Tốc Độ Tăng Gdp/ng Của Các Tỉnh Phía Việt Nam Và Việt Nam

trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo thành đường dẫn đến các cảng cho vùng Đông Bắc Thái Lan và mở ra cơ hội lớn cho các địa phương của Thái Lan phát triển kinh tế và các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Thứ ba, xét từ góc độ địa lý, Thái Lan là quốc gia nằm ở vị trí trung tâm của EWEC, Thái Lan chính là tâm điểm, nơi giao nhau của hai Hành lang kinh tế Đông Tây và Bắc Nam. Từ Myanmar, điểm cuối cùng phía Tây và Việt Nam, điểm cuối cùng phía Đông, kể cả từ Savanakhet của Lào, nếu muốn đến Vân Nam (miền Nam Trung Quốc) đều phải đi qua Phitsanulok của Thái Lan. Có thể nói, Phitsanulok của Thái Lan là ngã tư của Đông Nam Á lục địa [78, tr25].Thành phố này chắc chắn sẽ là khu vực phát triển mạnh về thương mại, du lịch, đầu tư.

Với những lợi thế đó, EWEC đã đem tới cho các địa phương của Thái Lan rất nhiều cơ hội phát triển. Thực tế quá trình phát triển của EWEC từ khi hình thành đến nay đã chứng minh điều đó. Phần Hành lang kinh tế Đông Tây ở Thái Lan đã được nâng cấp hoàn chỉnh. Chiếc cầu thứ hai qua sông Mekong nối Mukdahan với Savanakhet đã hoàn thành và đi vào sử dụng. Riêng ở Khonkaen đang xây dựng trường Đại học Đông Bắc Thái Lan rộng 900 ha, một sân bay quốc tế tương đương sân bay Nội Bài và khu khách sạn 4-5 sao làm nơi thường xuyên tổ chức các hội nghị thượng đỉnh của EWEC...

Thông qua EWEC quan hệ kinh tế của các địa phương dọc EWEC nói riêng và của Thái Lan nói chung với các nước láng giềng ngày càng được đẩy mạnh, đặc biệt là quan hệ song phương Thái - Việt. Trong năm 2006 Việt Nam - Thái Lan đã tiến hành nhiều hoạt động kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong những năm qua, quan hệ Việt Nam - Thái Lan tiếp tục được hai nước quan tâm thúc đẩy. Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao: Thái Lan coi trọng hợp tác với Việt Nam. Hợp tác về kinh tế, thương mại giữa hai nước tiếp tục được thúc đẩy hai nước đã nối lại cơ chế hợp Nhóm Công tác chung về Chính trị - An ninh (03- 04/7/2008). Mặc dù tình hình chính trị ở Thái Lan có những khó khăn, quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hái nước vẫn được duy trì. Thương mại hai chiều năm 2008 đạt gần 6,5 tỷ USD, tăng hơn 30% so với năm 2007. Hai bên đặt mục tiêu đưa thương mại hai chiều lên 10 tỷ USD vào năm 2010. Trong 6 tháng đầu năm 2009, hai bên đã trao đổi nhiều đoàn các cấp từ Quốc hội, Chính phủ, Quân đội, Hội đồng nhân dân, Hội Hữu nghị cho đến các đoàn doanh nghiệp. Hợp tác an ninh, quốc phòng hai bên

tiếp tục được đẩy mạnh. Phía Thái Lan luôn khẳng định không để bất cứ lực lượng nào sử dụng đất Thái để chống phá Việt Nam. Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, kim ngạch thương mại hai nước trong 5 tháng đầu năm 2009 chỉ đạt gần 1,9 tỷ USD, giảm 30% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Việt Nam xuất sang Thái Lan 437 triệu USD và nhập hơn 1,4 tỷ USD. Về đầu tư, tính đến 15/6/2009, Thái Lan có 202 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 5,7 tỷ USD và vốn thực hiện đạt 2,4 tỷ USD, đứng thứ 9 trong tổng số 84 quốc gia và vùng lãnh thổ và đứng thứ 3 trong các nước ASEAN có đầu tư tại Việt Nam. Thái Lan luôn coi trọng và muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác khu vực và diễn đàn quốc tế như ASEAN, GMS, EWEC [1].

