Tốc Độ Tăng Trưởng Xuất, Nhập Khẩu (%/năm) Của Các Nước Thành Viên Ewec

xâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng của Nam Á, Đông Á và xa hơn nữa là châu Âu và châu Mỹ.

Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng xuất, nhập khẩu (%/năm) của các nước thành viên EWEC


Nước

Lào

Myanmar

Thái Lan

Việt Nam

Xuất

khẩu

Nhập

khẩu

Xuất

khẩu

Nhập

khẩu

Xuất

khẩu

Nhập

khẩu

Xuất

khẩu

Nhập

khẩu

2001

-3,3

-4,7

43,0

13,4

-7,1

-3,0

6,5

6,0

2002

-5,9

-12,4

-3,0

-16,1

4,8

4,6

7,4

19,5

2003

7,2

1,9

12,6

1,3

18,2

17,4

20,4

37,4

2004

12,7

56,4

8,2

-10,6

21,6

25,7

30,3

26,0

2005

48,6

23,8

-

-

15,0

26,0

20,5

16,0

2006

8,0

12,0

-

-

15,3

15,0

18,0

15,0

2007

16,6

34,7

23,9

88,0

18,2

9,1

21,9

38,5

2008

21,5

31,1

15,5

25,6

15,9

26,8

29,1

27,9

2009

-8,0

-13,0

4,4

1,9

-14,0

-25,2

-8,9

-13,3

2010

29,5

13,5

4,8

10,0

28,5

36,8

26,4

21,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của ADB (Asian Development Bank (2006), Asian Development Outlook 2006, Manila, Philippines, tr320-322 and Asian Development Bank (2011), Asian Development Outlook 2011, Manila, Philippines, tr258-260).

Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy, trong giai đoạn 2001 - 2010, tăng trưởng thương mại của các nước thành viên EWEC nhìn chung có chiều hướng tăng lên ở cả lĩnh vực xuất hẩu và nhập khẩu. Điều này cho thấy sự tiến bộ của các nền kinh tế trong EWEC và những kết quả đó cũng có tác động nhất định của việc hình thành và đi vào hoạt động của EWEC.

Tóm lại, trong giai đoạn 1998 - 2010, hợp tác trên lĩnh vực thương mại giữa các nước nằm dọc EWEC có những chuyển biến tích cực. Với những kết quả đạt được trong giai đoạn này đã cho thấy vai trò và tầm quan trọng của EWEC trong việc thúc đẩy các hoạt động thương mại giữa các nước thành viên của hành lang. Tác động rõ ràng nhất của EWEC đến lĩnh vực thương mại là Hiệp định tạo thuận lợi cho công tác

vận chuyển hàng hóa và hành khách qua biên giới và việc triển khai thí điểm kiểm tra hải quan một cửa, một điểm dừng. Cùng với việc thống nhất các biểu mẫu kiểm tra hải quan, kiểm dịch tại các cặp cửa khẩu trên EWEC đã đánh dấu một bước tiến vượt bậc chưa từng có trong lĩnh vực thương mại trên hành lang kinh tế này.

2.4. Hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải và du lịch

2.4.1. Hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải

Hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải là lĩnh vực phát triển mạnh nhất và kết quả rõ ràng nhất của EWEC. Thành công của lĩnh vực hợp tác này không chỉ là thành công lớn nhất trong hợp tác kinh tế của EWEC mà còn trên phạm vi cả GMS.

Hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải của EWEC được thể hiện trên hai phương diện: Các dự án giao thông (hợp tác phần cứng ) và cơ chế, chính sách (các Hiệp định, nghị định thư và phụ lục mà các địa phương và các nước EWEC đã chuẩn bị và ký kết hay còn gọi là hợp tác phần mềm).

* Về các dự án giao thông:

Đầu tư lớn nhất là xây dựng hệ thống giao thông đường bộ, tài chính đã được đảm bảo cho toàn hành lang giao thông, ngoại trừ một phần ở Myanmar. Một tuyến đường cao tốc dài 140 km từ đường hầm Hải Vân mới hoàn thành tại Đà Nẵng tới Cam Lộ ở tỉnh Quảng Trị (song song với đường quốc lộ số 1) đã được đề xuất để tạo điều kiện cho việc lưu thông tới các cảng biển Việt Nam. Các dự án cải tạo đường số 9 từ Savannakhet tới Seno, và xây dựng các tuyến đường nhánh sẽ đảm bảo việc tiếp cận thị trường và các dịch vụ xã hội cho các khu vực nông thôn gần đó. Việc phát triển cảng Savannakhet để cùng sử dụng và khai thác với Thái Lan, nâng cấp sân bay Phú Bài (Huế, Việt Nam) đã được chính phủ các nước Lào và Việt Nam đề xuất. Cùng với cảng biển Đà Nẵng và Mawlamyine, hai cảng biển khác ở Việt Nam đang được xem xét để đáp ứng nhu cầu trong nước và khu vực.

Với sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á và Chính phủ Nhật Bản, nhiều hạng mục hạ tầng giao thông chủ chốt trên hành lang đã được đầu tư nâng cấp như dự án nâng cấp cảng Tiên Sa, Ðà Nẵng, đường hầm đèo Hải Vân, quốc lộ 9. Cuối năm 2006, cây cầu quốc tế Lào - Thái Lan thứ hai qua sông Mekong được khánh thành, chính thức nối liền bảy tỉnh Đông - Bắc Thái Lan, tỉnh Savannakhet, Lào và ba tỉnh miền trung của Việt Nam.

Hình 2 2 Các dự án giao thông vận tải trên EWEC Nguồn Asian Development Bank 2008 1

Hình 2.2: Các dự án giao thông vận tải trên EWEC

Nguồn: Asian Development Bank (2008), Lao People’s Democratic Republic and Socialist Republic of Viet Nam: Greater Mekong Subregion: East−West Corridor Project, Manila, tr12.

Trong giai đoạn 1998 - 2010, các dự án đã được triển khai và hoàn thành: Dự án khôi phục tuyến đường 9 ở Lào được hoàn tất vào tháng 4 năm 2004. Dự án nâng cấp tuyến đường 9 ở Việt Nam hoàn thành năm 2006. Dự án này, sau khi nâng cấp, đã kết nối cảng Tiên Sa (Đà Nẵng ), Quốc lộ 1 của Việt Nam từ Đà Nẵng qua Huế, Đông Hà, Lao Bảo, đường 9 ở Lào, tuyến đường qua Đông Bắc Thái Lan và nối với cảng Mawlamyine của Myanmar. Việc hình thành cảng Mawlamyine, xuất phát từ mối quan tâm của một số cảng tư nhân nước ngoài, và cảng Yangon cũng có thể sẽ là cảng cuối ở phía Đông của hành lang.

Đến năm 2010, các công trình hạ tầng nòng cốt cho hành lang đã được hoàn thiện. Tuyến đường dài 1.450 km hoàn thành tạo thành một con đường Đông - Tây đầu tiên xuyên suốt từ Biển Đông đến Biển Ấn Độ dương tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác kinh tế EWEC và GMS. Trên cơ sở tuyến đường này, các địa phương trên tuyến đã triển khai được một số hoạt động trong lĩnh vực giao thông, du lịch, đối ngoại, thương mại với mục tiêu tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế nhằm thúc đẩy giao lưu thương mại, đầu tư và phát triển giữa các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng; giảm chi phí lưu thông hàng hóa, hành khách trong khu vực Hành lang và tạo điều kiện cho việc lưu thông được thuận lợi và hiệu quả; góp phần giảm nghèo, hỗ trợ phát triển khu vực dọc biên giới.

EWEC có tổng chiều dài 1.450 km, chạy qua 13 tỉnh của 4 nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam, nối liền các địa phương Mawlamyine, Myawaddy, Yasothon, Tak, Phitsanulok, Khon Khaen, Kalasin, Sukhothai, Mukdahan, Savanakhet, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng. Đây là tuyến giao thông huyết mạch theo trục giao thông nối từ Đông sang Tây Đông Nam Á, là tuyến đất liền duy nhất nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương đã khai thông trọn vẹn bằng việc khánh thành cầu Hữu Nghị 2 bắc qua sông Mê Công nối liền giữa Thái Lan và Lào.

Theo ông Nguyễn Văn Thạch - Phó vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế - Bộ Giao thông vận tải Việt Nam: “Việc Việt Nam, Lào, Thái Lan gặp nhau để cấp quota cho 500 phương tiện giao thông đường bộ đầu tiên qua lại thuận tiện, nhằm khơi mở tuyến EWEC được xem là thành công đầu tiên của Việt Nam trong việc triển khai hiệp định qua lại thuận lợi trong 6 nước tiểu vùng sông Mê Công gồm Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia và Myanmar...” [77] .

Trong số các nước thuộc khu vực EWEC, Thái Lan là quốc gia sở hữu cơ sở hạ tầng, phương tiện và mạng lưới đường bộ phát triển nhất. Hệ thống đường bộ đi qua địa phận của Thái Lan được đầu tư đồng bộ, chất lượng tốt, tốc độ trung bình có thể đạt 90-100 km/h. Đối với Việt Nam, Lào và Myanmar, cơ sở hạ tầng đang từng bước được cải thiện để phù hợp với yêu cầu sử dụng.

Bảng 2.6: Hành lang kinh tế Đông Tây tại các nước trên tuyến


Ở Myanmar

200 km

Từ Mawlamyine đến Myawaddy đi qua Eindu, 40 km

đường và hai cầu treo lớn cần được nâng cấp.


Ở Thái Lan


780 km

Từ Tak đến Mukdahan đi qua Phitsanulok, Khonkaen, 45% là đường cao tốc quốc gia 4 làn đường, 70km đường

cần được nâng cấp

Ở Lào

210 km

Từ Savanakhet đến Dansavanh, đường cao tốc 2 làn mới

hoàn thành và ở điều kiện rất tốt.

Ở Việt Nam

260 km

Từ Lao Bảo đến Đà Nẵng đi qua Huế, 2/4 là đường cao

tốc ở điều kiện tốt. Hầm Hải Vân dài 6 km

Nguồn: Tác giả thống kê từ số liệu của Văn Hữu Chiến (2010), Kiến nghị chính sách để nâng cấp đồng bộ cơ sở hạ tầng Hành lang Kinh tế Đông - Tây, Hành lang Kinh tế Đông - Tây, UBND tỉnh Quảng Trị - Bộ ngoại giao - Báo Thế giới & Việt Nam, Đông Hà, tr18.

EWEC đem lại nhiều kết quả hữu ích cho các địa phương và các nước có tuyến đường này đia qua. Nhờ tuyến đường EWEC, số lượng người và phương tiện xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Lao Bảo ngày càng tăng được thể hiện ở bảng số liệu: Bảng 2.7: Tổng số người xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Lao Bảo (2001 - 2010)

Chỉ tiêu

2001

2005

2010

Nhịp tăng bình quân năm (%)

Tổng số người xuất nhập

cảnh (nghìn lượt người)

70,1

156

630

36,9

Xuất cảnh

24,8

88,5

331,3

38

Nhập cảnh

35,5

82,9

298,7

35,6

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Ban quản lý Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo qua các năm 2001 - 2010

Nhờ có EWEC, thời gian đi xe buýt từ biên giới Việt Nam - Lào sang tỉnh Savanakhet của Lào giảm từ 12 tiếng năm 2001 xuống 4 tiếng năm 2010. Từ Đông Hà tới Lao Bảo giảm từ 4 tiếng năm 2001 xuống còn 2 tiếng năm 2010. Thời gian đi từ cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) đến biên giới Việt Nam - Lào giảm từ 6 tiếng năm 2001 xuống còn 4 tiếng năm 2010. Nhà cố định, chợ, nhà nghỉ, nhà hàng và các doanh

nghiệp thương mại và dịch vụ mới như: Trạm xăng, xưởng sửa chữa xe máy và các doanh nghiệp nhỏ phát triển nhanh tại các thị xã dọc tuyến đường 9.

EWEC được xem là tuyến hành lang đặc biệt, có tiềm năng khơi mở dòng hàng từ lục địa Thái Lan và Lào sang cảng Đà Nẵng, Vũng Áng của Việt Nam để xuất khẩu bằng đường biển và ngược lại. Mặt khác, EWEC là tuyến đường ngắn nhất giúp hàng hoá của Thái Lan sang Việt Nam và ngược lại.

