Thực Trạng Về Công Tác Bảo Tồn Tài Nguyên Du Lịch

Huyện Châu Thành:

Đồng 41: Di tích lịch sử.

Huyện Tân Trụ:

Từ đường họ Phạm: Di tích kiến trúc nghệ thuật.

Vàm Nhật Tảo: Di tích lịch sử.

Cảnh quan sông Vàm Cỏ Tây:

Huyện Thạnh Hóa:

Khu vực Tuyên Nhơn: Di tích lịch sử.

Huyện Thủ Thừa:

Đình Vĩnh Phong: Di tích kiến trúc nghệ thuật.

Chùa Kim Cang: Di tích kiến trúc nghệ thuật.

Chùa Thiên Phước: Di tích kiến trúc nghệ thuật.

Cảnh quan sông Vàm Cỏ Tây.

Huyện Vĩnh Hưng:

Cổ Sơn Tự (Chùa Nổi): Di tích khảo cổ.

Đồn Long Khốt: Di tích lịch sử.

Huyện Tân Hưng:

Gò Hàng: Di tích khảo cổ.

Cảnh quan đầm sen Đồng Tháp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững - 9

Khu vực kênh Dương Văn Dương: Di tích lịch sử.

Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Long An


2.2.5.2. Hệ thống các tuyến du lịch‌

Việc xác định các tuyến du lịch cần phải dựa vào một số tiêu chuẩn sau đây:

Tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) và khả năng hấp dẫn thu hút du khách. Các cơ sở vui chơi giải trí và khả năng thu hút du khách.

Cơ sở hạ tầng (trước hết là mạng lưới giao thông). Các cơ sở lưu trú, ăn uống, mua sắm,…

Các điều kiện đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội. Các tuyến du lịch được chia ra :

Tuyến du lịch nội tỉnh:

Tuyến du lịch Tân An - Mộc Hóa.

Tuyến du lịch Tân An - Cần Đước - Cần Giuộc. Tuyến du lịch Tân An - Đức Hòa.

Tuyến du lịch liên tỉnh:

Tuyến du lịch Tân An - thành phố Hồ Chí Minh. Tuyến du lịch Tân An - Cần Thơ.

Tuyến du lịch Tân An - Tây Ninh.

Tuyến du lịch quốc tế qua cửa khẩu Mộc Hóa.

Long An là tỉnh có lợi thế với cửa khẩu Mộc Hóa. Trước đây đã có thời gian lưu lượng khách qua lại cửa khẩu Mộc Hóa đã có những đóng góp tích cực vào sự giao lưu phát triển kinh tế nói chung của tỉnh Long An, trong đó có du lịch. Trong chiến lược phát triển du lịch của mình Long An cần quan tâm tới lợi thế này để khai thác thị trường khách Capuchia và khu vực, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của ASEAN và hiện nay dự án phát triển tiểu vùng sông Mê Kông đang được hình thành với sự tài trợ của ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)

2.2.6. Thực trạng về công tác bảo tồn tài nguyên du lịch‌

Trong những năm qua nhiều di tích đã được trùng tu, phục hồi, tôn tạo bằng nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia chống xuống cấp di tích của Trung ương và nguồn kinh phí hỗ trợ của địa phương. Đối với quốc gia đáng chú ý là có di tích Ngã tư Đức Hòa với hạng mục: tượng đài Võ Văn Tần, phù điêu Châu Văn Liêm, nhà Dinh quận; Khu di tích lịch sử cách mạng Bình Thành với hạng mục đền tưởng niệm, Bia ghi danh liệt sĩ; Vàm Nhựt Tảo với hạng mục Đền Thờ, Bia lưu niệm, Nhà trưng bày. Các di tích quốc gia khác như: Lăng Nguyễn Huỳnh Đức, Nhà Trăm Cột, Đình Vĩnh Phong, Chùa Tôn Thạnh…đều được đầu tư kinh phí để trùng tu, chống xuống cấp và phục hồi một số hạng mục. Đặc biệt, qua thực hiện xã hội hóa, nhân dân đã đóng góp hàng tỷ đồng vào việc trùng tu, tôn tạo di tích, nhất là các di tích gắn liền với tôn giáo, tín ngưỡng như đình, chùa…Đối với di tích cấp tỉnh, hơn 80% di tích lịch sử cách mạng đều được đầu tư kinh phí để xây dựng các công trình tôn tạo như: bia, đài tưởng niệm…

Cùng với việc bảo tồn các di tích tích văn hóa lịch sử. Hiện nay các vùng sinh thái ngập nước, các rừng nguyên sinh cũng đang được tỉnh đầu tư, giữ gìn. Nơi đây không chỉ là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật mà còn là lá phổi xanh, nơi cung cấp cảnh quan đa dạng và các loại dược liệu để phục vụ cho cuộc sống.

Trong những năm qua tỉnh không ngừng quy hoạch lại và đã hình thành các khu vực sinh thái để phát triển du lịch như: khu vực Láng Sen, rừng Tràm nguyên sinh…Chính vì thế tỉnh không ngừng tuyên truyền giáo dục ý thức của người dân bảo vệ và giữ gìn các giá trị mà thiên nhiên ban tặng cho tỉnh Long An.


2.3. Đánh giá các nguồn lực phát triển du lịch‌

2.3.1. Cơ sở hạ tầng‌

2.3.1.1 Hệ thống giao thông vận tải‌

Đường bộ:

Mạng lưới đường bộ của tỉnh cho phép ô tô đi tới hầu hết các xã, giải quyết phần lớn việc vận chuyển hành khách và hàng hóa trong tỉnh.

Năm 1995 đường bộ tỉnh có chiều dài 3.683 km, trong đó gồm :

Đường nhựa : tổng số 143 km (3,88%), Trung ương quản lý 53,4 km, tỉnh quản lý 77,5 km, huyện quản lý 12 km.

Đường đá : tổng số 1.082 km (chiếm 29,38%), Trung ương quản lý 23,4 km, tỉnh quản lý 374,6 km, huyện quản lý 684 km.

Đường đất : tổng số 2.458 km (chiếm 66,74%)do huyện quản lý.

Tính đến cuối năm 1995 toàn tỉnh vẫn còn 30/182 xã phường chưa có đường xe ô tô vào được (chiếm 16,5% số xã). Nhiều nhất trong số này là huyện Vĩnh Hưng (14/17 xã), Thạnh Hóa (5/10), Thủ Thừa (3/10), Bến Lức (3/ 15)…

2.3.1.2. Hệ thống thông tin liên lạc - viễn thông quốc tế‌

Vào thập kỷ 80 việc liên lạc quốc tế Việt Nam còn hạn chế, chỉ liên lạc được một số khu vực chủ yếu qua hai trạm trung chuyển thông tin vệ tinh mặt đất Intersputnik.

Năm 1991 Long An đưa một tổng đài điện tử STAREX 1024 số vào hoạt động tại thị xã Tân An. Năm 1993 – 1995 đưa vào sử dụng hệ thống tổng đài điện tử kỹ thuật số EWSD 8704 số phủ kín toàn tỉnh, đảm bảo 100% huyện, thị và 2 bưu cục khu vực có điện thoại di động hòa vào mạng thông tin quốc gia, kết nối quốc tế, chất lượng nâng cao rõ rệt.

Mỗi năm đưa lên mạng lưới khoảng 100 km cáp dây mới, đặc biệt năm 1993 - 1995 đã thay thế 600 km đường dây cáp mới từ 10 đôi lên 300 đôi. Trong năm 1995 thi công mạng cáp

ngầm thị xã Tân An với tổng chiều dày 6,739 km, 50 hầm, vốn đầu tư 6,3 tỷ đồng, xây dựng mới 16 cột anten trong đó tháp viễn thông thị xã Tân An cao 80m.

Hiện nay mật độ điện thoại Long An còn thấp, chất lượng truyền đưa thông tin và các loại hình phục vụ chưa phong phú, đa dạng, chưa khai thác hết tiềm năng.

Do nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống xã hội, tỉnh có kế hoạch cải tạo hiện đại hóa mạng lưới điện thoại, nâng cao dung lượng máy về chất lượng lẫn số lượng đảm bảo thông tin, liên lạc toàn tỉnh gắn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ, cả nước và thế giới.

Hoàn chỉnh các mạng điện thoại đến các trung tâm kinh tế - xã hội và các trung tâm xã trong tỉnh. Phát triển rộng rãi các bưu cục đến các cụm dân cư, thị trấn, thị tứ, chợ nông thôn.

2.3.1.3. Hệ thống điện‌

Nguồn điện cung cấp cho Long An thuộc hệ thống điện Miền Nam nên bị ảnh hưởng bởi việc thiếu công suất nguồn, tuy có nguồn diesel bổ sung nhưng cũng không thể đáp ứng nhu cầu điện năng trong các giờ cao điểm.

Long An không có trạm 220 KV, đường dây điện 220 KV đi qua tỉnh với chiều dài 40 km. Nguồn cung cấp điện chủ yếu là trạm Sài Gòn qua mạng lưới 66 KV qua 2 trạm biến áp Tân An và Bến Lức.

Cùng với sự phát triển kinh tế, mức tiêu thụ điện năng sẽ có tốc độ tăng cao hơn tốc độ gia tăng của nền kinh tế. Do vậy, việc đảm bảo nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu điện khí hóa nông thôn, đưa điện đến 100% số xã trên toàn tỉnh, cung cấp đủ điện và giảm giá điện bán cho nông dân ngày càng trở nên cấp bách.

Long An hiện đang xây dựng các công trình lưới truyền tải trạm 220/110/35 KV và lưới phân phối trạm 35/20/0,4 KV. Đầu tư xây dựng lưới 22 KV dài 327 km, dung lượng 20.020 KVA.

2.3.1.4. Hệ thống nước‌

Nhìn chung nguồn nước mặt ít và bị nhiễm mặn không đáp ứng được các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

Nguồn nước ngầm của Long An không mấy dồi dào và chất lượng tương đối kém, chủ yếu phân bố ở độ sâu trên 200m, trong nước có nhiều ion làm chất lượng nước thấp.

Hệ thống cấp nước tự nhiên qua dòng chảy tự nhiên Vàm Cỏ trong tình trạng nhiễm phèn và mặn.

P P

P P

Cung cấp nước sạch cho Long An còn nhiều hạn chế chủ yếu nhờ vào các nhà máy nước Tân An và Mộc Hóa. Nhà máy nước Tân An có công suất 12.000m3/ ngày đêm cung cấp nước cho 100.000 hộ dân của thị xã Tân An và vùng phụ cận, mới có 6/13 thị trấn, thị tứ có cơ sở cấp nước sinh hoạt công cộng. Nhà máy nước Mộc Hóa có công suất 4.000m3/ ngày đêm được đầu tư

tương đối hoàn chỉnh cung cấp nước cho khu vực thị trấn Mộc Hoá.

Hệ thống đường ống dẫn nước và vệ sinh nguồn nước đã quá cũ lại bị thẩm thấu nhiều hoặc xây dựng không có liên hệ với hệ thống thoát nước và các công trình vệ sinh khác…Hiện tượng ô nhiễm nguồn nước sạch cần được khắc phục.

Với những chương trình nước sạch của Long An, trong thời gian tới tình hình cơ sở hạ tầng, khả năng cung cấp nước sạch được cải thiện. Điều đó không chỉ có ý nghĩa đến sự phát triển kinh tế xã hội của Long An mà nó rất thiết thực đối với sự phát triển của ngành du lịch địa phương.

Bảng 2.10: Hoạt động các phương tiện vận tải tỉnh Long An


Địa điểm

Địa chỉ liên hệ

Điện thoại

Bến xe khách Long An

103 Quốc lộ 1A, P4, TX. Tân An

ĐT: 072. 3829 434

Công ty TNHH một thành viên Mai Linh Long An

355 Quốc lộ 1A, P4, TX. Tân An

ĐT: 072. 3836 888

Taxi Mai Linh


ĐT: 072. 3837 837

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Long An

Nhìn chung số lượng các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của tỉnh Long An cho đến hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với nhu cầu của ngành du lịch, nhất là hệ thống các tuyến đường dẫn vào các điểm tham quan hoặc các tuyến đường nối các khu di tích lại với nhau còn gặp rất nhiều khó khăn.

Tuy nhiên về chất lượng đã thay đổi đáng kể như hệ thống các tuyến được đã dần dần được kiên cố hóa, hệ thống điện nước ngày càng hoàn thiện. Đặc biệt là hệ thống các loại phương tiện vận chuyển có sự chuyển biến mạnh mẽ.

Các loại phương tiện vận chuyển bằng ô tô hiện nay được đầu tư nâng cấp phục vụ nhu cầu khách trong nước và quốc tế của các hãng taxi, ô tô vận chuyển khách cũng được đầu tư mạnh mẽ.

2.3.2. Cơ sở vật chất - kĩ thuật‌

Cơ sở lưu trú

Cơ sở vật chất kĩ thuật là một bộ phận trọng yếu trong hoạt động du lịch, nó là cơ sở để đánh giá mức độ, chất lượng dịch vụ du lịch của đơn vị cũng như địa phương. Những năm qua cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành đã có bước phát triển đáng kể tuy chưa nhiều nhưng cũng đáp ứng được nhu cầu của du khách.

Lượng du khách đến Long An ngày càng đông kéo theo cơ sở lưu trú cũng tăng nhanh. Nếu như năm 2005, trên địa bàn chỉ có 20 khách sạn với số phòng 410 phòng, thì đến năm 2010 đã tăng 66 cơ sở lưu trú lớn nhỏ (với 1.122 phòng 1396 giường) chủ yếu tập trung ở thành phố Tân An.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh đang có rất nhiều người dân đang xin giấy phép xây dựng các nhà nghỉ phục vụ du lịch.

Hiện nay số cơ sở lưu trú đạt chuẩn trên địa bàn tỉnh Long An ngày càng tăng năm 2005 có 17 cơ sở đến 2010 đã có 59 cơ sở. Điều này cho thấy cơ sở lưu trú trên địa bàn của tỉnh ngày càng phát triển mạnh.

Bảng 2.11: Danh mục cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Long An



Đơn vị tính

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng số cơ sở lưu trú

Cơ sở

20

28

42

50

61

66

Tổng số phòng


410

593

786

910

1.051

1.122

Tổng số giường


635

852

1.067

1.191

1.335

1.396

Trong đó:








2sao


2

2

2

2

2

3

1sao


1

2

3

2

2

4

Đạt tiêu chuẩn


17

24

37

46

57

59

Nguồn: Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Long An

Ăn uống:

Hiện nay tình hình kinh doanh các loại hình dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh đang phát triển rất rầm rộ. Tuy nhiên chỉ có một vài cơ sở lớn, phần lớn các cơ sở còn lại mang tính nhỏ lẻ chưa ứng đáp được các yêu cầu của ngành.

Ngoài các quán ăn đang hoạt động trên địa bàn thành phố Tân An. Trong những năm qua các huyện trên địa bàn tỉnh cũng phát triển mạnh các loại hình dịch vụ ăn uống với quy mô nhỏ lẻ nên tình hình thống kê còn gặp nhiều hạn chế.

Trong thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa các cơ sở kinh doanh phục vụ ăn uống để có thể đáp ứng nhu cầu khách du lịch trong thời gian tới.

Bảng 2.12: Danh mục quán ăn trên địa bàn thành phố Tân An


Địa điểm

Địa chỉ liên hệ

Điện thoại

Nhà hàng Nhựt Long

368 Hùng Vương, P3, TX. Tân An

ĐT: 072. 3833 735

Câu lạc bộ Hương Quê

51 Quốc lộ 1A, xã Mỹ Yên, Bến Lức

ĐT: 072. 3890 979

Quán ăn Phù Sa

103 Quốc lộ 62, P2, TX. Tân An

ĐT: 072. 3211 607

Nguồn: Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Long An

Vui chơi giải trí:

Nhìn chung các địa điểm vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh Long An còn hạn chế chỉ tập trung tại các thành phố và thị trấn trong tỉnh. Chính vì thế mà vẫn chưa thực sự thu hút đông đảo khách du lịch.

Trong những năm qua các địa điểm vui chơi cũng ngày các phát triển mạnh mẽ cùng với đó là các loại hình dịch vụ cũng ra đời nhiều hơn. Hiện nay có rất nhiều loại hình mới xuất hiện trên đia bàn tỉnh Long An như: khu câu cá giải trí, các quán bar…ngày càng phát triển rầm rộ.

Tuy nhiên có thể đáp ứng được nhu cầu phục vụ du lịch của tỉnh trong thời gian tới thì cần phải đầu tư hơn nữa, nhất là tại các địa điểm có các điểm và các tuyến tham quan du lịch đi qua.


2.3.3. Lao động du lịch‌

2.3.2.1. Số lượng lao động du lịch‌

Nhìn chung số lao động làm trong ngành du lịch của tỉnh Long An tăng lên đáng kể qua các năm. Tăng mạnh nhất là vào năm 2010 tăng 12,5% so với năm 2009. Đây là một nguồn lực mới để bổ sung cho ngành du lịch của tỉnh trong thời gian tới.

Bên cạnh nguồn lao động tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch còn có một bộ phận nhỏ tham gia gián tiếp tại các điểm du lịch trong tỉnh. Qua đó góp phần cho các hoạt động kinh doanh diễn ra tốt đẹp hơn.

Bảng 2.13: Số lượng lao động du lịch trực tiếp (2005 - 2010)

(Đơn vị tính: Lượt người)


Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Lao động trực tiếp

290

300

350

360

370

450

Lao động gián tiếp

60

66

106

128

130

92

350

366

456

488

500

542

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/12/2023