Tuy nhiên qua quá trình hợp tác trong EWEC, bên cạnh những hạn chế chung của các địa phương dọc EWEC, các địa phương của Thái Lan cũng gặp phải những hạn chế riêng của mình như: tình hình chính trị của đất nước bất ổn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế và các quan hệ hợp tác phát triển; Thái Lan chưa thật sự coi EWEC là sự ưu tiên hàng đầu của mình. Trong một nghiên cứu của mình, tác giả người Nhật Bản Ishida đã chỉ ra rằng Thái Lan trên thực tế dành sự quan tâm nhiều hơn cho tuyến đường Hà Nội - Bangkok hơn là EWEC. Lý do được nhà nghiên cứu này đưa ra là những so sánh dựa trên các chỉ số về dân cư, mật độ dân cư, tổng sản phẩm vùng và tổng sản phẩm vùng theo đầu người. Theo đó tuyến đường Hà Nội - Bangkok đem lại nhiều lợi ích hơn cho Thái Lan [78, tr27]; một lý do khác nữa cũng có thể làm giảm mối quan tâm của Thái Lan đối với EWEC là lợi ích to lớn mà Thái Lan có thể có được trong quan hệ với các tỉnh miền Nam Trung Quốc....

Mặc dù có những khó khăn như vậy nhưng Thái Lan vẫn sẽ quan tâm phát triển quan hệ hợp tác trong EWEC bởi lẽ EWEC đã đem lại những lợi ích thiết thực cho Thái Lan. Hơn nữa EWEC là hành lang nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương và có giao cắt với hành lang kinh tế Bắc Nam vì thế Thái Lan không thể không quan tâm tới EWEC. Ngoài ra, từ gó độ địa phương, cộng đồng doanh nghiệp Đông Bắc Thái Lan có mối quan hệ khá tốt với miền Trung Việt Nam và các tua du lịch đến ba di sản văn hoá thế giới là Huế, Hội An và Mỹ Sơn đã khá quen thuộc với người dân Thái Lan. Đó sẽ là những tiền đề để các địa phương của Thái Lan tiếp tục hợp tác phát triển để thực hiện các mục tiêu mà EWEC đã đề ra.

3.1.1.3. Tác động đối với Lào

Với lợi thế của mình, khi tham gia vào quá trình hợp tác trong EWEC các địa phương của Lào sẽ phát huy được lợi thế của mình và tranh thủ được các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển. Lào sẽ thu được các lợi ích sau đây:

- Thu hút nguồn vốn đầu tư vào các khu đất rộng, người thưa và có nhiều tiềm năng ở các địa phương của Lào thuộc EWEC.

- Các địa phương của Lào có điều kiện mở các chương trình hợp tác phát triển đồn điền cao su; việc hợp tác khai thác quặng mỏ tiêu biểu là ở Tchépone tỉnh Savanakhet sẽ khai thác được một nguồn lợi lớn của đất nước Lào vẫn còn nằm sâu trong lòng đất; thu hút lượng nhiều hơn lượng khách du lịch đến với Lào...

- Lào sẽ tiếp thu được kinh nghiệm phát triển từ các địa phương của các nước trong EWEC về trình độ quản lý, kinh nghiệm làm ăn, đặc biệt là nguồn nhân lực.

EWEC đã giúp cho các địa phương của Lào phát triển kinh tế và các mặt của đời sống xã hội góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước. Từ một quốc gia vào loại nghèo nhất thế giới, kinh tế Lào phát triển ngày càng năng động. Kể từ năm 2001, Chính phủ Lào đã thực hiện một chương trình cải cách cơ cấu qui mô lớn nhằm cải thiện chi tiêu công cộng, cải cách các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, duy trì tính minh bạch của các ngân hàng, phát triển mạnh các doanh nghiệp tư nhân.

Trong năm 2001, Chính phủ Lào đã thay đổi cơ cấu quản lý đối với hãng Hàng không Quốc gia, đưa ra Luật Viễn thông mới nhằm tạo điều kiện cho tư nhân tham gia. Và mỗi năm, Chính phủ Lào lại xem xét tái cơ cấu khoảng 4-5 doanh nghiệp nhà nước. Sau khi đưa ra sắc lệnh về thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ tháng 4- 2004 Chính phủ đã tiến hành phi tập trung hoá hoạt động quản lý các dự án FDI nhằm tăng cường thể chế để thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân.

Lào rất quan tâm đến việc sắp xếp lại cơ cấu ngành theo hướng tận dụng lợi thế của nước mình và phù hợp với qui luật kinh tế thị trường. Việc xây dựng những tuyến đường theo hướng Đông - Tây và Nam - Bắc không chỉ đưa Lào thoát khỏi thế “sau lưng là núi, trước mặt là sông” mà còn biến nước Lào thành khâu trung chuyển quan trọng trong các tuyến giao thông nối biển Đông với Thái Lan, nối miền Tây Trung Quốc với các nước Đông và Nam Á.

