hiện giai đoạn 2 của đường dây điện báo phía Tây.
Tóm lại, hợp tác trên lĩnh vực năng lượng giữa các nước nằm dọc EWEC cũng như các nước GMS, tập trung chủ yếu vào thiết lập một thị trường điện năng cạnh tranh và hòa nhập của vùng nhằm khai thác triệt để tài nguyên năng lượng phong phú của EWEC và giúp xác định các mục tiêu giảm nghèo đói và phát triển kinh tế của các nước EWEC.
Mục tiêu này đạt được thông qua mua bán điện năng, giúp giảm chi phí đầu tư, ổn định nguồn điện năng và giảm thuế suất.
Hai phương pháp chính được thực hiện là: phát triển khung chính sách và thể chế cho giao thương năng lượng và thông qua quy hoạch tổng thể để hòa mạng lưới. Uỷ ban Điều phối Mua bán Điện năng trong vùng được thành lập năm 2004 và các nhóm công tác được thành lập năm 2006. Do các đặc điểm khác nhau trong khung quản lý và phương tiện truyền tải của các nước EWEC, thị trường điện năng EWEC dự kiến sẽ phát triển theo từng giai đoạn.
Các nước GMS cũng đang hướng đến mở rộng hợp tác trong các tiểu ngành năng lượng khác như hiệu suất năng lượng, năng lượng tái tạo, khí và than để đảm bảo nguồn cung, giữ giá thấp và đạt được các lợi ích kinh tế. ADB đã hoàn thành nghiên cứu về các viễn cảnh hỗn hợp năng lượng khác nhau trong tiểu vùng. Lộ trình phát triển hợp tác năng lượng EWEC và GMS đã được các nước thành viên thông qua.
2.5.3. Hợp tác xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn
Dự án hợp tác trong Hành lang kinh tế Đông Tây có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt kinh tế - xã hội, hợp tác phát triển và xóa đói, giảm nghèo. Thứ nhất, các vùng, địa phương dọc tuyến hành lang của Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam đều là khu vực nghèo, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn. Do vậy, dự án này đã mở đường giúp xóa đói, giảm nghèo cho hàng triệu người ở cả bốn nước Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển và tăng cường liên kết giữa vùng này với những khu vực khác trong ASEAN cũng như với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thứ hai, dự án này cho phép khai thác tiềm năng hợp tác và sự bổ sung lợi thế giữa các nước về tài nguyên, điều kiện tự nhiên, con người và mở rộng thị trường nhất là tiềm năng biển, di sản văn hóa... Thứ ba, dự án này sẽ góp phần mở rộng kinh tế đối ngoại, phát triển thương mại, đầu tư và du lịch, thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài từ trong và ngoài khu vực thông qua việc kết nối với thị trường quốc tế trong khu vực Ðông Á. EWEC sẽ trở thành hành lang của hợp tác hữu nghị và cùng phát triển của các nước trong khu vực.
ADB trong đó có Nhật Bản đã quan tâm đầu tư các dự án phát triển xã hội, xóa đói giảm nghèo như mục tiêu “EWEC còn tác động đến các vấn đề xã hội”. Tại tỉnh Quảng Trị, ngay từ lúc ý tưởng EWEC hình thành, ADB cũng đã quan tâm hỗ trợ dự án “Giảm nghèo miền Trung” trong giai đoạn 2002-2009 nhằm giảm tỷ lệ đói nghèo tại hai huyện Hướng Hóa, Đakrong dọc tuyến đường quốc lộ số 9 (EWEC), chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế, giúp người dân nghèo tại hai huyện miền núi này chuyển từ kinh tế tự cung tự cấp sang hoạt động tạo thu nhập, sản xuất gắn liền với thị trường. JBIC, JICA cũng có các dự án thủy lợi nhằm tăng năng xuất sản xuất các sản phẩm nông nghiệp; các dự án nâng cấp mạng lưới điện nông thôn phục vụ định hướng công nghiệp hóa nông thôn. Các dự án đường giao thông cấp tỉnh và cấp huyện cũng được đầu tư nâng cấp. Các dự án này đã góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh (Tỉ lệ hộ nghèo trên toàn tỉnh Quảng Trị: 17,8%/2008) và góp phần phát triển kinh tế hàng hóa nông sản, tạo thị trường giao lưu với các nước khác trên tuyến hành lang EWEC.
Cùng với dự án xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn, ADB - Nhật bản và lãnh đạo tỉnh Quảng Trị cũng quan tâm phát triển đô thị tạo các điểm kết nối trên tuyến hành lang này. Năm 2009, ADB đã đồng ý tài trợ dự án hợp tác kỹ thuật phát triển toàn diện kinh tế xã hội thị xã Đông Hà; dự án cải thiện môi trường đô thị Tiểu vùng Mekong cho 4 đô thị Lao Bảo - Đông Hà - Cửa Việt và thị xã Quảng Trị; dự án phát triển du lịch bền vững Tiểu vùng Mekong. Như vậy, với sự quan tâm hỗ trợ của ADB và Nhật Bản đã tạo cơ sở phát triển các vùng đô thị và nông thôn Quảng Trị nhằm tận dụng lợi thế và tiềm năng của tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây.
Có thể bạn quan tâm!
- Tốc Độ Tăng Trưởng Xuất, Nhập Khẩu (%/năm) Của Các Nước Thành Viên Ewec
- Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc hành lang Đông Tây 1998 - 2010 - 11
- Thành Phố Khon Kaen Và Các Thị Trấn Lân Cận Trên Ewec
- Tốc Độ Tăng Gdp/ng Của Các Tỉnh Phía Việt Nam Và Việt Nam
- Tác Động Đối Với Hợp Tác Tiểu Vùng Mekong Mở Rộng
- So Sánh Thủ Tục Hải Quan Hiện Nay Của Các Quốc Gia Ewec Và Singapore
Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.
Tại tỉnh Savannakhet của Lào, sau quá trình tham gia hợp tác trên EWEC đã đem lại nhiều chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong 5 năm (2005 - 2010), nền kinh tế của tỉnh Savannakhet có những bước phát triển toàn diện với tốc độ tăng bình quân 10%/năm, trong đó lĩnh vực nông lâm nghiệp tăng 7%, công nghiệp tăng 18% và dịch vụ tăng 16%, GDP bình quân đầu người đạt 897 USD/người/năm, tăng từ 25-30%/năm, việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu cũng tăng
lên như: gạo, đường, thuốc lá, gia súc, gỗ quý, vàng, đồng đỏ, thạch cao, đá xây dựng... Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước cũng được củng cố và tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại, đầu tư và du lịch. Góp phần làm cho nền kinh tế của tỉnh Savannakhet phát triển vững mạnh hơn trước [125, tr14].
Tiểu kết chương 2:
Sự ra đời của Hành lang kinh tế Đông Tây tạo điều kiện cho địa phương của bốn nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế nhằm thúc đẩy giao lưu thương mại, đầu tư và phát triển giữa các nước, góp phần giảm nghèo, hỗ trợ phát triển khu vực dọc biên giới và các vùng nông thôn, tăng thu nhập cho các hộ thu nhập thấp, cung cấp việc làm cho phụ nữ và phát triển du lịch. Đồng thời, Hành lang kinh tế Đông Tây cũng sẽ góp phần hỗ trợ phát triển công - nông nghiệp và du lịch.
Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây (1998 - 2010) đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận được thể hiện trên các lĩnh vực như: đầu tư, thương mại, nông và công nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng, du lịch và xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn.
Cho đến năm 2010, hợp tác giữa các nước và các địa phương EWEC thông qua các dự án hợp tác đầu tư, thương mại, giao lưu văn hoá, chuyển giao công nghệ để xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân và cùng nhau phát triển.
Trong các lĩnh vực hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây giai đoạn này, hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải là lĩnh vực phát triển mạnh nhất và kết quả được thể hiện rõ ràng nhất. Tuyến đường dài 1.450 km hoàn thành tạo thành một con đường Đông - Tây đầu tiên xuyên suốt từ Biển Đông đến Biển Ấn Độ dương tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác kinh tế EWEC và GMS. Trên cơ sở tuyến đường này, tạo điều kiện cho các địa phương và các nước trên tuyến Hành lang mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế nhằm thúc đẩy giao lưu thương mại, đầu tư và phát triển. Thành công của hợp tác giao thông không chỉ là thành công lớn nhất trong hợp tác kinh tế của EWEC mà còn trên phạm vi cả GMS.
Tuy nhiên, trong tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây (1998 - 2010) vẫn đang còn nhiều vướng mắc, chưa đáp ứng được kỳ vọng của cư dân và doanh nghiệp trên tuyến hành lang kinh tế này.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ TIẾN TRÌNH HỢP TÁC KINH TẾ GIỮA CÁC NƯỚC THUỘC HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG TÂY (1998 - 2010)
3.1. Tác động của tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây
3.1.1. Tác động đối với các nước thành viên
Sự ra đời của EWEC đã đem lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho các quốc gia thành viên. Đây là cơ hội cho các quốc gia tiếp cận tốt hơn với các nguồn tài nguyên khoáng sản, hải sản và năng lượng phục vụ cho các ngành sản xuất và chế biến; tạo điều kiện phát triển cho các thành phố, thị trấn, thị tứ dọc hành lang đồng thời thúc đẩy thương mại xuyên biên giới; thu hút đầu tư từ các địa phương, khu vực và thế giới; phát triển các hoạt động kinh tế mới thông qua việc sử dụng hiệu quả không gian kinh tế và hình thành khu vực kinh tế xuyên quốc gia; mở cửa cho hàng hóa của các địa phương và các nước nằm dọc EWEC thâm nhập vào các thị trường đầy tiềm năng của Nam Á, Đông Á và châu Âu. Ngoài ra, EWEC còn là môi trường để thử nghiệm các chính sách kinh tế mới, đặc biệt là ở Myanmar, Lào và Việt Nam. EWEC cũng sẽ mở ra những cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực cho các địa phương các nước thành viên.
Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc EWEC (1998 - 2010) đã có tác
động tích cực đến các nước thành viên thể hiện trên các lĩnh vực cụ thể sau:
- Giao thông, giao lưu hàng hoá, dịch vụ phát triển sẽ tạo điều kiện cho nhân dân các vùng và địa phương thuộc EWEC phát triển mạnh hơn về kinh tế, văn hoá, đời sống... góp phần tăng cường an ninh mỗi nước và khu vực, tăng cường tinh thần hữu nghị giữa các nước và niềm tin vào mục tiêu phát triển của ASEAN đang hướng tới một cộng đồng kinh tế vào năm 2015 .
- Khai thác tiềm năng, lợi thế của mỗi nước. Các vùng, địa phương của mỗi nước trong EWEC đều có đặc điểm và thế mạnh riêng cho phép khai thác tiềm năng hợp tác, bổ sung cho nhau về tài nguyên thiên nhiên, con người, văn hoá, kinh tế nhằm mở rộng thị trường, nhất là sản phẩm rừng, biển, di sản văn hoá...
- Xoá đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách phát triển với các vùng khác của mỗi nước. Các tỉnh của Việt Nam trong EWEC có vai trò lớn, tạo thuận lợi cho các tỉnh thuộc hành lang của 3 nước Lào, Thái Lan, Myanmar tiến ra cửa khẩu biển Đông; hợp tác với Việt Nam vận tải quá cảnh hàng hoá, dịch vụ từ các vùng, địa phương sâu trong nội địa ra các nước trên thế giới; các tỉnh miền Trung Việt Nam cũng là nơi cung cấp sản phẩm hàng hoá, dịch vụ kinh tế biển cho các địa phương thuộc EWEC.
- Tăng cường hợp tác phát triển nguồn nhân lực và giáo dục đào tạo. Con người là nguồn lực quan trọng nhất của một đất nước và trong trường hợp mọi lợi thế so sánh khác đã được tận dụng, phát huy, thì con người còn trở thành nguồn lực duy nhất của một quốc gia. Phát triển nguồn nhân lực là một nhân tố mang tính cốt yếu và nền tảng đối với quá trình phát triển, xét trong mọi khía cạnh và mọi tầm vóc của quá trình này. Các địa phương và các nước thuộc EWEC đã tích cực tham gia vào các chương trình hợp tác phát triển nguồn nhân lực như: Chiến lược hợp tác Tiểu vùng Mekong về nguồn nhân lực; Kế hoạch Phnom Penh (PPP) trong việc phát triển nguồn nhân lực GMS nhằm mở rộng tối đa phạm vi hoạt động và tạo ra các kỹ năng phát triển cho các cán bộ chính phủ của các nước EWEC và GMS; Hợp tác phát triển giáo dục đào tạo... Kế hoạch PPP đã và đang mang lại kiến thức và kỹ năng cho các viên chức trung và cao cấp nhằm hỗ trợ việc lập và quản lý các chương trình ở cấp quốc gia và tiểu khu vực. Các trường đại học, cao đẳng của các địa phương và các nước thuộc EWEC thường xuyên tổ chức các cuyến giao lưu, học tập, hội thảo và trao đổi giảng viên, sinh viên để học hỏi kinh nghiệm, tăng cường sự hiểu biết và cùng nhau hợp tác phát triển.
Hợp tác phát triển nguồn nhân lực không chỉ có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của các địa phương và các nước thuộc EWEC mà cả với sự phát triển của EWEC. Đúng như khẳng định của ông Sukhdeep Brar, chuyên gia giáo dục cấp cao ADB: “Chất lượng của của các quyết định phát triển và quản lý phát triển quả phụ thuộc nhiều vào khả năng của các công chức để lãnh đạo và quản lý có hiệu quả quá trình phát triển” [113, tr67].
- Góp phần mở rộng kinh tế đối ngoại. Dự án EWEC không chỉ góp phần phát triển thương mại, đầu tư, du lịch lẫn nhau mà còn có cơ hội thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) từ ngoài khu vực thông qua việc kết nối với các thị trường quốc tế và với khu vực Đông Á, do đó EWEC sẽ trở thành hành lang hợp tác hữu nghị, cùng phát triển của các nước trong khu vực và thế giới.
- Tạo khả năng tăng cường an ninh khu vực. EWEC ra đời và hoạt động có hiệu quả sẽ tạo thuận lợi mới cho nền kinh tế của 4 nước phát triển, kinh tế phát triển sẽ tạo cho an ninh có điều kiện để củng cố, tăng cường một bước, nhất là cơ sở vật chất và lòng dân. EWEC đi vào hoạt động, đã hình thành một thị trường khu vực liền kề nhau tạo ra cho 4 nước cơ hội để phát triển kinh tế, tăng cường kim ngạch xuất khẩu, nhất là những ngành hàng mà các nước đang có thế mạnh đồng thời các nước cũng có cơ hội để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài mạnh hơn không chỉ của các nước trong vùng mà của cả các nước lớn như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ...
Mặt khác, EWEC cũng sẽ tạo ra sự tuỳ thuộc lẫn nhau, đan xen lợi ích kinh tế có lợi cho phát triển kinh tế và củng cố lòng tin của mỗi nước. Thông qua việc thu hút các nhà đầu tư của các nước trong khu vực và bằng sự đan xen lợi ích kinh tế dẫn đến đan xen lợi ích an ninh giữa các nước trong vùng, với các đối tác nước ngoài khác, có thể góp phần cải thiện môi trường an ninh biên giới trên hành lang 4 nước và khu vực. Từ đó tạo ra môi trường khu vực ổn định hơn, lợi thế hơn trong quá trình hợp tác và đấu tranh bảo vệ an ninh, góp phần giữ vững hoà bình, ổn định và phát triển kinh tế mỗi nước và khu vực.
- Trạng thái mới về an ninh hình thành. EWEC tạo khả năng mở rộng hợp tác khu vực và quốc tế, tạo môi trường thuận lợi hơn để bốn nước hợp tác trao đổi thông tin với các quốc gia khác nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, hướng tới mục tiêu hoà bình, ổn định và phát triển. Trong kỷ nguyên toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực an ninh hoặc liên quan đến an ninh, đòi hỏi phải có sự hợp tác song phương và cả đa phương trong khu vực và toàn cầu mới có thể giải quyết được. EWEC ra đời và đi vào hoạt động làm nảy sinh trạng thái mới về an ninh quốc gia mỗi nước và khu vực. Để khai thác tối đa những lợi ích do việc mở hành lang khu vực thì tất yếu các nước cũng phải mở rộng thị trường nội địa của mình để các nhà kinh doanh, đầu tư nước ngoài vào làm ăn và tham gia cạnh tranh bình đẳng trên nền tảng những nguyên tắc mà EWEC và các hiệp định đã ký giữa
ASEAN với các nước khác. Do đó, những vấn đề mới có thể sẽ nảy sinh trong quá trình thực hiện mục tiêu của EWEC như: những vấn đề về an ninh văn hoá, an ninh thông tin, chủ quyền quốc gia trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong một số khu, vùng nhất định nào đó có thể bị trở thành "vùng lõm" do các nước chuẩn bị chưa đầy đủ, không kiểm soát được hoặc có sai lầm gây ra, nhất là ba nước Lào, Việt Nam và Myanmar.
3.1.1.1. Tác động đối với Myanmar
EWEC đem lại cho Myanmar các lợi ích sau đây:
- Thu hút được vốn đầu tư để phát triển các ngành sản xuất, khai thác lợi thế nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho xuất khẩu.
- Mở rộng và nâng cao cơ sở hạ tầng của các địa phương dọc hành lang.
- Phát triển nguồn nhân lực...
Cùng với sự phát triển của EWEC, Myanmar cũng đã thu đươc nhiều kết quả trong quá trình hợp tác phát triển với các địa phương của các nước dọc Hành lang. Hạ tầng cơ sở của EWEC đến nay đã phát triển đồng bộ, thông suốt. Tại Myanmar, với sự hỗ trợ của Thái Lan, tuyến đường được nâng cấp từ cảng Mawlamyine đến biên giới hai nước.
Với lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất trồng trọt rộng lớn và vị trí chiến lược, các địa phương của Myanmar nằm trong Hành lang kinh tế Đông Tây có tiềm năng vô cùng to lớn trong việc tăng cường hợp tác liên vùng cũng như việc ổn định khu vực.
Các tỉnh của Myanmar nằm trong EWEC đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành kinh tế nông nghiệp. Điểm nổi bật nhất tình hình kinh tế Myanmar là ngành nông nghiệp chiếm 50,1% nên kinh tế quốc dân, phát triển với tốc độ cao, tăng trưởng 9,8% so với năm trước. Các sản phẩm nông nghiệp chính là lúa gạo, đạt 25 triệu tấn, đậu tương, đỗ, các hạt có dầu, mía đường, rau quả... Xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp tăng 75,4% so với năm 2005 (hơn 180.000 tấn lúa gạo,
900.000 tân đậu và đỗ), đạt hơn 930 triệu USD, trong đó xuất khẩu qua biên giới tăng hơn hai lần, đạt 230 triệu USD.
Trong quá trình hợp tác phát triển trong EWEC, Myanmar gặp phải một số hạn chế như: Việc nâng cấp phần đường từ Mawlamyine đến Myawaddy được dự
tính là thông qua nguồn vay “mềm” của Chính phủ Thái Lan dành cho Chính phủ Myanmar [78, tr25] nhưng cho đến năm 2010, vấn đề này vẫn chưa được giải quyết; hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu nguồn nhân lực và các dịch vụ du lịch; thủ tục hành chính phức tạp...
Nhìn chung, tham gia vào hợp tác EWEC, Myanmar sẽ có điều kiện phát huy những lợi thế của mình, đồng thời tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển kinh tế các địa phương thuộc EWEC nói riêng và kinh tế Myanmar nói chung.
3.1.1.2. Tác động đối với Thái Lan
Thái Lan tham gia vào hợp tác GMS và EWEC là sự tiếp nối có tính toán của chính sách đối ngoại đã được bắt đầu từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt. Ngay từ năm 1989, Thủ tướng Chatichai đã tuyên bố một chính sách mới đối với Đông Dương thông qua câu khẩu hiệu nổi tiếng “Biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường”. Trong những năm 1990, khi vấn đề Campuchia được giải quyết, Chính phủ Thái Lan đã có kế hoạch xây dựng Đông Nam Á lục địa thành một “bán đảo vàng” [79, tr23], phục vụ cho nền kinh tế phát triển.
Thật vậy, từ khi tham gia vào EWEC các địa phương thuộc hành lang nói riêng và đất nước Thái Lan nói chung đã được hưởng rất nhiều lợi ích từ chương trình hợp tác này. Những lợi ích đó được thể hiện trên các mặt sau đây:
Thứ nhất, so sánh các chỉ số kinh tế của EWEC đối với cả 4 quốc gia thì Thái Lan luôn ở vị trí vượt trội hơn cả. Các chỉ số về độ dài của tuyến đường, số dân, mật độ dân số.... ở Thái Lan đều cao hơn so với 3 nước còn lại. Xét về độ dài, chiều dài của đoạn đường chạy trên đất Thái Lan (780 km) còn dài hơn tổng chiều dài của đoạn đường ở ba nước Việt Nam, Lào và Myanmar cộng lại (670 km) [31:24]. Nếu như tổng diện tích khu vực mà EWEC chạy qua ở Việt Nam là thấp nhất, chỉ chiếm 3,5% tổng diện tích của Việt Nam, tiếp theo đó là Myanmar chỉ là 6,3%, Lào là 9,2% thì ở Thái Lan, tổng diện tích của khu vực mà EWEC chạy qua chiếm tới 16,9% tổng diện tích của đất nước. So với 3 nước còn lại thì ở Thái Lan EWEC cũng chạy qua những khu vực đông dân cư và có nhiều thành phố nhất như Mae Sot, Kalasin, Phitsanulok, Khon Kaen, Mukdahan.
Thứ hai, EWEC là nơi giao nhau với một số trục đường chính theo hướng Bắc
- Nam như: Yangon - Dawei ở Mianma; Chiengmai - Bangkok; Nongkhai - Bangkok
ở Thái Lan; Đường số 13 ở Lào; Đường 1A ở Việt Nam. EWEC vì thế đóng một vai