Tình Hình Phát Triển Du Lịch Ở Vùng Đông Nam Bộ


1.2.2.1. Hệ thống lãnh thổ du lịch

Về phương diện cấu trúc, hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống gồm nhiều thành phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Có thể coi các điều kiện và nhân tố du lịch trong sự thống nhất của chúng là một hệ thống mở phức tạp gồm có cấu trúc bên trong và cấu trúc bên ngoài. Cấu trúc bên trong gồm các nhân tố hoạt động với sự tác động qua lại lẫn nhau, còn cấu trúc bên ngoài gồm các mối liên hệ với điều kiện phát sinh và với hệ thống khác (tự nhiên, KT-XH). Đây là một dạng đặc biệt của địa hệ mang tính chất hỗn hợp, nghĩa là có đầy đủ các thành phần: tự nhiên, KT-XH và chịu sự chi phối của nhiều loại quy luật cơ bản.

Xét trên quan điểm hệ thống thì hệ thống lãnh thổ du lịch được cấu thành bởi nhiều phân hệ khác nhau về bản chất nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đó là các phân hệ: khách du lịch, tổng thể tự nhiên, lịch sử - văn hóa, công trình kỹ thuật, cán bộ phục vụ và bộ phận điều khiển.

- Phân hệ khách du lịch là phân hệ trung tâm, quyết định những yêu cầu đối với các thành phần khác của hệ thống.

- Phân hệ tổng thể tự nhiên, lịch sử - văn hóa tham gia hệ thống với tư cách là tài nguyên, là điều kiện để thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi – du lịch và là cơ sở lãnh thổ cho việc hình thành hệ thống.

- Phân hệ công trình kỹ thuật đảm bảo cho cuộc sống bình thường của khách du lịch, nhân viên phục vụ (ăn, ở, đi lại) và những nhu cầu giải trí đặc biệt (chữa bệnh, tham quan, du lịch...). Toàn bộ công trình kỹ thuật tạo nên CSHT của du lịch.

- Phân hệ cán bộ nhân viên phục vụ hoàn thành chức năng dịch vụ cho khách và đảm bảo cho các xí nghiệp hoạt động bình thường.

- Bộ phận điều khiển có nhiệm vụ giữ cho cả hệ thống nói chung và từng phân hệ nói riêng hoạt động tối ưu.


1.2.2.2. Cụm tương hỗ phát triển du lịch

Cụm tương hỗ phát triển du lịch (Tourism cluster) là tập hợp theo khu vực các doanh nghiệp, nhà cung cấp và dịch vụ du lịch có mối liên kết với nhau. Tại một khu vực địa lí nhất định có nhiều doanh nghiệp du lịch liên hệ với nhau, hỗ trợ nhau, kết hợp với nhau nhờ đó làm tăng hiệu quả khai thác tài nguyên du lịch, CSVC - KT, giảm bớt chi phí đầu vào.

Điều kiện hình thành cụm tương hỗ phát triển du lịch bao gồm:

- Không gian địa lí cần thiết để chứa được một số cơ sở du lịch có quy mô tương đối lớn hoặc rất lớn.

- Có một hoặc một số doanh nghiệp du lịch có năng lực làm hạt nhân để liên kết các doanh nghiệp trong không gian địa lí nói trên.

- Các doanh nghiệp tự nguyện liên kết với nhau để cùng có được lợi ích kinh tế và cùng có được sự cạnh tranh.

- Chính quyền địa phương khuyến khích chủ trương liên kết thành cụm và tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua cơ chế, chính sách, đầu tư CSHT,…

1.2.2.3. Vùng du lịch

Theo quan niệm của I.I Pirojnik (1985), vùng du lịch là hệ thống lãnh thổ KT-XH, một tập hợp của các hệ thống lãnh thổ du lịch thuộc mọi cấp có liên hệ với nhau và các xí nghiệp thuộc cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo cho hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch với việc có chung chuyên môn hóa và các điều kiện KT-XH để phát triển du lịch.

Theo cách hiểu này, hệ thống lãnh thổ du lịch không phải là toàn bộ lãnh thổ của vùng, mà chỉ là nơi tập trung nguồn tài nguyên du lịch và các công trình kĩ thuật,... Vùng du lịch có không gian rộng lớn hơn, trong đó bao gồm cả các khu vực sản xuất hàng hóa, vật liệu, năng lượng, có đội ngũ cán bộ, thông tin, kho tàng, các công trình công cộng,...


Vùng du lịch là cấp cao nhất trong hệ thống phân vị. Đó là một kết hợp lãnh thổ của các á vùng (nếu có), tiểu vùng, trung tâm và điểm du lịch có những đặc trưng riêng về số lượng và chất lượng. Vùng du lịch là một thể thống nhất của các đối tượng và hiện tượng tự nhiên, nhân văn, xã hội,... bao gồm hệ thống lãnh thổ du lịch và môi trường KT-XH xung quanh với chuyên môn hóa nhất định trong lĩnh vực du lịch.

Các mối liên hệ nội, ngoại vùng đa dạng, dựa trên nguồn tài nguyên, CSHT và CSVC - KT sẵn có của vùng.

Về phương diện lãnh thổ, vùng du lịch có diện tích rất lớn, bao gồm nhiều tỉnh. Ngoài ra, với hoạt động du lịch mạnh mẽ, nó còn bao chiếm cả các khu vực không du lịch (điểm dân cư, các khu vực không có tài nguyên và cơ sở du lịch), nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với kinh tế du lịch.

Vùng du lịch là một thực thể khách quan, tồn tại ngoài ý muốn của con người. Con người, thông qua công tác phân vùng du lịch, có thể thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các vùng du lịch nếu như việc nghiên cứu của họ tôn trọng các quy luật và thực tế khách quan.

Trong hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch Việt Nam, các cấp phân vị dưới vùng du lịch gồm: điểm du lịch, trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch và á vùng du lịch.

1.3. Cơ sở thực tiễn

1.3.1. Tình hình phát triển du lịch ở vùng Đông Nam Bộ

Đông Nam Bộ là vùng có ngành du lịch phát triển nhanh và quan trọng nhất cả nước với cơ sở vật chất tương đối hiện đại, chất lượng dịch vụ được cải thiện và tài nguyên du lịch tương đối phong phú, đa dạng. Các sản phẩm du lịch chủ yếu của vùng là du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch tham quan các di tích văn hóa - lịch sử, du lịch vui chơi giải trí và mua sắm, du lịch nghỉ dưỡng ở núi, biển và du lịch sinh thái. Các hoạt động du lịch tập trung ở TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tây Ninh.


Tốc độ gia tăng du khách đến Đông Nam Bộ giai đoạn 2006 – 2010 là trên 18% với khách nội địa và 7,5% với khách quốc tế. TP.HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu thu hút lượng khách quốc tế đông nhất. Doanh thu từ du lịch của vùng Đông Nam Bộ chiếm khoảng 34% doanh thu cả nước, đạt 46.296,3 tỉ đồng (2010).

Với những sản phẩm du lịch độc đáo trong vùng đã hình thành nên các điểm, tuyến du lịch nổi tiếng có ý nghĩa quốc gia và quốc tế.

Tại TP.HCM có điểm du lịch Khu rừng Sác Cần Giờ, bến Nhà Rồng, địa đạo Củ Chi,… có ý nghĩa về lịch sử - văn hóa, KDL Văn hóa Suối Tiên, Công viên Đầm Sen có giá trị vui chơi , giải trí.

Tại tỉnh Đồng Nai có Vườn quốc gia Cát Tiên, Hồ Trị An với hệ sinh thái động thực vật quý hiếm. Tại tỉnh Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng, núi Bà Đen, Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Tòa thánh Tây Ninh. Bà Rịa – Vũng Tàu nổi tiếng với trung tâm du lịch biển.

1.3.2. Tình hình phát triển du lịch TP.HCM

Với vị thế là một trong những trung tâm tiếp nhận, trung chuyển khách lớn nhất nước, có lợi thế về cảng biển, sân bay, đường bộ kết nối thuận lợi với các tỉnh thành trong cả nước, với các nước trong khu vực và toàn cầu, có lợi thế về CSHT, CSVC - KT du lịch, TP.HCM đã và đang khẳng định vai trò là một trong những trung tâm du lịch lớn nhất cả nước, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung của du lịch Việt Nam.

Theo báo cáo tổng kết của Sở VHTTDL TP.HCM, trong giai đoạn 2006 - 2013, lượng khách quốc tế đến thành phố tăng bình quân 15%/năm. Tổng lượng khách quốc tế đến TP trong năm 2013 ước đạt 4.109.000 lượt, tăng 8,1% và chiếm 55% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam (ước đạt 7.400.000 lượt) trong đó khách quốc tế đến TP bằng các đường như sau:

- Đường hàng không: 3.480.000 lượt, tăng 9,4% so với năm 2012.

- Đường bộ: 568.000 lượt, tăng 1,2% so với năm 2012.

- Đường biển: 61.000 lượt, tăng 3,3% so với năm 2012.


Trong đó thị trường khách hàng đầu (bằng đường hàng không) là Hoa Kì, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Pháp và Canada.

Bên cạnh đó lượng khách nội địa đến TP cũng tăng 20 – 30% hằng năm. Tổng doanh thu du lịch năm 2013 đạt 83.191 tỉ đồng, tăng 17% và chiếm 44% tổng doanh thu du lịch Việt Nam. Doanh thu du lịch đạt mức tăng trưởng cao và khá ổn định gồm doanh thu từ các nhà hàng, khách sạn và từ dịch vụ lữ hành.

Bảng 1.1 Doanh thu du lịch của TP.HCM giai đoạn 2005 – 2013


Đơn vị: tỉ đồng


Năm

2005

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Tổng

15.135

32.986

37.789

49.528

56.842

71.279

83.352

Khách sạn - nhà hàng

12.000

27.177

32.399

40.014

46.168

56.951

65.410

Dịch vụ lữ hành

3.135

5.809

6.390

9.514

10.674

14.328

17.942

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM, 2013 CSHT của du lịch TP phát triển nhanh theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp. Số khách sạn được xếp hạng sao tăng đều qua các năm. Tổng số cơ sở lưu trú du lịch của TP cũng tăng nhanh, từ 52 cơ sở, với 1.220 phòng - năm 1990, lên 1.461 cơ sở lưu trú, với với 34.091 phòng vào cuối năm 2012. Trong

đó có 15 khách sạn được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 14001.

Số doanh nghiệp lữ hành cũng tăng mạnh. Các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn TP luôn chiếm 60 - 70% trong Top 10 doanh nghiệp lữ hành hàng đầu cả nước.


Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở QUẬN 9 (TP.HCM)‌‌


2.1. Tổng quan về Quận 9

2.1.1. Lịch sử hình thành

Địa bàn Quận 9 xưa kia vốn là vùng đất hoang chủ yếu là rừng rậm và sình lầy. Từ thế kỷ XV, sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà hậu Trần thất bại, một số bỏ chạy sang Lào, một số qua Chiêm Thành, số còn lại xuống phía Nam tiến hành khai phá rừng rậm, cuốc xới sình lầy, gieo trồng lúa nước và sống chung hoà hợp với dân bản địa, tạo thành một cộng đồng dân cư ngày càng đông đảo.

Trong suốt thế kỉ XV – XVII, các cuộc di dân khai hoang, lập ấp được tiến hành. Đến năm 1698 thì số dân toàn vùng đã lên đến hơn 40 vạn hộ, vì vậy chúa Nguyễn Phúc Chu sai Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào đây kinh lí, lấy đất Đồng Nai lập ra phủ Gia Định, lấy đất Đông Phố lập Quận Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, đất Sài Gòn lập Quận Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn, đặt quan chức cai trị hành chánh, quân lính trông coi về quốc phòng.

Quận Phước Long lúc đầu có bốn tổng là Tân Chánh, Bình An, Long Thành và Phước An. Phần đất Quận 9 ngày nay thuộc về địa phận tổng Long Thành. Trải qua nhiều lần chia tách dưới thời nhà Nguyễn và trong thời gian Pháp thuộc đến đầu năm 1967 dưới thời Việt Nam Cộng hòa, Quận 9 được thành lập trên cơ sở tách 2 phường An Khánh và Thủ Thiêm thuộc Quận 1. Sự phân chia hành chính này giữ ổn định cho đến ngày 29/4 /1975.

Sau ngày 30/4/1975, chính quyền cách mạng sắp xếp lại các đơn vị hành chính trong TP. Một số xã quá rộng được chia ra làm các xã mới, Quận 9 bị giải thể. Hai phường An Khánh và Thủ Thiêm được trả về cho Quận Thủ Đức.

Ngày 6 tháng 1 năm 1997, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 03- CP về việc thành lập các Quận, phường mới thuộc TP.HCM. Quận 9 được thành


lập trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số các xã Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Long Phước, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Tăng Nhơn Phú, Phước Long, Hiệp Phú với 11.362 ha diện tích tự nhiên và dân số 126.220 người được chia làm 13 phường.

2.1.2. Khái quát về tự nhiên

Quận 9 nằm về phía đông TP.HCM, cách trung tâm TP khoảng 7km theo đường xa lộ Hà Nội, phía đông giáp huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai lấy sông Đồng Nai làm ranh giới tự nhiên, phía tây giáp quận Thủ Đức, phía nam giáp quận 2, phía bắc giáp TP Biên Hòa tỉnh Đồng Nai.

Diện tích tự nhiên toàn quận là 11.389,63 ha bao gồm 13 phường: Phước Long A, Phước Long B, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Long Trường, Trường Thạnh, Phước Bình, Tân Phú, Hiệp Phú, Long Thạnh Mỹ, Long Bình, Long Phước, Phú Hữu.

Quận 9 nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình 270C, cao nhất 400C, thấp nhất 13,80C.

Quận 9 chịu ảnh hưởng bởi sông Đồng Nai và sông Tắc, vừa cung cấp nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp, vừa tạo cảnh quan sông nước hữu tình xen kẽ các vườn cây ăn trái, lại có khí hậu mát mẻ,…. nên thuận lợi cho việc nghỉ dưỡng, tham quan du lịch.


Hình 2 1 Bản đồ hành chính Quận 9 1


Hình 2.1 Bản đồ hành chính Quận 9

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2023