2.1.3. Khái quát về kinh tế - xã hội
2.1.3.1. Kinh tế
Công nghiệp là ngành kinh tế then chốt của quận. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng năm 2013 (giá cố định 1994) là 4.786 tỉ đồng, tăng 12,2% so với năm 2012.
Khu công nghiệp công nghệ cao quy mô 800 ha tại phường Tăng Nhơn Phú A nằm trên trục đường xa lộ Hà Nội và sát đường vành đai ngoài thuận lợi cho giao thông vận tải đường bộ và đường sắt. Đây là hạt nhân của ngành công nghiệp Quận 9, tập trung các cơ sở sản xuất sạch, tinh chế cao cấp, hàm lượng chất xám cao.
Dịch vụ là khu vực kinh tế quan trong thứ 2 trong nền kinh tế của Quận 9. Cùng với đà phát triển kinh tế, ngành thương mại dịch vụ đã từng bước mở rộng thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và giải trí của người dân. Cơ sở kinh doanh phát triển nhanh. Đến năm 2013, toàn quận có 6.213 doanh nghiệp đang hoạt động với doanh thu 21.000 tỉ đồng.
Trong nông nghiệp đã và đang có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với quy hoạch với các loại cây con mang lại giá trị kinh tế cao như hoa lan, rau mầm, cây ăn trái, dế, nhím, cá kiếng,… đồng thời phát triển mô hình nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị kết hợp du lịch sinh thái nhà vườn. Trên địa bàn quận có 1.312,62 ha vườn cây ăn trái, 58,32 ha cây kiểng và 2,28 ha nuôi cá cảnh. Mô hình vườn kết hợp với du lịch sinh thái ở Lân Ngoài - phường Long Phước được triển khai; đã thực hiện vườn điểm với diện tích 11,6 ha.
Về chăn nuôi, toàn quận có 21.657 con lợn, 1.465 con bò. Ngoài ra, trên địa bàn còn có 88,94 ha nuôi trồng thủy sản.
2.1.3.2. Dân cư - văn hóa - xã hội
Năm 2013 dân số Quận 9 là 276.432 người, đạt mật độ 2.425 người/km2. Thành phần dân tộc chủ yếu là người Kinh, bên cạnh đó là cộng đồng đa dạng các dân tộc người Khơme, Hoa, Chăm,…
Dân số Quận 9 gia tăng nhanh với tốc độ gia tăng dân số là 1,25% do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa và làn sóng di cư của người lao động vào làm công nhân tại các khu công nghiệp tập trung.
Trong hơn 15 năm hình thành và phát triển, quận đã xây dựng và nâng cấp 68 trường học, trong đó có 14 trường đã được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia và quận đã hoàn thành phổ cập bậc phổ thông trung học. Trung tâm cộng đồng cũng đã được thành lập tại 13/13 phường của quận.
Công tác y tế được quan tâm với 1 bệnh viện, 13 phường đều có trạm y tế, trong đó có 08 phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Hệ thống y tế tư nhân phát triển mạnh, hiện có 192 phòng khám, nhà thuốc hoạt động trên địa bàn, đã góp phần đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
2.2. Tiềm năng phát triển du lịch Quận 9
2.2.1. Tài nguyên du lịch
2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên địa hình
Quận có địa hình tương đối bằng phẳng trên nền địa chất kiến tạo của lớp phù sa mới thuộc khu vực hạ lưu sông Đồng Nai, với độ cao trung bình 10-20m so với mặt nước biển, đồi Long Bình cao nhất cũng chỉ 32m.
Địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho cư trú, sản xuất nông nghiệp, giao thông và tổ chức các hoạt động du lịch. Khu vực đồi Long Bình có một số ngôi chùa cổ và di tích khảo cổ, là tiềm năng phát triển du lịch hành hương và nghiên cứu, học tập.
Tuy nhiên do nền đất yếu nên nơi đây chỉ thích hợp cho việc xây dựng các công trình thấp tầng, mật độ xây dựng thấp để thuận tiện trong việc tiêu thoát nước, tránh ngập úng trên diện rộng.
Tài nguyên khí hậu
Quận 9 nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới cận xích đạo với hai mùa nắng, mưa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4; Nhiệt độ trung bình năm 27oC; Độ ẩm trung bình 79,5%, cao nhất vào tháng 9 - 90 % và thấp nhất vào tháng 3 - 65%; Lượng mưa trung bình năm từ 1.392 mm - 2.318 mm;…
Nhìn chung, khí hậu ôn hòa với nền nhiệt, ẩm dồi dào, thực vật có thể phát triển quanh năm, tạo thuận lợi cho phát triển du lịch tham quan và nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, sự phân hóa khí hậu cũng chi phối tính mùa vụ của hoạt động du lịch.
Tài nguyên nước
Sông Đồng Nai ranh giới tự nhiên giữa Quận 9 với tỉnh Đồng Nai. Con sông này chảy qua nhiều tỉnh thành và kết nối với hàng chục nhánh sông lớn nhỏ thông suốt tới tận Cà Mau. Đặc biệt Cù lao Bà Sang nằm trên sông Đồng Nai có một vị trí thuận lợi nếu được khai thác tốt sẽ đem lại diện mạo mới trong phát triển du lịch của khu vực này.
Sông Đồng Nai và các sông nhánh không những đem lại cho Quận 9 hệ thảm thực vật, hệ động vật tự nhiên hoang sơ, nguồn nước, nguồn phù sa màu mỡ cho phát triển các khu nhà vườn du lịch sinh thái đẹp, mát mẻ mà còn tạo nên các giao thông đường sông hấp dẫn để phát triển du lịch. Đây là một trong những lợi thế để phát triển du lịch của Quận 9 so với các vùng lân cận.
Nguồn nước ngầm ở Quận 9 khá phong phú, với trữ lượng nước tĩnh đạt 873.800m3, tổng trữ lượng 1.390.000 m3/ngày, có khả năng khai thác từ độ sâu từ 10 - 15m và 25 - 30m,... nhưng phân bố không đều. Lưu lượng nước ngầm có
khả năng cung cấp đủ nước cho dân sinh, một phần cho sản xuất công - nông nghiệp và dịch vụ du lịch.
Với hệ thống sông rạch khá dày, nguồn nước mặt và nước ngầm dồi dào quanh năm là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch gắn với nước cũng như đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trên địa bàn và khách du lịch.
Tài nguyên sinh vật
So với các quận khác của TP.HCM thì Quận 9 có tài nguyên sinh vật khá phong phú, hiện vẫn còn bảo tồn được 162ha rừng nằm trong Công viên lịch sử văn hóa dân tộc. Hệ sinh thái rừng ở đây tương đồng với kiểu rừng ẩm điển hình ở Ðông Nam Bộ, như những cánh rừng ở khu vực Hố Nai, Trảng Bom trước đây hoặc khu vực Mã Ðà (Ðồng Nai) hiện nay trên địa hình đồi lượn sóng mạnh có nền đất xen kẽ giữa phù sa cổ, đá phiến sét và các đá acide khác. Trong đó ưu thế lại là các loài cây Dầu rừng ẩm, như Dầu rái lá lớn (Dipterocarpus alatus), Dầu Song nàng (Dipterocarpus dyeri).
Ở khu vực đồi Long Bình Quận 9 đã triển khai dự án xây dựng khu Công viên lịch sử văn hóa dân tộc với quy mô trên 400ha, do đó việc tạo lập thảm thực vật, khoanh nuôi bảo vệ phần rừng thứ sinh hiện có là nhiệm vụ quan trọng. Địa hình tự nhiên bị chia cắt do hệ thống sông rạch đan xen tạo ra sự phát triển của hệ thực vật sống ở ven sông rạch, trên các khu vực trũng ngập nước tạo nên những vạt rừng lá lúp xúp, chủ yếu là cây dừa nước, cỏ lưỡi mác, có cóc kèn, cây ô rô, dây leo và xen kẽ còn có cây thân gỗ như cây dầu, cây bần, cây
dừa trái,... tạo nên một kiểu hệ sinh thái đặc trưng có sức thu hút khách du lịch.
Ngoài ra Quận 9 còn có hơn 390ha cây ăn trái được quy hoạch tạo thành các KDL sinh thái với nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn đối với du khách khi tham gia các tour du lịch trên địa bàn.
2.2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Di tích lịch sử văn hóa
Là một bộ phận của trung tâm du lịch TP.HCM, Quận 9 có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều địa danh nổi tiếng như: Bót Dây Thép, Di tích lịch sử căn cứ vùng bưng 6 xã, Đền tưởng niệm Bến Nọc, Di tích lịch sử và nghệ thuật Đình Phong Phú, Di tích kiến trúc - nghệ thuật chùa Phước Tường, Di tích kiến trúc - nghệ thuật chùa Hội Sơn,… đã và đang được đầu tư để khai thác du lịch.
Bảng 2.1 Danh sách các công trình, địa điểm đã được quyết định xếp hạng di tích trên địa bàn Quận 9 (đến hết tháng 12 năm 2012)
Tên di tích | Địa chỉ | Quyết định xếp hạng | Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc trực tiếp quản lý | |
1. DI TÍCH QUỐC GIA: | ||||
1.1 DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT: | ||||
1 | Chùa Hội Sơn | 1A1 Nguyễn Xiển, phường Long Bình | Số 43–VH/QĐ 7/1/1993 | Hòa thượng Thích Thiện Hảo |
2 | Chùa Phước Tường | 13/32 Lã Xuân Oai, phường Tăng Nhơn Phú A | Số 43–VH/QĐ 7/1/1993 | Đại đức Thích Nhật Ấn |
1.2 DI TÍCH LỊCH SỬ: | ||||
3 | Bót Dây Thép | Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A | Số 57 – VH/QĐ 18/1/1993 | Phòng Văn hóa và Thông tin Quận 9 |
4 | Đình Phong Phú | Đường Đình Phong Phú, khu phố 3, phường Tăng Nhơn Phú B | Số 57 – VH/QĐ 18/1/1993 | Ban Quí tế |
2. DI TÍCH CẤP THÀNH PHỐ: |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Du Lịch
- Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất – Kĩ Thuật Phục Du Lịch
- Tình Hình Phát Triển Du Lịch Ở Vùng Đông Nam Bộ
- Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất – Kĩ Thuật Phục Vụ Du Lịch
- Tình Hình Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Của Địa Phương
- Thực Trạng Khách Du Lịch Tại Công Viên Lịch Sử Văn Hóa Dân Tộc Từ Năm 2009 Đến Tháng 6/2014
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
5 | Đình Tăng Phú | 236 khu phố 3, phường Tăng Nhơn Phú A | 4840/QĐ- UBND 27/10/2006 | Ban Quí tế |
6 | Chùa Bửu Sơn | 341 đường Nguyễn Văn Tăng, phường Long Thạnh Mỹ | 2209/QĐ- UBND 28/04/2012 | Ban trị sự |
2.2 DI TÍCH LỊCH SỬ: | ||||
7 | Căn cứ vùng bưng 6 xã | Phường Tăng Nhơn Phú B và phường Phú Hữu | 4303/QĐ- UBND 13/10/2008 | Phòng Văn hóa và Thông tin Quận 9 |
8 | Chùa Bửu Thạnh | Số 50D Nguyễn Duy Trinh, phường Long Trường | Số 5513/QĐ- UBND 30/11/2006 | Ban trị sự |
Nguồn: Sở VHTTDL TP.HCM
Cùng với lịch sử hình thành và phát triển hơn 300 năm của TP.HCM, ở Quận 9 có nhiều đình, chùa. Theo thống kê, trên địa bàn Quận hiện có 53 ngôi đình, chùa trong đó có nhiều ngôi đình, chùa cổ. Tiêu biểu như chùa Hội Sơn (Long Bình) là di tích cấp quốc gia có lịch sử gần 300 năm (khai sơn vào thế kỷ XVIII). Theo nhiều nhà nghiên cứu, chùa Hội Sơn còn là khu vực di chỉ khảo cổ học thời đại kim khí thuộc văn hóa Đồng Nai, chạy dài dọc tuyến sông Đồng Nai, có niên đại từ 2.500 năm đến 3.500 năm với nhiều di tích được tìm thấy.
Ngoài ra trên địa bàn Quận còn có nhiều chùa mang giá trị cao về kiến trúc nghệ thuật như chùa Bửu Sơn mang đặc trưng cho kiến trúc của các đình, chùa tại Nam bộ đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Thành phố. Bên cạnh đó, những tượng thờ, bao lam, hoành phi, câu đối, bài vị cũng là những tác phẩm điêu khắc sắc xảo, phản ánh được kỹ thuật chạm khắc gỗ của những người thợ vùng Nam Bộ vào nửa đầu thế kỷ XX. Tiêu biểu trong các ngôi đình ở Quận 9 cũng như ở TP.HCM là đình Phong Phú đã được công nhận là di tích lịch sử
cấp quốc gia. Đình được xây dựng vào cuối thế kỉ XIX vừa là nơi thờ Thành hoàng theo tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam vừa là căn cứ cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Hiện trong đình vẫn còn giữ được hầm bí mật để che giấu cán bộ trong thời kì kháng chiến.
Các di tích văn hóa - lịch sử trên đây, với tư cách là các giá trị văn hóa bản địa ở địa phương, là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển du lịch tham quan, nghiên cứu, học tập, tìm hiểu lịch sử cách mạng,... Hiện nay các di tích thường xuyên được trùng tu, bảo vệ nhằm gìn giữ những giá trị tốt đẹp về tinh thần cũng như có các chính sách khai thác hợp lí để phục vụ mục đích du lịch.
Các lễ hội truyền thống
Với lợi thế là có các KDL, công viên văn hóa có mặt bằng rộng, thoáng và sự hỗ trợ, chỉ đạo của UBND TP, Sở VHTTDL TP.HCM, trên địa bàn Quận 9 các năm qua đã tổ chức một số lễ hội tiêu biểu nằm trong chương trình trọng điểm phát triển du lịch của TP.HCM.
Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương
Trong đề án giỗ Tổ Hùng Vương năm 2014 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngoài tỉnh Phú Thọ nơi có đền Hùng là chủ thể, lễ dâng hương tưởng niệm các vua Hùng được diễn ra cùng thời điểm tại các đền Hùng trong cả nước. Trong đó tại TP.HCM thực hiện việc giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào 2 ngày mùng 9 và 10 âm lịch tại khu tưởng niệm các vua Hùng thuộc Công viên lịch sử văn hóa dân tộc Quận 9.
Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương do Thành ủy, HĐND, UBND, UB MTTQVN TP.HCM tổ chức với nghi thức dâng hương, dâng hoa và lễ tế theo đúng nghi thức truyền thống theo văn bản số 796/HD-BVHTTDL hướng dẫn nghi thức tưởng niệm các vua Hùng trong ngày tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương 10-3 âm lịch được Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch đã ban hành.
Cùng với Lễ Giỗ tổ, nhiều hoạt động lễ hội cũng diễn ra tại Công viên lịch sử văn hóa dân tộc như: Hội trại, hội sách, triển lãm ảnh 5 năm hoạt động Khu
tưởng niệm các vua Hùng; triển lãm nghệ thuật thư - họa Việt; Biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và các trò chơi dân gian,... Các lễ hội này thu hút lượng lớn du khách từ TP.HCM cũng như các địa phương lân cận. Riêng tại Công viên lịch sử văn hóa dân tộc, qua 6 năm tổ chức (từ năm 2009), Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương đã thu hút 369.029 lượt khách tham dự và tham quan.
Lễ hội trái cây Nam bộ
Nhằm giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước các sản vật của vùng đất phương Nam, giới thiệu và tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc, nổi bật là sản phẩm cây trái của vùng sông nước Nam bộ, “Hội Trái cây truyền thống Suối Tiên” đã được KDL Văn hóa Suối Tiên tổ chức hằng năm trong 3 tháng hè từ năm 1997. Từ năm 2004, “Hội Trái cây truyền thống Suối Tiên” đã được nâng tầm quy mô trở thành “Lễ hội Trái cây Nam bộ” - một sự kiện văn hóa, du lịch đặc sắc của TP.HCM và KDL Văn hóa Suối Tiên đã trở thành một điểm đến hấp dẫn góp phần quảng bá sản phẩm, dịch vụ của du lịch TP. HCM nói riêng và của du lịch Việt Nam nói chung.
Trong 10 năm qua, Lễ hội Trái cây Nam bộ đã tổ chức nhiều hoạt động độc đáo và ngày càng có thêm nhiều hình thức và hoạt động mới lạ thu hút khách du lịch. Trong đó có các hoạt động tiêu biểu như: trưng bày, giới thiệu và bán các loại trái cây ngon đặc sản của địa phương với giá ưu đãi đặc biệt cho khách tham quan, diễu hành thời trang trái cây, lễ hội carnival trái cây với tên gọi “Tứ Linh Bách Quả Thần Tiên Hội”, nghệ thuật tạo hình trái cây, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật,…
Trong 10 năm vừa qua, Chợ nổi trái cây Suối Tiên đã tiêu thụ sản lượng trên 14.000 tấn trái cây các loại, thu hút hơn 1 triệu lượt du khách tham quan mỗi năm.
Lễ hội cúng Đình
Trong quá trình Nam tiến, cư dân từ miền ngoài vào khai khẩn vùng đất hoang Gia Định việc lập đình, xây miếu là một dạng thức tín ngưỡng bản địa