Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc hành lang Đông Tây 1998 - 2010 - 21

3. Trong giai đoạn 1998 - 2010, hợp tác kinh tế của các nước thuộc EWEC đã nhận được sự quan tâm của chính phủ các nước, các nhà tài trợ quốc tế, đặc biệt là Ngân hàng Phát triển Châu Á và Chính phủ Nhật Bản; sự quan tâm của các địa phương trên tuyến Hành lang, của cộng đồng doanh nghiệp và hàng chục triệu người dân trên EWEC. Nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực đã được triển khai để hiện thực hóa những ý tưởng và mục tiêu tốt đẹp của EWEC: Một số cơ chế hợp tác đã được hình thành, một số dự án hỗ trợ đã được triển khai, và nhiều sự kiện liên quan đến Hành lang kinh tế Đông Tây đã được tổ chức góp phần nâng cao nhận thức và hành động của các nhà tài trợ quốc tế, của chính phủ các nước, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp trên hành lang về những cơ hội phát triển của Hành lang kinh tế Đông Tây.

Song song với điều kiện hạ tầng cứng của hành lang như: giao thông, viễn thông, năng lượng, tiếp tục được nâng cấp, hạ tầng mềm với các chính sách nhằm tạo điều kiện thông thoáng về thủ tục cho sự lưu thông của người và hàng hóa đã được chính phủ các nước quan tâm cải tiến. Các nhà tài trợ đã có những hỗ trợ tích cực, hiệu quả. Các địa phương dọc trên tuyến hành lang đã tích cực cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư, thúc đẩy hợp tác, tạo sự liên kết kinh tế - văn hóa… Các doanh nghiệp đã năng động tìm kiếm các cơ hội đầu tư, góp phần biến những tiềm năng thành lợi ích kinh tế thực sự…

4. Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây (1998 - 2010) đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận được thể hiện trên các lĩnh vực như: đầu tư, thương mại, nông và công nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng, du lịch và xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn. Trong đó, hợp giao thông vận tải EWEC là lĩnh vực phát triển mạnh nhất và kết quả được thể hiện rõ ràng nhất. Tuyến đường dài 1.450 km hoàn thành tạo thành một con đường Đông - Tây đầu tiên xuyên suốt từ Biển Đông đến Biển Ấn Độ dương tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương và các nước trên tuyến hành lang nói riêng và khu vực nói chung, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế nhằm thúc đẩy giao lưu thương mại, đầu tư và phát triển. Thông qua các dự án hợp tác đầu tư, thương mại, giao lưu văn hoá, chuyển giao công nghệ để xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân và cùng nhau phát triển.

5. Hành lang kinh tế Đông Tây đã và đang trở thành một hành lang không biên giới với rất nhiều cơ hội đang đến. Triển vọng hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc EWEC ngày càng tăng và phát triển theo chiều sâu bởi vì hợp tác kinh tế EWEC ngày càng có tính pháp quy cao hơn, hướng vào năng lực cạnh tranh, tạo sự hấp dẫn cho thương mại, đầu tư và các lĩnh vực hợp tác khác để hiện thực hóa mục tiêu ban đầu của EWEC.

Trên cơ sở phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những khó khăn, hạn chế trong quá trình hợp tác cùng với sự ủng hộ, tham gia của các đối tác và sự nâng cao nhận thức cũng như quyết tâm hành động của chính phủ, các địa phương, doanh nghiệp và người dân của 4 nước thành viên EWEC sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tận dụng các cơ hội để xây dựng EWEC thực sự trở một hành lang kinh tế như đúng tên gọi của nó.

6. Với vị trí địa thuận lợi, các địa phương của Việt Nam nằm ở đầu phía Đông của hành lang, đầu mối thông thương ra biển Đông không chỉ của EWEC mà của cả Tiểu vùng Mekong mở rộng. Hành lang kinh tế Đông Tây có ý nghĩa nhiều mặt, vừa giúp các tỉnh miền Trung Việt Nam phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vừa củng cố quan hệ hợp tác với Lào, Thái Lan, Myanmar và tăng cường liên kết kinh tế trong Tiểu vùng Mekong.

Các địa phương của Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế khi tham gia hợp tác kinh tế EWEC. Thực tiễn tham gia vào tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước nằm dọc Hành lang kinh tế Đông Tây (1998 - 2010), các địa phương của Việt Nam đã tích cực tham gia vào các dự án, chương trình và đã thu được những kết quả bước đầu thể hiện qua các chỉ số kinh tế - xã hội của địa phương.

Việt Nam rất tích cực đẩy mạnh hợp tác quốc tế phát triển Hành lang Đông Tây nhằm tạo sự nhất trí về ý tưởng, tạo cơ chế, biện pháp kết nối thuận lợi về giao thương, cùng tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài cho các dự án phát triển.

7. Để nâng cao hiệu quả hợp tác trên Hành lang kinh tế Đông Tây, Việt Nam cần phải nhận thức đúng vị trí của mình trong hợp tác kinh tế EWEC. Đồng thời phải tích cực, chủ động và phối hợp chặt chẽ với các nước thành viên để cùng nhau khai thác tiềm năng, lợi thế của EWEC phục vụ cho sự phát triển của đất nước nói riêng và EWEC nói chung. Chính phủ và các địa phương thuộc EWEC phải tập

trung vào các giải pháp như: hoàn thiện môi trường kinh doanh để phát triển kinh tế mở rộng thị trường; hoàn thiện liên kết kinh tế giữa các tỉnh thuộc Hành lang; hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng; xúc tiến xây dựng Hiệp định song phương và đa phương về hoạt động quá cảnh giữa 4 nước để tạo thuận lợi đối với các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa quá cảnh qua cửa khẩu của Việt Nam; đầu tư mạnh cho ngành du lịch...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

8. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, để Hành lang kinh tế Đông Tây thực sự trở thành một hành lang kinh tế như tên gọi của nó, thực tế còn gặp không ít những khó khăn, trở ngại mà những cố gắng của các bên liên quan trong thời gian qua hầu như chưa đạt được kết quả mong muốn, như: Hạ tầng dịch vụ kỹ thuật, các cơ chế chính sách, các thủ tục hành chính, sự phân bổ nguồn lực, việc bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống, các vấn đề xã hội, môi trường, sự liên kết, bổ sung lợi thế giữa các địa phương trên tuyến Hành lang ….Mặc dù những hạn chế này đã được nhìn nhận từ phía các ngành và địa phương có liên quan nhưng nó vẫn chưa được cải thiện làm cho EWEC chưa đáp ứng được kỳ vọng của cư dân và doanh nghiệp trên tuyến Hành lang kinh tế này.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc hành lang Đông Tây 1998 - 2010 - 21


1. Nguyễn Hoàng Huế (2010) (viết chung), Vai trò của Việt Nam trong quan hệ hợp tác kinh tế với Lào và Campuchia trong những năm đầu thế kỷ XXI, in trong sách chuyên khảo: Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia từ lý thuyết đến thực tiễn, Viện nghiên cứu Đông Nam Á.

2. Nguyễn Hoàng Huế (2010) (viết chung), Nhìn lại quá trình hợp tác của các nước nằm trong hành lang kinh tế Đông Tây (1998 – 2009), Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5, tr18-26.

3. Nguyễn Hoàng Huế (2011) (viết chung), Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt - Lào thập niên đầu của thế kỷ XXI, Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Quan hệ Việt Nam – ASEAN – TAIWAN, ĐH Khoa Học Huế.

4. Dr. Nguyen Van Tan, MA Nguyen Hoang Hue (2012), Strengthen Cooperation in East West Corridor Economic Development Motivate Central Provinces Economic, The Fifth SNRU International Conference on Cooperation for Development on the East – West Economic Corridor : Cooperation Networks for Sustainable Development towards ASEAN Community, Sakon Nakhon Rajabhat University, Thailand.

5. Nguyễn Hoàng Huế (2013) (viết chung), Vai trò của Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 4.

6. MA Nguyen Duy Hoi , MA Nguyen Hoang Hue (2013), Viet Nam Central Provinces ‘ Role in the East West Economic Corridor, The Sixth SNRU International Conference on Cooperation for Development on the East – West Economic Corridor : Strategic Development for ASEAN Community, Sakon Nakhon Rajabhat University, Thailand.

7. MA Nguyen Hoang Hue (2013), Role of Lao Bao Specially Commercial Economic Zone on the EWEC, The Sixth SNRU International Conference on Cooperation for Development on the East – West Economic Corridor : Strategic Development for ASEAN Community, Sakon Nakhon Rajabhat University, Thailand.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Minh Anh (2009), Không ngừng thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan, ngày truy cập 19.7.2013,

http://cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30093&cn_id=349585

2. Huỳng Phương Anh (2010), Những yếu tố dẫn tới sự thay đổi chính sách của Nhật Bản đối với Tiểu vùng MeKong, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Nhật Bản và các nước tiểu vùng Mekong - mối quan hệ lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh, tr155-165.

3. Nguyễn Bá Ân (2010), Về định hướng phát triển Hành lang Kinh tế Đông - Tây trong tổng thể quy hoạch phát triển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung, Hành lang Kinh tế Đông - Tây, UBND tỉnh Quảng Trị - Bộ ngoại giao - Báo Thế giới & Việt Nam, Đông Hà, tr28-31.

4. Ban thư ký ASEAN (1995), Triển vọng kinh tế vĩ mô của ASEAN, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Ngô Xuân Bình (chủ biên) (2000), Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ sau chiến tranh lạnh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

6. Bùi Quang Bình (2010), Hành lang Kinh tế Đông - Tây phía Việt Nam - những bất cập và kiến nghị, Hành lang Kinh tế Đông - Tây, UBND tỉnh Quảng Trị - Bộ ngoại giao - Báo Thế giới & Việt Nam, Đông Hà, tr36-41.

7. Nguyễn Văn Bình (2013), Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo phát triển kinh tế, thương mại vùng biên giới, Tin tức sự kiện, BQL KKT tỉnh Quảng Trị, ngày 06/02.

8. Trương Văn Bính (2008), Những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Nghệ An - Xiêng Khoảng thời kỳ 1975-2005, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 9, Tr.44-58.

9. Bộ ngoại giao (1998), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Cảng Đà Nẵng (2011), Truyền thống cảng Đà Nẵng, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà Nẵng.

11. Chanvit Vasayangkura (2010), Tầm quan trọng của EWEC trong mối liên hệ với sự phát triển kinh tế của tỉnh Mukdahan, Hành lang Kinh tế Đông - Tây, UBND tỉnh Quảng Trị - Bộ ngoại giao - Báo Thế giới & Việt Nam, Đông Hà, tr12-13.

12. Văn Hữu Chiến (2010), Kiến nghị chính sách để nâng cấp đồng bộ cơ sở hạ tầng Hành lang Kinh tế Đông - Tây, Hành lang Kinh tế Đông - Tây, UBND tỉnh Quảng Trị - Bộ ngoại giao - Báo Thế giới & Việt Nam, Đông Hà, tr16-19.

13. Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của Khu Kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, ngày truy cập 02/01/2013,

http://www.quangtrisme.vn/bizcenter/0/news/11/163

14. Lê Đình Chỉnh (2000), “Hồ Chí Minh với quan hệ đặc biệt Việt - Lào”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 41, tr80.

15. Lê Đình Chỉnh (2009), Vài nét về quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào trong thời kỳ đổi mới 1986-2000, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6, Tr.36-39.

16. Clive J.Christie (2000), Lịch sử Đông Nam Á hiện đại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Cường (2007), Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Lào và Campuchia (1991 - 2006), Luận văn thạc sĩ sử học, Đại học sư phạm Huế, Huế.

18. Trần Ngọc Danh (1999), Bác Hồ ở Thái Lan, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

19. D.G.E.Hall (1997), Lịch sử Đông Nam Á, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Nguyễn Ngọc Dung (2002), Sự hình thành chủ nghĩa khu vực ASEAN, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

21. Nguyễn Duy Dũng (2001), Xu hướng đầu tư và ODA của Nhật Bản thập niên đầu thế kỷ XXI, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 3, tr15-22.

22. Nguyễn Duy Dũng - Nguyễn Ngọc Hà (2010), Sự phát triển của Tiểu vùng sông Mê Công (GMS) và vai trò của Nhật Bản, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và chính trị thế giới, số 11, tr39-47.

23. Nguyễn Duy Dũng (2009), Cửa khẩu Bờ Y - khu kinh tế động lực trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 8, Tr.25-31.

24. Thái Thị Ngọc Dư (1993), Địa lý các nước Đông Nam Á, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

25. Ánh Dương (2007), “Hành lang kinh tế Đông Tây: lợi thế và rào cản”, Báo Đà Nẵng, số ra ngày 19/10, tr4.

26. Phạm Đức Dương (2004), “Hợp tác nghiên cứu lối sống - văn hóa trong tiểu vùng sông Mê Công”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Quan hệ Việt Nam - Lào: Hiện trạng và triển vọng”, Viện KHXH Việt Nam, Viện Đông Nam Á, Viêng Chăn.

27. Phạm Đức Dương, Phạm Thanh Tịnh (2009), Văn hoá sông Hồng và sông Mekong, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 8, Tr.3-12.

28. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Đỗ Đức Định (chủ biên) (2003), Kinh tế đối ngoại xu hướng điều chỉnh chính sách ở một số nước châu Á trong bối cảnh toàn cấu hóa và tự do hóa, NXB Thế giới, Hà Nội.

30. Đỗ Đức Định (2005), Phát triển doanh ngiệp ở vùng Mêkông: Một số bài học về hợp tác Nam - Nam, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và chính trị thế giới, số 7, tr14-22.

31. Nguyễn Hữu Đông (2010), Hợp tác khai thác du lịch trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây, Hành lang Kinh tế Đông - Tây, UBND tỉnh Quảng Trị - Bộ ngoại giao - Báo Thế giới & Việt Nam, Đông Hà, tr47-49.

32. Nguyễn Hoàng Giáp, Mai Hoài Anh (2008), “Quan điểm và đối sách của Việt Nam về Hành lang kinh tế Đông - Tây”, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11, tr. 13-20.

33. Đặng Bích Hà, Phạm Nguyên Long, Vũ Công Quý (1998), Lịch sử Lào, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

34. Nguyễn Văn Hà (2009), Thương mại và đầu tư trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11, tr17-24.

35. Trần Công Hàm, Nguyễn Hào Hùng (2005), “Ba mươi năm nước CHDCND Lào: Những thành tựu”,Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6, tr3-11.

36. Võ Tá Hân - Trần Quốc Hùng - Vũ Quang Việt (2000), Châu Á từ khủng hoảng nhìn về thế kỷ 21, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

37. Dương Phú Hiệp - Nguyễn Duy Dũng (chủ biển) (2002), Điều chỉnh chính sách kinh tế của Nhật Bản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

38. Hoàng Thị Minh Hoa, Nguyễn Văn Cường (2009), Khái quát về quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam với Lào và Campuchia giai đoạn 1991-2005, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2, Tr.21-28 .

39. Hoàng Thị Minh Hoa - La Xuân Thành (2010), Hợp tác NhậtBản - Lào trong phát triển Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và chính trị thế giới, số 10, tr31-44.

40. Trương Duy Hòa (1996), “Quan hệ đầu tư Thái Lan - Đông Dương”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1, tr80-83.

41. Trương Duy Hoà (2008), “Hành lang kinh tế Đông Tây và tác động của nó

đến Lào và quan hệ Việt Nam - Lào”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11, tr36-40.

42. Nguyễn Đức Hòa (2010), Mối quan hệ Nhật Bản với các nước tiểu vùng MeKong và những triển vọng phát triển hành lang kinh tế và hệ thống cảng biển nước sâu, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Nhật Bản và các nước tiểu vùng Mekong - mối quan hệ lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh, tr130-141.

43. Nguyễn Huy Hoàng (2009), Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tác động của nó tới các nền kinh tế Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 7, tr32-37.

44. Nguyễn Huy Hoàng (2009), So sánh thực trạng đầu tư và thương mại của Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11, tr25-33.

45. Nguyễn Huy Hoàng (2012), Vai trò của các hành lang kinh tế trong kết nối ASEAN và Đông Á, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và chính trị thế giới, số 8, tr28-37.

46. Hội nghiên cứu Khoa học Đông Nam Á - Việt Nam (2000), Việt Nam và hợp tác phát triển tiểu vùng Mê Công, Hà Nội.

47. Nguyễn Cảnh Huệ (2010), Về quan hệ Nhật Bản - Tiểu vùng MeKong và vị trí của Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Nhật Bản và các nước tiểu vùng Mekong - mối quan hệ lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh tr102-111.

48. Nguyễn Hào Hùng (2004), “Chính sách đối ngoại của CHDCND Lào thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6, tr18-27.

49. Nguyễn Hào Hùng (2005), “Những nhân tố thuận lợi và khó khăn trong quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào hiện nay”, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3, tr25-28.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2022