tạo lâu dài. Văn hóa ở đây bao gồm cả văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần.
Ở Việt Nam, theo Luật Di sản văn hóa (2001) thì “Di sản văn hóa là những công trình xây dựng và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử – văn hóa và khoa học”.
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm: tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
Lễ hội
Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là một dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại: ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống, hoặc là để giải quyết những nỗi lo âu, những khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được.
Lễ hội gồm 2 phần: phần nghi lễ và phần hội.
Phần nghi lễ là phần mở đầu cho các lễ hội, dù lớn hay nhỏ, dù dài hay ngắn với những nghi thức nghiêm trang, trọng thể.
Có thể bạn quan tâm!
- Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch ở quận 9 TP.HCM - 2
- Cơ Sở Lí Luận Và Thực Tiễn Về Phát Triển Du Lịch
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Du Lịch
- Tình Hình Phát Triển Du Lịch Ở Vùng Đông Nam Bộ
- Danh Sách Các Công Trình, Địa Điểm Đã Được Quyết Định Xếp Hạng Di Tích Trên Địa Bàn Quận 9 (Đến Hết Tháng 12 Năm 2012)
- Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất – Kĩ Thuật Phục Vụ Du Lịch
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
Phần nghi lễ mở đầu ngày hội bao giờ cũng mang tính tưởng niệm lịch sử, hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, một vị anh hùng dân tộc lỗi lạc có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội.
Nghi thức lễ nhằm bày tỏ lòng tôn kính với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong được thiên thời, địa lợi, nhân hòa và sự phồn vinh hạnh phúc.
Nghi lễ tạo thành nền móng vững chắc với yếu tố văn hóa linh thiêng, đầy giá trị thẩm mỹ đối với toàn thể cộng đồng người đi hội trước khi chuyển sang phần xem hội.
Phần hội diễn ra những hoạt động tiêu biểu, điển hình cho tâm lí và văn hóa cộng đồng, chứa đựng những quan niệm của một dân tộc về thực tế lịch sử, xã hội và thiên nhiên. Trong hội thường có những trò vui, những đêm thi nghề, thi hát, tượng trưng cho sự nhớ ơn và ghi công người xưa. Tất cả những gì tiêu biểu cho một vùng đất, một làng xã được mang ra phô diễn, đem lại niềm vui cho mọi người.
Lễ hội thường xuất hiện vào thời điểm linh thiêng chuyển giao mùa, hoặc đánh dấu sự kết thúc một chu kỳ lao động và chuẩn bị bước sang một chu kỳ mới.
Làng nghề thủ công truyền thống
Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, làng nghề là những làng sống bằng nghề hoặc chủ yếu bằng nghề thủ công ở nông thôn Việt Nam.
Làng nghề truyền thống là làng có nghề cổ truyền được hình thành từ lâu đời, tồn tại và phát triển đến ngày nay.
Các làng nghề truyền thống chính là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn, bởi các sản phẩm du lịch làng nghề luôn bao gồm trong đó cả nội dung giá trị vật thể (hàng lưu niệm) và phi vật thể (kỹ năng làm nghề, cảm nhận văn hóa nghệ thuật,…).
Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học
Mỗi dân tộc có những điều kiện sinh sống, đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang sắc thái riêng của mình trên địa bàn cư trú nhất định. Những đặc thù của từng dân tộc có sức hấp dẫn riêng đối với khách du lịch.
Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có giá trị với du lịch là các tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống sinh hoạt, về kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc,…
Các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác
Các đối tượng văn hóa cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu. Đó là các viện khoa học và các trường đại học, các thư viện nổi tiếng, các TP diễn ra triển lãm nghệ thuật, các trung tâm thường xuyên tổ chức liên hoan âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, các cuộc thi đấu thể thao quốc tế (World Cup, Olympic), biểu diễn bale, các cuộc thi hoa hậu,…
Tất cả các TP có nhiều đối tượng văn hóa hoặc tổ chức hoạt động văn hóa - thể thao đều được đông đảo khách tới thăm và đã trở thành những trung tâm văn hóa lớn về du lịch văn hóa.
Các cuộc triển lãm, hội chợ kinh tế cũng thu hút nhiều đối tượng khác nhau. Đó là những người tham dự triển lãm đến để trao đổi kinh nghiệm sản xuất hoặc tuyên truyền cho các sản phẩm đem trưng bày. Một số người khác là các thương nhân tìm đến triển lãm để thiết lập mối quan hệ với các hãng và các công ty nước ngoài, để ký hợp đồng mua bán các sản phẩm. Ngoài ra là các khách tham quan, du lịch bình thường với số lượng đông đảo và nhiều mối quan tâm, khác nhau.
1.2.1.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật phục du lịch
Cơ sở hạ tầng
CSHT chủ yếu gồm: hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp điện, hệ thống cấp và thoát nước.
CSHT nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh du lịch. Về phương diện này, mạng lưới và phương tiện giao thông là những nhân tố quan trọng hàng đầu gắn với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định. Nó phụ thuộc vào mạng lưới đường sá và phương tiện giao thông.Việc phát triển giao thông, nhất là tăng nhanh phương tiện vận chuyển (công cộng và cá nhân) cho phép mau chóng khai thác được các nguồn tài nguyên du lịch mới.
Thông tin liên lạc là một phần quan trọng trong CSHT của hoạt động du lịch. Nó là điều kiện cần thiết đảm bảo thông tin cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Nhờ các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các phương tiện thông tin liên lạc ngày càng phong phú và hiện đại. Các hệ thống cáp ngầm xuyên biển, vệ tinh thông tin, các hệ thống máy vi tính và điện báo, điện thoại, Internet ngày càng được sử dụng phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống.
Trong CSHT phục vụ du lịch còn phải đề cập đến hệ thống các công trình cấp điện, nước mà sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi giải trí của khách.
Như vậy, CSHT là tiền đề và trở thành đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có du lịch.
Cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ du lịch
CSVC - KT phục vụ du lịch bao gồm: hệ thống cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, các cơ sở vui chơi giải trí, các cơ sở dịch vụ khác.
CSVC - KT du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm du lịch, cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu du khách.
- Cơ sở lưu trú du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005) thì “Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu”.
Có nhiều loại hình cơ sở lưu trú nhưng nhìn chung, các cơ sở lưu trú bao gồm: khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê và các cơ sở lưu trú du lịch khác.
- Mạng lưới cửa hàng ăn uống, dịch vụ thương mại: nhằm đáp ứng nhu cầu về ăn uống, mua sắm hàng hóa của khách du lịch (trong nước cũng như quốc tế) bằng việc bán các mặt hàng đặc trưng cho du lịch, hàng thực phẩm và các hàng hóa khác.
Do khách du lịch đông, lại từ nhiều nơi đến nên nhu cầu về ăn uống và hàng hóa của họ rất phong phú, đa dạng, tùy theo đặc điểm tiêu dùng như tính truyền thống, tính dân tộc,… Từ đó CSVC - KT đáp ứng nhu cầu trên cũng đa dạng, từ cửa hàng ăn uống (restaurant và bar), cửa hàng thực phẩm, rau quả, cửa hàng bán đồ lưu niệm đến các cửa hàng bán đồ chuyên dùng cho du lịch, bán hàng tiêu dùng (bằng ngoại tệ hay nội tệ). Các cửa hàng có thể bố trí trong khách sạn, tại KDL hoặc ở đầu mối giao thông.
- Cơ sở thể thao gồm có các công trình thể thao, các phòng thể thao hay trung tâm thể thao với nhiều loại khác nhau, các thiết bị chuyên dùng cho mỗi loại (bể bơi, xe đạp nước, cầu trượt nước, cho thuê xe ô tô…).
Ngày nay, công trình thể thao là một bộ phận không thể tách rời khỏi CSVC - KT của các trung tâm du lịch. Chúng làm tăng hiệu quả sử dụng của khách sạn, khu nghỉ ngơi và làm phong phú thêm các loại hình hoạt động du lịch.
- Cơ sở y tế chữa bệnh
Các cơ sở y tế chữa bệnh có mục đích phục vụ du lịch chữa bệnh và cung cấp dịch vụ bổ sung tại các điểm du lịch. CSVC - KT ở đây bao gồm các trung tâm chữa bệnh (bằng nước khoáng, ánh nắng mặt trời, bùn, các món ăn kiêng,…), các phòng y tế với các trang thiết bị trong đó (phòng tắm hơi, massage,…).
Các cơ sở y tế thư giãn, chữa bệnh luôn gắn liền với công trình thể thao và có thể được bố trí ngay trong khu vực khách sạn.
- Cơ sở vui chơi giải trí hoạt động thông tin văn hóa
Các cơ sở này nhằm mục đích giúp cho khách vui chơi, giải trí, mở rộng kiến thức văn hóa xã hội, tạo điều kiện giao tiếp, quảng bá về truyền thống, thành tựu văn hóa của các dân tộc. Chúng bao gồm cơ sở vui chơi giải trí, cũng như các trung tâm văn hóa của các dân tộc, cũng như các trung tâm văn hóa, thông tin, phòng chiếu phim, nhà hát, câu lạc bộ, phòng triển lãm và có thể được bố trí hoặc trong khách sạn, hoặc hoạt động một cách độc lập tại các trung tâm du lịch.
- Cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác
Các cơ sở này là điều kiện bổ sung, giúp cho khách sử dụng hiệu quả hơn thời gian du lịch, tạo thêm sự thuận tiện khi họ lưu trú tại điểm du lịch. Các dịch vụ bổ sung bao gồm trạm xăng dầu, trạm cấp cứu (ở biển hoặc núi), xưởng sửa chữa dụng cụ thể thao, hiệu cắt tóc, giặt là, tiệm thẩm mĩ, cửa hàng dịch vụ về ảnh…
Tại các điểm du lịch, chúng góp phần làm tăng tính đồng bộ của hệ thống dịch vụ du lịch. Chính các dịch vụ này trong hệ thống CSVC - KT có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra và thực hiện toàn bộ sản phẩm du lịch. Chúng tồn tại một cách độc lập nhưng đồng thời lại có mối quan hệ khăng khít với nhau, góp phần nâng cao tính đồng bộ, tính hấp dẫn của du lịch.
1.2.1.3. Các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội
Đường lối phát triển du lịch
Chính sách phát triển du lịch là chìa khóa dẫn đến thành công trong việc phát triển du lịch. Nó có thể kìm hãm nếu đường lối sai với thực tế. Chính sách phát triển du lịch được ở hai mặt: Thứ nhất là chính sách chung của Tổ chức Du lịch thế giới đối với các nước thành viên; thứ hai là chính sách của cơ quan quyền lực tại địa phương, quốc gia đó. Mặt thứ hai có ý nghĩa quan trọng hơn cả vì nó huy động được sức người, căn cứ vào khả năng thực tế tại mỗi vùng, quốc gia đó để đưa ra chính sách phù hợp.
Dân cư và nguồn lao động
Dân cư và lao động là nguồn lực quan trọng của nền sản xuất xã hội. Cùng với hoạt động lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Số dân càng đông thì số người tham gia vào các hoạt động du lịch càng nhiều. Số lượng người lao động trong sản xuất và dịch vụ ngày càng động gắn liền trực tiếp với kinh tế du lịch. Việc nắm vững số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, sự phân bố và mật độ dân cư có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch.
Nhu cầu du lịch của con người tùy thuộc vào nhiều đặc điểm xã hội của dân cư. Cần phải nghiên cứu cơ cấu dân cư theo nghề nghiệp, lứa tuổi để xác định nhu cầu nghỉ ngơi du lịch vì đây là nhân tố có tác dụng thúc đẩy du lịch phát triển.
Sự tập trung dân cư vào các TP, tốc độ gia tăng dân số và mật độ dân số, tuổi thọ, quá trình đô thị hóa cũng liên quan đến sự phát triển của du lịch.
Sự phát triển của các ngành kinh tế
Một trong mhững yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đê cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch. Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế thuộc Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc, một
đất nước có thể phát triển du lịch một cách vững chắc nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch.
Sự phát triển của nền sản xuất xã hội làm nảy sinh nhu cầu nghỉ ngơi, phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch. Nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về du lịch của dân cư ngày càng lớn, chất lượng dịch vụ ngày càng đa dạng.
Sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm có ý nghĩa quan trọng với phát triển du lịch. Đây là cơ sở cung ứng nhiều hàng hoá nhất cho du lịch. Giao thông vận tải ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch trên hai phương diện: Số lượng và chất lượng. Sự phát triển về số lượng làm cho mạng lưới giao thông thông vươn tới mọi miền trái đất. Chất lượng của phương tiện giao thông ảnh hưởng chuyến du lịch ở các mặt sau: tốc độ, an toàn, tiện nghi, giá cả.
Đầu tư du lịch
Đối với một bất cứ ngành kinh tế nào hoạt động đầu tư đều có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đầu tư du lịch là hoạt động mà trong đó con người sử dụng nguồn vốn để tiến hành các hoạt động nhằm xây dựng CSHT, CSVC - KT phục vụ du lịch, bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực du lịch,… Hoạt động đầu tư giúp khai thác tốt những lợi thế sẵn có để phục vu du lịch, thu hút du khách, tăng doanh thu và phát triển kinh tế xã hội đồng thời còn là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của người dân.
Hiện nay hoạt động đầu tư du lịch được đông đảo các thành phần kinh tế củng tham gia. Ngoài nguồn ngân sách của Nhà nước và địa phương thì đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch.
1.2.2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch
Cùng với sự phát triển của xã hội, các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch đã dần dần xuất hiện, trong đó có 3 hình thức chủ yếu: hệ thống lãnh thổ du lịch, cụm tương hỗ phát triển du lịch và vùng du lịch.