Hoạt động của các tàu thường xuyên bị tác động của thời tiết nhất là mùa mưa dông thường xuyên có sóng to, gió lớn.
Vùng biển Kiên Giang khá nông quá trình bồi tụ nhanh gây khó khăn tốn kém cho việc nạo vét luồng lạch, bến cảng phục vụ cho hoạt động của các tàu. Thêm vào đó tại nhiều đảo bãi biển rất nông vì vậy các tàu du lịch có tải trọng lớn không thể cập bến.
Số lượng và chất lượng của nhiều phương tiện còn hạn chế, nhiều phương tiện đã quá cũ và lỗi thời, đặc biệt là các tàu thường hoạt động các tuyến cự ly ngắn. Một số loại phương tiện giao thông đặc biệt như du thuyền trên biển, hay các tàu chuyên dụng phục vụ đưa đón khách ra đảo nhỏ, phục vụ câu cá, lặn biển còn chưa đảm bảo.
Hoạt động của các cảng chưa mang tính độc lập cảng du lịch đồng thời cũng là cảng biển, cảng cá nên dễ gây ách tắc ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ du khách.
Cơ sở vật chất kỹ thuật tại các bến tàu cũng còn hạn chế: Nhà chờ khách còn thô sơ, thiếu các thiết bị nghe nhìn, thiết bị làm lạnh, các dịch vụ hỗ trợ còn rất hạn chế, phương tiện đưa đón khách tại các nhà chờ còn ít và chưa được tổ chức bài bản, hệ thống đường giao thông dẫn vào các bến tàu cũng còn thô sơ và xuống cấp.
Giá cả nhiên liệu tăng cao liên tục ảnh hưởng lớn đến cường độ hoạt động và cước phí vận chuyển của các tàu thuyền.
Tuyến giao thông đường biển chủ yếu hiện nay là xuất phát từ Rạch Giá nếu so với Hà Tiên và Kiên Lương thì đây là địa bàn có khoảng cách xa đảo Phú Quốc nhất.
Hệ thống giao thông đường bộ: đây là loại hình giao thông có tầm quan trọng thứ hai sau đường biển vấn đề phát triển du lịch biển, đảo. Đường bộ giúp vận chuyển khách du lịch từ các tỉnh khác đến với Kiên Giang và giữa các điểm du lịch trên các đảo.
Toàn tỉnh có 5 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài khoảng 316 km bao gồm: quốc lộ 80, 61, 63 có vai trò vận chuyển khách nội địa từ các tỉnh trong khu vực đến Hà
Tiên và Kiên Lương, riêng đường N1 và N2 là 2 tuyến giao thông quốc tế có vai trò thu hút khách nước ngoài.
Tại địa bàn các đảo giao thông đường bộ còn rất hạn chế ngoại trừ đảo Phú Quốc với tổng chiều dài đường bộ là 149km, trong đó tỉnh lộ là 37,4 km, đường nội ô thị trấn gồm 5 tuyến chính: tuyến An Thới - Dương Đông - bãi Thơm (50km), tuyến xuyên đảo theo hướng Bắc-Nam nối liền các điểm dân cư nông thôn. Hầu hết các điểm dân cư đô thị đều có đường ôtô. Các đảo còn lại giao thông đường bộ còn rất hạn chế chủ yếu là các con đường tạm bợ do người dân tự xây dựng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.
Tồn tại: thực tế hiện nay các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh rất nhỏ hẹp và xuống cấp nghiêm trọng, mặt đường ghồ ghề. Tuyến Ql. 63 thường xuyên bị tính trạng kẹt phà tại Tắc Cậu vì thế ảnh hưởng rất lớn đến thời gian di chuyển của các phương tiện vận tải hành khách.
Tình trạng mất an ninh xảy ra tại nhiều đoạn đường nhất là tại đoạn từ Hà Tiên về Kiên Lương (QL. 80), gây tâm lý hoang mang cho du khách.
Các đảo phân bố lẻ tẻ và khoảng cách xa, diện tích nhỏ nên rất khó trong việc đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ.
Hệ thống giao thông đường hàng không: Kiên Giang có 2 sân bay đang hoạt động đó là Rạch Giá và Phú Quốc. Sân bay Phú Quốc có đường băng dài 2.200m, có khả năng tiếp nhận máy bay ATR.72 với sức chứa 70 hành khách/chuyến. Nhà ga có thể đón 200.000 khách/năm, phục vụ 5 -12 chuyến bay mỗi ngày với 2 tuyến Rạch Giá – Phú Quốc và Tp. Hồ Chí Minh – Phú Quốc. Năng lực vận chuyển khoảng 140.000 – 150.000 khách /năm.
Sân bay quốc tế Phú Quốc đang được thi công với thiết kế 3 triệu lượt hành khách/năm đến năm 2020 và 7 triệu lượt khách/năm đến năm 2030. Sân bay sẽ hoạt động vào năm 2012. Điều này đã mở ra cơ hội mới cho việc giao lưu giữa đảo với các vùng lãnh thổ bên ngoài.
Đường hàng không phát triển tạo thuận lợi rất lớn trong việc thu hút du khách đến với Phú Quốc trong thời gian tới, đặc biệt là khách từ miền Bắc, khách Đông Á, Tây Âu và Bắc Mỹ do rút ngắn được đáng kể thời gian di chuyển.
2.3.1.2. Hệ thống điện, nước
Về hệ thống điện: hiện nay, ngoại trừ khu vực TX. Hà Tiên và khu vực ven biển Kiên Lương. Tất cả các đảo đều chưa có mạng lưới điện quốc gia. Nguồn điện sử dụng được cung cấp chủ yếu từ các nhà máy phát điện Diezel, ở Phú Quốc có 2 nhà máy điện tại thị trấn Dương Đông công suất 7 MW và một nhà máy tại thị xã Cửa Dương. Hiện nay, 8/8 xã của Phú Quốc đã có điện. Thị trấn Dương Đông có 45,5 km đường điện trung thế và 46,3 km đường dây hạ thế. Tỉnh Kiên Giang đang đầu tư hệ thống cáp ngầm xuyên biển đưa điện quốc gia từ Hà Tiên ra Phú Quốc với chiều dài 53km, kinh phí đầu tư ước tính khoảng 260 triệu USD do tập đoàn điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư dự kiến hoàn thành vào năm 2013. Khi điện quốc gia đến với Phú Quốc sẽ tạo thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội trong đó có du lịch. Tại hòn Tre có nhà máy phát điện Hòn Tre.
Tại các QĐ như: Hải Tặc, Bà Lụa, Nam Du điện sinh hoạt rất hiếm nguồn điện cung cấp chủ yếu là từ các máy phát điện Diezen công suất nhỏ, phần lớn người dân sử dụng điện bình ắc quy hoặc dùng đèn dầu.
Hiện nay, tất cả các đảo của Kiên Giang vẫn đang đối mặt với tình trạng thiếu điện sử dụng và sử dụng điện với giá cao. Điều này gây khó khăn rất lớn cho hoạt động của các hoạt động du lịch biển, ảnh hưởng đến quy mô khai thác và giá cả của các dịch vụ du lịch và thông tin liên lạc, làm chậm quá trình hiện đại hóa hoạt động du lịch.
Nước sinh hoạt: các đảo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hầu hết đều sử dụng nguồn nước mưa dự trữ và từ các giếng khoan. Trên địa bàn đảo Phú Quốc có hệ thống chứa nước mưa với tổng dung tích 30.00m3, 21 giếng khoan công suất 1400m3/ngày đêm, trạm cấp nước Dương Đông với công suất 3,3 triệu m3/năm cung cấp nước cho nông nghiệp và sinh hoạt toàn đảo (chiếm 60 – 70% nhu cầu sử dụng của đảo). Tại Hòn Tre có 1 nhà máy nước công suất 10800 m3/năm và 5 giếng
khoan. Trên địa bàn các đảo còn lại đa phần sử dụng nguồn nước dự trữ, giếng khoan hoặc phải mua nước sinh hoạt từ đất liền chở ra với giá rất đắc 4.
Do khan hiếm nước ngọt nên hầu hết người dân trên các đảo đều có thói quen dự trữ nước vào mùa mưa để sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt. Tại các cơ sở ăn uống và lưu trú, các khu du lịch nguồn nước sử dụng chủ yếu là nước ngầm. Tuy nhiên, tình trạng khan hiếm nước vẫn còn diễn ra thường xuyên gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch. Nhu cầu du lịch ngày càng cao, việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm sẽ làm cho mực nước ngầm hạ xuống tạo điều kiện cho quá trình xâm nhập mặn diễn ra nhanh hơn, đặc biệt là vào mùa khô gây ảnh hưởng đến các HST cảnh quan đảo.
Tình trạng thiếu nước sử dụng vào mùa khô không chỉ là nỗi ám ảnh của người dân trên địa bàn các đảo (Nam Du, hòn Tre, hòn Rái, hòn Nghệ ) mà còn là trở ngại rất lớn cho việc phát triển du lịch tại các đảo, bởi nhu cầu sử dụng nước phục vụ cho du khách tại các điểm du lịch là rất lớn, nguồn nước khan hiếm cũng là một trong những nguyên nhân đẩy giá dịch vụ du lịch tăng cao làm giảm sức cạnh tranh với các khu du lịch khác.
2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
2.3.2.1. Cơ sở lưu trú
Theo số liệu của Sở Văn Hoá – Thể Thao và Du Lịch tỉnh Kiên Giang năm 2012, tổng số cơ sở lưu trú đạt chuẩn trên các địa bàn có hoạt động du lịch biển, đảo bao gồm TP. Rạch Giá là 179/225 cơ sở chiếm 79,5% tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn toàn tỉnh. Phân ra từng địa bàn du lịch biển cụ thể thì Phú Quốc có 61 cơ sở, Hà Tiên có 29 cơ sở, Kiên Lương có 11 cơ sở. Tại địa bàn huyện Kiên Hải chỉ có duy nhất nhà nghỉ huyện uỷ là có chất lượng cao nhất, còn lại chủ yếu là các nhà nghỉ bình dân (phụ lục 7). Nhìn chung số lượng của các cơ sở lưu trú trên địa bàn du lịch biển, đảo Kiên Giang có tăng nhưng tốc độ tăng chậm, đặc biệt là các khách sạn, resort 5 sao hầu như chưa có.
4 Tại QĐ. Nam Du người dân thường mua nước ngọt sinh hoạt từ đất liền chở ra với giá từ 80.000 – 90.000 ngàn đồng/m3 .
Bảng 2. 3 : Số lượng cơ sở lưu trú tại một số địa bàn du lịch biển, đảo
ĐVT | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
CSLT Phú Quốc | Cơ sở | 67 | 68 | 67 | 61 | 60 | 61 |
Tổng số phòng | Phòng | 1296 | 1242 | 1335 | 1416 | 1411 | 1503 |
Số cơ sở từ 1 – 4 sao | Cơ sở | 5 | 5 | 4 | 4 | 4 | 10 |
CSLT Hà Tiên | Phòng | 25 | 27 | 26 | 26 | 29 | 29 |
Tổng số phòng | Phòng | 475 | 540 | 814 | 824 | 833 | 870 |
Số cơ sở từ 1 – 4 sao | Cơ sở | 2 | 2 | 2 | 3 | 3 | 3 |
CSLT Kiên Lương | Cơ sở | 7 | 9 | 9 | 10 | 9 | 11 |
Tổng số phòng | Phòng | 70 | 90 | 94 | 100 | 100 | 112 |
Số cơ sở từ 1 – 4 sao | Cơ sở | - | - | 1 | 2 | 2 | 3 |
CSLT Kiên Hải | Cơ sở | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
Tổng số phòng | Phòng | 23 | 23 | 23 | 23 | 23 | 25 |
Số cơ sở từ 1 – 4 sao | Cơ sở | - | - | - | - | - | - |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Hải Văn Và Khí Hậu Vùng Biển, Đảo Kiên Giang
- Danh Sách Các Bãi Biển Đang Được Khai Thác Tại Kiên Giang
- Tiềm Năng Phát Triển Một Số Loại Hình Du Lịch Khác
- Số Lượng Lao Động Trong Ngành Du Lịch Tỉnh Kiên Giang
- Lượng Lao Động Khu Vực Biển, Đảo So Với Toàn Tỉnh
- Định Hướng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Biển, Đảo Tại Tỉnh Kiên Giang
Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang.
Hiện nay, các khách sạn tại Phú Quốc, Hà Tiên và Kiên Lương được xây dựng theo hướng phục vụ nghỉ dưỡng. Các chuyên gia đánh giá rằng các resort tại Kiên Giang được xây dựng hầu như nghiêm túc, đẹp về cảnh quan bãi biển sạch, thiết kế phục vụ tạo được phong cách riêng. Có thể nói rằng, không chỉ có khách quốc tế mới có nhu cầu nghỉ dưỡng tại các resort và spa, mà khách Việt Nam cũng ngày càng thích tới các resort và spa để nghỉ dưỡng gia đình, hưởng tuần trăng mật cũng như kết hợp tổ chức hội nghị và du lịch của các công ty. Chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật tại các cơ sở lưu trú cũng ngày càng nâng cao. Số lượng và trình độ phục vụ của của đội ngũ nhân viên ngày càng chuyên nghiệp hơn đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Nhận xét chung: cơ sở lưu trú tại các địa bàn du lịch biển, đảo Kiên Giang đang phát triển ồ ạt thiếu quy hoạch đặc biệt là tại Phú Quốc làm ảnh hưởng lớn đến các cảnh quan tự nhiên và HST.
Nhiều cơ sở lưu trú hoạt động tự do, không có sự quản lý kiểm định thường xuyên của các cơ quan chức năng vì thế nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong quá trình hoạt động.
Một số cơ sở lưu trú vừa và nhỏ chất lượng cơ sở vật chất không đảm bảo yêu cầu, chất lượng phục vụ kém dễ gây phản cảm cho du khách.
Tại các resort công tác quảng bá thu hút khách còn hạn chế, giá cả còn cao hơn so với nhiều địa bàn trong cả nước, chất lượng nhân viên phục vụ còn hạn chế, nhất là trình độ ngoại ngữ.
Vào những thời gian cao điểm vẫn còn xảy ra tình trạng thiếu phòng tại Phú Quốc hoặc tình trạng tăng giá đột ngột quá mức làm bức xúc cho du khách và ảnh hưởng đến uy tín du lịch của địa bàn.
2.3.2.2. Cơ sở ăn uống
Các cơ sở dịch vụ về ăn uống trên địa bàn biển, đảo Kiên Giang bao gồm: nhà hàng, quán ăn, coffee – shop, bar, hoặc kết hợp nhà hàng – khách sạn...Với chất lượng rất khác nhau. Hiện nay, Kiên Giang có 67 nhà hàng đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch quốc tế (phụ lục 6). Tại Phú Quốc có các nhà hàng như: Gió Biển, Zen, Trùng Dương, Ái Xiêm, Carole, Việt Xưa. Hà Tiên có các nhà hàng như: Mũi Nai, Đông Hồ, Hải Vân. Kiên Lương có nhà hàng: Hòn Trẹm, Bình An… Đây là các nhà hàng lớn có cơ sở vật chất hiện đại và cung cách phục vụ chuyên nghiệp với thực đơn phong phú. Ngoài ra còn có rất nhiều nhà hàng và quán ăn bình dân hướng vào khách bình dân và khách tham quan.
Nếu so với các trung tâm du lịch lớn như: Nha Trang, Phan Thiết hay Đà Nẵng thì dịch vụ này còn thiếu và yếu cả về số lượng lẫn chất lượng.
Sản phẩm dịch vụ ăn uống mang tính chất bình dân, sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao chưa nhiều, khâu chế biến còn đơn điệu và ít được cải tiến về mặt hình thức, chất lượng và mẫu mã chưa thực sự được gắn kết sản phẩm ăn uống với khu, tuyến điểm dịch và tiềm năng tài nguyên trên địa bàn.
Tiếp thị, quảng cáo sản phẩm dịch vụ ăn uống chưa thường xuyên và chưa ấn tượng nên mức độ thu hút du lịch bị hạn chế. Đội ngũ chuyên gia, nghệ nhân lành
nghề về ẩm thực còn thiếu nên chưa tạo được nhiều sản phẩm mang thương hiệu riêng cho du lịch biển, đảo Kiên Giang.
Tại các điểm ăn uống nhỏ lẻ tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn chưa đảm bảo, một số quán ăn vẫn còn tình trạng chặt chém khách du lịch.
Công tác quản lý, kiểm định hoạt động của các cơ sở ăn uống còn khá lỏng lẻo nên thường xảy ra nhiều vấn đề bức xúc cho du khách.
2.3.2.3. Các khu thể thao, vui chơi giải trí, khu mua sắm
Các địa điểm vui chơi giải trí tại Kiên Giang nhìn chung còn khá đơn điệu mới chỉ dừng lại ở các loại hình: văn nghệ ca hát, đờn ca tài tử, karaoke, massage, …các hoạt động vui chơi thể thao cũng chưa thực sự rõ nét và chưa có các khu vui chơi lớn, các dịch vụ hỗ trợ còn rất hạn chế. Các loại hình giải trí cao cấp như: các câu lạc bộ đêm, các vũ trường, quán bar, casino, sân tennis, sân golf, nhà hát, cinema…còn hạn chế, chủ yếu chỉ có tại các khách sạn 3 sao trở lên.
Nhìn chung số lượng chưa nhiều và chất lượng còn hạn chế, nhiều khu vực và điểm tham quan du lịch chưa xây dựng hoặc tổ chức các dịch vụ vui chơi giải trí điều này ảnh hưởng không tốt đến mức độ thu hút khách du lịch, kích thích chi tiêu, cũng như việc kéo dài thời gian lưu trú của du khách.
Các địa của hàng mua sắm hiện nay chủ yếu là nhỏ lẻ tập trung tại: Dương Đông, Hà Tiên, Kiên Lương với các mặt hàng chủ yếu là hàng lưu niệm có nguồn gốc từ biển, các đặc sản của các đảo…
Tại nhiều điểm mua sắm hiện nay, các mặt hàng còn khá đơn điệu và có phần trùng lập giữa các địa bàn (Hà Tiên – Phú Quốc – Kiên Lương). Tình trạng hàng giả hàng nháy các sản phẩm như: ngọc trai, rượi sim, nước mắm vẫn còn xuất hiện tại các điểm mua sắm.
Giá cả nhiều mặt hàng vẫn chưa thống nhất tại các điểm du lịch. Các điểm buôn bán vẫn còn lộn xộn và mất an ninh gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý du khách.
Chúng ta chưa tổ chức được nhiều sự kiện hay các cuộc thi thể thao có liên quan đến biển. Các loại hình giải trí – thể thao biển cũng còn rất hạn chế, chưa được đưa vào chương trình chính trong các tour.
2.4. Hiện trạng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang
2.4.1. Khái quát du lịch Kiên Giang
Du lịch Kiên Giang đã có những bước phát triển nhanh chóng cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả du lịch. Các tài nguyên du lịch đang dần được khai thác tốt hơn tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo. Hình ảnh du lịch Kiên Giang ngày càng được đông đảo du khách biết đến.
Về cơ sở vật chất: trong những năm vừa qua cơ sở vật chất - kỹ thuật của ngành du lịch có nhiều bước phát triển nhanh chóng. Năm 2005 tỉnh có 132 cơ sở với 2241 phòng đến năm 2011 Kiên Giang có 501 cơ sở với 6973 phòng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 1,2%.
Bảng 2. 4: Chỉ tiêu cơ sở lưu trú tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2005 - 2011
ĐVT | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | TTBQ | |
Tổng số CSLT | Cơ sở | 132 | 473 | 479 | 482 | 423 | 488 | 501 | 1,2% |
Tổng số phòng | Phòng | 2241 | 4825 | 4894 | 5511 | 4678 | 6528 | 6973 | 7,6% |
Nguồn: Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch Kiên Giang.
Tại Kiên Giang thời gian du lịch cao điểm (mùa du lịch) diễn ra từ tháng 2 đến tháng 9. Đây là thời điểm du khách tìm đến các điểm du lich của Kiên Giang nhiều nhất, chủ yếu là các địa bàn du lịch biển như: Ven biển Hà Tiên, Kiên Lương và Phú Quốc. Khách du lịch đến Kiên Giang có xu hướng tăng nhanh. Tổng lượt khách tham quan du lịch đến Kiên Giang năm 2011 là 5.067.937 tăng 15% so với năm 2005. Khách nội địa chiếm tỷ trọng lớn hơn so với khách quốc tế trong cơ cấu khách du lịch.
Về doanh thu: tổng doanh thu du lịch của tỉnh năm 2011 là 752.068 triệu đồng tăng 16% so với năm 2006. Doanh thu chủ yếu là khách đến từ các đơn vị kinh doanh hoạt động du lịch (khách theo tour) chiếm đến 97,8% , khách du lịch tự túc chỉ chiếm 2,2% (năm 2011).