tấn công này đã làm chấn động địa cầu - một kẻ thù nguy hiểm không chỉ của nước Mỹ mà của nền hòa bình thế giới xuất hiện. Ngay sau đó, Mỹ bắt đầu phát động cuộc chiến chống khủng bố trên khắp các châu lục nhằm lật đổ chế độ Al-Qaeda và chế độ hà khắc Taliban. Mỹ nhận được sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới, quyền lực của Mỹ nhờ vậy mà tăng lên rất mạnh. Mỹ đã lấy cớ này để lôi kéo, tập hợp đồng minh tham gia tấn công vào một số nước như Afghanistan (2001), Iraq (2003). Thực chất đây là cơ hội để Mỹ hợp lý hóa việc có mặt của mình ở khu vực giàu tài nguyên vàng đen này, cũng như có ý nghĩa về vị trí chiến lược. Ngoài ra, ở các khu vực khác trên thế giới những mâu thuẫn này vẫn diễn ra tạo nên sự bất ổn nhất định.
Cùng với toàn cầu hoá và bổ sung cho toàn cầu hoá là xu thế khu vực hoá. Xu thế khu vưc hoá vừa là sự thể hiện vừa là sự phản ứng đối với xu thế toàn cầu hoá. Trong quan hệ với toàn cầu hoá thì xu thế khu vực hoá được xem là bước chuẩn bị để tiến tới toàn cầu hoá, mặt khác khu vực hoá hiện nay phản ánh một thực trạng co cụm nhằm bảo vệ những lợi ích tương đồng giữa một vài quốc gia trước những nguy cơ, những tác động tiêu cực do toàn cầu hoá đặt ra.
Khu vực hoá có nhiều mức độ khác nhau từ một vài nước và một vài vùng lãnh thổ đến nhiều nước tham gia vào một tổ chức nhằm hỗ trợ cho nhau trong phát triển, tận dụng những ưu thế của khu vực trong quá trình tham gia nền kinh tế toàn cầu.
Trong những năm cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI, làn sóng hợp tác trong khu vực diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Đây là một xu thế tất yếu trong tương lai cùng với quá trình toàn cầu hóa mà trong đó kinh tế là hạt nhân chi phối trực tiếp đến quan hệ quốc tế. Như sự hoạt động năng động của các tổ chức kinh tế khu vực ASEAN, NAFTA, APEC… góp phần không nhỏ đến sự phát triển kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực đang được nhiều nước quan tâm nhất, kể cả Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản…
Khu vực được coi là mô hình lý tưởng cho các khu vực khác trên thế giới học tập là Liên minh Châu ÂU (EU). Đây là tổ chức liên kết khu vực rộng lớn và có hiệu quả nhất, nó không chỉ là liên minh về kinh tế mà còn là liên minh về chính trị, văn hóa… giữa những quốc gia có cùng trình độ phát triển, mặc dù hiện nay có chút bất cập.
Kết thúc Chiến tranh lạnh cục diện thế giới thay đổi, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Đông Nam Á bị đặt dưới mối đe dọa về
nguy cơ đối đầu cả về chiến tranh thông thường và chiến tranh hạt nhân giữa hai cường quốc đối đầu là Liên Xô và Mỹ. Chiến tranh lạnh kết thúc đã làm cho cục diện thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại, mở ra hướng đi mới cho các nước Đông Nam Á, nhất là các nước Đông Dương. Các quốc gia Đông Nam Á thoát khỏi mối đe dọa chiến tranh và bắt tay vào khôi phục hậu quả chiến tranh, xây dựng lại đất nước. Có thời gian chính các quốc gia trong khu vực cũng nằm ở hai cực đối đầu với nhau. Song bước sang thế kỷ XXI, các nước khép lại quá khứ để cùng nhau hợp tác xây dựng đất nước và khu vực phát triển phồn thịnh hơn, hội nhập nhanh hơn với quá trình toàn cầu hóa.
Đông Nam Á là khu vực nằm ở vị trí án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đông Nam Á từ lâu được coi là nơi đi qua của con đường giao thương từ Trung Quốc, Nhật Bản đến Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải. Thậm chí đến gần đây, một số nhà nghiên cứu vẫn gọi khu vực này là "ống thông gió" hay "ngã tư đường”. Với vị trí đó, Đông Nam Á có điều kiện để hợp tác cùng nhau phát triển và hợp tác với các nước trên thế giới. Với ý nghĩa như vậy, vào cuối thế kỷ XX các nước Đông Nam Á đã cùng nhau xây dựng lên một “ngôi nhà lớn” mang tên ASEAN.
Hơn 45 năm qua, ASEAN đã trở thành một tổ chức khu vực rất thành công, phát triển năng động, hợp tác chặt chẽ, có quan hệ đối tác mật thiết với nhiều quốc gia, và tổ chức quan trọng hàng đầu thế giới. Sức mạnh và uy tín của ASEAN ngày càng gia tăng khi Hiệp hội bao gồm 10 quốc gia Đông Nam Á. Điều đó góp phần củng cố hòa bình, ổn định và sự phồn vinh ở khu vực, tăng cường hợp tác và liên kết giữa các nước thành viên, nâng cao vị thế của Hiệp hội trên trường quốc tế, tạo tiền đề cho những bước phát triển mạnh mẽ tiếp theo. ASEAN đóng vai trò nóng cốt trong đẩy mạnh sự hợp tác ở Đông Á và châu Á - Thái Bình Dương vì hòa bình và phát triển thông qua các hoạt động của APEC, Diễn đàn Đông Á, Diễn đàn khu vực ASEAN.
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 9 ở Bali (Indonesia) tháng 11/2003 đã thông qua Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (DAC II). Trong DAC II, các nhà lãnh đạo ASEAN thỏa thuận thiết lập Cộng đồng ASEAN, ASEAN đề ra mục tiêu thành lập Cộng đồng ASEAN dựa trên 3 trụ cột: Cộng đồng An ninh ASEAN, Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Cộng đồng Văn hóa - xã hội ASEAN vào năm 2020 [83, tr660].
Có thể bạn quan tâm!
- Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc hành lang Đông Tây 1998 - 2010 - 2
- Nhóm Các Công Trình Nghiên Cứu Về Hợp Tác Tiểu Vùng Mekong Mở Rộng
- Một Số Cơ Sở Lý Thuyết Về Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế
- Sáng Kiến Của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á Và Nhật Bản
- Nguyên Tắc Hợp Tác Và Cơ Chế Hoạt Động Của Hành Lang Kinh Tế Đông Tây
- Hợp Tác Đầu Tư Giữa Các Nước Thuộc Hành Lang Kinh Tế Đông Tây
Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.
Một trong ba trụ cột của cộng đồng ASEAN: Cộng đồng văn hóa - xã hội là sáng kiến của Việt Nam.
Trong Cộng đồng ASEAN, xây dựng Cộng đồng An ninh - chính trị là khó khăn lớn nhất vì các nước trong khu vực vốn là một thực thể đa dạng. Trên tinh thần đặt lợi ích khu vực ở vai trò quan trọng, không cao hơn lợi ích quốc gia nhưng ở tầm cao nhất định, Việt Nam tích cực cùng các nước bàn bạc và tìm kiếm các hình thái, bước đi phù hợp xây dựng cộng đồng này.
Cộng đồng kinh tế ASEAN đang được đầu tư phát triển nhanh chóng. Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN trong đó nêu lên ba nguyên tắc của sự hợp tác: hướng ra bên ngoài, cùng có lợi và linh hoạt đối với sự tham gia của các nước thành viên; xác định rõ 5 lĩnh vực hợp tác kinh tế cụ thể là thương mại - công nghiệp - năng lượng - khoáng sản, nông - lâm - ngư nghiệp, tài chính - ngân hàng, vận tải - liên lạc và du lịch; đồng thời nhấn mạnh “hòa giải” là phương châm giải quyết những khác nhau giữa các nước thành viên trong việc giải thích và thực hiện Hiệp định khung này.
Trong quá trình phát triển, ASEAN luôn phấn đấu để giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước thành viên cũ và các nước thành viên mới. Tiêu biểu là sáng kiến “Hội nhập ASEAN” được đưa ra vào tháng 11/2001. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Phnom Penh 2002, các nhà lãnh đạo đã phê chuẩn Kế hoạch công tác Hội nhập ASEAN bao gồm 48 dự án nhằm duy trì sự tăng trưởng của các tiểu vùng và thúc đẩy phúc lợi cho nhân dân ở các tiểu vùng. Trong đó có 4 lĩnh vực ưu tiên là: phát triển hạ tầng cơ sở, đào tạo nguồn nhân lực, công nghệ thông tin liên lạc và thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực [83, tr540].
ASEAN có những điều kiện thuận lợi để đảm đương vai trò lãnh đạo trong quá trình liên kết kinh tế Đông Á, thể hiện ở ba khía cạnh sau: Thứ nhất, ASEAN có vị trí thuận lợi trong điều hòa lực lượng quốc tế Đông Á. Với nguồn tài nguyên phong phú, kinh tế phát triển nhanh, có vị trí chiến lược quan trọng, ASEAN trở thành đối tượng cạnh tranh tích cực với các nước lớn Đông Á và giành được sự hưởng ứng của các nước lớn trong việc đề xướng hợp tác Đông Á; Thứ hai, ASEAN chú trọng thúc đẩy chiến lược cân bằng với các nước lớn, đã và đang xây dựng quan hệ song phương tốt đẹp với các nước lớn ở Đông Á và trên thế giới. Với chiến lược này, ASEAN đã tận dụng được những lợi thế phát triển, khéo léo phát huy tác dụng
lấy nhỏ kéo lớn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo đuổi vị trí lãnh đạo hợp tác khu vực Đông Á; Thứ ba, ASEAN đã giành được những thành tựu to lớn trong hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh…ở khu vực Đông Á, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hợp tác khu vực. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho ASEAN theo đuổi vị trí dẫn đầu hợp tác khu vực Đông Á [114, tr35].
Trong quá trình hội nhập, xu thế khu vực hoá và liên kết tiểu vùng được mở ra như sự bổ sung và như là một cách thích ứng với xu thế toàn cầu hoá. Sự phồn vinh của cả khu vực sẽ là nền tảng cho sự phát triển của mỗi nước riêng biệt. Với các đặc điểm địa chính trị, địa kinh tế, hợp tác tiểu vùng làm giảm đi những đặc điểm dị biệt của mỗi nước và góp phần tăng cường phối hợp chính sách, liên kết kinh tế giữa các nước.
Trong khung cảnh mang tính toàn cầu đó, cùng với bầu không khí hoà bình, hữu nghị, hợp tác phát triển, Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) đã hình thành và ngày càng được tăng cường. Tiểu vùng Mekong mở rộng bao gồm các nước Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc. Với tổng diện tích 2,3 triệu km2, đông dân cư (320 triệu người) (năm 2006), đa sắc tộc và có các nền văn hóa rất phong phú, lưu vực sông Mekong giàu tài nguyên thiên nhiên,
điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung đây còn là vùng nghèo, chậm phát triển ở Đông Nam Á và châu Á, cơ sở hạ tầng yếu kém, đã bị các cuộc chiến tranh kéo dài tàn phá nặng nề, ngay trong tiểu vùng cũng tồn tại sự cách biệt về trình độ phát triển giữa các địa phương.
Từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, xu thế hợp tác, phát triển và hội nhập trở thành xu thế chủ đạo, thúc đẩy hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Liên kết, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, nguồn nước là những “động lực” thôi thúc các nước trong lưu vực sông Mekong tìm kiếm cơ chế hợp tác song phương và đa phương. Trong bối cảnh đó, Chương trình hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng được hình thành vào năm 1992 theo sáng kiến của Ngân hàng phát triển châu Á. Ban đầu, GMS bao gồm các nước nằm trong lưu vực sông Mekong: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); năm 2004, thêm tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) tham gia vào hợp tác GMS.
Từ mục tiêu của GMS là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân lưu vực sông Mekong. Do vậy các nước trong lưu vực đã thỏa thuận hợp tác phát triển hạ tầng giao thông, nông công nghiệp, năng lượng, viễn thông tạo thuận lợi cho thương mại, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực… Trong đó, hợp tác phát triển hạ tầng giao thông được dành ưu tiên hàng đầu và
đạt nhiều kết quả nổi bật nhất, tập trung vào 3 hành lang kinh tế chính:
- Thứ nhất là Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC), dài 1450 km, bắt đầu từ thành phố cảng Mawlamyine (Myanmar) chạy qua Thái Lan và các tỉnh Savanakhet (Lào), Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng (Việt Nam). Đầu năm 2007, với việc hoàn thành cây cầu quốc tế thứ 2 qua sông Mekong, giao thông đường bộ của Hành lang kinh tế Đông Tây đã thông suốt và EWEC trở thành hành lang đi vào hoạt động đầu tiên trong Tiểu vùng Mekong.
- Thứ hai là Hành lang kinh tế Bắc Nam (NSEC), gồm 3 tuyến dọc theo trục Bắc - Nam là Côn Minh - Chiềng Rai - Băng Cốc, Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng và Nam Ninh - Hà Nội. Đây là tuyến hành lang có lợi thế là nối các khu vực đô thị chủ yếu ở các quốc gia giàu có nhất khu vực GMS: Thái Lan và Trung Quốc.
- Thứ ba là Hành lang kinh tế phía Nam (SEC): gồm 3 tuyến đường nối phía Nam Thái Lan qua Campuchia với Việt Nam.
Năm 2007, GMS thông qua Chiến lược giao thông Tiểu vùng Mekong 2006 - 2015 điều chỉnh lại quy hoạch các hành lang kinh tế Tiểu vùng thành 9 hành lang để mở các tuyến liên kết 3 hành lang chính trước đây; mở thêm các tuyến mới phía Tây liên kết tiểu vùng Mekong với Ấn Độ. Ngoài 3 cửa ngõ ra biển phía Đông hiện có là thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, quy hoạch còn mở thêm 2 cửa ngõ mới ở Việt Nam là Thanh Hóa và Quy Nhơn.
Nhìn chung hợp tác GMS tiến triển tương đối thuận lợi do các nước trong GMS tích cực thúc đẩy hợp tác; Ngân hàng phát triển châu Á đóng vai trò tích cực trong điều phối, hỗ trợ kỹ thuật và tài trợ; các nhà tài trợ khác cũng quan tâm và tích cực tham gia. Hiện nay, Ngân hàng thế giới (WB) đang xem xét khả năng trở thành nhà đồng tài trợ cùng ADB trong hợp tác GMS.
Tóm lại, bối cảnh quốc tế và khu vực những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI đã đi theo một xu hướng tích cực hơn. Xu thế đối thoại thay cho đối đầu mở ra
cho nhân loại một thời kỳ mới - thời kỳ hòa bình hợp tác và cạnh tranh trên cơ sở các bên cùng có lợi. Đó là một xu thế khách quan hợp quy luật. Với bối cảnh quốc tế như vậy, không một nước nào dù lớn hay nhỏ tránh khỏi được sự tác động của nó. Vì thế, việc hoạch định chính sách ngoại giao càng phức tạp, nếu không thấy được xu thế chung của thế giới hiện nay là hòa bình, phát triển để tranh thủ thời cơ đưa đất nước tiến lên theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì sẽ là một sai lầm chiến lược. Mặt khác, nếu không thấy hết tính chất phức tạp của thế giới trong giai đoạn chuyển tiếp sang một thời kỳ mới thì sẽ mất cảnh giác, đe dọa đến nền an ninh quốc gia và dân tộc.
1.4. Khái quát hợp tác kinh tế giữa Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam trước năm 1998
Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam là những quốc gia Đông Nam Á lục địa cùng uống chung dòng nước sông Mekong, là điểm giao thoa, cầu nối nhiều phần giữa đại lục châu Á.
Cả bốn quốc gia cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á, tiếp giáp với các nền văn minh lớn của nhân loại, nên cũng như nhiều quốc gia Đông Nam Á khác bốn nước này đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng này ở mỗi quốc gia là khác nhau. Những ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ được biểu hiện trên các mặt của đời sống như: Tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán… mang đậm bản sắc của văn hóa phương Đông.
Sự gần gũi về mặt địa lý đã tạo nên những nét tương đồng về văn hóa, lịch sử giữa bốn nước chính là cơ sở cho mối quan hệ thân thiết từ xa xưa trong lịch sử, để từ đó hình thành nên một cách tự nhiên những mối quan hệ đa dạng và đa chiều trong lịch sử quan hệ giữa bốn nước, tạo thêm cơ sở vững chắc và lâu bền trong quan hệ hợp tác giữa bốn quốc gia, dân tộc đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế.
Quan hệ kinh tế giữa Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam trước năm 1998 nằm trong mối quan hệ kinh tế giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á và bị chi phối bởi mối quan hệ giữa ASEAN và các nước Đông Dương.
Các nước Đông Nam Á thời kỳ cận đại từng bị chủ nghĩa thực dân xâm lược thống trị hàng trăm năm, nền kinh tế mang nặng những hậu quả nặng nề của chế độ thuộc địa, nửa thuộc địa, phong kiến nên sau khi giành độc lập nền kinh tế các nước
đều nghèo nàn lạc hậu, cơ cấu kinh tế què quặt mất cân đối, chủ yếu là nông nghiệp
độc canh, công nghiệp nhỏ bé, chủ yếu là khai thác nguyên nhiên liệu.
Năm 1967, năm nước Đông Nam Á là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines đã thành lập một tổ chức liên kết của khu vực với tên gọi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tuyên bố Bangkok, bản Tuyên ngôn thành lập ASEAN, đã nêu lên 7 điểm xác định mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hoá, hợp tác thúc đẩy tiến bộ xã hội của các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định của khu vực.
Chiến tranh lạnh chấm dứt đã tạo thời cơ thuận lợi cho các nước Đông Nam Á xóa bỏ rào cản ngăn cách giữa các quốc gia trong khu vực. Năm 1995 Việt Nam gia nhập ASEAN, tạo ra bước ngoặt cho tổ chức này. Năm 1997 Lào, Myanmar gia nhập ASEAN.
Như vậy, từ chỗ chỉ có Thái Lan là thành viên sáng lập của ASEAN, đến năm 1997 cả 4 nước thành viên của EWEC đều gia nhập ASEAN. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho quá trình hợp tác kinh tế của các nước nằm dọc Hành lang kinh tế Đông Tây ở giai đoạn tiếp theo.
Với sự kết thúc của cục diện Chiến tranh lạnh, trong quan hệ quốc tế đã bắt đầu xuất hiện xu thế hòa dịu, hòa hoãn. Cả bốn quốc gia Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam đều nhận thấy cần phải hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực để hướng tới một nền kinh tế khu vực ổn định. Do đó những bất đồng, nghi kỵ trước đây đã giảm dần và thay vào đó là tiến tới đối thoại, hợp tác cùng phát triển.
Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, xu thế hợp tác, phát triển và hội nhập trở thành xu thế chủ đạo, thúc đẩy hợp tác Tiểu vùng sông Mekong. Liên kết, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, nguồn nước là những “động lực” thôi thúc các nước trong lưu vực sông Mekong tìm kiếm cơ chế hợp tác song phương và đa phương. Trong bối cảnh đó, Chương trình hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (Greater Mekong Subregion – GMS) được hình thành vào năm 1992 theo sáng kiến của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) [116, tr69].
Cả bốn nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam đều tham gia vào hợp tác GMS để phát huy những lợi thế của mình, đồng thời tranh thủ những nguồn lực bên ngoài để thúc đẩy hợp tác, phát triển nền kinh tế đất nước. Cho đến trước năm 1998,
hợp tác kinh tế giữa Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam cùng với các thành viên khác trong khuôn khổ GMS đã được triển khai những bước đầu tiên. Trong giai đoạn đầu của hợp tác GMS, các hoạt động chủ yếu là tham khảo ý kiến của từng chính phủ trong tiểu vùng, chuẩn bị dự thảo báo cáo khung của chương trình hợp tác, xác định mục đích, nguyên tắc lựa chọn dự án, phạm vi, cơ hội, lợi ích, cơ chế hợp tác kinh tế giữa các nước trong Tiểu vùng, tổ chức các cuộc họp cấp cao, các diến đàn quốc tế.... Mục tiêu trước mắt của GMS là xúc tiến các hoạt động chung trong các lĩnh vực có khả năng nhất như: hạ tầng cơ sở, thương mại đầu tư, du lịch, bảo vệ môi trường và phát triển nguồn nhân lực, tạo ra môi trường thuận lợi thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên của GMS.
Hợp tác kinh tế giữa Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam trước năm 1998 còn được thể hiện thông qua các mối quan hệ kinh tế song phương của các nước này với nhau. Đặc biệt là quan hệ kinh tế song phương giữa hai nước có chung đường biên giới. Thể hiện rõ nhất quan hệ kinh tế song phương của các nước thuộc EWEC là quan hệ kinh tế Việt Nam - Lào.
Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Lào đã có từ lâu trong lịch sử. Tuy nhiên, do đặc thù lịch sử và chính sách đối ngoại của mỗi nước, quan hệ kinh tế thời kỳ đó chủ yếu là thông qua việc giao thương, trao đổi hàng hóa của các cư dân vùng biên giới. Từ năm 1975, sau khi cả Việt Nam và Lào hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, quan hệ ngoại giao kinh tế giữa hai nước đặc biệt được coi trọng. Đáng chú ý là từ khi Việt Nam và Lào ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác năm 1977, quan hệ kinh tế giữa hai nước mới thực sự có quy mô cấp Nhà nước.
Quan hệ kinh tế Việt Nam – Lào cho đến trước năm 1998 đã có nhiều chuyển biến. Nhất là từ sau khi Việt Nam và Lào tiến hành đổi mới, mở cửa nền kinh tế đối ngoại vào năm 1986. Việt Nam và Lào đã đưa ra những chính sách phù hợp với tình hình quốc tế và khu vực thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai nước phát triển và đã thu được những thành tựu đáng kể.
Quan hệ thương mại Việt Nam - Lào được xác lập từ năm 1961, khi Chính phủ hai nước ký Hiệp định thương mại, nhưng tới gần 30 năm sau việc trao đổi hàng hóa theo Nghị định thư mới được giao cho một số doanh nghiệp hai nước thực hiện.