Theo khảo sát của các cơ quan chức năng tháng 9.2008, hàng hoá, khách du lịch thông qua hai cặp cửa khẩu Hữu Nghị II - Mukdahan và Lao Bảo - Dansavanh khoảng gần 500 triệu USD/năm và gần 3.000 lượt khách/ngày. Tổng giá trị hàng hoá qua cửa khẩu Thái /Lào đạt 1 tỉ USD năm 2006 và 1,3 tỉ USD năm 2007; lượng hàng qua Việt Nam đạt khoảng 30-40%.

Đầu tư xây dựng hệ thống cảng dọc EWEC. Đến năm 2010, Cảng Đà Nẵng với vai trò là cửa ngõ chính ra biển Đông của tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây, được coi là cảng chủ lực của Hành lang. Bằng nguồn vốn của Chính phủ và nguồn vốn tự có, Cảng Đà Nẵng đã đầu tư hàng trăm triệu USD để nâng cấp hạ tầng, phương tiện thiết bị, từ đó đã tạo cho Cảng một diện mạo mới, chuyên nghiệp và hiện đại hơn và trở thành cảng container có quy mô đạt 150.000 Teus/năm, công suất khoảng 4,5 triệu tấn/năm. Đồng thời, cảng đã đầu tư khu kho vận hỗ trợ năng

lực cho cảng Tiên Sa với tổng diện tích xây dựng đạt 52.000m2. Bên cạnh đó, để đáp

ứng cao nhất nhu cầu vận tải biển của các khu vực thông qua tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây, đặc biệt là khách hàng container, trên toàn tuyến Hành lang, các công trình quan trọng đang được xây dựng và hoàn thiện: cảng Chân Mây, Liên Chiểu, Khu hậu cảng Dung Quất và các cảng khác trong khu vực đang được mở rộng, đầu tư trang thiết bị để có thể tăng năng lực bốc xếp và có thể đón các tàu hàng trọng tải đến 50.000 DWT. Đoạn đường 200 km phía cuối Hành lang và cảng nước sâu Mawlamyine nằm trên đất Myanmar cũng đang được xây dựng.

Đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống các trạm dừng trên EWEC. Đây cũng là một trong những dự án quan trọng nhằm hiện thực hóa mục tiêu của EWEC. Cho đến năm 2010, hệ thống các trạm dừng tại Thái Lan tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ so với Việt Nam, Lào và Myanmar. Các trạm dừng trên tuyến tại Thái Lan có đầy đủ các dịch vụ: đổ xăng, sửa chữa xe, nhà hàng, nơi nghỉ ngơi, siêu thị nhỏ… với

chất lượng dịch vụ khá tốt, khoảng cách giữa các trạm dừng khoảng 35-50 km đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực cho các địa phương của Thái Lan trên EWEC.

* Về cơ chế, chính sách:

Các địa phương và các nước nằm dọc EWEC đều thống nhất phát triển đầu tư, thương mại, du lịch trong Hành lang kinh tế Đông Tây là việc tạo thuận lợi cho vận tải hàng hóa và người qua lại biên giới giữa các nước trong Hành lang kinh tế Đông Tây, trên cơ sở đơn giản hóa và hài hòa hóa luật pháp, quy định, thủ tục và các yêu cầu liên quan, nhằm thúc đẩy phát triển về kinh tế xã hội, giao lưu văn hóa giữa các vùng và các quốc gia dọc hành lang kinh tế này, giúp các quốc gia trong vùng hỗ trợ nhau và phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước.

Sự mô phỏng rào chắn phi vật thể tới các điểm luân chuyển xuyên biên giới là sáng kiến chính để chuyển Hành lang giao thông Đông Tây thành một Hành lang kinh tế. Hiệp định giao thông xuyên biên giới của các nước tiểu vùng sông Mê Công cũng như các hiệp định giao thông đường bộ song phương giữa Lào và Thái Lan, Lào và Việt Nam đã được ký kết và triển khai trên thực tế.

Mọi chuẩn bị cho việc thực hiện kiểm dịch hải quan một cửa đã được hoàn tất, ban đầu tại Dansavanh (Lào) - biên giới Lao Bảo (Việt Nam) và sau đó tại biên giới Savannakhet (Lào) và Mukdahan (Thái Lan). Từ ngày 30/06/2005, Hải quan cửa khẩu Lao Bảo (Việt Nam) và Hải quan cửa khẩu Dansavanh (Lào) đã triển khai thí điểm Giai đoạn 1 mô hình kiểm tra “một cửa, một điểm dừng”.

Trong quá trình thực hiện, Hải quan cửa khẩu Lao Bảo và Hải quan cửa khẩu Dansavanh đã phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hai bên đã tuân thủ duy trì chế độ giao ban định kỳ hàng tháng, kịp thời thông báo cho nhau tình hình, những quy định pháp luật mới của mỗi bên, thống nhất giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên giải quyết những vướng mắc phát sinh vượt thẩm quyền. Cục Hải quan 2 tỉnh Quảng Trị và Savanakhet đã có sự hợp tác chặt chẽ, cùng đề xuất, kiến nghị lên cấp có thẩm quyền các giải pháp về đầu tư trang thiết bị, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tích cực triển khai cải cách thủ tục hành chính tại cửa khẩu.

Qua hơn 4 năm triển khai thực hiện thí điểm, mô hình kiểm tra “một cửa, một điểm dừng” đã mang lại những thành công nhất định trong công tác kiểm tra,

giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu mậu dịch. Thời gian thông quan hàng hóa đối với những lô hàng kiểm tra chung nhanh chóng hơn, tạo thuận lợi cho việc vận chuyển người và hàng hóa qua biên giới giữa hai nước; đặc biệt, đã tạo lòng tin và sự ủng hộ trong cộng đồng doanh nghiệp. Đây chính là điểm nhấn quan trọng góp phần trong công tác cải cách thủ tục hành chính tại cặp Cửa khẩu Lao Bảo và Cửa khẩu Densavanh.

Ngày 11/6/2007, tuyến vận tải qua biên giới ba nước Việt Nam, Thái Lan và Lào bắt đầu đi vào hoạt động theo một hiệp định nhằm đẩy mạnh giao thương trên bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở lưu vực sông Mekong.

Hiệp định Vận tải qua biên giới tạo thuận lợi cho hoạt động vận tải đường bộ qua EWEC, chạy từ thành phố Đà Nẵng qua Tây Nam Lào đến Thái Lan. Hiệp định cho phép áp dụng cơ chế kiểm tra nhanh tại cửa khẩu đối với các xe chở hàng, theo đó các xe không phải bốc dỡ hàng xuống để kiểm tra khi quá cảnh. Cơ chế này giúp giảm đáng kể thời gian cũng như chi phí vận chuyển. Ban đầu, có 1.200 xe đã được cấp giấy phép, mỗi nước 400 xe.

Người đứng đầu Ban Đông Nam Á của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Arjun Thapan nói: "Từ nay chỉ trong một ngày người ta có thể từ Thái Lan qua Lào làm việc và đến Đà Nẵng ăn tối" [154].

Tóm lại, hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải là thành công lớn nhất trong hợp tác kinh tế của EWEC. Những thành công này đã góp phần làm giảm thời gian đi lại giữa các địa phương và các nước nằm dọc EWEC, làm cho thương mại giữa các nước tăng lên và có tác động lan tỏa đến hợp tác kinh tế của GMS, ASEAN và qui mô rộng lớn hơn. Tuy nhiên, hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải của EWEC còn nhiều bất cập cần được cải thiện để EWEC thực sự đáp ứng được những mục tiêu như ý tuởng ban đầu của nó.

2.4.2. Hợp tác trong lĩnh vực du lịch

Sự hình thành EWEC nhằm mục đích đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa các địa phương của bốn nước dọc theo EWEC. Trong đó, một trong những lĩnh vực được quan tâm hợp tác là du lịch. Đặc biệt với xu thế du lịch nội vùng ngày càng gia tăng thì việc hình thành của các hành lang giao thông và theo đó là các hành lang kinh tế

Xem tất cả 206 trang.

Ngày đăng: 14/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí