Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc hành lang Đông Tây 1998 - 2010 - 19

tế EWEC của các địa phương Việt Nam đã có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khu vực và cả nước.

Việt Nam tích cực đẩy mạnh hợp tác quốc tế phát triển Hành lang Đông Tây nhằm tạo sự nhất trí về ý tưởng, tạo cơ chế, biện pháp kết nối thuận lợi về giao thương, cùng tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài cho các dự án phát triển. Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh, hợp tác với các đối tác phát triển rất quan trọng nhằm thu hút các nguồn lực cho phát triển hành lang, do thực tế các quốc gia EWEC đều nghèo, nguồn lực mỗi nước đều hạn chế. Trong giai đoạn đầu phát triển EWEC, chưa có nhiều đối tác quan tâm đầu tư vào khu vực nghèo này, ngoại trừ ADB và Nhật. Đến nay, các công trình hạ tầng cơ sở trên tuyến hành lang này đều do các đối tác trên cấp vốn. Trên địa phận Việt Nam, dự án nâng cấp Quốc lộ số 9 vốn vay của ADB; dự án xây dựng hầm Hải Vân vốn vay của Ngân hàng hợp tác Quốc tế Nhật Bản JBIC; dự án xây dựng cảng Tiên Sa - Đà Nẵng và cầu Tuyên Sơn vốn vay của JBIC... Khi hạ tầng giao thông đã cơ bản hoàn thành và đi vào sử dụng, ngày càng có nhiều quốc gia có lợi ích tham gia đầu tư phát triển vào EWEC.

Với vai trò là cửa ngõ ra biển thuận lợi cho các nước thuộc khu vực hành lang, các tỉnh miền Trung Việt Nam có thể hợp tác vận tải quá cảnh, hỗ trợ các vùng địa phương sâu trong nội địa mở đường ra biển, làm đầu mối cung cấp hàng hoá và nguyên nhiên vật liệu. Kinh tế biển và cận biển cũng là một lợi thế quan trọng của các tỉnh miền Trung Việt Nam mà các địa phương khác của Lào và Thái Lan trong hành lang không có được. Các tỉnh miền Trung của Việt Nam có thể cung cấp sản phẩm kinh tế biển, du lịch biển rất được các địa phương bạn yêu thích.

Tất cả những điều đó sẽ phát huy được lợi thế của các tỉnh miền Trung nằm trong EWEC tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh này và góp phần làm cho EWEC ngày càng hoàn thiện và phát triển, một minh chứng cụ thể của quá trình phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị, cùng phát triển của Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

3.4.2. Các gợi mở chính sách cho Việt Nam

Để khai thác lợi thế của Hành lang kinh tế Đông Tây, gắn sự phát triển của hành lang này với các tỉnh của Việt Nam thuộc EWEC và cả vùng Bắc Trung bộ và

Duyển hải Nam Trung bộ phải tiếp tục triển khai quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyển hải Nam Trung bộ đến năm 2020 xác định:

(1) Phát huy tối đa lợi thế so sánh về vị trí địa kinh tế của vùng, đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng, tăng cường phối hợp phát triển giữa các địa phương, hiệu quả mọi nguồn lực, đặt phát triển của từng địa phương trong vùng trong chiến lược phát triển chung của cả nước và gắn kết với các vùng khác.

(2) Phát triển tập trung có trọng tâm, trọng điểm, nhanh chóng xây dựng các hệ thống đô thị thực sự trở thành các trung tâm kinh tế của các tiểu vùng, là các hạt nhân lan tỏa thúc đẩy phát triển kinh tế của các vùng xung quanh.

(3) Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại (Dịch vụ - Công nghiệp - Nông lâm ngư nghiệp) để phát huy các lợi thế so sánh, nâng sức cạnh tranh, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá. Phát triển nhanh các ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghiệp vật liệu mới và các ngành công nghiệp phụ trợ. Tận dụng tốt khả năng phân bố lực lượng sản xuất của Trung ương và của tiểu vùng sông Mekong hình thành các kho trung chuyển lớn, đầu mối giao dịch thanh toán, cảng biển quốc tế, sân bay quốc tế... tạo bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá; nâng cao rõ rệt chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

(4) Phát triển thật sự bền vững cả kinh tế, xã hội, môi trường, gắn mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của tất cả các tỉnh trong vùng với mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mà Việt Nam đã công bố, gắn phát triển trước mắt với lâu dài, lấy phát triển công nghiệp, du lịch làm hạt nhân phát triển kinh tế. Lấy phát triển công nghiệp làm động lực đóng góp cho tăng trưởng, đẩy nhanh phát triển du lịch và dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn và là sự đóng góp lớn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Coi trọng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và nông thôn. Nhanh chóng tạo ra các yếu tố bên trong vững mạnh, tranh thủ lợi thế từ bên ngoài.

(5) Phát huy nhân tố con người, coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, coi đó là nguồn lực phát triển quan trọng của vùng. Gắn giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật với thị trường sức lao

Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc hành lang Đông Tây 1998 - 2010 - 19

động. Coi trọng giáo dục phổ cập để nâng cao trình độ dân trí của dân cư, đặc biệt là dân cư nông thôn và miền núi. Coi trọng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ đầu đàn, cán bộ khoa học kỹ thuật, các nhà doanh nghiệp và công nhân lành nghề đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

(6) Coi trọng công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phát huy dân chủ và sức mạnh của các thành phần kinh tế, tạo môi trường thân thiện với các nhà doanh nghiệp, các nhà đầu tư và nhân dân để phát huy được sức mạnh tổng hợp của vùng.

(7) Đảm bảo phát triển bền vững về xã hội, phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội nhằm trước hết tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo và nâng cao mức sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Quan tâm thoả đáng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phúc lợi xã hội đối với khu vực nông thôn, miền núi.

(8) Đảm bảo phát triển bền vững về môi trường, đảm bảo cảnh quan cho phát triển du lịch. Chú trọng công tác bảo vệ môi trường sinh thái, công tác truyền thông giáo dục môi trường.Gắn phát triển kinh tế với bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hoá truyền thống, phát huy các giá trị văn hoá lịch sử của vùng. Không làm tổn hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên, các di tích văn hoá lịch sử [3, tr28-29].

Các địa phương của Việt Nam nằm trên EWEC cần tích cực, chủ động và phối hợp chặt chẽ với nhau để cùng nhau khai thác tiềm năng, lợi thế của EWEC phục vụ cho sự phát triển của địa phương mình nói riêng, cả nước và EWEC nói chung.

Để phát huy vị trí, vai trò và thế mạnh của mình trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây, các địa phương phía Việt Nam cần tập trung vào các giải pháp sau:

Một là, hoàn thiện môi trường kinh doanh để phát triển kinh tế mở rộng thị trường.

Cơ sở hạ tầng kinh tế có vai trò cung cấp dịch vụ hạ tầng cho các doanh nghiệp tiến hành đầu tư phát triển sản xuất và nó phải đi trước. Sự phát triển sản xuất sẽ thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng khi tăng nhanh nhu cầu dịch vụ hạ tầng. Để thu hút doanh nghiệp cần tập trung vào giải quyết các vấn đề sau: (i) Nâng cao tính minh bạch bằng cách tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận tài liệu pháp lý, khả năng dự báo được thực thi pháp luật và hạn chế phải thòa thương lượng với cơ quan

thuế; (ii) Giảm chi phí không chính thức qua việc hạn chế việc Chính quyền tỉnh sử dụng các quy định riêng của địa phương để trục lợi hay loại bỏ việc doanh nghiệp phải chi tới 10% doanh thu cho chi phí không chính thức; (iii) Hỗ trợ doanh nghiệp thông qua nâng cao chất lượng dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh, dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật, dịch vụ tìm đối tác kinh doanh hay xúc tiến thương mại của các nhà cung cấp tư nhân; (iv) Hoàn thiện Đào tạo lao động tập bằng trung vào điều chỉnh cơ cấu đào tạo tăng đào tạo công nhân kỹ thuật, tăng sự hỗ trợ và có cơ chế ưu đãi cho các cơ sở đào tạo nghề, nâng cao chất lượng của các cơ sở tư nhân cung cấp dịch vụ giới thiệu việc; (v) Hoàn thiện thiết chế pháp lý bằng những cải cách hệ thống để tăng lòng tin của doanh nghiệp vào thiết chế này để tố cáo tham những, giải quyết các tranh chấp kinh tế và giảm chi phí cho giải quyết tranh chấp.

Hai là, hoàn thiện liên kết kinh tế giữa các tỉnh.

Hoàn thiện liên kết kinh tế là tất yếu nếu không khu vực này sẽ không phát triển và không thể phát huy vai trò của cơ sở hạ tầng. Cụ thể: (i) Cần phải nhận thức rõ ràng sự cần thiết phải liên kết kinh tế, chỉ có liên kết mới có thể phát triển. Liên kết là tự nguyện và vì lợi ích của chính mình vì khi có một dự án đầu tư nào đó thì không có nghĩa dự án đó chỉ đem lại lợi ích cho nơi đó mà những hiệu ứng của nó với các vùng xung quanh cũng có và nhiều trường hợp rất lớn. (ii) Cần phải tiến hành phân công lao động giữa các tỉnh một cách rõ ràng trên cơ sở những lợi thế để tránh tình trạng cạnh tranh giữa các tỉnh. Cần điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu kinh tế theo đặc thù của mình trên cơ sở quy hoạch chung. (iii) Phải thiết lập cho được một cơ chế liên kết chặt chẽ. Cơ chế đối thoại và trao đổi thông tin thông qua các kênh khác nhau, các cơ quan chuyên trách, tổ chuyên môn hay các cuộc gặp mặt định kỳ giữa lãnh đạo các tỉnh thành và các cơ quan chức năng của hai khu vực. Trong điều kiện hiện nay của khu vực này thì trước hết Chính phủ và các bộ sẽ phải là người chủ trì cho các hoạt động liên kết này. Đồng thời cũng cần có cơ chế kiểm tra đánh giá việc thực hiện hoạt động liên kết.

Ba là, Hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng.

Các tỉnh thành phía Việt Nam cần tập trung vào hoàn thiện hệ thống giao thông đặc biệt là đường bộ, trong đó tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế khó khăn hơn vì khối lượng lớn và khả năng nguồn lực cũng khó khăn hơn.

Các dịch vụ trong các khu công nghiệp cũng cần phải được nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có đồng thời cung cấp nhiều sản phẩm hơn giúp cho doanh nghiệp thuận tiện và giảm chi phí kinh doanh.

Bảo đảm cung cấp điện ổn định với chất lượng cho các doanh nghiệp trong

điều kiện thiếu điện thường xảy ra cũng là điều cần thiết [6, tr41].

Bốn là, Đề xuất Chính phủ và các Bộ, Ngành cần xúc tiến xây dựng Hiệp định song phương và đa phương về hoạt động quá cảnh giữa 4 nước (Việt Nam chưa có quy định về quá cảnh hàng hóa qua nước thứ 4, mới chỉ qua nước thứ 3) để tạo thuận lợi đối với các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa quá cảnh qua cửa khẩu của Việt Nam.

Năm là, Đề nghị Chính phủ tiếp tục có chính sách giảm phí trọng tải, phí luồng lạch từ 30%-50% so với hiện hành cho các cảng duyên hải miền Trung Việt Nam, để khuyến khích các hãng tàu và các nhà xuất nhập khẩu đưa tàu và hàng hóa qua cảng. Đặc biệt là đối với các loại tàu container chuyên tuyến. Nếu được giảm 2 loại phí trên, các hãng tàu sẽ có điều kiện giảm cước vận tải biển, kích thích các nhà xuất nhập khẩu sẽ đưa hàng qua các cảng miền Trung. Nhiều tàu, nhiều hàng, cước vận chuyển sẽ giảm, chắc chắn sẽ thu hút các nhà đầu tư nhiều hơn.

Sáu là, đầu tư mạnh cho ngành du lịch.

Để thu hút đầu tư du lịch nhiều hơn nữa và sử dụng đầu tư du lịch có hiệu quả tốt hơn, các địa phương phía Việt Nam cần thực hiện các giải pháp sau: (i) Về cơ chế chính sách, cần nghiên cứu xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tư cụ thể phù hợp đặc điểm mỗi địa phương. Ví dụ: có chính sách ưu tiên miễn giảm thuế hoặc không thu thuế đất có thời hạn đối với các dự án đầu tư khu du lịch, hỗ trợ về thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian nhất định. (ii) Về huy động nguồn vốn đầu tư, ngoài nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước như là vốn mồi, các địa phương phải chủ động tăng cường huy động nguồn vốn từ doanh nghiệp, từ dân cư và từ các tổ chức trong nước và quốc tế. (iii) Về lĩnh vực ưu tiên đầu tư: Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch, khuyến khích các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp nước ngoài xây dựng hệ thống các khách sạn cao cấp tại trung tâm du lịch quốc gia, khu du lịch quốc gia. Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước đầu tư xây dựng hệ thống các khách sạn trung bình, thấp sao phục vụ nhu cầu khách du lịch nội địa;

Phát triển sản phẩm du lịch, các tỉnh phía Việt Nam đều có thế mạnh về du lịch biển, du lịch văn hóa. Nếu tỉnh nào cũng đầu tư dàn trải sản phẩm du lịch biển, du lịch văn hóa thì việc nối tour, tuyến nhằm kéo dài hành trình du lịch của du khách là rất khó. Vì vậy, mỗi tỉnh cần xem xét, đánh giá một cách khách quan thế mạnh du lịch độc đáo nhất của tỉnh mình, từ đó có chính sách đầu tư một cách có chọn lọc. Bên cạnh đó, cần xác định thị trường khách du lịch trọng điểm của mỗi địa phương nhằm xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp. Hầu hết ở các địa phương đều thiếu các dịch vụ phục vụ khách du lịch vui chơi giải trí. Do đó, trong quá trình đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch, cần ưu tiên đầu tư xây dựng các loại hình giải trí tổng hợp hiện đại, các hoạt động thể thao mạo hiểm, dã ngoại...Đặc biệt, các địa phương cần tranh thủ lợi thế vị trí của Tuyến Hành Lang kinh tế Đông Tây để tăng cường hơn nữa trong hợp tác, xây dựng các sản phẩm du lịch đường bộ. (iv) Phát triển nguồn nhân lực du lịch, tạo điều kiện xã hội hóa trong đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Cần ưu tiên phát triển, sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ, sử dụng nhân lực là đồng bào dân tộc thiểu số đối với khu vực có cộng đồng các dân tộc thiếu số sinh sống. Chú trọng đào tạo về nghiệp vụ, ngoại ngữ cho cán bộ làm du lịch. Khách du lịch đường bộ, trong đó có thị trường khách du lịch Thái Lan, phải được xem là thị trường khách du lịch trọng điểm của các tỉnh thuộc EWEC nói riêng và khu vực Bắc Trung Bộ nói chung. Vì vậy, cần tăng cường liên kết với Myanmar, Thái Lan, Lào để tranh thủ hỗ trợ từ phía bạn trong công tác đào tạo nghiệp vụ và ngoại ngữ (tiếng Myanmar, Thái Lan và Lào); Xúc tiến, quảng bá du lịch, quan tâm đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch. Tăng cường liên kết trang web, ấn phẩm quảng bá xúc tiến các tỉnh thuộc EWEC nói riêng và khu vực Bắc Trung Bộ nói chung trong vai trò là một điểm đến chung.

Để khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, các tỉnh thuộc EWEC và các tỉnh lân cận cần phối chặt chẽ và thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Một là, xây dựng các trạm dừng chân đạt tiêu chuẩn quốc tế:

Chương trình hành động của ngành Du lịch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập WTO giai đoạn 2007 - 2012 đã chỉ rõ: “Ngành Du lịch phối hợp với Bộ GTVT và các bộ, ngành liên quan xây dựng và

thực hiện đề án phát triển hệ thống trạm dừng chân phục vụ khách du lịch dọc các tuyến đường quốc lộ, đặc biệt là các tuyến đường trùng với tuyến du lịch quốc gia”. Để phát triển hệ thống trạm dừng chân trên tuyến quốc lộ qua các cửa khẩu quốc tế phục vụ khách du lịch đường bộ, cần tiền hành các giải pháp như sau:

+ UBND các tỉnh, thành phố phối hợp với các Bộ, Ngành lập quy hoạch tổng thể và thực hiện xây dựng hệ thống trạm dừng chân trên các tuyến quốc lộ. Căn cứ vào lưu lượng phương tiện, hành khách, đặc điểm vùng, miền và các tiêu chí khác để xác định vị trí, quy mô trạm dừng chân. Đồng thời rà soát lại các cơ sở dịch vụ sẵn có để quy hoạch hợp lý. Chính quyền địa phương có tuyến quốc lộ chính căn cứ kế hoạch tổng thể trạm dừng chân để phân bổ quỹ đất, quy hoạch phát triển các dịch vụ bổ trợ kèm theo dịch vụ trạm dừng chân (phát triển các cơ sở dịch vụ du lịch, sản xuất đặc sản địa phương…). Xây dựng trạm dừng chân mới kết hợp với nâng cấp, cải tạo các cơ sở dịch vụ sẵn có theo tiêu chuẩn trạm dừng chân hiện đại.

+ Mỗi trạm dừng chân đạt tiêu chuẩn quốc tế nên đặt cách nhau khoảng 50 - 60 Km và phải đảm bảo có quỹ đất rộng, địa điểm thoáng mát, thuận lợi giao thông, có cảnh quan đẹp, hấp dẫn; Phải có bãi đỗ xe rộng, có nơi nghỉ ngơi, cơ sở ăn uống, mua sắm, chăm sóc sức khỏe, khu vực vệ sinh, cơ sở sửa chữa phương tiện vận tải, khu tiếp nhiên liệu, siêu thị nhỏ, phòng bán hàng lưu niệm, các dịch vụ bưu điện, Internet và một số dịch vụ bổ trợ khác.

+ Trạm dừng chân có thể đặt ngay tại các điểm tham quan du lịch, các khu vui chơi giải trí. Trường hợp cung đường xa nhưng không có điểm vui chơi giải trí, tham quan thì nhất thiết phải có trạm dừng chân với đầy đủ các dịch vụ đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của khách du lịch. Tại các cửa khẩu quốc tế, khách du lịch dừng lại làm thủ tục xuất nhập cảnh phải có các cơ sở dịch vụ cần thiết (gần như trạm dừng chân độc lập) để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch quốc tế bằng đường bộ.

+ Công bố công khai bản quy hoạch các trạm dừng chân để các nhà đầu tư biết tham gia đầu tư xây dựng. Huy động, kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng hoặc cùng liên kết, phối hợp xây dựng, như Nhà nước (chính quyền địa phương hoặc cơ quan quản lý đường bộ) trích ngân sách xây dựng hạ tầng: bãi đỗ xe, khu vực dịch vụ công,… các thành phần kinh tế khác đầu tư xây dựng phần dịch vụ ăn uống, giải trí, giới thiệu bán các sản phẩm địa phương,…

+ Khi xây dựng cần xác định trình tự ưu tiên xây dựng trạm dừng chân theo quy hoạch ngắn hạn, dài hạn (phân kỳ). Ưu tiên xây dựng trạm dừng chân trên các tuyến quốc lộ qua các cửa khẩu quốc tế chính có lưu lượng khách du lịch qua lại đông như cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Cầu Treo, Bờ Y... và trục Hành lang kinh tế Đông Tây. Xây dựng thí điểm rút kinh nghiệm sau đó nhân rộng ra toàn quốc.

Hai là, hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu kinh tế tại cửa khẩu quốc tế:

+ Các địa phương đã được Chính phủ, bộ, ngành chức năng phê duyệt quy hoạch đề án xây dựng kinh tế - thương mại - dịch vụ tại các cửa khẩu quốc tế cần tranh thủ các nguồn vốn, tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng; Tập trung mọi nổ lực khẩn trương hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu kinh tế tại cửa khẩu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của địa phương, góp phần phát triển du lịch đường bộ đang có tiềm năng lớn.

+ Đi đôi với đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại các khu kinh tế - thương mại - dịch vụ tại các cửa khẩu quốc tế, cần chú trọng hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch trong các khu kinh tế cửa khẩu. Tập trung xây dựng hoàn thiện các cơ sở lưu trú với tỉ lệ sao hạng phù hợp với nhu cầu khách du lịch quốc tế đường bộ. Quan tâm đầu tư xây dựng và hoàn thiện các khu vui chơi giải trí, cơ sở dịch vụ bổ trợ khác. Dành tỉ lệ quỹ đất thích hợp làm bãi đỗ xe và phục vụ các hoạt động, hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm, lễ hội… Địa phương đầu cầu của tuyến đường bộ quan trọng nhất là tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây ở miền Trung cần có trung tâm hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo có tầm cở phục vụ cho cả khu vực và các nước lân cận trên toàn tuyến.

+ Tại các cửa khẩu quốc tế, cần quan tâm đầu tư xây dựng với quy mô phù hợp các cơ sở kiểm soát, làm thủ tục xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu; cơ sở nghỉ ngơi của du khách chờ làm thủ tục; cơ sở dịch vụ ăn uống, giải khát, mua sắm, thông tin, đổi ngoại tệ; cơ sở vệ sinh, tiếp nhiên liệu, sửa chữa phương tiện… Đổi mới, hiện đại hóa phương tiện kiểm tra, kiểm soát tại các cửa khẩu quốc tế theo hướng văn minh, lịch sự và có hiệu quả cao. Khẩn trương xây dựng các biển quảng cáo tấm lớn, xây dựng các trạm thông tin du lịch tại các cửa khẩu quốc tế.

Ba là, cải thiện và nâng cao các cơ sở lưu trú để phục vụ khách du lịch:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2022