Tác Động Đối Với Hợp Tác Tiểu Vùng Mekong Mở Rộng

của EWEC như cảng biển, du lịch… Từ khi tham gia hợp tác trên EWEC đến năm 2010, cảng Đà Nẵng đã trở thành một cảng container chuyên dụng, hiện đại nhất khu vực miền Trung Việt Nam, công suất thông qua cảng 5 triệu tấn/năm. Với một hệ thống thiết bị, kho bãi hoàn thiện (như: 2 cẩu Gantry, 2 cẩu Liebherr, 2 cẩu RTG, 3 xe chụp reach-stacker, diện tích bãi 30ha) và phần mềm Khai thác quản lý cảng chuyên dụng, cảng có khả năng tiếp nhận 2 tàu container, kích cở trên 2.000 TEUs cập cảng làm hàng cùng lúc, nâng suất xếp dỡ đạt 40 moves/giờ-tàu, ngang tầm với các cảng hiện đại ở trong nước và quốc tế. Trong giai đoạn: 2006-2010, sản lượng hàng hóa thông qua cảng tăng trưởng bình quân 10%/năm. Trong đó, hàng container tăng trưởng trên 25%. Khối lượng hàng hóa thông qua cảng Đà Nẵng năm 2002 đánh dấu lượng hàng qua cảng vượt 2 triệu tấn, đến năm 2007 là 2.73 triệu và 2008 là 2.74 triệu tấn, năm 2010 đạt 3.5 triệu tấn, trong đó hàng container đạt 100.000 TEUs, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2009 [119, tr44]. Đối với cảng Chân Mây: Bến số 1 cảng Chân Mây được xây dựng và đưa vào khai thác từ 19/05/2003, với chiều dài 420m, độ sâu trước bến -12,5m, được chuyển giao cho Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin quản lý vào tháng 11/2007. Sau khi tiếp nhận, Tập đoàn đã chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty TNHH MTV cảng Chân Mây. Từ khi được thành lập đến năm 2010, tổng doanh thu của Công ty TNHH MTV cảng Chân Mây đạt 152,6 tỷ đồng, tổng sản lượng đạt trên 3,9 triệu tấn, tổ chức tiếp nhận và bốc xếp hơn 684 chuyến tàu; tổng số lao động hiện tại hơn 250 lao động, 100% lao động đều có việc làm với thu nhập bình quân khoảng 4,5 triệu đồng/người/tháng. Năm 2010, tổng doanh thu của Cảng đạt 52,9 tỷ đồng, tổng sản lượng hàng hóa bốc dỡ thực hiện 1,47 triệu tấn; tổ chức tiếp nhận và bốc dỡ 274 lượt tàu; khách du lịch và thủy thủ đi bờ

25.238 lượt, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm trước, nộp ngân sách 2 tỷ đồng [75].

Về du lịch, tham gia hợp tác trên EWEC tạo điều kiện cho các tỉnh miền Trung Việt Nam phát huy lợi thế của mình và hợp tác với các địa phương khác để phát triển ngành du lịch. Trong thời gian qua, lượng khách du lịch đến các tỉnh miền Trung Việt Nam trên EWEC ngày càng tăng. Trong năm 2007, chỉ tính 6 tháng đầu năm có khoảng 160.000 lượt khách đã đến Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo (tăng 40% so với cùng kỳ năm trước), lượng khách qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo cả năm là 404.500 lượt người (gấp đôi năm 2006). Năm 2008, mặc dù phải gánh chịu những

khó khăn do khủng hoảng tài chính mang lại, nhưng lượng xe ô tô xuất nhập qua cửa khẩu Lao Bảo vẫn là 56.000 lượt chiếc, bằng năm 2007; lượng du khách qua cửa khẩu Lao Bảo trong năm 2008 tăng 32.629 lượt người so năm 2007. Trong Tuần lễ EWEC 2007 đã tổ chức Tour Caravan. Đoàn Caravan do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh làm trưởng đoàn và Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến làm phó đoàn, gồm 137 người, trong đó có 106 đại biểu khách mời và doanh nghiệp. Trong hành trình kéo dài từ ngày 29/8 đến ngày 02/9/2007, đoàn đã đi qua các địa phương gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị (Việt Nam), Savannakhet (Lào) và Mukdahan (Thái Lan). Đây là đoàn Caravan đầu tiên do phía Việt Nam tổ chức nhằm đưa quan chức các nước, các địa phương, các nhà tài trợ và đầu tư tìm hiểu về tiềm năng hợp tác và phát triển của các tỉnh thành dọc EWEC. Tại các địa phương, đoàn đều nhận được sự đón tiếp trọng thị và được hướng dẫn tham quan các cơ sở kinh tế, văn hóa, du lịch tiêu biểu cũng như thưởng thức các chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc.

Với nhiều hoạt động thúc đẩy du lịch phát triển, doanh thu du lịch của thành phố Đà Nẵng tăng từ 430 tỷ đồng năm 2006 lên 503 tỷ đồng năm 2007, 646 tỷ đồng năm 2008 và 1.239 tỷ đồng năm 2010. Lượng khách tăng từ 62 ngàn lượt khách (khách quốc tế chiếm 62%) năm 2006 lên 72 ngàn lượt khách 2008 (khách quốc tế chiếm 64%), năm 2010, đạt 1,77 triệu lượt khách, tăng 33% so với năm 2009 và tăng 22% so với kế hoạch, trong đó khách quốc tế tăng 18%, khách nội địa tăng 38%. Doanh thu du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế tăng bình quân khoảng 30%/ năm từ 2005. Năm 2005 doanh thu là 547 tỷ đồng thì năm 2007 đã là 945 tỷ đồng và 2008 là 1200 tỷ đồng. Đến năm 2010, lượng khách du lịch đến Huế đạt trên 1,5 triệu lượt khách, tăng gấp 3 lần so với năm 2001 và tăng 11,4% so với năm 2009, trong đó, khách quốc tế trên 650 nghìn lượt, tăng 7,8%. Ngành du lịch Quảng Trị đạt tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2001-2005 là 25%, giai đoạn 2006-2010 là 20%. Doanh thu du lịch tăng trưởng giai đoạn 2001-2005 là 24%, giai đoạn 2006-2010 là 28%. Lượng khách du lịch đến đến Quảng Trị trong giai đoạn 2005 - 2010 tăng 2,7 lần, từ 338.742 lượt khách năm 2005 lên 915.000 lượt khách năm 2010.

Con đường di sản miền Trung là tên một chương trình du lịch do Tổng cục du lịch Việt Nam phát động, có mục tiêu kết nối các di sản thế giới tại Trung Bộ cùng

với 3 di sản thế giới khác là cố đô Luang Prabang, ngôi đền núi kỳ vĩ Wat Phou (Lào) và quần thể Angkor Wat (Campuchia). Chương trình này kết hợp thành một chương trình hợp tác du lịch lớn hơn là “Lào, Campuchia, Việt Nam: 3 quốc gia, một điểm đến”. Ba tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế đã từng phối hợp tổ chức thành công chương trình Roadshow về du lịch miền Trung.

Việc mở, khai thác có hiệu quả tuyến du lịch qua Hành lang kinh tế Đông Tây không những đáp ứng nhu cầu của khách du lịch mà còn góp phần cải thiện hình ảnh du lịch của từng địa phương, tạo điều kiện cho việc phát triển các loại hình dịch vụ du lịch và mang lại cơ hội kinh doanh cho chính những người dân tại các địa phương, đóng góp vào hiệu quả kinh tế xã hội chung và đem lại lợi ích không nhỏ cho ngành du lịch của các địa phương trên tuyến hành lang này.

Với vai trò là cửa ngõ ra biển thuận lợi cho các nước thuộc khu vực hành lang, các tỉnh miền Trung Việt Nam có thể hợp tác vận tải quá cảnh, hỗ trợ các vùng địa phương sâu trong nội địa mở đường ra biển, làm đầu mối cung cấp hàng hoá và nguyên nhiên vật liệu. Kinh tế biển và cận biển cũng là một lợi thế quan trọng của các tỉnh miền Trung Việt Nam mà các địa phương khác của Lào và Thái Lan trong hành lang không có được. Các tỉnh miền Trung của Việt Nam có thể cung cấp sản phẩm kinh tế biển, du lịch biển rất được các địa phương bạn yêu thích.

Rõ ràng Hành lang kinh tế Đông Tây mà cốt lõi của nó là tuyến đường dài 1450 km cùng với các cơ sở hạ tầng khác kèm theo đã phát huy tác dụng và có tác động nhất định đến sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương ở Việt Nam nằm trên EWEC nói riêng và của Việt Nam nó chung. Tất nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương và cả nước còn do nhiều yếu tố ảnh hưởng nhưng không thể không tính đến tác động của tuyến Hành lang này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

3.1.2. Tác động đối với hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng

Hành lang kinh tế Đông Tây là một dự án lớn, đi qua 13 tỉnh của 4 trong 6 nước thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng là Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam. EWEC là một trong 5 Hành lang kinh tế thuộc GMS, đã được thảo luận và nhất trí thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng GMS lần thứ 8 tổ chức tại Philippines tháng 10/1998. Hành lang kinh tế Đông Tây là một trong những hiện thực hóa của Chương trình hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng với chiến lược tăng cường

Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc hành lang Đông Tây 1998 - 2010 - 15

liên kết thông qua hội nhập đa ngành, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, tạo điều kiện cho thương mại xuyên biên giới và đầu tư, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân lưu vực sông Mekong.

Những kết quả đạt được của tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây chính là quá trình thực hiện những mục tiêu mà GMS đã đề ra. Đúng như đánh giá của Hội nghị Bộ trưởng Công Thương 3 nước Thái Lan, Lào và Việt Nam (tổ chức tháng 12/2007 tại Savannakhet) đã khẳng định EWEC là một trong những thành tựu lớn nhất của Chương trình hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng. EWEC đã nhận được sự quan tâm của các nước liên quan và sự hỗ trợ to lớn của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Tổ chức phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và các nhà tài trợ khác.

Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt kinh tế - xã hội, hợp tác phát triển và xoá đói giảm nghèo nhằm thực hiện các mục tiêu của Tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Nó được thể hiện trên các mặt sau đây:

Một là, EWEC là một trong mạng lưới giao thông chiến lược quan trọng, là đường bộ ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là dự án cơ sở hạ tầng chính được xây dựng trong khuôn khổ của Tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Với sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á và Chính phủ Nhật Bản, nhiều hạng mục hạ tầng giao thông chủ chốt trên Hành lang đã được đầu tư nâng cấp như dự án nâng cấp cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, đường hầm đèo Hải Vân, đường quốc lộ 9. Cuối năm 2006, cây cầu quốc tế Lào - Thái thứ hai qua sông Mekong được khánh thành, chính thức nối liền, tạo thành con đường bộ dài 1450 km, đi qua 13 tỉnh của 4 nước thành viên GMS. Với việc hoàn thành cây cầu này, giao thông đường bộ của hành lang EWEC đã thông suốt và EWEC trở thành Hành lang đi vào hoạt động đầu tiên trong Tiểu vùng sông Mekong mở rộng.

Kết nối đường bộ thông qua EWEC đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp một hình thức giao thông thuận tiện với giá cả hợp lý cho việc vận tải hàng hoá và đi lại cho người dân trong Tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Do đó, Hành lang kinh tế Đông Tây đã và đang tham gia đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng và người dân địa phương dọc Hành lang này nói riêng và GMS nói chung.

Bên cạnh phát triển hạ tầng giao thông, các nước thành viên EWEC cũng chú trọng thúc đẩy hợp tác về “hạ tầng mềm” như đơn giản hoá thủ tục, tạo thuận lợi cho qua lại biên giới, hợp tác du lịch, phát triển nguồn nhân lực, phối hợp cơ chế chính sách và cùng quảng bá thu hút đầu tư..., nhằm khai thác và biến hành lang giao thông thành hành lang phát triển kinh tế gắn với xoá đói giảm nghèo.

Hai là, các địa phương dọc tuyến Hành lang của Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam đều là khu vực nghèo, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn. Do vậy, dự án này đã mở đường giúp xoá đói giảm nghèo cho hàng triệu người ở cả 4 nước thành viên GMS, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển và tăng cường liên kết giữa vùng này với những khu vực khác trong ASEAN cũng như với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Ba là, dự án này cho phép khai thác tiềm năng hợp tác và sự bổ sung lợi thế giữa các nước về tài nguyên, điều kiện tự nhiên, con người và mở rộng thị trường nhất là tiềm năng biển, di sản văn hoá... theo như mục tiêu GMS đã đề ra.

Bốn là, Hành lang kinh tế Đông Tây là con đường huyết mạch nối liền GMS với không gian kinh tế sông Hằng (Ấn Độ), rút ngắn khoảng cách và phí tổn cho việc mở rộng giao lưu kinh tế giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Năm là, Hành lang kinh tế Đông Tây ra đời đóng vai trò chiến lược quan trọng liên kết các quốc gia trong GMS, thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, đặc biệt phát triển thương mại, du lịch và dịch vụ xuyên quốc gia.

Tóm lại, Hành lang kinh tế Đông Tây là một trong những dự án được ưu tiên triển khai, là hành lang kinh tế đi vào hoạt động đầu tiên và là một trong những hiện thực hóa các mục tiêu của GMS.

3.1.3. Tác động đối với hợp tác ASEAN

Hành lang kinh tế Đông Tây chính là hiện thực hóa của quá trình hợp tác của các nước thành viên của ASEAN nhằm thực hiện mục tiêu của các tổ chức này. Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây góp phần vào sự phát triển của ASEAN được thể hiện ở một số mặt sau đây:

Trước hết, Hành lang kinh tế Đông Tây hình thành và phát triển là bước quan trọng hướng tới cộng đồng kinh tế ASEAN.

Thuật ngữ Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) được chính thức sử dụng lần đầu tiên tại Hội nghị lần thứ 8 các Bộ trưởng Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS), tổ chức tại Manila (Philippin) tháng 10 năm 1998 và đây cũng là tên một dự án được Hội nghị cấp cao ASEAN VI họp tại Hà Nội tháng 12/1998 chính thức đưa vào Chương trình Hành động Hà Nội thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020. Với ý tưởng: “Ăn sáng trên đất Thái Lan, ăn trưa tại Lào, tắm biển và ăn tối tại miền Trung Việt Nam” đến nay đã trở thành hiện thực. EWEC là một trong 5 dự án hành lang kinh tế được ưu tiên thực hiện nhằm thúc đẩy phát triển và hội nhập kinh tế 4 nước thành viên ASEAN là: Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

EWEC là hình thức có cấp độ thấp hơn so với Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), EWEC chỉ bao gồm 13 tỉnh thuộc 4 nước: Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam chứ không bao gồm thực thể của cả 4 quốc gia; các thành viên EWEC duy trì quan hệ thương mại và đầu tư với thị trường bên ngoài khu vực; không có những chính sách chung đồng nhất, nhưng gián tiếp cắt giảm các biện pháp thuế quan và phi quan thuế tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự do hoá thương mại, đầu tư, giao thông, nhập cư; thúc đẩy sự phát triển tại khu vực biên giới của các nước thành viên... tạo tiền đề hướng tới 4 quyền tự do của AEC là: hàng hoá, dịch vụ, vốn và lao động có tay nghề vào năm 2015.

Sự ra đời của EWEC sẽ đem lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho các quốc gia thành viên. Đây là cơ hội cho các quốc gia tiếp cận tốt hơn với các nguồn tài nguyên khoáng sản, hải sản và năng lượng phục vụ cho các ngành sản xuất và chế biến; tạo điều kiện phát triển cho các thành phố, thị trấn, thị tứ dọc hành lang đồng thời thúc đẩy thương mại xuyên biên giới; thu hút đầu tư từ các địa phương, khu vực và thế giới; phát triển các hoạt động kinh tế mới thông qua việc sử dụng hiệu quả không gian kinh tế và hình thành khu vực kinh tế xuyên quốc gia; mở cửa cho hàng hóa của các nước thành viên EWEC thâm nhập vào các thị trường đầy tiềm năng của ASEAN và ngược lại. Ngoài ra, EWEC còn mở ra những cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực cho các địa phương các nước thành viên với các địa phương và các quốc gia khác thuộc ASEAN. Cụ thể là:

- Xoá đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách phát triển với các vùng khác của mỗi nước và khu vực. Các tỉnh của Việt Nam trong EWEC có vai trò lớn, tạo thuận

lợi cho các tỉnh thuộc hành lang của 3 nước Lào, Thái Lan, Myanmar cũng như các nước ASEAN khác tiến ra cửa khẩu biển Đông; hợp tác với Việt Nam vận tải quá cảnh hàng hoá, dịch vụ từ các vùng, địa phương sâu trong nội địa ra các nước trên thế giới; các tỉnh miền Trung Việt Nam cũng là nơi cung cấp sản phẩm hàng hoá, dịch vụ kinh tế biển cho các địa phương và các nước thuộc EWEC nói riêng và ASEAN nói chung.

- Giao thông, giao lưu hàng hoá, dịch vụ phát triển sẽ tạo điều kiện cho nhân dân các vùng và địa phương thuộc EWEC phát triển mạnh hơn về kinh tế, văn hoá, đời sống... góp phần tăng cường an ninh mỗi nước và khu vực, tăng cường tinh thần hữu nghị giữa các nước và niềm tin vào mục tiêu phát triển của ASEAN đang hướng tới một cộng đồng kinh tế vào năm 2015 .

- Khai thác tiềm năng, lợi thế của mỗi nước: Các vùng, địa phương của mỗi nước trong EWEC đều có đặc điểm và thế mạnh riêng cho phép khai thác tiềm năng hợp tác, bổ sung cho nhau về tài nguyên thiên nhiên, con người, văn hoá, kinh tế nhằm mở rộng thị trường, nhất là sản phẩm rừng, biển, di sản văn hoá...Từ đó mở rộng quan hệ kinh tế với các nước và khu vực khác của ASEAN.

- Góp phần mở rộng kinh tế đối ngoại. Dự án EWEC không chỉ góp phần phát triển thương mại, đầu tư, du lịch lẫn nhau mà còn có cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ ngoài khu vực thông qua việc kết nối với các thị trường quốc tế và với khu vực ASEAN và Đông Á, do đó EWEC sẽ trở thành hành lang hợp tác hữu nghị, cùng phát triển của các nước trong khu vực và thế giới. Việt Nam có thể trở thành trung tâm của sự hợp tác liên kết giữa các vùng, địa phương từ du lịch biển, du lịch sinh thái đến du lịch văn hoá, lịch sử... Với sự phát triển của hệ thống giao thông xuyên Á (đến năm 2010 đã có 7 tuyến đường ASEAN được xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam có chiều dài 3.880,82km, trong đó có tuyến đường dài 83,4km theo trục Đông Hà - cửa khẩu Lao Bảo - Lào thuộc EWEC) đã cho phép kết nối 4 di sản văn hoá thế giới của các nước trong khu vực tạo diều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, thương mại và du lịch của thế giới vào EWEC nói riêng và ASEAN nói chung.

Hai là, EWEC góp phần tăng cường an ninh khu vực. EWEC ra đời và hoạt động có hiệu quả sẽ tạo thuận lợi mới cho nền kinh tế của 4 nước phát triển, kinh tế phát triển sẽ tạo cho an ninh có điều kiện để củng cố, tăng cường một bước, nhất là cơ

sở vật chất và lòng dân. EWEC đi vào hoạt động đã và đang hình thành một thị trường khu vực liền kề nhau tạo ra cho 4 nước cơ hội để phát triển kinh tế, tăng cường kim ngạch xuất khẩu, nhất là những ngành hàng mà các nước đang có thế mạnh đồng thời các nước cũng có cơ hội để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài mạnh hơn không chỉ của các nước trong ASEAN mà của cả các nước lớn như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ... Mặt khác, EWEC cũng sẽ tạo ra sự tuỳ thuộc lẫn nhau, đan xen lợi ích kinh tế có lợi cho phát triển kinh tế và củng cố lòng tin của mỗi nước. Thông qua việc thu hút các nhà đầu tư của các nước trong khu vực và bằng sự đan xen lợi ích kinh tế dẫn đến đan xen lợi ích an ninh giữa các nước trong vùng, với các đối tác nước ngoài khác, có thể góp phần cải thiện môi trường an ninh biên giới trên hành lang 4 nước và khu vực. Từ đó tạo ra môi trường khu vực ổn định hơn, lợi thế hơn trong quá trình hợp tác và đấu tranh bảo vệ an ninh, góp phần giữ vững hoà bình, ổn định và phát triển kinh tế mỗi nước và khu vực.

EWEC tạo khả năng mở rộng hợp tác khu vực và quốc tế, tạo môi trường thuận lợi hơn để bốn nước hợp tác trao đổi thông tin với các quốc gia khác nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, hướng tới mục tiêu hoà bình, ổn định và phát triển. Trong kỷ nguyên toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực an ninh hoặc liên quan đến an ninh, đòi hỏi phải có sự hợp tác song phương và cả đa phương trong khu vực và toàn cầu mới có thể giải quyết được.

EWEC ra đời và đi vào hoạt động tạo làm nảy sinh trạng thái mới về an ninh quốc gia mỗi nước và khu vực. Để khai thác tối đa những lợi ích do việc mở hành lang khu vực thì tất yếu các nước cũng phải mở rộng thị trường nội địa của mình để các nhà kinh doanh, đầu tư nước ngoài vào làm ăn và tham gia cạnh tranh bình đẳng trên nền tảng những nguyên tắc mà EWEC và các hiệp định đã ký giữa ASEAN với các nước khác. Do đó, những vấn đề mới có thể sẽ nảy sinh trong quá trình thực hiện mục tiêu của EWEC như: những vấn đề về an ninh văn hoá, an ninh thông tin, chủ quyền quốc gia trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong một số khu, vùng nhất định nào đó có thể bị trở thành "vùng lõm" do các nước chuẩn bị chưa đầy đủ, không kiểm soát được hoặc có sai lầm gây ra, nhất là ba nước Lào, Việt Nam và Myanmar.

Đến năm 2010, vẫn còn những nguy cơ đe dọa của những lực lượng thù địch có thể lợi dụng các quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư, du lịch... để chống phá các

Xem tất cả 206 trang.

Ngày đăng: 14/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí