Biểu Đồ Thể Hiện Số Lượng Lao Động Tham Gia Vào Ngành Du Lịch

Tổng lao động

Nguồn: Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Long An


600


500


400


300


200


100


0

2005 2006 2007 2008 2009 2010



Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp Tổng lao động

Biểu đồ

2.1: Biểu đồ thể hiện số lượng lao động tham gia vào ngành du lịch


2.3.2.2. Chất lượng lao động du lịch‌

Chất lượng lao động tham gia vào hoạt động du lịch của tỉnh những năm qua ngày càng được nâng cao. Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trong các lĩnh vực chuyên không ngừng được gia tăng. Tỉnh không ngừng tăng cường các lớp nghiệp vụ cho các nhân viên tham gia hoạt động du lịch mở rộng các khóa đào tạo quản lý cho các nhân viên trên địa bàn tỉnh bằng cách cho đi tham quan học hỏi kinh nghiệm từ các địa phương đang có các hoạt động mạnh mẽ trong kinh doanh du lịch. Tạo điều kiện cho các nhân viên học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có chính sách ưu đãi đối với những người đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

Hiện nay chất lượng lao động du lịch của tỉnh Long An chỉ đạt ở mức trung bình khá. Số lượng người đạt trình độ đại học, cao đẳng ngày càng tăng như năm 2008 là 40 người đến 2010 là 58 người. Trình độ sơ cấp và trung cấp cũng ngày càng gia tăng.

Bên cạnh đó chất lượng về ngoại ngữ và trình độ quản lý ngày càng được nâng cao trong đội ngũ phục vụ du lịch và nhân viên quản lý.

Bảng 2.14: Thực trạng về nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh

(Đơn vị tính: người)


TT

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

2010

1

Tổng số lao động

350

366

456

488

500

542

2

Trình độ trên đại học







3

Trình độ đại học, cao đẳng

20

25

32

40

50

58

4

Trình độ trung cấp

30

33

41

49

60

65

5

Trình độ sơ cấp

26

29

31

45

55

59

6

Trình độ khác (qua đào tạo tại chỗ hoặc huấn luyện

nghiệp vụ ngắn hạn)


274


279


352


354


335


360

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững - 10

Nguồn: Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Long An


2.3.4. Đầu tư du lịch‌

2.3.4.1. Tổng dự án‌

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Long An đang triển khai một số dự án để khai thác phục vụ du lịch. Tính đến 2010 toàn tỉnh có 5 dự án kêu gọi các nhà đầu tư cho ngành du lịch và dịch vụ vui chơi giải trí.

Trong các dự án kêu gọi dầu tư thì dự án Khu du lịch sinh thái Làng Nổi Tân Lập đã tiến hành xây dựng vào năm 2009. Đây là một trong những dự án lớn của tỉnh tính cho đến 2010. Dự án hoàn thành sẽ là động lực phát triển ngành du lịch của tỉnh Long An trong thời gian tới, đặc biệt là vùng Đồng Tháp Mười.

Nhìn chung đến năm 2010 các dự án về du lịch trên địa bàn tỉnh Long An còn rất là hạn chế so với tiềm năng của vùng. Chính vì vậy, việc xây dựng công trình phục vụ du lịch là một động thái tích cực cho ngành du lịch của tỉnh.


Bảng 2.15: Dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Long An 2005 - 2010


STT

Tên dự án

Địa điểm

1

Khu du lịch sinh thái Làng Nổi Tân Lập

thuộc xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long

An

2

Khu Lâm viên Thanh Niên

Xã Tân Đông, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long

An

3

Khu Di tích lịch sử cách mạng tỉnh

Long An

xã Bình Hòa Hưng, huyện Đức Huệ, tỉnh

Long An

4

Công viên thị xã Tân An

nằm trên đại lộ Hùng Vương, phường 1 và

phường 3 phía Đông – Nam thị xã Tân An

5

Khu dịch vụ giải trí Hồ Khánh Hậu

tọa lạc tại quốc lộ 1, ấp Bình Quân, phường 4,

thị xã Tân An, tỉnh Long An.

Nguồn: Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Long An

2.3.4.2. Tổng vốn đầu tư‌

Đến năm 2010 tổng vốn đầu tư vào du lịch tỉnh Long An vào khoảng 21.300.000 USD. Trong đó tập trung vào các dự án phục vụ du lịch như: khu du lịch sinh thái làng Nổi Tân Lập, Khu dịch vụ giải trí Hồ Khánh Hậu, khu di tích lịch sử cách mạng Bình Thành, khu Trung tâm dịch vụ Thị xã Tân An,…. Ngoài ra, một số khu du lịch đang được các huyện, thị và nhà đầu tư làm quy hoạch chi tiết và thực hiện quy hoạch. Tính đến 2010 đầu tư vào xây dựng nhà hàng khách sạn trên địa bàn tỉnh là 11.397 triệu đồng.

Ngoài ra, vốn thuộc các thành phần kinh tế khác cũng đã đầu tư hạ tầng đáng kể để phục vụ cho chính công trình, điểm du lịch mà các nhà đầu tư đang khai thác. Trong những năm gần đây, thu hút đầu tư vào cơ sở vật chất du lịch trên địa bàn tỉnh có bước tăng trưởng cao, nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải trí, du lịch sinh thái có chất lượng dịch vụ tốt đã và đang được triển khai thực hiện. Có nhiều dự án xin đầu tư sân Golf, khu nghỉ dưỡng cao cấp với tổng vốn đăng ký trên hàng ngàn tỷ đồng đang được tỉnh xem xét để cấp phép đầu tư. Các dự án này sau khi được đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ góp phần tạo nên diện mạo mới cho du lịch Long An. Tuy vậy, công tác quy hoạch du lịch của tỉnh còn thiếu tính đồng bộ, thống nhất, thiếu tính chiến lược lâu dài, một số dự án quy hoạch chậm được triển khai, chủ yếu là quy hoạch theo từng dự án. Cơ sở hạ tầng du lịch của Long An còn nhiều yếu kém, bất cập.

2.4. Tình hình kinh doanh du lịch‌

2.4.1. Thị trường khách du lịch quốc tế và nội địa‌

Theo số liêu thống kê cho thấy, du lịch tỉnh Long An thời gian gần đây đã có những bước phát triển đáng kể. Tổng lượng du khách đến tỉnh Long An giai đoạn 2005 – 2010 là 1.090.547 lượt người.

Riêng lượng khách đến năm 2010 là 287.870 lượt người tăng 19,9 % so với năm 2009. Nhìn chung khách quốc tế và khách nội địa đến Long An ngày càng tăng, khách đến Long An tăng là do trong những năm qua tỉnh đã đầu tư xây dựng nhiều công trình kiến trúc mới phục vụ du lịch và tôn tạo nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia để đưa vào phục vụ du lịch.

Bảng 2.16. Số lượng khách đến tỉnh Long An (2005 - 2010)

Đơn vị tính: Lượt người


Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng lượt khách

85.766

127.629

149.890

199.500

239.892

287.870


Lữ hành (nội địa)

9.747

30.470

30.282

26.298

23.833

28.638

Lưu trú:

76.019

97.159

119.608

173.202

216.059

259.232

- Quốc tế

1.120

1.562

2.052

2.888

3.542

4.592

- Nội địa

74.899

95.597

117.556

170.314

212.517

254.640

Nguồn: Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Long An


2.4.2. Doanh thu du lịch‌

Bảng 2. 17: Tổng doanh thu du lịch của tỉnh Long An (2005 - 2010)

Đơn vị tính: tỉ đồng


Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng doanh thu

24,060

30,940

43,010

57,060

67,901

82,862

Nguồn: Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Long An


90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

2005 2006 2007 2008 2009 2010



Tổng doanh thu (tỷ đồng)

Biểu đồ

2.2: Biểu đồ thể hiện tổng doanh thu du lịch tỉnh Long An

Doanh thu hoạt động du lịch của tỉnh Long An liên tục tăng qua các năm. Đặc biệt năm 2010 là tăng mạnh nhất tăng khoảng 22% so với năm 2009 đây là một dấu hiệu cho thấy ngành du lịch tỉnh đã phát triển và vùng lên mạnh mẽ.

Chính điều đó đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào Long An trong những năm tới.

2.4.3. Thu nhập bình quân lao động du lịch tỉnh.‌

Bảng 2.18: Thu nhập bình quân lao động du lịch tỉnh Long An (2005 - 2010)

Đơn vị tính: Triệu đồng


Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Thu nhập bình quân lao

động trong du lịch

1,43

1,51

1,78

1,92

2,23

2,643

Nguồn: Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Long An

Thu nhập bình quân du lịch lao động trong ngành du lịch của tỉnh Long An qua các năm tăng đáng kể. Tăng mạnh nhất là vào năm 2010 và đạt mức 2,643 triệu đồng. Tuy nhiên nhìn vào thực tế về thu nhập bình quân đầu người trong ngành du lịch của tỉnh thì rất là hạn chế so với các địa phương khác làm hoạt động du lịch.

Mặc dù trong những năm qua thu nhập bình quân của lao động có tăng nhưng mức tăng không đáng kể, chính đều đó đã tác động không tốt đến tâm lý của những người làm hoạt động du lịch. Chính vì vậy mà ngành du lịch của tỉnh Long An chưa thực sự phát triển tốt.

Trên thực tế, với mức thu nhập bình quân theo đầu người trong ngành du lịch thấp như hiện nay. Đây là một điều vô cùng khó khăn với người làm du lịch, với tình hình kinh tế thế giới chuyển biến bất thường đã làm cho cuộc sống của những người hoạt động trong du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trong những năm qua nhờ sự kêu gọi các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch mà tỉnh có những bước phát triển làm cho thu nhập bình quân của nhân viên du lịch tăng lên. Nhờ đó làm cho nguồn lao động làm việc trong ngành du lịch thay đổi cả về số lượng và chất lượng.

2.5. Đánh giá về sự phát triển bền vững du lịch tỉnh‌

2.5.1. Quản lý‌

Trong những năm qua Đảng bộ các cấp và các ngành của tỉnh Long An đã đưa ra những kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác các tài sản thiên nhiên, nhân văn sao cho môi trường cảnh quan tự nhiên và các khu thắng cảnh không những không bi xâm hại mà còn được bảo trì và nâng cấp tốt hơn. Đặc biệt là các hệ sinh thái rừng như rừng tràm Mộc Hóa hay hệ thống kênh rạch và những khu dân cư phải làm sao để các hoạt động du lịch không ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội của dân cư.

Để quản lý tài nguyên du lịch tỉnh Long An mang lại hiệu quả cao, tỉnh và Đảng bộ Long An đã thành lập hội đồng xúc tiến du lịch của tỉnh với thành phần bao gồm đại biểu của Ban

ngành có liên quan của tỉnh và địa phương nơi quy hoạch do lãnh đạo UBND tỉnh làm chủ tịch, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch làm phó chủ tịch thường trực. Hội đồng này có nhiệm vụ giúp UBND tỉnh soạn thảo các chủ trương, chính sách, quy chế đầu tư khai thác và bảo vệ các khu du lịch theo quy hoạch, giám sát việc tổ chức quy hoạch, giải quyết mối quan hệ giữa các Ban, Ngành của địa phương tạo điều kiện cho du lịch phát triển.

Để phát triển bền vững du lịch của tỉnh, trong thời gian qua ngoài sự chỉ đạo và quản lý của các ngành và địa phương còn có một bộ phận không nhỏ người dân sinh sống trong các vùng du lịch đã tham gia vào việc bảo tồn và nâng cao các giá trị các nguồn tài nguyên.

Chính nhờ có sự phối hợp đồng bộ đó mà các nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh Long An hiện tại và tương lai sẽ được bảo tồn và phát triển một cách bền vững.

2.5.2. Kinh tế‌

Quy hoạch phát triển du lịch Long An nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng của địa phương để nhanh chóng phát triển ngành du lịch, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch vào tổng thu nhập của tỉnh, sao cho đến năm 2020 du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, tương xứng với tiềm năng du lịch của địa phương.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần tham gia vào phát triển kinh tế du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm.

Nâng cao năng lực hoạt động của các doanh nghiệp du lịch, tạo thế cạnh tranh thu hút ngày càng nhiều du khách đến với các loại hình du tịch trên địa bàn tỉnh Long An như: sinh thái, tham quan, nghiên cứu…

Để khai thác tài nguyên một cách bền vững không nên chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà phải tập trung vào lợi lâu dài. Chính vì vậy, trong quá trình khai thác cần phải đi đôi với bảo tồn và tôn tạo các điểm tham quan khai thác du lịch, làm được điều đó thì mới thật sự mang lại hiệu quả trong quá trình phát triển kinh tế.

2.5.3. Di sản‌

Long An là một trong những tỉnh có nguồn di sản vô cùng phong phú và đa dạng. Di sản văn hóa được xem là một tài nguyên đặc trưng riêng của mỗi địa phương .Di sản Long An bao gồm cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, trong những năm qua để bảo tồn các di sản văn hóa vật thể tỉnh đã thành lập bảo tàng để lưu giữ các vật thể trong các cuộc khai quật, bên cạnh đó tỉnh còn thành lập ban quản lý để quản lý các di tích để giữ gìn các giá trị truyền thống của dân tộc.

Bên cạnh di sản văn hóa vật thể còn có di sản văn hóa phi vật thể như đờn ca tài tử. Trong thời gian qua để bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể này tỉnh đã tổ chức các buổi Tọa đàm “Nghệ thuật đờn ca tài tử” ở Long An.

Ngoài việc tổ chức các buổi tọa đàm tỉnh còn tổ chức các chương trình giao lưu đờn ca tài tử với các nghệ sĩ trong tỉnh và tổ chức các buổi văn nghệ phục vụ quần chúng qua đó giúp cho việc giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh ngày càng tốt hơn.

Nhờ sự giữ gìn các di sản văn hóa của tỉnh Long An trong những năm qua sẽ tạo điều kiện cho ngành du lịch tỉnh Long An trong thời gian tới phát triển một cách bền vững hơn.

2.5.4. Môi trường‌

Phát triển du lịch phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái. Trong những năm qua tỉnh đã quy hoạch các điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh phục vụ du khách. Trong đó ưu tiên phát triển các loại hình du lịch sinh thái, các loại hình du lịch gắn với thiên nhiên và văn hóa.

Hiện nay môi trường tại các điểm khai thác du lịch trên địa bàn tỉnh Long An đã được quan tâm rất nhiều trong việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên hiện hữu. Bằng nhiều biện pháp như tuyên truyền giáo dục ý thức của người dân tại các địa phương và tổ chức các lớp tập huấn trong giữ vệ sinh chung của người dân.

Trong thời gian qua Đảng bộ nhân dân Long An đã phối hợp với các ngành các cấp quy hoạch lại các vùng du lịch nhằm tạo môi trường thông thoáng cho khách tham quan tại các điểm tham quan. Cùng với đó là kiểm tra các cơ sở kinh doanh phục vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh để đảm bảo vệ sinh tốt hơn cho người dân và du khách.

2.6. Đánh giá chung về tiềm năng thực trạng du lịch tỉnh Long An‌

2.6.1. Thuận lợi:‌

Long An là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Ninh, Tiền Giang, Đồng Tháp là một trong tám tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ nối liền các tỉnh miền Đông và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có gần 137 km đường biên giới giáp với nước láng giềng Campuchia, có 2 của khẩu quốc gia và một số cửa khẩu phụ vì thế rất thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế và dịch vụ.

Long An là một tỉnh có điều kiện tự nhiên điển hình của vùng Đồng Tháp Mười, một miền đất được hình thành với nền văn minh Óc-Eo nổi tiếng, lại là một địa danh lịch sử cách

mạng,…Vì vậy có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, trong đó nổi trội là du lịch sinh thái, chính vì vậy trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đã xác định Long An là một điểm du lịch quan trọng đến năm 2020 trên tuyến du lịch sinh thái của vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Với nguồn tài nguyên nhân văn phong phú, vị trí thuận lợi nên Long An hoàn toàn có thể đẩy mạnh sự phát triển của ngành du lịch.

Với thực vật phong phú với nhiều loại cây quý, trái ngọt. Với sự cần cù của người dân, Long An có nhiều làng nghề truyền thống như: làm trống, dệt chiếu, nấu rượu.

Với nhiều dự án mới đang được triển khai như: khu phức hợp vui chơi giải trí Khang Thông (Happy Land), khu đô thị mới Hồng Phát, làng nổi Tân Lập. Đây là những công trình khi hoàn thành là một động lực lớn phát triển ngành du lịch tỉnh Long An.

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cầu phát triển thương mại – du lịch của tỉnh ngày càng hoàn thiện.

Các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch từng bước được đầu tư ngày càng tăng như: khách sạn, nhà hàng, phòng trọ, nhà trọ, dịch vụ ăn uống và các hoạt động vui chơi giải trí,…

Công tác tuyên truyền quảng bá xúc tiến đầu tư về du lịch được chú ý quan tâm, vai trò lãnh đạo của các cấp Ủy Đảng và chính quyền về phát triển du lịch là vấn đề quan tâm chỉ đạo theo dõi nhất là các phường, xã có khu hoặc điểm du lịch phát triển.

2.6.2. Hạn chế :‌

Với những thành tựu đạt được thì du lịch Long An cũng còn tồn tại một số hạn chế như sau

:

Về điều kiện tự nhiên Long An tuy được thiên nhiên khá ưu đãi những phần lớn các tỉnh

nằm ở xa và giáp với biên giới, ở cách xa trung tâm của tỉnh, thành phố. Dân số lại ít điều kiện hiện có chưa thu hút được khách du lịch thường xuyên như một số nơi trong cả nước. Chưa tạo động lực mạnh mẽ để thúc đẩy các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực thương mại và dịch vụ du lịch.

Sự phát triển của du lịch thị xã trong những năm qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh sẵn có trong chỉ đạo điều hành quản lý chủ yếu dựa vào cảnh quan thiên nhiên ưu đãi.

Các công trình vui chơi giải trí tại khu du lịch và các điểm du lịch còn đơn điệu, chưa hấp dẫn khách tham quan du lịch.

Thiếu sự tác động đầu tư cho việc xây dựng cơ sở vật chất cải tạo nâng cao vẻ đẹp thiên nhiên ưu đãi ở các điểm du lịch.

Việc triển khai đầu tư vào các dự án quy hoạch như khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập tiến độ triển khai chậm và đơn điệu là các nhà hàng – khách sạn, thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí, nhất là sân chơi cho trẻ em và thiếu các khách sạn đạt chuẩn từ 1 đến 2 sao trở lên và thiếu nơi hội nghị khách hàng dành cho các công ty lớn tổ chức hội nghị.

Việc tổ chức quản lý kinh doanh, dịch vụ còn nhiều khuyết điểm, tình trạng tăng giá vào các ngày Lễ, Tết còn diễn ra khá phổ biến.

Đội ngũ cán bộ quản lý các khu du lịch chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, chưa có nhiều doanh nghiệp lớn chuyên kinh doanh dịch vụ - du lịch.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 10/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí