Đặc Điểm Tài Nguyên Du Lịch Của Thành Phố Hạ Long


cũng là trung tâm cung cấp các dịch vụ y tế cho các địa phương lân cận.


Về hệ thống QLNN, Hạ Long được hưởng lợi từ nền chính trị ổn định lâu dài ở Việt Nam. The Economist Intelligence Unit - Bộ phận phân tích của tạp chí The Economist xếp Việt Nam ở hạng 26/165 quốc gia trong giai đoạn 2009/2010 xét về các nguy cơ bất ổn xã hội có đe dọa đến chính phủ (xếp thứ 1 = ít nguy cơ nhất). Với vai trò là thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh, Hạ Long đã có những nỗ lực phát triển tương đối mạnh mẽ hơn so với các tỉnh thành khác trên toàn quốc.

2.1.3. Đặc điểm tài nguyên du lịch của thành phố Hạ Long


Do vị trí địa lý của Thành phố Hạ Long nằm dọc theo Vịnh Hạ Long lại có điều kiện địa hình đa dạng nên đã tạo cho thành phố rất nhiều tài nguyên du lịch, như:

* Vịnh Hạ Long

Thành phố Hạ Long nằm dọc theo bờ Vịnh Hạ Long, bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ với tổng diện tích 1.553 km2, kèm theo hệ thống hang động phức tạp và tuyệt đẹp, Vịnh Hạ Long là nguồn tài nguyên du lịch độc đáo mang tầm vóc quốc tế: Năm 1994, Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới với các giá trị thẩm mỹ nổi bật mang tầm vóc quốc tế; Năm 2000, Vịnh Hạ Long lần thứ hai được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới với các giá trị địa chất, địa mạo; Tháng 7 năm 2003, Vịnh Hạ Long được Câu lạc bộ Các vịnh đẹp nhất thế giới xếp hạng là một trong 29 vịnh đẹp nhất trên thế giới; Năm 2011, vịnh Hạ Long được bình chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới; Ngoài ra, theo nhiều nhà nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế, Vịnh Hạ Long chứa đựng nhiều giá trị sinh học, lịch sử văn hóa (Hoàng Phúc, 2021).

Trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/01/2013 đã xác định vịnh Hạ Long là một nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng. Do đó, vịnh Hạ Long được định hướng phát triển Thành một khu du lịch quốc gia (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2014).

* Biển và bờ biển

Thủy, hải sản: Với diện tích đất bãi triều lớn ở Cửa Lục và Yên Cư, khu vực


quanh đảo Tuần Châu có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủy hải sản, đặc biệt là tôm, cá, ngọc trai, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, vịnh Hạ Long là một vịnh kín với nhiều loài mang giá trị kinh tế cao như cá thu, cá nhồng, tôm, mực, ngọc trai, bào ngư và hàu. Vì vậy, vùng biển ngoài khơi của Vịnh Hạ Long là một trong 4 ngư trường lớn của Việt Nam (UBND thành phố Hạ Long, 2015).

Đường bờ biển và khu vực Vịnh: Ngoài nguồn lợi về thủy hải sản, Thành phố Hạ Long còn có đường bờ biển hơn 50 km, dài hơn một số quốc gia nhỏ, chẳng hạn như Singapore (khoảng 42 km). Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cảng như cảng nước sâu Cái Lân, cảng than, cảng du lịch và một số cảng nhỏ khác (UBND thành phố Hạ Long, 2020). Các cảng này khi phát triển sẽ có tác dụng lan tỏa, kéo theo sự phát triển ngành Công nghiệp đóng tàu của Thành phố Hạ Long. Đồng thời, đường bờ biển, đặc biệt là khu vực nhìn ra vịnh Hạ Long, là nguồn tài sản vô giá cho Thành phố phát triển hệ thống các công trình công cộng, dân cư, dịch vụ, vui chơi giải trí phục vụ phát triển du lịch và đời sống dân cư.

Bãi biển: So với các bãi biển khác trong khu vực như vịnh Bái Tử Long, biển Trà Cổ hay Vĩnh Thực, các bãi biển của Thành phố Hạ Long không có ưu thế về quy mô hay chất lượng. Tuy nhiên, những bãi biển này lại nằm gần các địa điểm du lịch trong Vịnh Hạ Long và do đó mang lại những giá trị nhất định cho Thành phố. Hiện tại có 8 bãi biển đang được đưa vào hoạt động ở Thành phố Hạ Long trong đó bao gồm bãi tắm Thanh Niên, Hoàng Gia, Ti Tốp và Tuần Châu (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2014).

* Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê sử dụng đất tính đến năm 2014, diện tích rừng của Thành phố là 6985,58 ha, chiếm 25,7% diện tích đất tự nhiên. Trong số này, 1.678,74 ha rừng được sử dụng cho sản xuất, 5.025,97 ha là rừng phòng hộ (Đỗ Hồng Thủy, 2014).

* Nguồn tài nguyên văn hóa và du lịch

Ngoài Vịnh Hạ Long là tài nguyên du lịch quan trọng nhất, Thành phố còn có các nguồn tài nguyên văn hóa và du lịch khác cần quảng bá rộng rãi như:


Thứ nhất về, tài sản văn hóa vật thể: Ba tài sản văn hóa vật thể quan trọng nhất của Thành phố Hạ Long là quần thể núi Bài Thơ, chùa Long Tiên, đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn và chùa Lôi Âm. Những tài sản văn hóa này được khách du lịch trong nước biết đến rộng rãi nhưng chưa phổ biến đối với khách du lịch nước ngoài vì họ có ít thời gian ở lại thăm quan Thành phố. Trong đó:

Cụm di tích Núi Bài Thơ - chùa Long Tiên, núi Bài Thơ là tên gọi của ngọn núi đá vôi cao gần 200 mét tọa lạc giữa trung tâm Thành phố Hạ Long. Vì núi Bài Thơ nằm ngay cạnh bờ biển, khách du lịch đứng trên núi có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn Vịnh Hạ Long và bờ biển xinh đẹp của Thành phố.

Chùa Long Tiên được xây dựng năm 1941, là ngôi chùa lớn nhất của địa phương với kiến trúc Phật giáo độc đáo và có vị trí nằm ở trung tâm của Thành phố, dưới chân núi Bài Thơ. Cùng với cảnh quan thiên nhiên và các di tích xung quanh núi Bài Thơ, cụm các công trình này có thể coi là một điểm đến, một sản phẩm du lịch cần được phát triển của Thành phố.

Đền thờ Đức ông Trần Quốc Nghiễn. Lễ hội đền thờ Đức ông Trần Quốc Nghiễn Đền thờ Đức ông Trần Quốc Nghiễn là di tích văn hóa chính của Thành phố Hạ Long. Đền được xây dựng để tưởng nhớ Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, một vị đại tướng trong lịch sử chống quân Nguyên Mông của dân tộc Việt Nam. Từ năm 2008, lễ hội đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn đã được tổ chức hàng năm và thu hút hàng nghìn khách du lịch.

Chùa Lôi Âm, Quang cảnh chùa Lôi Âm Chùa Lôi Âm là một ngôi chùa cổ, được xây dựng vào thế kỷ thứ XV (dưới thời vua Lê Thánh Tông). Chùa tọa lạc trên đỉnh núi Lôi Âm tại ngôi làng cùng tên, với độ cao 503 mét so với mực nước biển, ngôi chùa mang đến cho khách du lịch một tầm nhìn bao quát quang cảnh xung quanh rất đẹp. Khách thập phương khi tới vãn cảnh chùa sẽ phải đi đò, rồi sau đó theo đường mòn lên núi chùa Lôi Âm.

Ngoài ra, còn một số các địa điểm văn hóa khác như: nhà thờ xứ đạo Hòn Gai mang dáng dấp kiến trúc Pháp, cùng với hệ thống văn hóa ẩm thực đa dạng với các làng nghề và các hoạt động văn hóa của dân tộc Sán Dìu. Đây là một số tài sản có khả năng lồng ghép vào hệ thống các sản phẩm du lịch của thành phố.


Thứ hai, tài sản văn hóa phi vật thể. Thành phố Hạ Long còn có một số tài sản văn hóa phi vật thể khác. Bao gồm:

Múa rối nước: Có nguồn gốc từ vùng châu thổ sông Hồng, múa rối nước là loại hình nghệ thuật đặc biệt phổ biến ở miền Bắc, kể về cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người nông dân Việt Nam. Múa rối nước được biểu diễn trong khoảng thời gian trước khi người dân bước vào những mùa gặt bận rộn. Múa rối nước là một HĐDL nổi tiếng. Múa rối nước được biểu diễn tại công viên quốc tế Hoàng Gia - phường Bãi Cháy - thành phố Hạ Long từ năm 2001.

Văn hóa Hạ Long: Trải qua một quá trình phát triển, thành phố Hạ Long đã có một vị thế đặc biệt vì nằm trên tuyến đường giao thông và thương mại giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan. Dần dần, thành phố Hạ Long trở Thành trung tâm giao lưu văn hóa và thương mại giữa các quốc gia và nước Việt Nam cổ. Như vậy, có thể nói văn hóa Hạ Long đóng vai trò rất quan trọng và đánh dấu mốc cho sự phát triển của nền văn hóa dân tộc. Đặc biệt, thành phố Hạ Long có nhiều địa điểm khảo cổ quan trọng, từ những bãi cát ven biển như Tuần Châu, Ngọc Vừng, Xích Thổ cho tới vịnh Hạ Long. Đây là một trong những nét độc đáo của văn hóa cổ đại địa phương được kỳ vọng là sẽ mang tới nhiều giá trị hơn nữa cho thành phố.

Lễ hội: Thành phố Hạ Long được biết đến với các lễ hội truyền thống như lễ hội chùa Lôi Âm, lễ hội đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn. Những lễ hội diễn ra hàng năm vào dịp tết đến, xuân về luôn tạo ra sức hấp dẫn đối với các khách du lịch trong những ngày đầu năm. Những năm gần đây, thành phố Hạ Long tăng cường quảng bá HĐDL qua các lễ hội như "Carnival Hạ Long". Thêm nữa, lễ hội Hoa anh đào được tổ chức gần đây và được xác định là lễ hội sẽ tổ chức thường niên nhằm tăng cường mối giao lưu về văn hóa, kinh tế, xúc tiến đầu tư cho tỉnh /thành phố và có thể phát triển trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn. Ngoài ra, còn có nhiều lễ hội truyền thống khác tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam, bao gồm lễ hội Yên Tử, lễ hội chùa Quỳnh Lâm, lễ hội Bạch Đằng và lễ hội đền Cửa Ông.

Nhìn chung với sự đa dạng của các tài nguyên du lịch tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ của Vịnh Hạ Long cùng với những tài nguyên dịch nhân văn, văn hóa đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố Hạ Long phát triển mạnh mẽ các HĐDL.


2.1.4. Thực trạng hoạt động du lịch của Thành phố Hạ Long


Xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, thời gian qua thành phố Hạ Long đã tập trung đầu tư, từng bước hiện đại hóa cơ sở hạ tầng du lịch, dịch vụ cùng với quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa và di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Với hệ thống hạ tầng kinh tế- xã hội và hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển các HĐDL được đầu tư bài bản đã từng bước thúc đẩy cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dần theo đúng định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc lại nền kinh tế từ phát triển theo chiều rộng sang hiều sâu và chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”.

* Về cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống

Tính đến nay, thành phố Hạ Long có khoảng 12.000 phòng nghỉ, 81 kháchsạn từ 1 đến 5 sao; hơn 500 tàu du lịch (trong đó 168 tàu nghỉ đêm) và hơn 600 nhà hàng, điểm mua sắm các loại phục vụ khách du lịch.


Biểu đồ 2 1 Số lượng cơ sở lưu trú từ năm 2013 2018 Nguồn Thuyết minh Quy 1

Biểu đồ 2.1. Số lượng cơ sở lưu trú từ năm 2013-2018


Nguồn: Thuyết minh Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Thành phố Hạ Long

đến 2020 và tầm nhìn 2030

Nhìn biểu đồ trên, cho thấy số lượng các cơ sở lưu trú của thành phố Hạ Long có sự phát triển khá đồng đều giữa các năm, trong cả giai đoạn chỉ có từ năm 2015- 2016 bị trững lại, nhưng đến giai đoạn 2017-2018 lại tăng trưởng nhanh trở lại nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đến với Hạ Long ngày càng đông.


Trong giai đoạn từ năm 2016-2020, với việc đầu tư mạnh mẽ vào xây dựng hạ tầng phụ vụ HĐDL, nhất là đầu tư phát triển các cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống, thời gian qua, hệ thống này trên địa bàn thành phố Hạ Long đã có sự chuyển biến tích cực. Đến hết năm 2020, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 2.080 cơ sở lưu trú du lịch với 35.893 buồng, trong đó có 1.586 cơ sở với 29.849 buồng đã xếp hạng, trong đó thành phố Hạ Long chiếm 1/3; gần 200 tàu lưu trú nghỉ đêm với khoảng 2.200 phòng, chiếm 37,4% số lượng tàu du lịch được cấp phép hoạt động trên Vịnh Hạ Long.

Với sự đáp ứng nhanh chóng về cơ sở lưu trú, nhất là cơ sở lưu trú đã được xếp hạng đã góp phần kéo dài thời gian trải nghiệm, lưu trú (năm 2015 là 1,8 ngày/khách, năm 2019 là 2,74 ngày/khách), tăng chỉ tiêu của du khách (năm 2015 là 1,5 triệu đồng/người/ngày, năm 2019 là 2,5 triệu đồng/người/ngày). Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tổng du khách đến thành phố Hạ Long chỉ đạt gần 7 triệu lượt, giảm 36,8% so với năm 2019; tổng thu từ du lịch đạt 15.000 tỷ đồng, giảm 42,34% so với năm 2019.

Bảng 2.2. Số lượng cơ sở lưu trú của thành phố Hạ Long được phân hạng sao


Hạng sao

Số lượng khách sạn

Số lượng phòng

5 sao

6

605

4 sao

22

1232

3 sao

28

1351

2 sao

41

1268

1 sao

52

760

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Nguồn: Trung tâm truyền thông và Văn hóa Thành phố Hạ Long 2020 Thông qua bảng số liệu trên cho thấy, số lượng các cơ sở lưu trú hiện nay ở thành phố Hạ Long chủ yếu là các cơ sở lưu trú từ 1-3 sao, chiếm tỷ trọng lớn, còn các cơ sở lưu trú từ 4-5 sao còn khác ít chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du

lịch, nhất là đối với du khách quốc tế.


Biểu đồ 2 2 Số lượng khách sạn 1 2 sao ở Hạ Long so với các địa phương 2


Biểu đồ 2.2. Số lượng khách sạn 1-2 sao ở Hạ Long so với các địa phương khác của tỉnh Quảng Ninh

Nguồn: UBND thành phố Hạ Long 2020

Với biểu đồ 2.2 cho thấy, hiện nay tỷ lệ các cơ sở lưu trú của Hạ Long so với các địa phương khác trong tỉnh là chiếm ưu thế, tuy chỉ là các khách sạn 1.2 sao nhưng cho thấy thành phố là nơi tập trung đông đảo các cơ sở lưu trú của tỉnh Quảng Ninh.

Có thể khẳng định, hoạt động kinh doanh lưu trú giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch. Để có được điều đó, đòi hỏi các cơ sở lưu trú cần phải quan tâm đến tất cả các yếu tố, như: trang thiết bị, cơ sở vật chất, tiện nghi, chất lượng nguồn nhân lực, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn, an ninh cho du khách, thái độ phục vụ. Các cơ quan, đơn vị liên quan và địa phương trên địa bàn tỉnh cần tăng cường công tác quản lý hoạt động cơ sở lưu trú; tham mưu cho thành phố thu hút nhiều hơn nữa đối với các dự án xây dựng khách sạn từ 4 - 5 sao để nâng cao chất lượng dịch vụ, hấp dẫn đối với du khách, góp phần thúc đẩy du lịch trên địa bàn ngày càng phát triển bền vững.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long còn một số tồn tại như nhiều cơ sở lưu trú hoạt động tự phát, chưa được xếp loại; cơ sở vật chất hạn chế, nhân lực không được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ du lịch đã ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và hiệu quả


kinh doanh, thương hiệu của điểm đến. Hạ Long cũng chưa có nhiều thương hiệu khách sạn lớn thế giới để thu hút thị trường khách du lịch cao cấp.

Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh và thành phố đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp trên quan điểm phát triển du lịch bền vững gắn với việc bảo vệ giá trị tài nguyên và môi trường, đưa du lịch Hạ Long phát huy thế mạnh và đạt hiệu quả cao. Trong đó, đẩy mạnh quy hoạch các khu, điểm du lịch trên địa bàn thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, kết nối du lịch giữa các địa phương, phát triển sản phẩm du lịch; tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến và hợp tác, cải thiện môi trường kinh doanh du lịch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

* Về lượng khách du lịch

Đối với ngành dịch vụ du lịch tại Việt Nam thì Hạ Long luôn là một trong những niềm tự hào của cả đất nước khi được bạn bè quốc tế để ý, là một trong bảy kỳ quan của thế giới do Unessco công nhận. Do đó lượng khách du lịch tới với Hạ Long hàng năm luôn là một con số đáng ngưỡng mộ đối với các địa điểm du lịch khác tại Việt Nam.




hàng

bình năm











'13-17


„18-19

Vạn du khách







10,8 %


47


Tất cả


16,9 %


10,8 %


40



16,9 %



35

40

42


22


Quốc tế


23,4 %


8,0%

30


27



20

22







233

232








20 18

8

10

11


9


13

11


16


9


13


17


19


20


25


Trong nước


11,7%


13,6%


2013


2014


2015


2016



2017


2018


2019





Biểu đồ 2.3. Lượng khách du lịch đến Hạ Long giai đoạn 2013-2019


Nguồn: UBND tỉnh Quảng Ninh 2014

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2023