phát triển du lịch với thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 – 2012. Mô hình thí điểm tuyến du lịch đường biển Bắc Hải – Hạ Long với sự vào cuộc tích cực của cơ quan quản lý nhà nước và ý thức liên kết của các doanh nghiệp đã ngăn chặn tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, chất lượng được duy trì và từng bước nâng cao, kinh doanh có hiệu quả, thực hiện tương đối tốt nghĩa vụ với nhà nước. Tuy nhiên, thời gian đầu quý 2 một số doanh nghiệp Trung Quốc đã có những biểu hiện không bình thuờng, đưa ra những bất lợi nhằm phá vỡ mối liên kết của doanh nghiệp Việt Nam. Trước tình hình đó Lãnh đạo ngành đã báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh, chủ động đến với Cục du lịch Quảng Tây, cục du lịch Bắc Hải phối hợp bàn giải pháp chỉ đạo doanh nghiệp 2 bên lập lại trật tự, thực hiện nghiêm túc các thoả thuận trước đây hai bên đã ký kết và điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Hoạt động của các doanh nghiệp
Chuyển biến về nhận thức trong mối quan hệ giữa Doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch; giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp để tạo năng lực cạnh tranh và cải thiện môi trường du lịch.
Nhiều doanh nghiệp chung sức với ngành tham gia các chương trình Lễ hội, quảng bá, xúc tiến du lịch góp phần nâng cao vị thế của Du lịch Quảng Ninh.
Quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng lao động; chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho người lao động để lưu giữ và thu hút lao động có chất lượng cho doanh nghiệp.
Kết quả nổi bật trong 8 năm qua chính là lĩnh vực phát triển cơ sở lưu trú. Tính đến cuối năm 2008, toàn tỉnh đã có 857 cơ sở lưu trú với tổng số 12.300 phòng, trong đó có 77 khách sạn được xếp từ 1 đến 4 sao. Đây cũng là chỉ tiêu vượt đích so với Nghị quyết. Theo Nghị quyết 08 đề ra, đến cuối năm 2010 sẽ có 9.000 phòng. Dịch vụ tàu lưu trú nghỉ đêm trên vịnh đã trở thành thế mạnh độc đáo của du lịch Quảng Ninh cũng đang phát triển mạnh, theo hướng chất lượng cao. Năm 2002, toàn tỉnh chỉ có 16 tàu với 134 phòng đến nay đã có 90 tàu với 680 phòng, chất lượng tương đương 3 đến 4 sao. Đa số cơ sở lưu trú được đầu tư mới trong những năm gần đây đều có qui mô lớn chất lượng dịch vụ, công suất sử dụng buồng phòng
cao. Xu thế này đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng tăng trưởng. Các dịch vụ vận chuyển khách du lịch, đặc biệt là tàu chở khách thăm vịnh Hạ Long đã phát triển thành một sản phẩm du lịch đặc trưng của Quảng Ninh. Năm 2001, toàn tỉnh có 251 tàu vận chuyển khách thăm Vịnh với 8.084 chỗ, đến năm 2006 có 370 tàu với 14.352 chỗ. Hiện nay, có 334 tàu được xếp hạng gồm: 61 tàu 3 sao, 62 tàu 2 sao, 102 tàu 1 sao và 109 tàu đạt tiêu chuẩn. Tốc độ đầu tư tàu thuyền vận chuyển khách tham quan vịnh tăng bình quân 9%/năm, vốn đầu tư trong 6 năm đạt khoảng 900 tỷ đồng. Đáp ứng yêu cầu phục vụ du lịch, hệ thống các dịch vụ như bưu điện, ngân hàng, cung ứng tàu biển, thương mại... cũng phát triển với tốc độ nhanh, tạo sự đồng bộ về cơ sở vật chất phục vụ du lịch.
Một điểm đáng chú ý đó là việc thu hút lao động, trong những năm qua đã thu hút thêm khoảng 8.500 lao động trực tiếp, cơ bản đạt chỉ tiêu “Nghị quyết 08” đề ra. Công tác quản lý nhà nước về du lịch được chú trọng thực hiện ở 5 lĩnh vực cơ bản. Đó là, nâng cao hiệu quả hoạt động của Sở Du lịch là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn; tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến và tổ chức các sự kiện du lịch; tập trung đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc; từng bước đổi mới, sắp xếp các doanh nghiệp, siết chặt quản lý hoạt động du lịch; quan tâm đầu tư công tác bảo vệ môi trường.
Nhìn lại chặng đường 8 năm qua cho thấy, diện mạo, vị thế du lịch Quảng Ninh đã được nâng lên ở một tầm cao mới, xứng đáng trở thành một trung tâm du lịch lớn của cả nước trong tương lai. Điều này càng góp phần khẳng định sự đúng đắn và tầm nhìn chiến lược của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII với mục tiêu “phấn đấu đưa Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch có đẳng cấp ở châu lục vào năm 2015'. Tuy nhiên, đi cùng với những cố gắng, nỗ lực không ngừng của các cấp đảng ủy, các cơ quan trức trách; là những mặt hạn chế, khó khăn đối với ngành Du lịch tỉnh vẫn còn tồn tại ở một số điểm mà đang cần sự tập trung khắc phục của toàn tỉnh.
3.1.2. Những khó khăn còn tồn tại
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch Quảng Ninh
- Số Lượng Khách Du Lịch Quốc Tế Và Khách Du Lịch Quốc Tế Có Lưu Trú Ở Quảng Ninh
- Thống Kê Doanh Thu Từ Các Hoạt Động Kinh Doanh Lưu Trú, Ăn Uống Và Các Dịch Vụ Khác
- Định Hướng Phát Triển Du Lịch Quảng Ninh Trong Những Năm Tới
- Định Hướng Doanh Thu Du Lịch Và Cơ Cấu Chỉ Tiêu Của Khách Du Lịch
- Du lịch Quảng Ninh thực trạng và giải pháp - 13
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
+ Các thành viên Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch hoạt động chưa đều, vai trò còn mờ nhạt. Hoạt động của các Ban quản lý còn nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ
nhân viên chưa được đào tạo chuyên nghiệp về quản lý du lịch, không ổn định về tổ chức. Cho nên những vấn đề bất cập chậm được giải quyết hoặc đề xuất giải pháp xử lý, khắc phục chưa kịp thời như: tình trạng ăn xin, ăn mày, đeo bám khách du lịch, bán hàng rong, xả chất thải bừa bãi,… Quy hoạch và quản lý quy hoạch khu, điểm du lịch; quy chế quản lý; đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật.
+ Chất lượng và hiệu quả kinh doanh du lịch chưa thực sự cao.
+ chất lượng lực lượng lao động còn nhiều hạn chế.
Theo quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam, tỉnh Quảng Ninh được Chính phủ xác định là một trong những trung tâm văn hóa - du lịch chính của cả nước. Thời gian qua, du lịch tại tỉnh Quảng Ninh phát triển nhanh, chiếm thị phần cao nhất về khách quốc tế trong khu vực Miền Bắc.
Theo dự báo, đến năm 2010 số lao động trong ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh sẽ tăng gầp 2.2 lần so với năm 2005. Như vậy, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực về du lịch là rất lớn. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là Việt nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới - WTO, chắc chắn du lịch Quảng Ninh sẽ trở thành một trong những động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Mặc dù trong những năm qua chất lượng lao động cũng đã có nhiều biến chuyển tích cực, song không thể phủ nhận một điều là nguồn nhân lực du lịch tại tỉnh nhà nói chung và vịnh Hạ Long nói riêng đang bộc lộ một số yếu kém như sau:
- Chất lượng lao động trong ngành du lịch nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu và tiềm năng của ngành du lịch, của từng nghề, từng lĩnh vực. Năng suất lao động còn thấp. Tỷ lệ khách phàn nàn về chất lượng phục vụ của dịch vụ du lịch vẫn còn nhiều. Khả năng lôi cuốn khách du lịch quay trở lại đang còn ở mức trung bình.
- Cơ cấu lao động trong ngành du lịch chưa hợp lý, thiếu lao động có năng lực quản trị khách sạn, nhà hàng, lữ hành. Thiếu lao động chuyên môn nghiệp vụ và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao (đầu bếp, nhân viên pha chế đồ uống, hướng dẫn viên, giám đốc bộ phận, giám sát viên...).
- Kỹ năng, phong cách làm việc của người lao động chưa chuyên nghiệp.
Nhìn chung, bất cập của du lịch nước ta nói chung và Quảng Ninh nói riêng là đội ngũ lao động trong ngành du lịch phần lớn còn thiếu tính chuyên nghiệp và
thiếu văn hoá ứng xử của người làm du lịch. Bất cập đó thể hiện trước mắt ở tổ chức bộ máy chưa tương xứng với nhiệm vụ, chưa có văn phòng đại diện ở nước ngoài. Công tác nghiên cứu thị trường, xác định các chiến lược, chiến thuật thâm nhập và khai thác thị trường còn hạn chế. Sự phối hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp, giữa cơ quan nhà nước và Hiệp hội nghề nghiệp, giữa trung ương và địa phương, giữa ngành du lịch và các ngành hữu quan chưa chặt chẽ. Cơ chế chính sách cho hoạt động xúc tiến du lịch chưa phù hợp.
+ Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Quảng Ninh nhìn chung còn yếu, tính liên kết kém, các doanh nghiệp lữ hành chủ yếu tập trung vào khai thác thị trường Trung Quốc, chưa đủ năng lực vươn tới các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu…
+ Sản phẩm du lịch, chương trình tour tuyến còn đơn điệu, kém hấp dẫn, đây là một trong những thách thức lớn đối với du lịch Quảng Ninh. Do tác động của suy giảm kinh tế thế giới cuối năm 2008, từ tháng 12/2008 khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh bắt đầu giảm, khách du lịch nội địa cũng giảm khoảng 9% so dự kiến. Dự báo tình hình du lịch năm 2009 của tỉnh Quảng Ninh sẽ có nhiều khó khăn do tác động của suy giảm kinh tế thế giới, nên khách du lịch quốc tế sẽ cắt giảm chi tiêu, nhu cầu đi du lịch cũng giảm; các chuyến du lịch dài ngày sẽ thay thế bằng các chuyến đi ngắn ngày. Mặt khác lượng khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh phần lớn phụ thuộc vào các công ty lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, nhưng hiện nay các công ty lữ hành đang đối mặt với tình trạng hủy tour ngày càng tăng. Tình hình kinh tế trong nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nên lượng khách du lịch nội địa cũng sẽ giảm hơn trước. Cùng với đó là giá cả dịch vụ du lịch ở tỉnh, nhất là khu vực vịnh Hạ Long nhìn chung cao hơn so với một số trung tâm du lịch trong cả nước, sản phẩm du lịch chưa đa dạng, môi trường xã hội chưa thật sự văn minh, thân thiện, khả năng tiếp cận thị trường du lịch quốc tế của các doanh nghiệp du lịch còn thấp, đội ngũ nhân viên phục vụ còn hạn chế tính chuyên nghiệp chưa cao… Những yếu kém đó đã và sẽ tác động làm hạn chế sức thu hút du khách đến tỉnh.
+ Năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch chưa theo kịp yêu cầu, một số vấn đề chậm phát hiện, nghiên cứu chưa sâu, chưa kịp thời đề xuất giải pháp khắc phục (bất cập trong hoạt động lữ hành khách Trung Quốc sử dụng hộ chiếu;
khách du lịch Việt nam sử dụng giấy thông hành,… Hoạt động lữ hành đón khách du lịch Trung Quốc sử dụng hộ chiếu qua của khẩu Móng Cái. Có thể đánh giá đây là khâu yếu nhất trong lĩnh vực lữ hành thị trường khách du lịch Trung Quốc. Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế có trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện tại Móng Cái đều không làm chủ, không thực hiện đúng quy định về hoạt động kinh doanh lữ hành, hầu hết phụ thuộc vào người Trung Quốc núp bóng kinh doanh trái phép điều hành giá cả (giá trung bình từ 320 – 350 NDT/khách/chương trình 4 ngày 3 đêm). Phần lớn doanh nghiệp chỉ làm dịch vụ xin cấp visa cho khách nhập cảnh sau đó giao cho hướng dẫn viên tự tổ chức đưa đón đoàn và nộp cho doanh nghiệp một khoản tiền khoảng từ 10.000 đến 15.000 đ/khách/ tour, làm cho chất lượng dịch vụ kém, thất thoát thu ngân sách và tiềm ẩn nguy cơ nợ đọng khó đòi cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Hoạt động lữ hành đường bộ tổ chức cho khách du lịch Việt Nam sử dụng giấy thông hành qua cửa khẩu Móng Cái đi tham quan Trung Quốc trong ngày. Thời gian đầu thực hiện tương đối nghiêm túc, tập chung vào 3 doanh nghiệp đầu mối được phép của UBND Tỉnh ( Công ty TNHH1TV du lịch dịch vụ Hữu Nghị, công ty TNHH1TV du lịch Công đoàn Quảng Ninh và công ty cổ phần du lịch- dịch vụ Móng Cái). Thực tế mấy tháng vừa qua đã xẩy ra tình trạng lộn xộn, nhiều doanh nghiệp lữ hành quốc tế không được phép của UBND Tỉnh và các tổ chức không có chức năng kinh doanh lữ hành quốc tế vẫn tổ chức gom khách và làm thủ tục xuất nhập cảnh đưa khách ra cửa khẩu giao cho đối tác Trung Quốc đón tại cầu Bắc Luân. Để khắc phục tình trạng này, ngoài việc trao đổi với Cục du lịch Phòng Thành; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã phối hợp và tham gia với thị xã Móng cái dự thảo bản thoả thuận cơ chế hợp tác giữa cục du lịch thị xã Đông Hưng Quảng Tây Trung Quốc và phòng Văn hoá Thông tin thị xã Móng Cái Quảng Ninh việt Nam về việc cùng thúc đẩy phát triển ngành du lịch để hai bên thảo luận ký kết; trong đó có nội dung hai bên cam kết các đoàn khách du lịch XNC qua cặp cửa khẩu quốc tế Móng Cái - Đông Hương chỉ giao cho các công ty du lịch do hai bên chỉ định. Tuy nhiên, hiện nay qua kiểm tra thực tế tình trạng trên vẫn còn tiếp diễn (Có báo cáo riêng về kết quả kiểm tra thực trạng trong tháng 8 và đề xuất giải pháp)).
+ Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch tuy đã được đổi mới, song chưa theo kịp sự phát triển của ngành cũng như hình ảnh của vịnh Hạ Long, hạn chế đến công tác vận động bình chọn ( Kết hợp quảng bá và vận động bình chọn chưa hiệu quả).
3.2. Nguyên nhân của những khó khăn trong hoạt động du lịch tại Quảng Ninh
Những hạn chế, tồn tại có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển du lịch Quảng Ninh, chủ yếu do các nguyên nhân sau:
Sự đầu tư của Nhà nước và sự huy động các nguồn vốn phục vụ cho sự phát triển du lịch chưa tương xứng với yêu cầu phát triển của du lịch.
Những chuyển biến trong nhận thức và khả năng nắm bắt thời cơ, xoay chuyển tình thế của các cấp lãnh đạo, quản lý du lịch ở tỉnh cũng như ở các địa phương còn chậm, còn lúng túng và bị động trong việc định hướng và triển khai các kế hoạch cụ thể.
Vai trò và hoạt động của Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch chưa được đề cao; nhận thức về vai trò quan trọng của ngành kinh tế du lịch có lúc, có nơi còn hạn chế.
Công tác kiểm tra, phối kết hợp quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch chưa toàn diện, chưa chặt chẽ, chưa theo kịp với thực tế phát sinh.
Cơ chế quản lý có liên quan đến khách du lịch của các bộ ngành có những điểm chưa thống nhất, còn mang tính chất riêng biệt của ngành.
Doanh nghiệp không tự giác chấp hành đúng quy định của nhà ước đối với ngành nghề kinh doanh. Phần lớn tư tưởng kinh doanh mang tính chộp dựt vì lợi ích cục bộ trước mắt; thiếu tính chuyên nghiệp và tầm nhìn lâu dài. Mặc dù số lượng hướng dẫn viên đã được cấp thẻ hướng dẫn viên quốc tế đáp ứng đủ nhu cầu cho các doanh nghiệp lữ hành quốc tế, nhưng thực tế kiểm tra một số doanh nghiệp vẫn sử dụng hướng dẫn viên không có thẻ, không mang theo chương trình tour (Hướng dẫn viên có thẻ tạm thời đã hết hạn chưa đủ điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên quốc tế). Đây là vấn đề tồn tại do doanh nghiệp không tự giác chấp hành nghiêm túc quy định về kinh doanh lữ hành; thời gian tới cần xử lý nghiêm khắc cả doanh nghiệp và hướng dẫn viên.
Tính liên kết ở các doanh nghiệp chưa cao, một số doanh nghiệp chưa tự giác chấp hành các quy định của nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh, trách nhiệm đối với hoạt động chung của ngành còn rất hạn chế dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, tình trạng phá giá, hạ thấp chất lượng dịch vụ; thiếu các sản phẩm đặc trưng, tính chuyên nghiệp còn hạn chế.
Đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ trong ngành du lịch còn nhiều hạn chế về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm, óc sáng tạo, khả năng giao tiếp và trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tinh thần học hỏi để vươn lên không ngừng nhăm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch.
Đối với hoạt động lữ hành, có nhiều doanh nghiệp tỉnh ngoài nên ảnh hưởng lớn đến công tác kiểm tra giám sát.
Việc quảng bá, tuyên truyền, xúc tiến du lịch chưa được quan tâm đầy đủ và đầu tư đúng mức để phát huy hết những thế mạnh tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh.
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở TỈNH QUẢNG NINH TRONG XU THẾ HỘI NHẬP NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
1. Xu thế phát triển và một số dự báo về triển vọng phát triển hoạt động du lịch thế giới
Dựa trên tình hình kinh tế - chính trị toàn thế giới như hiện nay, những tổ chức du lịch có ảnh hưởng trên thế giới như PATA, Hội đồng đi lại và du lịch thế giới WTTC, WTOD đã nghiên cứu và đưa ra những dự báo về xu thế phát triển của Du lịch:
Trong tình hình kinh tế như hiện nay, mặc dù dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính vẫn còn nặng nề, song, hầu hết các Quốc gia trên thế giới đều có những biện pháp tích cực, đưa ra những gói kích cầu hiệu quả, nhằm khôi phục lại nền kinh tế toàn thế giới. Mặc dù tình hình kinh tế mới chỉ đang dần được phục hồi, song nhu cầu về du lịch vẫn rất phổ biến. Theo nghiên cứu của Tổ chức du lịch thế giới có tên “Toàn cảnh du lịch đến năm 2020” thì lượng khách quốc tế đạt khoảng 1 tỷ vào năm 2010 và 1,6 tỷ vào năm 2020. Như vậy lượng khách đi du lịch thế giới đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 4,5 % /1 năm trong cả giai đoạn 2000-2010 và 4,4 % trong giai đoạn 2010-2020. Do đó, bên cạnh việc khuyến khích nhu cầu du lịch các nước đều coi trọng du lịch là một ngành công nghiệp không khói, là một ngành kinh tế mũi nhọn, có chiến lược đưa du lịch thành một trong những ngành công nghiệp hàng đầu.
Không chỉ ở những nước phát triển mà cả những nước đang phát triển và kém phát triển đã nhận thức rõ vai trò to lớn và tầm quan trọng của du lịch. Vì vậy mà trên thế giới hiện nay, việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ và nhanh chóng thông qua việc áp dụng những thành tựu của khoa học, kỹ thuật, và công nghệ thông tin…
Cũng nhờ việc ứng dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ đó mà du lịch đã được khu vực hóa, quốc tế hóa trên toàn cầu. Các tour du lịch giữa các nước gắn kết với nhau đáp ứng nhu cầu du lịch nhiều nước trong một chuyến