Đối Với Sở Văn Hóa - Thể Thao - Du Lịch Tỉnh Long An

TP.HCM. Qua đó mới tạo ra những sản phẩm du lịch mới có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, tạo ra sự thúc đẩy tương hỗ nhằm phát triển du lịch địa bàn và các tỉnh khác trong vùng.

Cần quy hoạch lại cụ thể các vùng khai thác du lịch hiệu quả, các vùng khai thác chưa hiệu quả và các vùng ở dạng tiềm năng. Qua đó đề ra các phương hướng và chiến lược cụ thể để phát triển du lịch một cách hiệu quả và bền vững. Tránh tình trạng khai thác một cách tràn lan làm ảnh hưởng đến chất lượng của các điểm du lịch.


3.3.6. Giải pháp quảng cáo và tiếp thị du lịch‌

Quảng cáo và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đa dạng hóa các loại sách, báo chí, ấn phẩm tuyên truyền về du lịch tỉnh Long An với nhiều hình thức như: tờ bướm, với nội dung phong phú và thường xuyên bố sung cung cấp thông tin mới phát hành rộng rãi tại các đầu mối giao thông, khu vực công cộng để du khách có thể thấy dễ dàng và thuận tiện.

Đẩy mạnh việc tiếp thị trong các trường học, các công ty xí nghiệp trong và ngoài tỉnh để thu hút khách đến tham quan.

Cử nhân viên tham quan học hỏi các vùng lân cận về việc quảng cáo và tiếp thị các điểm du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng đến quần chúng nhân dân ra sao. Đưa các hình ảnh về các điểm du lịch trên các mạng xã hội cho người dân có thể tham khảo trong quá trình lựa chọn địa điểm du lịch.

Thành lập các trang web để đăng tải các thông tin về các địa điểm du lịch trên địa bàn tỉnh và các hoạt động du lịch diễn ra của tỉnh trong thời gian tới.

Đẩy mạnh việc tiếp thị du lịch của địa phương trên các diễn đàn trong các cuộc hội thảo về du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tăng cường việc hợp tác và giao lưu giữa các địa phương trong lĩnh vực du lịch.


3.3.7. Giải pháp về công tác quản lí du lịch‌

Kiện toàn công tác tổ chức của ngành, sắp xếp luân chuyển cán bộ công chức của Sở và của các doanh nghiệp theo phân cấp quản lý chuyên ngành đủ mạnh để phát huy sức mạnh toàn ngành đưa hoạt động du lịch phát triển.

Phát huy vai trò quản lý nhà nước về lãnh vực du lịch đối với tất cả đối tượng, thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố, ngành du lịch tăng cường phối hợp các cấp, các ngành để tạo sự chuyển biến đồng bộ trong hoạt động du lịch. Tiếp tục cải cách hành chính tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát

triển du lịch theo cơ chế một cửa. Phối hợp với các ngành chức năng tăng cường phòng chống tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách và bảo vệ môi trường du lịch trên địa bàn.

Sắp xếp ổn định tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, đẩy mạnh tin học hóa trong hoạt động quản lý du lịch, giải quyết kịp thời khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp du lịch, tạo sự gắn bó, hợp tác vì mục tiêu phát triển du lịch. Phát huy và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch.

Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố, cần thành lập các cơ quan chuyên trách phát triển du lịch tại các địa bàn trọng điểm du lịch như khu vực Cần Đước, Đức Hòa,...

Tổ chức lấy ý kiến đông đảo công chức trong ngành và nhân dân để xây dựng hình ảnh biểu trưng của du lịch Long An, phối hợp với các ngành liên quan đề xuất, xây dựng biểu tượng thành phố.


3.4. Các kiến nghị‌

3.4.1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Long An‌

Đề nghị Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng sớm triển khai thực hiện các dự án, đề án và hoàn chỉnh theo kế hoạch về xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là các hạng mục công trình phục vụ nhu cầu khách tham quan, đó là những tiền đề thu hút đầu tư tiếp theo của các doanh nghiệp.

Đề nghị tỉnh mở lớp đào tạo các cán bộ quản lý du lịch và các cán bộ nghiệp vụ các loại hình chuyên ngành du lịch để kịp thời đổi mới nâng cao hình thức kinh doanh phục vụ chuyên nghiệp.

Kiến nghị Trung ương, UBND tỉnh sớm cho phép Long An có cửa khẩu quốc tế đường bộ nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vận tải khách quốc tế và hàng hóa được thuận tiện.

Cần đẩy mạnh khuyến khích người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch. Tuyên truyền giáo dục người dân có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường và bảo vệ tài nguyên du lịch.

Tạo điều kiện cho người dân hiểu hơn về tầm quan trọng của du lịch và vai trò của du lịch trong sự phát triển kinh tế của địa phương.

3.4.2. Đối với Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An‌

Đổi mới công tác quản lý và tổ chức đào tạo các nguồn nhân lực du lịch; đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hóa quốc gia cho ngành du lịch; gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy.

Đề nghị Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch sớm hoàn chỉnh quy hoạch khu du lịch đã tiến hành nhiều năm qua như khu du lịch làng Nổi Tân Lập, và chuẩn bị cho các dự án tiếp theo như Đồn Rạch Cát, nhanh chóng đưa vào hoạt động thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Nhanh chóng hoàn thành các dự án mới đã và đang triển khai trên địa bàn tỉnh Long An như khu du lịch Khang Thông (Happy Land) trên địa bàn huyện Bến Lức.

3.4.3. Đối với Sở Kế Hoạch Đầu Tư :‌

Cần nhanh chóng đầu tư các điểm du lịch tự nhiên thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, cùng với việc nâng cấp lại các điểm di tích lịch sử, cũng như hoàn thiện các cơ sở hạn tầng tại các điểm tham quan.

Tiếp tục nghiên cứu và khảo sát các địa điểm để mời gọi các nhà đầu tư tham gia vào khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn của tỉnh trong thời gian tới.

3.4.4. Đối với Trung Tâm xúc tiến du lịch‌

Cần đẩy mạnh việc xây dựng kế hoạch quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh Long An.

Nhanh chóng khảo xác các điểm tham quan du lịch để nhanh chóng đề trình lên Ủy ban để có chiến lược bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa.

3.4.5. Kiến nghị Tổng cục Du lịch:‌

Sớm tiến hành qui hoạch tổng thể phát triển du lịch ĐBSCL thuộc vùng du lịch trọng điểm Nam bộ để phát huy tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương, hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng để tạo sức hấp dẫn thu hút khách.

Xác định vị trí quan trọng của Long An – Trung tâm tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ trong chiến lược phát triển du lịch ĐBSCL và cả nước. Từ đó có kế hoạch hỗ trợ về vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch theo chương trình mục tiêu, hỗ trợ kinh phí tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch và đào tạo nguồn nhân lực bậc cao ở nước ngoài.

PHẦN KẾT LUẬN‌

Long An là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Ninh, Tiền Giang, Đồng Tháp là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Long An là nơi thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế và dịch vụ, có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy nối liền các tỉnh miền Đông và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, có gần 137km đường biên giới giáp với nước láng giềng Campuchia, có 2 cửa khẩu quốc gia và một số cửa khẩu phụ. Trong quy hoạch tổng thể của ngành du lịch Việt Nam xác định Long An là một điểm du lịch sinh thái quan trọng của Á vùng du lịch Nam Bộ . Long An có gần 20 di tích tiền sử và gần 100 di tích văn hóa Óc Eo, trên 40 di tích lịch sử cách mạng, nhiều công trình kiến trúc cổ như: cụm di tích khảo cổ Bình Tả, An Sơn (Đức Hòa), Cổ Sơn Tự, Ô Gò Chùa (Vĩnh Hưng), nhóm di tích lịch sử văn hóa được chú ý như chùa Tôn Thạnh, nơi tưởng niệm nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, lăng mộ Nguyễn Huỳnh Đức, đền thờ Nguyễn Trung Trực, Đồn Rạch Cát, di tích kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng như nhà ông Cả 120 cột, nhà xưa của ông Cai Tổng Bằng ở Cần Đước hoặc từ đường họ Phạm ở Tân Trụ và chùa Giác Lâm, chùa Núi. Long An cũng là vùng đất của lễ hội Kỳ Yên đáo lệ hàng năm, lễ cầu mưa, lễ tống ôn được tổ chức khá phổ biến trong dân gian, các lễ hội này được tiến hành với nghi thức đám rước sôi nổi.

Ngoài những tài nguyên du lịch kể trên, Long An còn có những tài nguyên du lịch khác như: Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười, Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen, rừng tràm Tân Lập.... ở đây rất phong phú về thảm thực vật và động vật, đây là điểm du lịch sinh thái tham quan, nghiên cứu hấp dẫn gắn liền với tour du lịch Đồng Tháp Mười mùa nước nổi.

Điều kiện này làm cho Long An có vị trí đặc biệt quan trọng trong vùng phát triển du lịch của một số tỉnh đông bằng Sông Cửu Long. Ngoài ra, Long An còn là cửa ngõ của đồng bằng Sông Cửu Long khi đi vào trung tâm du lịch của thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, Long An rất thuận lợi trong việc phát triển nội địa và kinh tế hướng ngoại.

Thành phố Tân An đang hình thành và trở thành một khu đô thị du lịch hiện đại của khu vực, với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ bao gồm: Khu nhà phố liên kết, biệt thự nhà vườn, khu trung tâm thương mại, dịch vụ - du lịch, khách sạn,...

Phát triển Long An nếu đi đúng hướng sẽ trở thành một điểm nhấn quan trọng trên bản đồ đô thị đồng bằng Sông Cửu Long và quốc gia.

Hướng đi đã có, vấn đề còn lại là con người – những cán bộ tâm huyết và có tầm nhìn để kết nối quá khứ và tương lai của tỉnh Long An.

Bên cạnh đó là sự đồng thuận của người dân nhằm phát triển một đô thị văn hóa – du lịch mang đậm nét riêng của vùng đất phía Nam của Tổ quốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO‌

A. Giáo trình và sách tham khảo

1. Bùi Phát Diện (2010) “Kỷ niệm 25 năm (1985 – 2010) Bảo tàng Long An”, Sở văn hóa thể thao và du lịch Long An.

2. Bùi Thị Hải Yến (2006) “Tuyến điểm du lịch Việt Nam”, NXB Giáo Dục, Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Đặng Văn Phan “Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập”, NXB Giáo Dục, Hà

Nội.

4. Hội văn nghệ Dân Gian Việt Nam tỉnh Long An, Đại lễ Kỳ Yên Đình thần Tân Phước

Tây, huyện Tân Trụ, 2004, công ty in Phan Văn Mảng

5. Hội văn nghệ Dân Gian Việt Nam tỉnh Long An, Lệ Làm Chay Đình Dương Xuân Hội, huyện Châu Thành, 2004, công ty in Phan Văn Mảng

6. Hội văn nghệ Dân Gian Việt Nam tỉnh Long An, Làng Trống Bình An, Huyện Tân Trụ, 2004, công ty in Phan Văn Mảng

7. Kiên Giang (2004), Lăng Nguyễn Huỳnh Đức, sở văn hóa – thông tin tỉnh Long An, Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TPHCM, công ty in Phan Văn Mảng

8. Kiên Giang (2004), Vàm Nhựt Tảo, sở văn hóa – thông tin tỉnh Long An, Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TPHCM, công ty in Phan Văn Mảng

9. Lê Huy Bá (2003) “Bài giảng du lịch sinh thái”, NXB Đại học quốc gia TPHCM.

10. Lê Huy Bá, Vũ Chí Hiếu, Võ Đình Long (2006) “Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững”, NXB Khoa học và kỹ thuật.

11. Nguyễn Minh Tuệ (1998) “Địa lí du lịch”, NXB thành phố Hồ Chí Minh.

12. Phạm Chí Dũng (2010) “Niên giám thống kê”, Cục thống kê tỉnh Long An.

13. Phạm Trung Lương (2002) “Du lịch sinh thái – những vấn đề về lí luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam”, NXB Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh.

14. Phạm Trung Lương (2001) “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam”, NXB Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh.

15. Thạch Phương - Lưu Quang Tuyến (1989) “Địa Chí Long An”, NXB khoa học xã hội, TPHCM.

16. Trần Văn Thông (2006) “Tổng Quan Du Lịch”, NXB Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh.

17. Trần Văn Thông (2005) “Quy Hoạch Du Lịch”, NXB Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh.

18. Vũ Thế Bình (2005) “Non Nước Việt Nam”, NXB Hà Nội.

19. Sơn Nam (2004) “Đồn Rạch Cát”, Sở văn hóa – thông tin tỉnh Long An, công ty in Phan Văn Mảng

20. Sơn Nam (2004) “Chùa Tôn Thạnh”, Sở văn hóa – thông tin tỉnh Long An, công ty in Phan Văn Mảng

21. Sơn Nam (2004), Nhà Trăm Cột, sở văn hóa – thông tin tỉnh Long An, Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TPHCM, công ty in Phan Văn Mảng

22. Sở văn hóa thông tin Long An, Bảo tàng Long An, Khảo cổ học Long An, Những thế kĩ đầu công nguyên, 2001.

B. Một số trang Web:

1. http://www.longan.gov.vn

2. http://1Twww.vietnamtourism.gov.vn1T

3. http://www.thien nhien.net

4. 1Thttp://www.camnangdulich.com1T

5. http://www.google.com

6. http://www.yeumoitruong.com

7. http://www.gso.gov.vn

PHẦN PHỤ LỤC‌

Phụ lục 1: Danh mục Di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Long An


STT

TÊN DI TÍCH

Địa điểm

Số quyết định; Ngày, tháng năm quyết định

I

DI TÍCH LỊCH SỬ CẤP QUỐC GIA

1

Lăng mộ và đền thờ

Nguyễn Huỳnh Đức

Xã Khánh Hậu, thị xã Tân

An

Số 534QĐ/BT ngày

11/05/1993

2

Chùa Phước Lâm

Xã Tân Lân, huyện Cần

Đước

Số 53/2001-QĐ-BVHTT

ngày 28/12/2001

3

Nhà Trăm cột

Xã Long Hựu Đông,

huyện Cần Đước

Số 2890-VH/QĐ ngày

27/9/1997

4

Cụm nhà cổ Thanh Phú

Long

Xã Thanh Phú Long,

huyện Châu Thành

Số 43/2007/QĐ-BVHTT,

ngày 03/08/2007

5

Đình Vĩnh Phong

Thị trấn Thủ Thừa, huyện

Thủ Thừa

Số 1811/1998-QĐ-BVHTT

ngày31/8/1998

6

Nhà và lò gạch Võ Công

Tồn

Xã Long Hiệp, huyện Bến

Lức

Số 02/2004/QĐ-BVHTT,

ngày 19/01/2004

7

Ngã tư Rạch Kiến

Xã Long Hòa, huyện Cần

Đước

Số 1460-QĐ/VH ngày

28/06/1996

8

Vàm Nhựt Tảo

Xã An Nhựt Tân, huyện

Tân Trụ

Số 1460-QĐ/VH ngày

28/06/1996

9

Chùa Tôn Thạnh

Xã Mỹ Lộc, huyện Cần

Giuộc

Số 2890-VH/QĐ ngày

27/09/1997

10

Khu lưu niệm Nguyễn

Thông

Xã Phú Ngãi Trị, huyện

Châu Thành

Số 04/2001-QĐ-BVHTT

ngày 19/01/2001

11

Các địa điểm thuộc căn cứ

Bình Thành

Xã Bình Hòa Hưng, huyện

Đức Huệ

Số 3518/1998-QĐ-BVHTT

ngày 04/12/1998

12

Ngã tư Đức Hòa

Thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hòa

Số 1570-VH/QĐ ngày 05/09/1989

13

Căn cứ xứ ủy và UBHCKC

Nam Bộ (1946-1949)

Xã Nhơn Hòa Lập, huyện

Tân Thạnh

Số 42/2007/QĐ-BVHTT,

ngày 03/08/2007

14

Rạch Núi

Xã Đông Thạnh, huyện

Cần Giuộc

Số 38/1999-QĐBVHTT

ngày 11/06/1999

15

Phế tích kiến trúc Gò Xoài, Gò Đồn, Gò Năm Tước

Xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa

Số 1570-VH/QĐ ngày 05/09/1989

16

Gò Ô Chùa

Xã Hưng Điền A, huyện

Vĩnh Hưng

Số 02/2004/QD0-BVHTT,

ngày 19/01/2004

17

Di tích khảo cổ học An Sơn

Xã An Ninh Tây, huyện

Đức Hòa

Số 324/QĐ-BVHTTDL,

ngày 26/01/2011

II

DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA CẤP TỈNH

18

Đình Xuân Sanh

Phường 6, thị xã Tân An

Số 2749/QĐ-UBND, ngày

30-10-2007

19

Nhà Tổng Thận

Phường I, thị xã Tân An

Số 3148/1998/QĐ.UB, ngày12- 11-1998

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững - 13

Nhà thuốc Minh Xuân

Đường

Phường I, thị xã Tân An

Số 3188/QĐ-UB, ngày 22-

10-1999

21

Miếu Bà Ngũ Hành

Xã Long Thượng, huyện

Cần Giuộc

Số 400/QĐ.UB, ngày 22-2-

1997

22

Chùa Thạnh Hòa

Xã Đông Thạnh, huyện

Cần Giuộc

Số 1306/QĐ-UB, ngày 09 -

4 -2003

23

Khu vực Gò Bà Sáu Ngọc

Xã Phước Lâm, huyện Cần

Giuộc

Số 851/UB.QĐ.93, ngày 19-

4-1993

24

Khu vực sân banh Cần

Giuộc

Thị trấn Cần Giuộc, huyện

Cần Giuộc

Số 851/UB.QĐ.93, ngày 19-

4-1993

25

Khu vực Rạch Bà Kiểu

Xã Phước Lại, huyện Cần

Giuộc

Số 851/UB.QĐ.93, ngày 19-

4-1993

26

Khu vực Gò Bà Sáu Thêm

Xã Phước Vĩnh Tây,

huyện Cần Giuộc

Số 851/UB.QĐ.93, ngày 19-

4-1993

27

Khu vực Ngã Ba Mũi Tàu

Xã Trường Bình, huyện

Cần Giuộc

Số 851/UB.QĐ.93, ngày 19-

4-1993

28

Khu lưu niệm Nguyễn Thái

Bình

Xã Tân Kim, huyện Cần

Giuộc

Số 400/QĐ.UB, ngày 22-2-

1997

29

Đình Chánh Tân Kim

Xã Tân Kim, huyện Cần

Giuộc

Số 400/QĐ.UB, ngày 22-2-

1997

30

Chùa Thới Bình

Xã Phước Lại, huyện Cần

Giuộc

Số 400/QĐ.UB, ngày 22-2-

1997

31

Khu vực Cầu Tre

Xã Phước Vĩnh Đông,

huyện Cần Giuộc

Số 154/QĐ-UBND, ngày

15-01-2010

32

Đình Phước Lý

Xã Phước Lý, huyện Cần

Giuộc

Số 1652/QĐ-UBND ngày 7-

7-2009

33

Mộ và đền thờ Lãnh Binh

Nguyễn Văn Tiến

Xã Mỹ Lệ, huyện Cần

Đước

Số 818/UB.QĐ.92, ngày 26-

8-1992

34

Đồn Rạch Cát

Xã Long Hựu Đông,

huyện Cần Đước

Số 818/UB.QĐ.92, ngày 26-

8-1992

35

Khu vực Xóm Chùa

Xã Tân Lân, huyện Cần

Đước

Số 818/UB.QĐ.92, ngày 26-

8-1992

36

Khu vực ngã ba Tân Lân

Xã Tân Lân, huyện Cần Đước

Số 818/UB.QĐ.92, ngày 26- 8-1992

37

Khu vực nhà Dài

Xã Tân Lân, huyện Cần

Đước

Số 818/UB.QĐ.92, ngày 26-

8-1992

38

Khu vực ngã tư Tân Chánh

Xã Tân Chánh,huyện Cần

Đước

Số 818/UB.QĐ.92, ngày 26-

8-1992

39

Nền nhà Hội Phước Vân

Xã Phước Vân, huyện Cần Đước

Số 2344/QĐ-UB, ngày 11- 7-2001

40

Khu vực Xóm Trường

Xã Long Sơn, huyện Cần

Đước

Số 2423/QĐ-UB, ngày 19-

7-2004

41

Khu vực rừng Tràm Bà Vụ

Xã Tân Hòa, huyện Bến

Lức

Số 119/QĐ.UB, ngày 27-1-

1994

42

Khu vực Xóm Nghề

Xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức

Số 119/QĐ.UB, ngày 27-1- 1994

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/12/2023