Số Lượng Lao Động Trong Ngành Du Lịch Tỉnh Kiên Giang


900000


800000


700000


600000


500000


Lượng khách (lượt người)


441334


514138


553731


598901


465303

Doanh thu (triệu đồng)

800145 752068

759078


574996

800000


700000


600000


500000


400000

400000


300000


200000


100000


267196


178242

360577 361239 372297


64604 73897 94196 73542


121304


150450


300000


200000


100000

54586


0 0

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm


Khách trong nước Khách quốc tế Doanh thu


Hình 2. 4: Lượng khách và doanh thu du lịch tỉnh Kiên Giang

Nguồn: Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch Kiên Giang.

Lao động du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có tốc độ tăng trưởng nhanh tại các doanh nghiệp du lịch giai đoạn 2005 – 2010 là 28,5%. Phân tích thành phần lao động trong ngành du lịch trên địa bàn cho thấy: lao động cơ quan quản lý chiếm rất ít, lao động trong các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao 98%, độ tuổi lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao đạt 82% . Trình độ học vấn không ngừng tăng lên. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng số lượng lao động gấp 2,2 lần so với năm 2005.


ĐV:người

10978

8058

6938

5877

4946

5014

Năm

12000


10000


8000


6000


4000


2000


0

2005 2006 2007 2008 2009 2010

Hình 2. 5: Số lượng lao động trong ngành du lịch tỉnh Kiên Giang

Nguồn : Niên giám thống kê 2008, 2010 tỉnh Kiên Giang.

Địa bàn trực tiếp hoạt động du lịch của Kiên Giang tập trung tại: U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, TP. Rạch Giá, Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương, Kiên Hải, Hòn Đất với các loại hình du lịch chủ yếu: du lịch sinh thái, du lịch sông nước, du lịch tham quan di tích, du lịch tắm biển, du lịch nghỉ dưỡng biển; thể thao biển; khám phá đảo hoang, giải trí và mua sắm; du lịch MICE...trong đó các địa bàn biển, đảo là nơi diễn ra các hoạt động du lịch mạnh nhất và đóng vai trò quyết định trong sự phát triển ngành du lịch của tỉnh.

2.4.2. Hiện trạng khách du lịch biển, đảo Kiên Giang‌

Về số lượng khách: năm 2010, khách du lịch tại các địa bàn biển, đảo là

2.149.448 lượt khách, chiếm 50% trong tổng lượng khách du lịch toàn tỉnh, tăng

1.716.394 lượt so với năm 2005.



Hình 2 6 Lượng khách du lịch biển đảo tỉnh Kiên Giang Nguồn Sở Văn hóa – 1

Hình 2. 6: Lượng khách du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang. Căn cứ vào biểu đồ cho thấy khách du lịch biển, đảo Kiên Giang trong giai đoạn từ 2005 – 2010 tăng nhanh liên tục và chiếm tỷ lệ cao trong tỷ trọng khách du lịch tỉnh Kiên Giang. Toàn giai đoạn khách du lịch biển, đảo tăng gấp 4,9 lần.

Trong đó tăng nhanh nhất là giai đoạn 2006 -2007, giai đoạn từ 2007 đến 2010 mức tăng được duy trì ổn định và liên tục.

Dự báo đến năm 2020 lượng khách du lịch tại các địa bàn du lịch biển, đảo Kiên Giang sẽ đạt 5 – 7 triệu lượt khách vào năm 2030 điều này là tín hiệu tốt cho các địa bàn du lịch biển, đảo Kiên Giang. Tuy nhiên lượng khách đến du lịch đông sẽ kéo theo nhiều vấn đề cần phải giải quyết như : môi trường, chất thải sinh hoạt, điện, nước tại các điểm du lịch.

Khách nội địa: chủ yếu đi với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất (80%), họ đi du lịch quanh năm nhưng chủ yếu tập trung vào dịp hè, các ngày nghỉ cuối tuần. Ngoài ra còn có khách đi dưới hình thức công vụ như công nhân viên trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp...thường kết hợp công tác với du lịch. Đối với loại khách đi với mục đích lễ hội – tín ngưỡng thường tập trung vào các dịp lễ hội, tết dương lịch, tết nguyên đán, các đối tượng chủ yếu là người lớn tuổi, người buôn bán kinh doanh, gia đình.


Về cơ cấu thị trường khách du lịch nội địa: nguồn khách nội địa đến các địa bàn du lịch biển, đảo Kiên Giang chủ yếu là từ TP. Hồ Chí Minh, đồng bằng sông Cửu Long và phía Bắc. Hiện nay lượng khách nội địa đến từ TP. Hồ Chí Minh có xu hướng tăng do nhu cầu đi du lịch lớn và tâm lý thích muốn thay đổi địa điểm du lịch thay vì đi Nha Trang, Vũng Tàu hay Phan Thiết, cộng với sự hoạt động có hiệu quả của các công ty du lịch tại TP. Hồ Chí Minh và Phú Quốc, Rạch Giá, Hà Tiên với nhiều chương trình khuyến mãi giảm giá hấp dẫn. Tỷ trọng khách du lịch từ phía Bắc cũng có xu hướng tăng nhanh ở Phú Quốc nhờ vào các chương trình quảng cáo và hoạt động của đường bay Phú Quốc – Nội Bài tạo thuận lợi cho hoạt động đi lại của du khách.

Khách quốc tế: chủ yếu là nhóm khách thương mại đi với mục đích tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư, có khả năng chi trả cao và yêu cầu chất lượng phục vụ tốt, đặc biệt coi trọng vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm. Họ thường đi riêng lẻ và thời gian lưu trú không quá dài. Để phục vụ nhóm du khách này các công ty lữ hành cần phải dành những gì tốt nhất để phục vụ họ. Đón khách thương mại có hiệu quả và ý nghĩa về nhiều mặt: số lượng khách ít nên không gây áp lực về mặt tài nguyên, cảnh quan môi trường, cơ sở vật chất ít bị xuống cấp, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, đội ngũ nhân viên có điều kiện nâng cao tay nghề. Khách quốc tế đến với các địa bàn du lịch biển Kiên Giang vẫn còn rất ít so với các địa bàn khác như: Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chất lượng dịch vụ còn hạn chế, khoảng cách di chuyển khá xa.

Khách du lịch có mục đích thăm thân chủ yếu là Việt Kiều về thăm gia đình họ hàng, quê hương. Mặc dù có thời gian lưu trú dài nhưng lại sử dụng các dịch vụ trung bình, giá cả vừa phải, mức chi tiêu không cao. Nhóm khách này gia tăng nhanh số người có nhu cầu quay lại lần 2, 3 nhiều. Về giá trị tuyệt đối thì khách thăm thân phát triển tương đối ổn định trong tổng số khách quốc tế đến với các địa bàn du lịch biển, đảo của Kiên Giang. Ngoài ra khách đến với các mục đích công vụ, dự hội nghị, hội thảo, hội chợ chiếm rất ít, chủ yếu là tại địa bàn Phú Quốc.


Về cơ cấu khách khách quốc tế: khách quốc tế đến với các địa bàn biển, đảo chủ yếu là ở khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ (Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Canada) chiếm 70%. Đông Bắc Á (Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc...) chiếm 18,2%. Khu vực Asean (Thái Lan, Inđônêxia, Maylaysia, Campuchia) chiếm 6,8%.

Xét về tình hình khách du lịch trên từng địa bàn du lịch biển, đảo cụ thể:

Bảng 2. 5: Lượng khách du lịch tại các địa bàn du lịch biển, đảo (ĐV:người)

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Khách DL Phú Quốc

138.620

157.369

172.240

168.500

207.692

328.746

Khách quốc tế

34.880

46.397

52.162

50.000

68.178

97.641

Khách nội địa

103.740

110.972

119.628

118.050

139.514

231.105

Khách DL Hà Tiên

4.800

4.981

991.899

1.123.485

1.212.170

1.397.495

Khách quốc tế

643

788

8.272

10.203

7.332

9.909

Khách nội địa

4.157

4.193

983.627

1.113.282

1.204.838

1.387.568

Khách DL Kiên Lương

289.634

329.665

353.139

356.600

384.392

423.207

Khách quốc tế

963

1.012

1.018

1.367

923

687

Khách nội địa

288.671

328.653

352.121

355.233

383.469

422.520

Tổng

433.054

492.015

1.517.278

1.648.585

1804254

2.149.448

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Nguồn : Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang. Trong số các địa bàn, Hà Tiên là nơi có số lượng khách lớn nhất chiếm tỷ trọng 65% , Kiên Lương chiếm 19,7%, Phú Quốc 15,3% trong tổng số khách năm 2010. Về cơ cấu khách nội địa đứng đầu là Hà Tiên 74%, Kiên Lương 22%, Phú Quốc 4%. Về cơ cấu khách quốc tế đứng đầu là Phú Quốc 90%, Hà Tiên 8,3%, Kiên Lương 1,7%. Nguyên nhân của hiện trạng trên là do Hà Tiên và Kiên Lương là địa bàn gần bờ thuận lợi cho di chuyển, giá cả dịch vụ rẻ nên lượng khách nội địa đến tham quan rất đông thành phần bao gồm khách theo tour và khách du lịch tự túc. Tuy nhiên, do chất lượng dịch vụ và các yếu tố vệ sinh môi trường còn hạn chế nên không thu hút được nhiều khách quốc tế. Tại Phú Quốc do khoảng cách xa và giá cả dịch vụ đắc đỏ do đó số lượng khách đến ít chủ yếu là khách cao cấp, nhờ chất lượng dịch vụ tốt, có nhiều yếu tố môi trường thuận lợi lớn nên thu hút được

nhiều khách quốc tế nhất.

Trên thực tế, lượng khách có lưu trú mới là đối tượng có tiềm năng chi tiêu lớn và sử dụng nhiều dịch vụ du lịch vì thế để đánh giá chính xác hiệu quả mang lại từ khách du lịch chúng ta phải xét số lượng khách có lưu trú tại các địa bàn.



Hình 2 7 Lượng khách lưu trú tại một số địa bàn du lịch biển đảo Nguồn 2

Hình 2. 7: Lượng khách lưu trú tại một số địa bàn du lịch biển, đảo

Nguồn: Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch Kiên Giang.

Thông qua biểu đồ trên ta thấy: Phú Quốc tuy tổng lượng khách ít nhất nhưng có số lượng và tỷ lệ khách lưu trú đứng đầu 67%, Hà Tiên 30%, Kiên Lương 3% (2010). Nguyên nhân của thực trạng này là do hệ thống cơ sở lưu trú tại Phú Quốc phát triển, các loại hình du lịch khá đa dạng thu hút giữ chân được du khách, một phần nguyên nhân khách quan là khoảng cách xa nên bắt buộc du khách phải nghỉ qua đêm lại đảo. Hà Tiên và Kiên Lương tuy có lượng khách tham quan đông nhưng chủ yếu là khách nối tour hoặc khách tham quan thường đi về trong ngày, một phần là do hệ thống cơ sở lưu trú, dịch vụ vui chơi giải trí về đêm còn hạn chế nên chưa thu hút được du khách ở lại. Một nguyên nhân khác dẫn đến sự chênh lệch lớn giữa tổng lượng khách với khách lưu trú tại Hà Tiên và Kiên Lương là do sự trùng lập trong số liệu thống kê, một du khách có thể được thống kê tại nhiều điểm tham quan.

Nhận xét chung: lượng khách du lịch biển, đảo của Kiên Giang ngày càng có xu hướng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu khách du lịch của tỉnh. Tuy nhiên lượng khách có lưu trú còn chiếm tỷ lệ ít so với tổng số khách.


Khách du lịch chủ yếu là khách nội địa có xu hướng tăng nhanh đặc biệt tại khu vực ven bờ nhưng ít lưu trú và khả năng sử dụng các dịch vụ du lịch hạn chế. Khác quốc tế tuy có tiềm năng doanh thu lớn nhưng lại có số lượng khiêm tốn chủ yếu tập trung tại Phú Quốc.

Trong tương lai số lượng khách tại các địa bàn du lịch biển, đảo sẽ tiếp tục tăng đặc biệt là khách nội địa tại các điểm du lịch ven bờ, điều này mở ra cơ hội lớn cho khu vực ven biển Hà Tiên, Kiên Lương và các đảo gần bờ tuy nhiên lượng khách quá nhiều sẽ gây áp lực đối với các tài nguyên du lịch, tình trạng ô nhiễm tại các bãi biển và điểm du lịch sẽ gia tăng, trong khi mức độ sử dụng dịch vụ du lịch lại thấp. Do vậy cần có những định hướng thích hợp để khai thác tốt hơn tiềm năng khách nội địa tại các địa bàn này.

Tại Phú Quốc lượng khách cao cấp sẽ tiếp tục tăng, trong đó có khách quốc tế đặc biệt khi sân bay quốc tế hoàn thành, cảng biển du lịch quốc tế được xây dựng tạo điều kiện cho các đối tượng khách này đến nhiều hơn. Do đó cần có những chiến lược để giữ chân và tận dụng khả năng chi tiêu của nhóm khách này.

2.4.3. Hiện trạng phát triển các loại hình du lịch biển, đảo tại một số địa bàn tiêu biểu‌

Kiên Giang được đánh giá là tỉnh có tiềm năng du lịch biển, đảo lớn với khả năng khai thác nhiều loại hình du lịch tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, Kiên Giang chỉ phát triển mạnh một số loại hình chủ yếu như: du lịch sinh thái biển, đảo, du lịch tắm biển và du lịch nghỉ dưỡng, các loại hình còn lại được lồng ghép vào chương trình các tour.

Các công ty du lịch có đặt trụ sở trên địa bàn du lịch biển bao gồm: công ty du lịch Kiên Giang, công ty du lịch Hòa Bình (chi nhánh Phú Quốc), công ty cổ phần Sài Gòn Phú Quốc, công ty du lịch Phú Hà, công ty du lịch Phú Quốc, công ty TNHH An Hải, công ty TNHH thương mại – Du lịch công đoàn...

Hiện nay, Các công ty du lịch thường lồng ghép các loại hình du lịch với nhau trong chương trình các tour để tạo sự thu hút đối với du khách trong đó loại hình du lịch biển, đảo chủ đạo là du lịch sinh thái, tham quan; du lịch thể thao và du


lịch nghỉ dưỡng tập trung vào 2 địa bàn chính là đảo Phú Quốc và ven biển Hà Tiên, Kiên Lương.

Đảo Phú Quốc: chương trình du lịch các tour thường tập trung vào các loại hình: du lịch sinh thái, tham quan; du lịch thể thao biển và nghỉ dưỡng cụ thể như:

Khám phá Bắc đảo với các hoạt động: thám hiểm rừng nguyên sinh kết hợp với các hoạt động thể thao như dã ngoại, leo núi tại dãy Hàm Ninh, tắm suối (suối Đá Bàn, suối Đá Ngọn); tham quan vườn tiêu (Suối Đá, Khu Tượng); tham quan KDLST Gành Dầu ngắm nhìn hải phận Phú Quốc – Campuchia, KDLST Gió Biển; tham quan đền thờ Nguyễn Trung Trực, làng chài Gành Dầu; tham quan và tắm biển tại Bãi Dài, kết hợp với các hoạt động thể thao biển như: ra khơi câu cá và lặn biển, khám phá đảo hoang (hòn Móng Tay, hòn Đồi Mồi, hòn Thầy Bói)

Khám phá Nam đảo với các hoạt động: tham quan KDL suối Tranh, suối Tiên và hang Dơi; Tham quan bãi biển (bãi Trường, bãi Sao, bãi Khem, ...) kết hợp với các hoạt động thể thao như: câu cá tại mũi Ông Đội, hòn Dăm. Lặn biển ngắm san hô, khám phá đảo hoang tại QĐ. An Thới; tham quan vườn tiêu; tham quan và mua sắm tại cơ sở nuôi cấy ngọc trai Việt – Nhật, Việt – Úc, khu thuần dưỡng chó xoáy Phú Quốc, vườn chim đại bàng biển, nhà thùng nước mắm; tham quan Dinh Cậu và Thủy Long Thánh Mẫu; tham quan nhà tù Phú Quốc, bảo tàng Cội Nguồn, Sùng Hưng cổ tự, thánh thất Cao Đài; cảng Bãi Vòng, làng chài Hàm Ninh, mua sắm tại chợ Dương Đông.

Tối đến du khách thường về nghỉ dưỡng tại các resort biển như: Cửu Long- Phú Quốc, La Veranda Grand Mercure, Sài Gòn – Phú Quốc, Long Beach, Arcadia, Mango Bay, Sasco Blue Lagoon, Chenla, Famiana... với các dịch vụ: Ăn uống, massage, spa, xem phim, ...ngoài ra tại Phú Quốc còn có rất nhiều khách sạn có tiêu chuẩn từ 2 sao trở lên có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu nghỉ dưỡng ở mức trung bình. Ngoài các khách sạn du khách còn tìm đến các điểm giải trí bên ngoài như: Café bar, các quán ăn, câu lạc bộ đờn ca tài tử, karaoke, các địa điểm thư giãn, mua sắm tại chợ đêm Dinh Cậu hoăc các cửa hàng tại TT. Dương Đông hoặc tham gia

Xem tất cả 158 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí