Định Hướng Và Giải Pháp Khai Thác Tài Nguyên Du L Ịch Tỉnh Long An Theo Hướng Phát Triển Bền Vững

Công tác tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong nội bộ và ngoài nhân dân chưa được thường xuyên, chưa tạo được ý thức văn hóa du lịch cho mỗi người.

Vai trò tham mưu, quản lý Nhà nước của các ngành về du lịch còn nhiều khó khăn, bất cập trong xây dựng kế hoạch, kêu gọi đầu tư, tuyên truyền quảng bá xúc tiến đầu tư chưa sâu rộng, chưa đạt chất lượng.

Mối quan hệ phối hợp giữa các ngành du lịch với các ngành chức năng của tỉnh thiếu sự thống nhất đồng bộ, từ đó ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch đối với địa phương.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU L ỊCH TỈNH LONG AN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

3.1. Các định hướng phát triển du lịch tỉnh Long An‌

3.1.1. Cơ sở khoa học để xây dựng định hướng‌

Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Long An thời kỳ 1996 - 2010, trong đó du lịch và dịch vụ được đánh giá là ngành kinh tế quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.

Căn cứ vào “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Long An 1998 - 2010”, trong đó Long An được xác định là khu vực phát triển du lịch trên sông nước, du lịch miệt vườn, du lịch sinh thái trên rừng tràm…của vùng du lịch Tây Nam Bộ và của cả nước.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII Đảng bộ tỉnh Long An nhiệm kỳ 2005 - 2010, Sở Văn hóa - Thông tin và Sở Thể dục Thể thao trước đây đã xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình hành động với những nhiệm vụ trọng tâm và các chỉ tiêu cụ thể (giai đoạn 2005 - 2010)

Căn cứ để ngành du lịch triển khai và tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình công tác trong từng thời gian; là điều kiện thuận lợi thúc đẩy du lịch phát triển toàn diện. Đồng thời cũng là cơ sở để Sở Du lịch làm tốt vai trò cơ quan chuyên môn giúp UBND thành phố quản lý nhà nước về hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố.


3.1.2. Định hướng phát triển của du lịch tỉnh Long An 2010 - 2020‌

3.1.2.1. Định hướng bảo tồn và phát triển tài nguyên và môi trường du lịch‌

Một trong những mục đích của khách du lịch đến Long An là để tìm hiểu về nền văn hóa các dân tộc Việt Nam, về lịch sử phát triển của Long An và về cuộc chiến đấu giành độc lập tự do của nhân dân Nam Bộ. Do đó việc đầu tư nâng cấp tôn tạo và nâng cấp các điểm di tích văn hóa lịch sử hiện nay ở Long An không chỉ có ý nghĩa giáo dục những thế hệ sau về giá trị văn hóa – lịch sử của dân tộc, về những hy sinh và kỳ tích của các thế hệ cha anh đi trước trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, mà còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động phát triển du lịch của tỉnh Long An.

Đây sẽ là môi trường tốt để tuyên truyền, làm cho khách quốc tế hiểu tốt hơn, hiểu đúng hơn về những giá trị nhân văn cao cả của dân tộc Việt Nam trong lịch sử giữ nước và dựng nước với một giá trị văn hóa là luôn luôn yêu hòa bình, chính nghĩa và kiên cường.

3.1.2.2. Định hướng về phát triển các sản phẩm du lịch‌

Thời gian qua, trong bối cảnh “Việt Nam là nơi duy nhất còn lại của châu Á chưa được khám phá nhiều”, được khách du lịch quốc tế chú ý, du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Long An nói riêng được phát triển trên cơ sở khai thác những tài nguyên du lịch sẵn có để xây dựng thành các điểm tham quan du lịch, nghỉ dưỡng,...Tuy nhiên, cho đến nay đã có những dấu hiệu cho thấy nhiều tài nguyên du lịch quý giá đã bị khai thác quá tải, thiếu sự đầu tư bảo vệ, tôn tạo, nâng cấp và phát triển. Đây là một trong những lý do chính làm cho sản phẩm du lịch Việt Nam nói chung và của Long An nói riêng ngày càng trở nên đơn điệu cùng với sự xuống cấp nghiêm trọng của nhiều điểm du lịch, chưa hấp dẫn khách du lịch trở lại nhiều lần.

Khuyến khích việc đầu tư nâng cấp mở rộng với nhiều loại hình vui chơi hơn ở các điểm vui chơi giải trí như trung tâm thành phố Tân An, thị trấn Mộc Hóa và các điểm du lịch khác...và xây dựng nhiều các điểm vui chơi giải trí mới của tỉnh. Ở mỗi điểm vui chơi giải trí, cần nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm độc đáo có bản sắc riêng, tránh sự trùng lặp trong thiết kế và các hình thức vui chơi giải trí. Để giải quyết vấn đề này, cần thiết phải có sự hợp tác chỉ đạo chung giữa các doanh nghiệp. Có như vậy mới tạo ra được một bức tranh đa dạng của những sản phẩm độc đáo có tính hấp dẫn lớn trên phạm vi toàn tỉnh. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để kéo dài ngày lưu trú của khách du lịch trên địa bàn Long An.

Tạo sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng mang bản sắc dân tộc đặc biệt là các truyền thống văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, các phong tục tập quán của vùng đất Long An, đặc biệt vùng Đồng Tháp Mười... để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, từng bước mở rộng thị trường.

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch: Đối với Long An hiện nay vấn đề tạo nên sự đa dạng trong sản phẩm du lịch đang là vấn đề bức xúc, vì vậy đa dạng hóa các sản phẩm du lịch chính là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững. Mỗi điểm du lịch phải có sản phẩm du lịch đặc thù, kết hợp với tỉnh bạn để nối tour du lịch tạo khả năng tiêu thụ các sản phẩm du lịch.

3.1.2.3. Định hướng về đào tạo nguồn nhân lực‌

Nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, việc đào tạo nguồn nhân lực trong du lịch là khâu rất quan trọng để khắc phục tình trạng yếu kém trong hoạt động du lịch của tỉnh.

Quan tâm đào tạo lại và đào tạo mới để giải quyết yêu cầu trước mắt và chuẩn bị cho lâu dài đối với các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch, cán bộ quản lý dưới nhiều hình thức như tại chỗ, chính quy trong nước và nước ngoài.

Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp đối với khách, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của cán bộ, nhân viên trong ngành, đặc biệt là hướng dẫn viên, lễ tân, tiếp thị....

Ở Việt Nam nói chung và Long An nói riêng trong thời gian qua, do sự bức xúc trong phát triển cũng như do những tồn tại trong quá khứ nên tạm thời phải chấp nhận một đội ngũ cán bộ nhân viên với trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa tương xứng với yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, hiện nay do yêu cầu phát triển của Ngành, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập ASEAN, du lịch Viêt Nam đang vươn tới hội nhập với du lịch của các nhóm nước trong khu vực và trên thế giới, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành cần phải được nâng lên để đạt được những chuẩn mực quy định của quốc gia và quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu bức xúc trên, đã đến lúc cần có một chương trình đào tạo toàn diện với những kế hoạch cụ thể về đào tạo mới và đào tạo lại, nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên hiện đang công tác trong ngành thuộc các khu vực Nhà nước và tư nhân. Những hướng chính của chương trình trên bao gồm :

Điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn thể cán bộ nhân viên và lao động hiện đang làm việc trong ngành du lịch của tỉnh. Kết quả điều tra sẽ cho phép đưa ra một kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp trình độ chuyên ngành (đào tạo lại và đào tạo mới) đáp ứng được yêu cầu hiện nay của du lịch Long An.

Khuyến khích đào tạo ở trình độ đại học và trên đại học về nghiệp vụ du lịch. Đây sẽ là lực lượng quản lý nòng cốt góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành du lịch của tỉnh Long An.

Có kế hoạch cử cán bộ trẻ có trình độ và năng lực sang các nước phát triển đề đào tạo trình độ đại học và sau đại học cũng như để thực tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên ngành du lịch.

Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các nước có ngành du lịch phát triển.

Xây dựng và xúc tiến một chương trình đặc biệt nhằm nâng cao hiểu biết về du lịch, về cách ứng xử đối với khách và bảo vệ môi trường du lịch cho nhân dân Long An, cho các địa bàn

có các điểm tham quan du lịch thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ở các trường phổ thông, trường chuyên nghiệp,...


3.1.2.4. Định hướng về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật‌

Về đầu tư: khuyến khích cả đầu tư ngoài nước và đầu tư trong nước theo quy hoạch và có dự án đầu tư cụ thể. Xác định rõ chiến lược đầu tư cụ thể cho từng giai đoạn, cho từng khu vực ưu tiên đầu tư. Đầu tư kết cấu hạ tầng (giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, thông tin liên lạc).

Hiện nay so với nhiều địa phương khác trong cả nước, Long An là địa phương có hệ thống các cơ sở lưu trú còn ít và chất lượng thấp. Trong tổng số 1.122 phòng hiện nay thì số phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế chỉ có 59 phòng, đạt 5,25% nên chất lượng phục vụ khách còn hạn chế. Vì vậy hướng đầu tư xây dựng và nâng cấp khách sạn trong những năm tới cần đặc biệt chú ý đến vấn đề này và ưu tiên đầu tư cho những dự án đáp ứng được yêu cầu trên. Khách du lịch đến Long An chủ yếu là khách du lịch nghỉ cuối tuần, khách tham quan, quá cảnh,..nên việc thiết kế xây dựng các cơ sỏ lưu trú phải phù hợp với các đối tượng du lịch này. Với hướng này cần ưu tiên kiến trúc khách sạn ở Long An đi theo hướng khách sạn - vườn, biệt thự - vườn và mang dáng dấp của kiến trúc dân tộc đặc trưng ở địa phương. Việc đầu tư cho hệ thống khách sạn chủ yếu để nâng cấp những cái hiện có, rất hạn chế việc xây mới để đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh.

Về hướng tổ chức không gian phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú thì ngoài những khu vực đã xác định trong tỉnh, cần ưu tiên và hướng các dự án thuộc lĩnh vực này vào những khu vực ưu tiên đầu tư phát triển du lịch như khu du lịch thị xã Tân An và phụ cận : thị trấn Mộc Hóa ; Khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập ; Khu du lịch miệt vườn Hiệp Thạnh - Châu Thành.

Long An là địa điểm trung chuyển giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, mặt khác trong những năm tới, nhu cầu khách du lịch quốc tế mang theo xe ô tô (qua cửa khẩu Mộc Hóa) sẽ tăng dần, thêm vào đó khách nội địa đến Long An bằng phương tiện ô tô, xe máy cá nhân cũng tăng lên nhiều, vì vậy đòi hỏi trong thiết kế các cơ sở lưu trú cần dành một khoảng không gian nhất định làm bãi đỗ xe... Đây là một vấn đề rất quan trọng trong xây dựng các công trình lưu trú ở Long An trong những năm tới, đảm bảo được sự văn minh trong giao thông, sự thoải mái an toàn đối với du khách, coi đó như là một tiêu chuẩn bắt buộc trong thiết kế xây dựng khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch.

Một trong những hạn chế đối với du lịch Long An là thiếu những cơ sở vui chơi giải trí, dịch vụ hoạt động du lịch thể thao...Để làm đa dạng các loại hình và sản phẩm du lịch của Long An cũng như khắc phục các hạn chế nêu trên, một trong những định hướng đầu tư xây dựng quan

trọng đối với du lịch Long An là ưu tiên xem xét các dự án đầu tư xây dựng và các công trình vui chơi giải trí, thể thao tổng hợp, các khu nghỉ cuối tuần, khu thương mại tự do ở của khẩu Mộc Hóa và các công trình phụ vụ du lịch khác....

3.1.2.5. Định hướng về công tác quảng bá và xúc tiến du lịch‌

Nghiên cứu, phân tích đánh giá các thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng đối với du lịch Long An để có cơ sở khoa học trong việc xác định nguồn khách du lịch nhờ vào vị trí của mình nên thị trường khách du lịch của Long An phần lớn phụ thuộc vào thị trường khách của thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, khi xây dựng chiến lược thị trường về du lịch của Long An phải coi trọng yếu tố vùng và phù hợp với những định hướng phát triển du lịch của thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Long An cũng cần có định hướng khai thác thị trường du lịch Campuchia – Thái Lan qua cửa khẩu Mộc Hóa, Đức Huệ...

Một trong những hạn chế của hoạt động du lịch trong thời gian qua ở Long An là công tác xúc tiến tuyên truyền quảng cáo.

Hiện nay đa số khách đến Long An thiếu thông tin về du lịch của tỉnh. Các nguồn thông tin chính thức được phát hành không được phong phú và hạn chế. Những thông tin không chính thức qua kinh nghiệm và truyền khẩu của khách hiện nay được đánh giá là những nguồn thông tin chính để khách du lịch biết được và đến với Long An.

Để góp phần đẩy nhanh sự phát triển của ngành du lịch Long An, trong thời gian tới phải đầu tư vào công tác xúc tiến tuyên truyền quảng cáo du lịch để công tác này thực sự trở thành một nội dung hoạt động quan trọng. Những định hướng lớn của công tác này bao gồm :

Biên soạn và phát hành những ấn phẩm có chất lượng và thông tin chính thức về du lịch Long An để giới thiệu với khách du lịch về con người và cảnh quan, tài nguyên du lịch Long An ; những thông tin cần thiết cho khách như các điểm lưu trú, hệ thống các điểm tham quan du lịch, các nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí, giá cả sinh hoạt, đi lại, ăn uống,...và địa chỉ các điểm tư vấn cung cấp thông tin cho khách du lịch. Những điểm này cần đặt ở những nơi đầu mối giao thông như bến xe, khách sạn hoặc những điểm thuận lợi trong giao dịch....Đối với các tờ chỉ dẫn và thông tin sơ lược, có thể kết hợp với các ngành giao thông vận tải cung cấp miễn phí cho khách trên các lộ trình đến Long An.

Xúc tiến việc xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc, di tích, các danh lam, thắng cảnh, các làng nghề, lễ hội,...và cả những cơ hội, đầu tư phát triển Long An để giới thiệu với du khách trong và ngoài nước. Những thông tin này là

rất bổ ích không chỉ là đối với du khách có mục đích tham quan ở Long An mà còn là cần thiết đối với nhiều nhà đầu tư, kinh doanh muốn để hợp tác ở địa phương.

Cần tận dụng các cơ hội để tham gia vào các hội nghị, hội thảo và hội chợ du lịch quốc tế để có điều kiện tuyên truyền tiếp thị những sản phẩm đặc sắc của du lịch Long An.

Trong những điều kiện thuận lợi, có thể mở văn phòng đại diện du lịch Long An tại các thị trường lớn trong nước cũng như ở nước ngoài để thực hiện các chức năng về dịch vụ lữ hành và xúc tiến tiếp thị.

Cần đẩy mạnh các chương trình xúc tiến các hoạt động du lịch như : Các lễ hội, các buổi biểu diễn văn nghệ trên địa bàn tỉnh qua đó thúc đẩy hoạt động du lịch hơn nữa trong thời gian tới.

3.1.2.6. Định hướng về công tác quản lí du lịch‌

Sở Thương mại – Du lịch thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với tất cả các đối tượng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở các văn bản pháp luật, các quy định của tổng cục Du lịch, của Ủy ban Nhân dân tỉnh và các ngành có liên quan, Sở Thương mại – Du lịch soạn thảo các hướng dẫn cụ thể về thể lệ, tiêu chuẩn ...đối với từng đối tượng quản lý, đối với từng loại hình hoạt động. Các văn bản soạn thảo sau khi được UBND tỉnh phê duyệt sẽ được phổ biến rộng rãi tới các ban, ngành và các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực du lịch để thực hiện. Sở Thương mại – Du lịch sẽ tiến hành thực hiện chức năng quản lý Nhà nước theo chuyên ngành trên cơ sở các văn bản cụ thể đó.

Việc thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước theo lãnh thổ của ngành du lịch sẽ được Sở Thương mại – Du lịch thực hiện trên cơ sở sơ đồ tổ chức không gian lãnh thổ thuộc quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An sau khi được UBND tỉnh phê duyệt.

Hoạt động du lịch có liên quan đến nhiều ngành, do đó cần có sự thống nhất phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cấp, ban, ngành của tỉnh với Sở Thương mại –Du lịch để đảm bảo việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch có hiệu quả, ngăn ngừa những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đến đạo đức và nếp sống lành mạnh của người dân địa phương.

3.2. Các chỉ tiêu dự báo‌

3.2.1. Dự báo về số lượng khách đến Long An 2010 – 2020‌

Giai đoạn 2006 – 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân số khách du lịch đạt 22,6%/ năm. Dự báo khách du lịch đến Long An giai đoạn 2011 – 2020 như sau:

Bảng 3.1: Dự báo khách du lịch đến Long An (2010 - 2020)

Đơn vị tính: (lượt người)


Năm

2011

2012

2013

2014

2015

2020

Tổng lượt

khách


352.928


432.689


530.476


650.363


797.345


2.208.506

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững - 11

Nguồn: Học viên thực hiện

Với tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng khách du lịch qua các năm có thể nhận thấy rằng số lượng khách đến Long An trong những năm qua tăng lên một số lượng đáng kể. Cụ thể là năm 2010 tổng lượt khách đến Long An là 287.870 lượt người thì đến 2015 đã đạt được 797.345 lượt khách và đến 2020 tăng lên 2.208.506 lượt người.

Đây là một tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch của tỉnh Long An trong những năm tới. Với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh trong những năm tới du lịch sẽ là một ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao trong việc góp phần phát triển kinh tế chung của tỉnh nhà.

Tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng như dự báo thì thật sự Long An chưa tương xứng với những tiềm năng của vùng. Đặc biệt so với các tỉnh giáp với vùng kinh tế trọng điểm thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế văn hóa, du lịch và khoa học kĩ thuật. Chính vì vậy để cho ngành du lịch của tỉnh phát triển hơn nữa là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới của tỉnh Long An.

3.2.2. Dự báo về doanh thu du lịch‌

Giai đoạn 2006 – 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân về doanh thu hoạt động du lịch là 28%/ năm.

Dự báo doanh thu du lịch đến Long An giai đoạn 2011 – 2020 như sau:

Bảng 3.2: Dự báo về doanh thu du lịch đến năm 2020

Đơn vị: Tỉ đồng


Năm

2011

2012

2013

2014

2015

2020

doanh thu


106,063


135,760


173,772


222,428


284,707


978,245

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 10/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí