xuyên quốc gia, xuyên lục địa đã và đang tạo ra những điều kiện cơ bản thúc đẩy sự gia tăng của xu hướng du lịch này.
Các nước Myanmar, Lào, Thái Lan và Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, là một trong những cái nôi hình thành nên nền văn minh nhân loại. Từ sự cộng hưởng về văn hóa, lịch sử, tôn giáo và tín ngưỡng của các quốc gia tiểu vùng sông Mê Công mở rộng cộng thêm sự đồng dạng của hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong đó gieo trồng lúa nước là hình thức canh tác chủ đạo mà các dân tộc của các quốc gia trong tiểu vùng đều có những mẫu số chung rất căn bản về phong tục, tập quán, cách ứng xử, cách tư duy...
Myanmar được biết đến như là Miền Đất Vàng (Golden Earth) gồm có 135 dân tộc có tiếng nói và chữ viết riêng, trong đó dân tộc Bamar chiếm 70% dân số. Myanmar là đất nước của Phật giáo với hơn 80% dân số theo Phật giáo Tiểu thừa (Theravada Buddism). Vì thế, nhiều công trình đền, chùa đã được xây dựng như: chùa Chauk Htat Gyi, nổi tiếng với bức tượng phật nằm khổng lồ dài 72m, cao 16m; Chùa Shwezigon được vua Anwrahta xây dựng ở thế kỷ 11 để cất giữ xá lợi Phật,... Nổi tiếng nhất là Shwedagon, ngôi chùa được coi là niềm kiêu hãnh của Myanmar. Chùa dát 80 tấn vàng nên được gọi là chùa Vàng. Cảm giác tráng lệ như cổ tích là ấn tượng của hầu hết du khách khi đến thăm nơi đây. Trong các làng Myanmar truyền thống, chùa chiền là trung tâm của đời sống văn hóa. Lễ hội quan trọng nhất là lễ chùa. Myanmar còn được biết đến là xứ sở của các đồ trang sức bằng vàng, bạc, đá quý, tranh ảnh nghệ thuật, đồ thủ công mỹ nghệ, sơn mài, tơ tằm Mandalay... Nghệ thuật dân gian với các tiết mục múa rối và những bức tranh thần bí cũng góp phần làm xao xuyến du khách nước ngoài.
Thái Lan cũng là một quốc gia đa dân tộc. Khoảng 75% dân số là dân tộc Thái, 14% là người gốc Hoa và 3% là người Malay, phần còn lại là những nhóm dân tộc thiểu số. Phật giáo Thượng tọa bộ được coi là quốc giáo ở Thái Lan với tỉ lệ người theo đạo là 94,7%, tỉ lệ thuộc loại cao nhất thế giới. Là một nước theo đạo Phật, Thái Lan cử hành những ngày kỷ niệm quan trọng với những nghi lễ đem lại cho các tín đồ Phật giáo khắp đất nước một cơ hội để họ đóng góp phần công đức, với những phẩm vật cúng cho các nhà sư và những đám rước đèn cầy vào ban đêm như: Lễ Magha Puja vào tháng 2 kỷ niệm ngày 1250 tín đồ tập hợp lại để nghe đức Phật thuyết pháp; Lễ Visaka Puja vào tháng 5 kỷ niệm ngày Phật Đản, ngày Phật
Giác Ngộ và ngày Đức Phật Nhập Niết Bàn; Lễ Khao Phansa vào tháng 7 để tuyên bố bắt đầu mùa An cư của Phật tư, cũng là ngày chấm dứt gió mùa hàng năm. Mùa An cư sẽ chấm dứt ba tháng sau với kỳ Kathin, là lúc dân chúng dâng tặng áo cà sa mới cho các nhà sư; Lễ Luang Wiang Lakon ở Lampang trong tháng 2, một lễ rước tượng Phật rất trang nghiêm với sự tham gia của cựu Hoàng tộc Chiang Mai,... Ngoài ra, còn có các lễ hội khác như: Lễ hội Hoàng Gia, Lễ hội tên lửa Yasothon, Lễ hội Phi Ta Khon, lễ hội đua thuyền Phichit, Lễ hội Chak Phrra, Lễ hội đua trâu ở Chonburi, Lễ hội lâu đài Sáp ở Sakhon Nakhon, lễ hội đua thuyền Lanna, Lễ hội hoa ở Chiang Mai,...
Lào là nơi cư trú của hơn 80 dân tộc anh em, được chia thành 04 nhóm ngữ hệ: Lào - Thái, Môn - Khơme, Mèo - Dao, Tạng - Miến. Ngoài dân tộc Lào Lum chiếm đa số, mỗi dân tộc Lào đều có những bản sắc văn hóa riêng, tạo nên một kho tàng văn hóa đa dạng, phong phú vô giá. Hiện nay trên lãnh thổ Lào còn lưu giữ hàng trăm di tích lịch sử văn hóa có giá trị du lịch, tiêu biểu như: Tháp Thạt Luông, Chùa Xi Mường, Vạt Xa Kệt, Đen Pha Kẹo, Vạt Xiêng Khuan, Cổng tượng chiến thắng, Tường thành cổ thủ đô Viêng Chăn, khu vườn các dân tộc Lào (Ở Viên Chăn); Tháp Chỏm Xỉ, Chùa Vi Xun, Vạt Xiêng Thoong, Hoàng cung cũ (Ở Luông Pha Bang); Cánh đồng chum (Xiêng Khoang); Các trụ đá, Tháp Ing Hăng, Chùa Xaynhaphum, Cung điện Hươu Hỉn (ở Savannakhet); Chùa Vạt Phu, Bản Xa Phai (ở Champasac),... Lào cũng được mệnh danh là xứ sở của Lễ hội, tháng nào trong năm cũng có. Mỗi năm có đến 04 lần Tết: Tết Dương lịch, Tết Nguyên Đán ( Như ở một số nước Á Đông), tết Lào (Bun Pi May vào tháng 4) và Tết H mong (tháng 12). Các lễ hội có thể kế đến là: Bun Pha Vet (Phật hóa thân) vào tháng 1; Bun VisakhaPuya (Phật Đản) vào tháng 4; Bun Bang Phay (Pháo thăng thiên) vào tháng 5; Bun Khao Phan Sa (Mùa chay) vào tháng 7; Bun Khao Padapdin (Tưởng nhớ người đã mất) vào tháng 9; Bun Suanghua (Đua thuyền) vào tháng 10...
Việt Nam nằm trên đường thiên di của các luồng văn hoá từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Trải qua 4000 năm văn hiến đã hình thành nên nhiều sắc thái văn hoá độc đáo. Có thể nói rằng Việt Nam là đất nước của những lễ hội. Mỗi lễ hội mang nét văn hóa và giá trị riêng ghi nhớ công lao của các bậc tiền nhân khai hoang, lập ấp; Những vị anh hùng đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ giang sơn Tổ quốc;
Những lễ hội cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Các lễ hội tri ân công lao những vị anh hùng dân tộc đánh giặc bảo vệ đất nước; Các bậc tiền nhân khai hoang lập ấp và biểu dương tinh thần thượng võ của dân tộc như: Lễ hội gò Ðống Ða, Hội đền Hai Bà Trưng, Hội đền Kiếp Bạc, Hội Chọi trâu tại Đồ Sơn..... Nổi bật nhất là Lễ hội Đền Hùng mang tính chất quốc gia để suy tôn các vua Hùng đã có công dựng nước. Các lễ hội cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, biển rừng tươi tốt, mùa mang bội thu như: Lễ hội Cầu Ngư; Lễ hội Cá Ông; Lễ hội đình Thần Thắng Tam... Trong quá trình tiếp biến văn hóa, nhiều lễ hội văn hóa mới được hình thành càng làm phong phú, đa dạng thêm văn hóa dân tộc: Festival Hoa Đà Lạt; Festival Huế; Festival Biển Nha Trang, Festival biển Hạ Long; Festival bắn pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng … Đặc biệt các tỉnh, thành phố có nhiều sáng tạo trong việc tổ chức các Lễ hội mang ý nghĩa thời đại sâu sắc, tiêu biểu là : “Lễ hội thống nhất Non sông”, Lễ hội “Nhịp cầu Xuyên Á” tại Quảng Trị…
Văn hóa Việt Nam mang đậm tính chất văn hóa Làng. Về với làng Việt, du khách cũng được dịp tìm hiểu kỹ thuật sản xuất các mặt hàng thủ công, thỏa sức mua sắm những sản vật của địa phương như gốm Bát Tràng, Tranh Đông Hồ, Tranh Hàng Trống, Lụa Hà Đông… Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc và đa tôn giáo với 54 tộc người anh em. Mỗi dân tộc có một sắc thái văn hóa riêng. Đến với các tộc người thiểu số du khách sẽ được trở về với không gian văn hóa còn lưu giữ nét hoang sơ của thưở hồng hoang; được chiêm ngưỡng kiến trúc xây dựng độc đáo như Nhà Sàn, Nhà Dài, được nghe tiếng hát Then, tiếng khèn, tiếng đàn Tơ Nưng mang âm hưởng của núi rừng, những điệu múa Xòe, múa Sạp đắm say cùng những nghi lễ đậm chất huyền bí.... Các tôn giáo Việt Nam có những nét văn hóa - tâm linh khá độc đáo. Nổi bật nhất là Lễ Phật Đản của Phật Giáo và Kiệu La Vang (Quảng Trị) của Thiên Chúa Giáo...
Truyền thống đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đã hình thành nên hệ thống di tích lịch sử văn hóa, di tích chiến tranh cách mạng dày đặc. Đó là Thành Cổ Loa, Trận địa cộc trên sông Bạch Đằng, Đình Hồng Thái - Cây đa Tân Trào, Núi Các Mác, Suối Lê Nin, Điện Biên Phủ, Ngã ba Đồng Lộc, cầu Hiền Lương - sông Bến Hải, Địa đạo Vịnh Mốc, Tà Cơn, Khe Sanh - Đường 9, Thành Cổ Quảng Trị, Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập, Đường mòn Hồ Chí
Có thể bạn quan tâm!
- Hợp Tác Đầu Tư Giữa Các Nước Thuộc Hành Lang Kinh Tế Đông Tây
- Xuất Khẩu Qua Biên Giới Trên Ewec (2002-2008)
- Tốc Độ Tăng Trưởng Xuất, Nhập Khẩu (%/năm) Của Các Nước Thành Viên Ewec
- Thành Phố Khon Kaen Và Các Thị Trấn Lân Cận Trên Ewec
- Hợp Tác Xóa Đói Giảm Nghèo Và Phát Triển Nông Thôn
- Tốc Độ Tăng Gdp/ng Của Các Tỉnh Phía Việt Nam Và Việt Nam
Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.
Minh… Mỗi địa danh, mỗi di tích mà mỗi lần nhắc đến đều gây được sự xúc động và niềm tự hào mạnh mẽ. Đặc biệt, Việt Nam đang sở hữu nhiều Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá của nhân loại. Đó là Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Hệ thống quần thể kiến trúc Cố đô Huế, Hoàng Thành Thăng Long, Thành Nhà Hồ, Nhã nhạc Cung đình Huế, Mộc bản Triều Nguyễn, Bia Tiến Sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, Ca trù, dân ca quan họ Bắc Ninh, hát Xoan... đã trở thành “thương hiệu mạnh” để quảng bá và thu hút khách du lịch quốc tế.
Các giá trị văn hóa đã trở thành nền tảng tinh thần và động lực để các nước Tiểu vùng sông Mekong xây dựng và phát triển đất nước. Đối với hoạt động du lịch, văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định cho sự hình thành sản phẩm du lịch. Tuy vậy, để khai thác đưa văn hóa trở thành sản phẩm du lịch là điều không hề đơn giản. Văn hóa là pho tư liệu chứa đựng các giá trị lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng, các thành tựu văn hóa của dân tộc, của các cộng đồng dân cư, còn sản phẩm văn hóa là những giá trị văn hóa đã được quy hoạch, thiết kế, quảng bá để khai thác hoạt động du lịch. Những năm qua, cùng với các sản phẩm du lịch khác, du lịch văn hóa đã trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo du khách đến với các nước Tiểu vùng sông Mekong, nhiều tour Du lịch hấp dẫn đã được hình thành như: “Con đường di sản miền Trung”, “Con đường xanh Tây Nguyên”, “Đường Hồ Chí Minh huyền thoại”, “Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội,”, “Một ngày ăn cơm ba nước”, du lịch Caravan,…
Như là một hợp phần quan trọng trong chiến lược của EWEC, phát triển du lịch thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và tài trợ quốc tế. Đặc biệt ADB đã đóng vai trò tiên phong trong hỗ trợ phát triển du lịch trên GMS nói chung và EWEC nói riêng. Chiến lược phát triển du lịch và các dự án phát triển du lịch bền vững của ADB ở khu vực này đã xác định rõ các mục tiêu nhằm từng bước chuyến đổi các liên kết giao thông đơn thuần thành các mạng lưới kết nối, điểm du lịch thuộc EWEC và GMS nói chung. Cụ thể:
- Phát triển cơ sở hạ tầng thứ cấp và phương tiện phục vụ du lịch.
- Phát triển các sản phẩm du lịch có chất lượng.
- Cải thiện cơ sở hạ tầng và giao thông nhỏ đến từng địa phương điểm đến.
- Tạo điều kiện gia tăng thông thương đi lại xuyên biên giới, bao gồm cả môi trường thể chế và luật pháp.
- Xác định chiến lượng marketing chung ở tầm quốc gia, khu vực và vai trò của các bên trong tiến trình này [126, tr21].
Hành lang kinh tế Đông Tây là một hành lang rất đa dạng về địa hình, khí hậu, có đồng bằng ven biển Mawlamyine (Myanmar), miền đất thấp và nhiều đồi núi phía nam Bắc Thái Lan, vùng đồng bằng, rừng nguyên sinh và gò đồi Savannakhet và vùng đồi núi trung du miền Trung Việt Nam. Do vậy, Hành lang kinh tế Đông Tây có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch do tính chất vừa thống nhất, vừa đa dạng. Trên EWEC có nhiều địa điểm du lịch, phong phú về loại hình: di tích lịch sử, văn hoá, sinh thái... Đặc biệt có các di sản thế giới: Cố đô Huế, nhã nhạc Cung đình Huế (Việt Nam) và Cố đô Wesady (Myanmar), Sukhothai (Thái Lan) và và từ đây du khách có thể đi thăm hai di sản thế giới liền kề khác đó là Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn ở Việt Nam... tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn trên bản đồ du lịch ASEAN. Sản phẩm du lịch “Hành lang Đông - Tây” sẽ kết nối với chương trình du lịch “Con đường di sản miền Trung”, “Con đường huyền thoại”, “Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội” của miền Trung Việt Nam... thành chuỗi tour du lịch độc đáo và riêng biệt.
Nằm ở đầu phía Đông của Hành lang, là đầu mối thông thương ra biển Đông không chỉ của EWEC mà của cả Tiểu vùng Mekong mở rộng, các tỉnh, thành miền Trung Việt Nam có tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế du lịch thể hiện ở một số mặt sau:
Thứ nhất, các tỉnh, thành miền Trung Việt Nam là cửa ngõ ra biển thuận lợi của EWEC. Chúng ta có thể hợp tác vận tải quá cảnh, hỗ trợ các địa phương của các nước bạn mở đường ra biển, làm đầu mối cung cấp hàng hoá và nguyên nhiên vật liệu. Kinh tế biển và cận biển cũng là một lợi thế quan trọng của các tỉnh miền Trung Việt Nam mà các địa phương khác của Lào và một số địa phương của Thái Lan trong Hành lang không có được. Các tỉnh miền Trung của ta có thể cung cấp sản phẩm kinh tế biển, du lịch biển rất được các địa phương bạn yêu thích.
Thứ hai, khu vực miền Trung là vùng đất nhiều tiềm năng để phát triển, nhưng chịu nhiều hậu quả của chiến tranh, khí hậu khắc nghiệt và còn gặp nhiều khó
khăn. Do đó trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung, nhiều chính sách đã được ban hành nhằm xây dựng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trở thành vùng phát triển năng động, tạo việc làm, nâng cao mức sống và trình độ dân trí cho các tầng lớp dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá với mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững, phát triển mạnh khu vực công nghiệp và dịch vụ, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển khu vực dịch vụ chất lượng cao có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Đồng thời các tỉnh trong khu vực miền Trung đã nhận được sự hỗ trợ to lớn của cộng đồng các nhà tài trợ thông qua các chương trình, dự án tăng cường năng lực, thể chế, chính sách, phát triển cơ sở hạ tầng, giảm nghèo, giảm nhẹ thiên tai, phát triển môi trường bền vững... Với việc hình thành EWEC, các tỉnh, thành khu vực miền Trung càng có nhiều cơ hội và động lực phát huy các ưu tiên, ưu đãi về chính sách của Đảng và Nhà nước, sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư của các nhà tài trợ để thực hiện thành công mục tiêu phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong mối quan hệ của vùng với toàn quốc, với sự phát triển chung của tuyến Hành lang Đông Tây trong khuôn khổ hợp tác phát triển khu vực GMS, tạo ra cực tăng trưởng nhằm thúc đẩy sự phát triển của một phần lớn các tỉnh Duyên hải Trung bộ và Tây Nguyên trên cơ sở khai thác các nguồn lực trong nước và tiềm lực các nước trong khu vực.
Thứ ba, có thể hợp tác liên kết du lịch giữa các vùng địa phương từ du lịch biển, du lịch sinh thái, môi trường, đến du lịch văn hoá, lịch sử.... với sự đầu tư của Chính phủ và các địa phương để cải thiện hạ tầng giao thông phát triển đã cho phép kết nối bốn di sản văn hoá thế giới của các nước liên quan, thực hiện sáng kiến “ba nước, một điểm đến”. Ý tưởng “ăn sáng trên đất Thái Lan, ăn trưa tại Lào, tắm biển và ăn tối tại miền Trung Việt Nam” đến nay đã có thể trở thành hiện thực.
Cho đến năm 2010, đã có nhiều nghiên cứu toàn diện về các khu vực du lịch dọc hành lang như các điểm đến du lịch hấp dẫn. Các nghiên cứu đã đi sâu vào tìm hiểu các dự án cơ sở hạ tầng du lịch tiềm năng ở các địa phương dọc hành lang thuộc biên giới Thái Lan, Lào và Việt Nam. Đặc biệt, trong hội thảo quốc tế về hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh Bắc miền Trung Việt Nam với Lào và Thái Lan đã diễn ra tại thành phố Huế ngày 28/11/2008, 3 quốc gia đã ký vào biên bản ghi
nhớ với nhiều nội dung quan trọng. Trong đó nhấn mạnh đến mục tiêu đưa hành lang kinh tế Đông Tây trở thành tuyến du lịch đường bộ có thương hiệu ở khu vực Đông Nam Á. Ba nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc lưu chuyển dòng khách. Chú trọng phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch, xây dựng chiến lược chung về chia sẻ thị trường khác, quảng bá du lịch và ký kết các hợp đồng liên doanh hợp tác giữa các doanh nghiệp lữ hành - vận chuyển - cung ứng dịch vụ. Đồng thời, ba nước sẽ chủ động hợp tác song phương, đa phương trong việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ phát triển nâng cao nguồn nhân lực... Đây là những nỗ lực bước đầu tạo hành lang pháp lý đưa ý tưởng phát triển hành lang du lịch Đông Tây từng bước trở thành hiện thực.
Cho đến hết năm 2010, hợp tác trên lĩnh vực du lịch giữa các địa phương và các nước dọc theo EWEC đã thu được những kết quả bước đầu rất quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển của du lịch nói riêng và EWEC nói chung trong giai đoạn tiếp theo.
Sau khi hoàn thành cây cầu Hữu nghị qua sông Mekong nối Mukdahan và Dansavanh năm 2006 đã thúc đẩy hợp tác du lịch trên EWEC. Trong năm 2007, chỉ tính 6 tháng đầu năm có khoảng 160.000 lượt khách đã đến Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo (tăng 40% so với cùng kỳ năm trước), lượng khách qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo cả năm là 404.500 lượt người (gấp đôi năm 2006). Năm 2008, mặc dù phải gánh chịu những khó khăn do khủng hoảng tài chính mang lại, nhưng lượng xe ô tô xuất nhập qua cửa khẩu Lao Bảo vẫn là 56.000 lượt chiếc, bằng năm 2007; lượng du khách qua cửa khẩu Lao Bảo trong năm 2008 tăng 32.629 lượt người so năm 2007.
Sự ra đời của EWEC với tuyến đường cao tốc xuyên Á đã thực sự tạo nên “phần cứng” cho bài toán du lịch. Ông Pichai Raktashinha - Giám đốc Phát triển du lịch Đông Dương (Tổng cục du lịch Thái Lan) không giấu giếm: “Chọn Việt Nam làm đối tác quan trọng trong việc hợp tác phát triển du lịch trên tuyến EWEC là kế hoạch đang được đẩy mạnh hiện nay của chúng tôi. Đặc biệt là khai thác nguồn khách du lịch từ Việt Nam và du khách quốc tế đến Việt Nam”. Bởi vậy, tại Mukdahan, một trung tâm thương mại lớn của thành phố đã được đặt tên Đà Nẵng cách đây trên 10 năm. Và xa hơn tại miền Nam, “thủ phủ” du lịch Phu Khet cũng đã có những quán ăn, cửa hàng mang tên Đà Nẵng, cùng các địa danh khác của Việt
Nam. Từ khi tuyến EWEC chưa hoàn thành, Thị trưởng Mukdahan ra lệnh cho nhân viên dưới quyền học tiếng Việt, còn Đại sứ quán Thái Lan gửi giáo viên đến Đà Nẵng để dạy tiếng Thái cho các doanh nhân miền Trung. Từ năm 2004, đích thân Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam, ông Krit Kraichitti đã hiện thực hóa khả năng hợp tác du lịch giữa 4 nước bằng việc lôi kéo rất nhiều hãng lữ hành vào cuộc để nhanh chóng rút ra những kiến nghị hợp thời nhằm trình Chính phủ như bỏ thị thực nhập cảnh giữa Lào và Việt Nam, giữa Lào và Thái Lan.
Các hãng lữ hành Thái đã phác thảo viễn cảnh cho khách hàng của mình: Sáng uống cà phê Mukdahan (Thái), trưa ăn cơm Savannakhet (Lào) và chiều tối tắm biển Non Nước (Đà Nẵng). Cả Trung Quốc và Nhật Bản cũng đã bắt đầu khai thác EWEC. Từ năm 2005, Vân Nam và Quảng Tây đã chính thức có mặt trên EWEC với việc triển khai các dự án giao thông kết nối với các điểm đến trên EWEC, mở rộng vành đai du lịch vùng tây nam Trung Quốc với các điểm đến trong tiểu vùng Mekong. Nhật Bản đã ưu tiên cung cấp vốn ODA cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo của các nước thành viên GMS có địa phương thuộc EWEC. Trên con đường EWEC, giờ đây người Myanmar, Thái, Lào đã dấy lên cơn sốt xây dựng các khu kinh tế, mở thêm trường dạy “Việt Nam học”, chuẩn bị các hãng lữ hành.
Trong hợp tác du lịch trên EWEC, miền Trung Việt Nam với 4 di sản văn hóa thế giới và lợi thế là cực Đông của Hành lang kinh tế Đông Tây như là một ban công hướng ra biển Thái Bình Dương chắc chắn là nơi hưởng lợi nhiều nhất. Với người dân vùng Đông Bắc Thái Lan và Lào, du lịch biển với các sản phẩm từ biển là một sự hấp dẫn tuyệt vời. Mặt khác, khi Thái Lan đã là điểm đến của hàng triệu du khách quốc tế mỗi năm thì hành trình qua đường xuyên Á dễ dàng và hấp dẫn chắc chắn sẽ tiếp tục là tuyến nối dài hành trình du lịch cho họ. Việt Nam sẽ có thêm một nguồn du khách rất lớn nếu biết khai thác từ đây. Còn du khách Thái, Lào rất thích phong cảnh và biển ở miền Trung Việt Nam. Giá cả tương đối thấp so với mức thu nhập của họ. Họ lại không đòi hỏi cao về các dịch vụ du lịch, phù hợp với năng lực của các cơ sở lưu trú, nhà hàng, thương mại ở miền Trung.
Con đường di sản miền Trung là tên một chương trình du lịch do Tổng cục du lịch Việt Nam phát động, có mục tiêu kết nối các di sản thế giới tại Trung Bộ cùng với