệt đảm bảo chất lượng, đúng quy định; được phát triển theo mô hình Khu kinh tế tổng hợp với cơ chế chính sách “mở”, vận hành bởi khung pháp lý riêng với môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, được áp dụng nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt cho các dự án đầu tư, xây dựng. Đến năm 2010, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đã thu hút được 34 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 36.486 tỉ đồng, tương đương với 2,28 tỉ USD. Trong đó có 10 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 1.312 triệu USD, 24 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 15.495 tỉ đồng.

2.2.3. Thu hút đầu tư của các nước và các địa phương thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây

Sự phát triển của hệ thống giao thông EWEC có tác động thúc đẩy đáng kể sự phát triển kinh tế trong khu vực. Do đó nhu cầu cấp bách đặt ra là cần xây dựng hệ thống vận chuyển hàng hoá đường bộ và các cảng cạn trong hành lang. Riêng đối với ngành vận tải biển, các cảng biển ở các nước EWEC, đặc biệt là cảng Đà Nẵng (Việt Nam) cần có năng lực cao hơn để đáp ứng nhu cầu hậu cần và phát triển kinh tế của khu vực đồng thời giảm chi phí vận chuyển. Việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng, khâu quản lý và phát triển nguồn nhân lực của ngành du lịch trong tương lai cũng là một ưu tiên chính của bốn nước EWEC do ngành này đóng góp đáng kể vào thu nhập quốc dân của các nước trên. Đối với du khách thập phương, hành lang này quả là một điểm đến quan trọng với những danh lam thắng cảnh độc đáo. EWEC là khu vực giàu về tài nguyên thiên nhiên, văn hoá và lịch sử với tiềm năng to lớn để phát triển du lịch. Hành lang này là vùng đất của hai Di sản Thế giới đã được Uỷ ban Giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Huế ở miền Trung Việt Nam và Sukhothai ở miền Bắc Thái Lan và từ đây du khách có thể đi

thăm hai di sản thế giới liền kề khác đó là Mỹ Sơn và Hội An ở Việt Nam. Cùng với sự phát triển của du lịch, các khu công nghiệp và các ngành nghề khác, việc đầu tư, phát triển các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin cũng như cung cấp linh kiện, thiết bị liên lạc di động, kết nối Internet ở khu vực này cũng rất đáng được quan tâm do thị trường ở khu vực tuy còn sơ khai nhưng tiềm năng phát triển lớn.

Với sự hoàn thành của cây cầu quốc tế Mekong thứ hai, cơ sở hạ tầng cơ bản của Hành lang kinh tế Đông Tây đã gần như hoàn tất. Mặc dù, hành lang đã đi vào vận hành, việc khai thác triệt để tuyến đường này còn là vấn đề phức tạp và lâu dài, cần có tầm nhìn và có sự tham gia đông đảo, sự hợp tác thực chất giữa khu vực công và tư nhân. Hơn nữa, cần có quyết tâm mạnh mẽ về chính trị để thực thi những thay đổi về chính sách và xác định lợi ích quốc gia, và đảm bảo sự gắn kết của EWEC với sự thịnh vượng chung của khu vực.

Cho đến năm 2010, trong khi nhà nước đã đi đầu trong việc triển khai hành lang, đầu tư vào cơ sở hạ tầng thì sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân là chưa đáng kể và chưa đồng bộ. Mà theo chiến lược phát triển dài hạn của Hành lang kinh tế Đông Tây bên cạnh vai trò của nhà nước còn phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp tư nhân, vào sự hợp tác thực chất giữa khu vực công và tư nhân đặc biệt là việc cung cấp vốn để phát triển kinh tế. Việc tham gia đầy đủ của khu vực công và tư nhân tại bốn nước của hành lang này là rất cần thiết để đảm bảo mọi công dân của EWEC được thực sự hưởng lợi của việc hợp tác trên cơ sở bền vững.

Để khai thác triệt để tiềm năng của Hành lang kinh tế Đông Tây, ngoài nguồn vốn đầu tư tư nhân của nước ngoài và trong khu vực, việc tiếp tục cung cấp nguồn tài trợ từ phía các tổ chức quốc tế và các chương trình hỗ trợ của chính phủ là rất cần thiết… Mặt khác, việc quan tâm và tham gia của các nhà đầu tư và công ty tư nhân cũng mang lại cho họ những cơ hội làm ăn lớn trong khu vực.

Các địa phương và các nước nằm dọc EWEC đã có nhiều chính sách nhằm quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của mình và kêu gọi đầu tư để tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoại phục vụ cho sự phát triển của các địa phương và các nước nằm dọc EWEC nói riêng và toàn tuyến EWEC nói chung.

Trong giai đoạn 1998 - 2010, các địa phương và các nước nằm dọc EWEC đã thu hút được những dự án đầu tư bước đầu rất đáng ghi nhận. Tiêu biểu như: đầu tư

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2022