Tận dụng tiềm năng to lớn về thuỷ điện, từ lâu Lào đã xuất khẩu điện sang Thái Lan. Lào đã ký với Việt Nam thoả thuận xây dựng nhà máy thuỷ điện Secaman 3 công suất 260 MW với tổng số vốn 232 triệu USD tại tỉnh Xê Công. Cú hích quan trọng của nền kinh tế Lào là dự án mở rộng thuỷ điện Nam Theun, trị giá tới 1,3 tỷ USD, một dự án được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều thay đổi trong việc mở cửa, đối thoại, khiến thế giới sẽ chú ý tới Lào như là một địa điểm thuận lợi cho việc đầu tư kinh doanh.

Chỉ trong lĩnh vực cho thuê đất trồng cao su cũng đang diễn ra sự cạnh tranh lớn. Năm 2005, Tổng công ty cao su Việt Nam quyết định đầu tư 30 triệu USD trồng

10.000 ha cao su tại tỉnh Champasak. Theo tính toán, đến năm 2011, Công ty cao su Việt - Lào có thể định hình được 50.000 ha cao su nếu Công ty được thuê thêm đất.

Thông qua tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây Lào cũng đang là địa điểm du lịch ưa thích của nhiều du khách trong khu vực và trên thế giới. Năm 2005 có tới 1,1 triệu du khách nước ngoài đến Lào, tương đương 1/4 dân số của nước này, đem lại nguồn thu nhập cho du lịch Lào 146 triệu USD, bằng gần một nửa khoản thu ngân sách.

Từ khi cây cầu thứ 2 qua sông Mekong nối với Thái Lan đi vào hoạt động, lượng du khách đến Lào tăng đột biến, mở ra triển vọng hợp tác về du lịch giữa Lào, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam. Các chuyên gia kinh tế đánh giá nước Lào đang nắm bắt thời cơ, đang tạo nên những bước đột phá và đang có những tiền đề cho một thời kỳ tăng tốc.

Bên cạnh những thuận lợi, các địa phương của Lào cũng gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình hợp tác EWEC như: Lào vẫn là quốc gia có cơ sở hạ tầng cũ kỹ lạc hậu. Quốc gia này không có đường xe lửa, mới bắt đầu hình thành hệ thống đường, phương tiện thông tin liên lạc trong nước và nước ngoài còn hạn chế; Nguồn tài chính đất nước bị ảnh hưởng do tác động từ những yếu tố bên ngoài như: giá xăng dầu thế giới và giá hàng nhập khẩu tăng. Đây là những yếu tố bất lợi cho kinh tế Lào vì Lào là nước tiêu thụ xăng dầu, hàng hoá nhập khẩu là chủ yếu, xuất khẩu không đáng kể; Sự thâm hụt ngân sách nhà nước và gia tăng các khoản nợ; Cơ chế hành chính còn kìm hãm sự phát triển chung và còn quá nhiều vấn đề về bộ máy hành chính, về con người trong các cơ quan hành chính ở Lào...

Lào có một tỉnh nằm trên EWEC là tỉnh Savanakhet. Tỉnh Savanakhet là một tỉnh lớn của Lào, nằm giữa tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có diện tích rộng lớn, thuận lợi cho phát triển trồng trọt chăn nuôi, có nhiều sông ngòi, có rừng nguyên sinh và nhiều loại sinh vật vùng rừng nhiệt đới, có nhiều mỏ quặng như: vàng, đồng đỏ, thạch cao, khí đốt...và khí hậu ưu đãi. Tham gia tiến trình hợp tác kinh tế EWEC, tỉnh Savanakhet đã dựa vào các thế mạnh trên nên tỉnh có nhiều lợi thế cho việc đầu tư phát triển. Chính phủ Lào và chính quyền tỉnh Savanakhet đã chỉ đạo sử dụng một cách thận trọng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phối hợp các dự án quốc tế đầu tư khai thác hợp lý. Trong giai đoạn 2005 - 2010, nền kinh tế của tỉnh Savannakhet có những bước phát triển toàn diện với tốc độ tăng bình quân 10%/năm trong đó lĩnh vực nông lâm nghiệp tăng 7%, công nghiệp tăng 18% và dịch vụ tăng 16%, GDP bình quân đầu người 897 USD/người/năm, tăng từ 25-30%/năm, việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu cũng tăng lên như: gạo, đường, thuốc lá, gia súc, gỗ quý, vàng, đồng đỏ, thạch cao, đá xây dựng,... Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước cũng được cũng cố và tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi để thương mại, đầu tư và du lịch. Góp phần làm cho nền kinh tế của tỉnh Savannakhet phát triển vững mạnh hơn trước [125, tr14-15].

Mặc dù còn nhiều việc phải làm để nâng cao hiệu quả hợp tác của EWEC nhưng đến thời điểm này, các nước liên quan đã có những động thái tích cực để đón đầu cơ hội từ EWEC. Tại Lào, các tuyến đường thuộc EWEC đã và đang được nâng cấp, hoàn thiện để đưa vào sử dụng phục vụ cho thông thương và phát triển kinh tế của các địa phương của Lào nói riêng và của EWEC nói chung.

Tham gia hợp tác phát triển EWEC sẽ giúp Lào phát huy lợi thế của các địa phương mình, tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài phục vụ cho sự phát triển. Đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu mà Đại hội Đảng lần thứ VIII Đảng nhân dân cách mạng Lào tháng 3-2006 đề ra trong giai đoạn 2006-2010: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo đảm vững chắc an ninh, ổn định chính trị, hội nhập quốc tế mạnh mẽ, đưa đất nước tiếp tục tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu chung là đến năm 2020, đưa đất nước phát triển, mức sống của nhân dân tăng gấp 3 lần hiện nay [156, tr2].

3.1.1.4. Tác động đối với Việt Nam

Ở Việt Nam, EWEC bắt đầu từ cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị chạy dọc theo đường quốc lộ số 9, kết nối với Quốc lộ 1A ở Đông Hà, vào đến Đà Nẵng. Quảng Trị nằm ở miền Trung Việt Nam, là giao điểm của các huyết mạch giao thông quan trọng: Quốc lộ 9, Hành lang kinh tế Đông Tây nối Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, đường Hồ Chí Minh với các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng… tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giao thương, phát triển kinh tế, thương mại và văn hóa xã hội.

Các địa phương của Việt Nam nằm ở đầu phía Đông của Hành lang, đầu mối thông thương ra biển Đông không chỉ của EWEC mà của cả tiểu vùng Mê Công mở rộng. Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế có nhiều tiềm năng phát triển về vị trí địa lý, kinh tế biển, văn hoá, lịch sử, nhân lực cùng với một số tỉnh lân cận như Quảng Nam, Quảng Ngãi… nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung của nước ta. Các tỉnh của Việt Nam thuộc khu vực Hành lang kinh tế Đông Tây có vị trí rất quan trọng.

Việt Nam với vị trí địa lý thuận lợi, có tầm quan trọng trong EWEC. Hồi thế kỷ 17 cảng Hội An từng là cửa ngõ giao thương chính của khu vực miền trung với bên ngoài. Nằm ở bờ đông Hành lang, Việt Nam là cửa ngõ thông ra biển đối với Tiểu vùng, nơi "ra" và "vào" cho hàng hóa của Thái Lan, Lào, Myanmar cũng như của các nước lân cận như Trung Quốc, Campuchia. Các cảng biển nước sâu Tiên Sa (Ðà Nẵng), Dung Quất (Quảng Ngãi), Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Vũng Áng (Hà Tĩnh) gắn kết miền trung với Tây Nguyên và các tỉnh cận kề, tạo nên không gian kinh tế liên vùng rộng lớn.

Theo đánh giá của ADB, Ðà Nẵng sẽ là trung tâm kinh tế của khu vực, điểm trung chuyển hàng hóa hết sức quan trọng trên tuyến Hành lang phục vụ xuất - nhập khẩu của miền trung Việt Nam, một phần của Lào, vùng đông - bắc Thái Lan, Myanmar và có thể mở rộng đến Vân Nam (Trung Quốc). Từ năm 2008, với các chính sách thuận lợi về thông quan cho người và hàng hóa vận chuyển trên hành lang, hàng hóa xuất - nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Quảng Trị) sẽ tăng mạnh. Các địa phương Việt Nam nằm dọc và cận hành lang với nhiều di sản thế giới như Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích lịch sử cách mạng ở Quảng Trị, động

Phong Nha ở Quảng Bình, chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh; các bãi biển của Ðà Nẵng, Quảng Nam còn được xếp hạng "đẹp nhất hành tinh"... có nhiều điều kiện khai thác các loại hình du lịch.

Để chuẩn bị đón “làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam”, các tỉnh miền Trung đã công bố danh mục gần 400 dự án với tổng vốn kêu gọi đầu tư khoảng 7 tỷ USD. Đồng thời trong danh mục các dự án cấp quốc gia (đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), miền Trung có khoảng 35 dự án lớn, chủ yếu trong lĩnh vực hạ tầng, sản xuất công nghiệp và dịch vụ, với tổng vốn kêu gọi hơn 9 tỷ USD. Tóm lại, tổng danh mục dự án kêu gọi đầu tư tại miền Trung có tổng vốn khoảng 15 - 16 tỷ USD. Như vậy, bình quân mỗi năm khu vực này phấn đấu thu hút trên 5 tỷ USD. Do đó, việc khai thác có hiệu quả EWEC sẽ là điều kiện thuận lợi để thu hút thêm vốn FDI vào khu vực này.

EWEC đã có tác động tới sự phát triển kinh tế của 3 địa phương phía Việt Nam nằm trên tuyến hành lang kinh tế này là Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị sau khi dự án hoàn thành. Điều đó được thể hiện qua các chỉ số kinh tế - xã hội của 3 địa phương này.


Hình 3 1 Tốc độ tăng GDP ng của các tỉnh phía Việt Nam và Việt Nam Nguồn Bùi 1


Hình 3.1: Tốc độ tăng GDP/ng của các tỉnh phía Việt Nam và Việt Nam

Nguồn: Bùi Quang Bình (2010), Hành lang Kinh tế Đông - Tây phía Việt Nam - những bất cập và kiến nghị, Hành lang Kinh tế Đông - Tây, UBND tỉnh Quảng Trị - Bộ ngoại giao - Báo Thế giới & Việt Nam, Đông Hà, tr36-41.

Nhìn vào hình ta thấy tốc độ tăng GDP tính theo đầu người của cả ba tỉnh đều tăng theo xu hướng đi lên, đời sống của nhân dân được cải thiện. Tốc độ tăng GDP/ng thời kỳ 1997-2009 của ba địa phương lần lượt là 8.9%, 10% và 7.7%. Thời gian trước 2007 tức là trước khi khánh thành cầu Hữu Nghị 2 bắc qua sông Mokong nối liền giữa Thái Lan và Lào để Hành lang kinh tế Đông Tây thực sự thông tuyến, tăng trưởng GDP trung bình của Đà Nẵng là 11.2%, Thừa Thiên Huế khoảng gần 11% và Tỉnh Quảng Trị là 9.1%. Giai đoạn từ năm 2007 tới 2009, hai địa phương này vẫn có mức tăng cao hơn cho dù đây là thời kỳ khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng thời kỳ này là hơn 11%, Quảng Trị khoảng hơn 11%, Thừa Thiên Huế khoảng 10.5%.

EWEC cũng có tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ba tỉnh nằm trên tuyến Hành lang này. Giai đoạn 2000- 2006, tỷ trọng khu vực công nghiệp của các tỉnh thành phía Việt Nam đều tăng, và được điều chỉnh giảm trong giai đoạn 2006 - 2010 với thành phố Đà Nẵng, còn tỷ trọng công nghiệp - xây dựng của tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị vẫn tăng. Ngành dịch vụ có xu hướng ngược lại, giảm trong giai đoạn 2000-2006 và tăng trong giai đoạn 2006 - 2010 với thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế và giảm với tỉnh Quảng Trị. Như vậy, tỷ trọng của dịch vụ thay đổi nhiều nhất là của thành phố Đà Nẵng, còn tỉnh Thừa Thiên Huế không thay đổi nhiều. Sự thay đổi tỷ trọng dịch vụ của thành phố Đà Nẵng chịu ảnh hưởng từ sự thay đổi của tỷ trọng hoạt động thương mại nội địa và vận tải kho bãi rất lớn trong khi du lịch không nhiều.

Bảng 3.1: Tỷ lệ % của các ngành CN-XD và dịch vụ trong GDP của Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế và Quảng Trị


Công nghiệp - xây dựng

Dịch vụ


2000

2006

2010

2000

2006

2010

Đà Nẵng

39

51

42

52

43

54

TT Huế

32

35

44

44

43

44

Quảng Trị

16

28

36

40

36

35

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng, tỉnh TT Huế, tỉnh Quảng Trị Thể hiện rõ nhất tác động của EWEC đến các địa phương của Việt Nam nằm

dọc tuyến hành lang này chính là một số ngành được hưởng lợi ích nhất từ hoạt động

Xem tất cả 206 trang.

Ngày đăng: 14/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí