Khái Quát Nội Dung, Đặc Điểm Của Thuyết Tam Tòng, Tứ Đức


Trong khi đó, loại gia đình lớn lại được tầng lớp cầm quyền ưu ái hơn, hình thành thông qua ảnh hưởng của Nho giáo Trung Quốc du nhập vào xã hội Việt Nam [190, tr.237-238].

Khi phân biệt các loại gia đình Việt Nam thời phong kiến, cố giáo sư Trần Đình Hượu đã chia thành hai loại: gia đình nông dân (gia đình với số lượng người ít) và gia đình nhà Nho (tứ đại đồng đường). Quy mô gia đình là nguyên nhân cơ bản để quy định địa vị vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Ở nước ta tồn tại chủ yếu là những gia đình nông dân nhỏ và số ít là kiểu gia đình lớn với nhiều thế hệ sống tập trung (tứ đại đồng đường, tam đại đồng đường). Gia đình nông dân cần nhiều sức lao động của mọi thành viên trong xã hội theo kiểu “Trên đồng cạn dưới đồng sâu - Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa” nên địa vị kinh tế của các thành viên trong gia đình như vợ và chồng là ngang nhau, chính vì vậy, địa vị của người đàn bà trong gia đình gần như bình đẳng đối với đàn ông.

Thuyết tam tòng, tứ đức không mang tính tuyệt đối hóa mà vận dụng rất linh hoạt, phù hợp với văn hóa, tâm lý, tín ngưỡng của gia đình truyền thống Việt Nam. Ở Việt Nam, trong gia đình truyền thống còn lưu giữ tục ở rể. Nhiều chàng trai trẻ lao động cần mẫn, cực khổ muôn phần chỉ để mong lấy được vợ. Ca dao tục ngữ xưa đã khái quát: “Công anh đắp đập be bờ/ Để ai tháo nước, để lờ anh trôi” [161, tr.203].

Những nhân tố cơ bản trên đã làm biến đổi thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Việt Nam. Đó cũng là cơ sở quy định về nội dung, đặc điểm của thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Việt Nam.

2.2.3. Khái quát nội dung, đặc điểm của thuyết tam tòng, tứ đức

trong Nho giáo Việt Nam

2.2.3.1. Nội dung thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Việt Nam

Về cơ bản, thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Việt Nam vẫn đảm

bảo những nội dung chính như trong Nho giáo Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Nguyễn Trãi trong Giáo huấn diễn ca bình dân thư quán (Bài dạy con

cái phải ở cho có đức hạnh), có viết về thuyết tam tòng, tứ đức như sau:

Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay - 7

Phận con gái ở cùng cha mẹ/Lòng phải chăm học khéo học khôn/ Một mai xuất giá hồi môn/ Phận bồ liễu giá trong như ngọc/ Khéo


là khéo bánh trong bánh lọc/ Lại ngoan nghề dệt vóc may mềm/ Khôn là khôn lễ phải đường tin/ Lại trọn đạo nâng khăn sửa túi/ Không chẳng tưởng mưu lừa chước dối/ Khéo chẳng khoe mẽ lịch triều trai/ Xưa nay hầu dễ mấy ai/ Miệng khôn tay khéo cho trai được nhờ/ Phận làm gái nghe lời khéo khuyến/ Lắng tai nghe truyện cổ mới nên/ Hãy xem xưa những bậc dâu hiền/ Kiêm tứ đức Công - Dung - Ngôn - Hạnh/ Công là đủ mùi xôi, thức bánh/ Nhiệm nhặt thay đường chỉ mũi kim/ Dung là nét mặt ngọc đoan trang/ Không tha thướt không chiều lả lướt/ Ngôn là lạy, trình, thưa, vâng, dạ/ Hạnh là đường ngay thảo kính tin/ Xưa nay mấy kẻ dâu hiền/ Công

- Dung - Ngôn - Hạnh là tiên phàm trần! [17, tr.5].

Bùi Huy Tiến (Tuần phủ Vĩnh Yên) với Nữ Huân (Nhời dạy con gái khi về nhà chồng) đã đưa ra nhiều lời răn dạy đối với phụ nữ, đặc biệt, có điều 1, điều 2, điều 7:

Điều 1: Có con phải khó về con, có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng; Khôn ngoan cũng vẫn đàn bà, dẫu cho ngu dại cũng là đàn ông; Bảy điều kiêng kỵ với đàn bà: ngồi lê là một, dựa cột là hai, theo giai là ba, ăn quà là bốn, trốn việc là năm, hay nằm là sáu, láu táu là bẩy.

Điều 2: Đàn bà cần phải có 4 cái nết tốt. Một là, phụ đức. Đức của đàn bà khi không cần phải tài cán thông minh cho được tuyệt giao, để làm cho lạ cho khác người ta đâu, chỉ cốt cho được đứng đắn, kính cần, dịu dàng, trinh tĩnh, tiết sạch giá trong, lúc động lúc tĩnh, có phép tắc, biết hổ thẹn, ấy phụ đức đại khái thế. Hai là, phụ ngôn. Nhời nói của đàn bà thi không cần khéo kéo, giảo hoạt, hay biện bạch cho lắm đâu, chỉ cốt phải chọn từng nhời nói, điều có nên nói hãy nói, lúc có đáng nói hãy nói, cái nhời nói của mình, không làm cho chán tai người nghe, không nói nhảm, nói bậy, nói gắt, nói nóng, hay gặp đâu nói đấy, ấy phụ ngôn đại khái thế. Ba là, phụ dung. Dáng điệu của đàn bà thì không cần phải trang điểm ve vút cho nhân sắc bóng dáng thành ra xinh đẹp làm gì, chỉ cần biết cách vệ sinh, thân thể tắm gội cho được sạch sẽ, ăn mặc cho được nhũn nhặn, chỉnh tề, cử động cho ngay ngắn, khoan thai, không có hấp tấp, ngả nghiêng, lả lơi, đờ đững, sượng sùng, ấy phụ dung đại khái thế. Bốn là,


phụ công. Công việc của đàn bà thì không cần phải học chi li nẩy nót cho được tài khéo hơn người đâu, chỉ cốt phải thêu thùa vá may, cỗ bàn bánh trái, dưa tương, mắm muối, việc nhớn việc bé, ở nhà trên nhà dưới, cái gì cũng phải sành phải biết và phải sạch sẽ, mà đừng có bỏ phí thì giờ vào những việc vui đùa vô ích, ấy phu công đại khái thế.

Điều 7: Đức trinh tiết. Sự nghiệp của đàn ông, rộng ra ở ngoài bốn bể, dù có nhầm lỗi một tí gì, còn có thể chuộc lại được, chớ danh tiết của người đàn bà thì quan hệ ở nhất thân, hễ hơi dính vào cái nết ô uế, thì như rúng phải chàm, không sao gột rửa cho sạch được. Suốt một đời người đàn bà chỉ theo một chồng. Chồng ví như giời, có một mà không có đến hai “trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”. Cho nên đàn bà con gái nhà có giáo dục, bao giờ cũng biết giữ mình một cách rất cẩn thận, hình như mang cái chén ngọc chỉ sợ rơi vỡ, bưng chậu nước đầy chỉ e tràn đổ, thế mới giữ được cái tiết trong sạch, thơm tho. Còn như những phường ăn xổi ở thì, tiết trăm năm đã bỏ đi một ngày, thì còn có ai cầu làm chi nữa [134, tr.11].

Phan Đình Giáp trong Nữ học luân lý tập đọc khẳng định: Đức hạnh đàn bà quý nhất là trinh tiết, xưa nay kỳ tài quốc sắc cũng nhiều, nếu người mà đã mất trinh tiết, cũng như hòn ngọc có vết, bông hoa mật hương, quân tử vẫn thường khinh bỉ.

Đàn bà, nhời nói phải mềm mại, chân đi phải khoan thai, dáng đứng thì phải khép nép, ngồi không được sổm chân, ngủ không được nằm sấp, mỏi chớ có ghếch cẳng, nực chớ nên cởi trần, ai phạm vào nết nào là người bại đức! [189, tr.6-7].

Chi Thanh trong Tiết - Hạnh, cho rằng:

Tứ - đức: Dọc, ngang, chí khí trị bình/ Tu thân trước, lập gia - đình cho nên/ Xét xem lề thói xưa truyền/ Tam tòng, tứ đức những khuyên một chiều.../ Nữ công kể đã là nhiều/ Đôi câu bếp nước, vài điều buồng the/ Nữ dung ngượng nghịu rụt rè/ Tấm thân ẻo lả mặc bề chăm lo/ Vui cười chẳng dám reo to/ Nói năng chẳng dám he ho rộng nhời.../ Giữ mình chẳng dám gần trai/ Chẳng nhìn tận mắt, chẳng mời tận tay...


Tam tòng: Bốn điều bắt nết làm hay/ Khéo khen lại nỡ buộc dây tam tòng/ Tại gia tòng phụ cho xong/ Tới khi xuất giá phải tòng phu quân!/ Rủi, khi phụ tử thiệt phần/ Đầu xanh, goá bụa, đường trần tòng con...

Thủ tiết: Trăm năm, một tiết cho tròn/ Cô phòng lạnh lẽo, cô hồn lâm ly!.../ Nếu không? Bè chuối trôi đi/ Chân voi, vó ngựa nể chi mình vàng/ Bôi vôi, gọt gáy sỗ sàng.

Cụ thể về nữ ngôn nữ hạnh, tác giả cho rằng: không được tự do cười nói theo ý muốn. Từ bảy tuổi trở lên không được với trai ngồi cùng giường phơi quần áo cùng dây; chẳng được nhìn tận mắt, chẳng được trao tận tay... và nếu cần chỉ có cách liếc trộm và nói nhỏ nhẻ... Con gái thanh tân hoặc lền bà goá bụa một nhầm hai nhỡ mà chửa hoang liền bị lột truồng, trói ghì chân tay vào bè chuối, miệng gắn trám đường lại, rồi trôi sông! Trên đầu bè có cắm cái biển kể tội trạng và rủa độc kẻ nào vớt lên. Đàn bà ngoại tình bị trói lù khu vứt nằm dưới đất cho voi giày lên trên... hoặc lột truồng, giang bốn chân tay ghì vào chân sau 4 con ngựa, rồi đồng thời quất mạnh cho ngựa chạy, xé tan ra! Con gái bị ép duyên, chê chồng bỏ nhà trốn đi, nếu chồng tìm bắt được liền gọt sạch tóc ở gáy, lấy vôi bôi vào rồi dắt quanh chợ 3 vòng... sau cùng lôi về căng nọc đánh chán rồi đuổi đi hoặc dắt trả bố mẹ đẻ! Con gái chưa chồng mà theo trai cha anh bắt về lột truồng, trói ghì vào hai cọc ép hai sườn và chôn chặt chân xuống đất rồi thuê trẻ con cầm que vừa chọc vừa reo hò: “ối làng nước ôi, lại mà xem đồ diều tha quạ mổ!...” [138, tr.5-6].

Nguyễn Quang Minh trong Phong hóa Tân Biên (Huấn nữ ca) viết: 1.Về nết na đức hạnh:

Giữ câu tứ đức cho xong/ “Dung, công, ngôn, hạnh” dặn lòng tạc ghi/ Hằng lề, tắm gội, phải thì/ Đừng khi thái quá, đừng khi trễ tràng/ Tóc tơ, chải gỡ vẻn vang/ Áo quần tinh tấn, kỉ cang mọi đàng/ Đừng mang rách rưới lang thang/ Trống sau trống trước, hở hang xể xài/ Áo mặc nút nịt, phải gài/ Giữ cho nghiêm nhặt, mựa sai khi nào/ Quần: đừng ống thấp ống cao/ Đừng dong lết bết, liệu


sao cho vừa/ Đi đâu bất luận sớm trưa/ Áo dài phải mặc, thủ đường nết na/ Phận mình, con gái đờn bà / Bước ra khỏi nhà, áo vắn khó coi/ Việc ghi gấp rúc, ai đòi/ Áo mặc, cho rồi thì mới ra đi/ Đừng noi thói nết dị kì / Áo choàng vào cổ, tay thì tòn ten / Ấy là một việc nhỏ bèn / Nếu ai tránh khỏi, đáng khen cho rày [109, tr.118].

2. Cẩn thận trong lời nói:

Giữ mình cẩn thận kỉ cang/ Nói năng vui vẻ, nghiêm trang chỉnh tề/ Đừng khi miệng méo, môi trề/ Đừng khi thọp thẹp, nói về chuyện ai/ Nói thì yểu nhiểu khoan thai/ Nói cho vừa tiếng, vừa tai mọi người/ Nói thì con phải lựa lời/ Vừa trong kẻ nói, vừa thời kẻ nghe/ Nói đừng: đậy miệng tay che/ Nghẻo đầu, rút cổ, nghiêng ne nhiều bề/ Ít ăn ít ní, đáng chê/ Nói năng nhiều quá, lỗi bề đa ngôn/ Nói đừng hốp tốp bôn chôn/ Đừng chậm thới quá, người khôn, mực vừa/ Sao con có miệng không thưa/ Gặc đầu, lúc lắc, phải chừa bỏ đi/ Mở lời, phải xét phải suy/ Bạ ăn bạ nói, ắt thì chúng chê/ Nói đừng lời tục hèn quê/ Đừng đều trợn trạo, thốt thề, người khinh / Đừng đều láo xược trớ trinh/ Đừng khi nói tốt, khoe mình làm chi/ Thấy đà nhiều đứa dị kỳ/ Mỏng môi lẻo mép, ai thì có ưa/ Không ai hỏi tới đà thưa/ Tục rằng: “Cơm hớt”, biết chưa lời nầy/ Nói thì đừng có tao mầy/ Con nhà khuôn phép, nón vầy khó nghe/ Cẩn ngôn lời nói lo dè/ Hễ khi muốn nói, giữ e coi chừng/ Nói đâu có bửng có dừng/ Xấp nhập trống trải, con đừng dề ngươi / Chờ hề chả chớt cợt cười/ Nói đừng nhỏng nhẻo mà người khinh khi/ Việc chi, vui ngộ, cười đi/ Cười đừng loã lúa, răng thì đừng phơi/ Cười sao giống ngựa cười trời/ Nhăn răng nhắm mắt, mặt thời vinh lên/ Ở ăn như vậy sao nên/ Kìa câu nữ - hạnh, chớ quên chớ rời [109, tr.119].

3. Về nữ công, là phải biết may vá thêu dệt, nấu ăn, nấu uống:

Từ đây nói đến việc nhà/ Xin con chăm chỉ, nghe mà giữ lo/... Phải lo học vá, học may/ Thêu, viền, mạn, đột, khéo tay, thạo thuần/ Học cho biết cắt áo quần/ Đắn đo thước tấc, ân cần kẻo hư/ Theo ni, đừng thiếu đừng dư/ Cắt thì, phải tính mà trừ khi may/ Thấy đà nhiều kẻ dở thay/ Ôm đồ, đi kiếm mướn may cùng làng/ Áo quần


rách rưới lang thang/ Cũng không biết vá, hổ hang quá chừng/ Thường thường những đứa con cưng/ Lớn lên dốt nát lừng khừng dở dang/ Việc may dạy đã rõ ràng/ Thôi ta dẹp lại, chép sang đều nầy/ Nấu cơm phải giữ như vầy/ Đừng khô, đừng nhảo, đừng nay khét ngầm/ Tuổi đà mười bảy, mười lăm/ Nấu cơm để sống ăn nhằm gạo không/ Hột cơm chẳng đặng trắng trong/ Đen thui đen thích, đổ lông lùi xùi/ Gạo vo quẹt lọ mà thôi/ Sơ sài một nước, nói rồi đem vô/ Bắt lên chụm lửa ồ ồ/ Vừa sôi, đũa bếp thọc vô quậy nhầu/ Sau về cữa chúng làm dâu/ Làm ăn như vậy, u đầu có khi/ Đồ ăn đồ uống món gì/ Nấu cho chín chắn, làm thì sạch trong/ Nay mai thì lại có chồng / Cá làm trây nhớt, không xong chút nào/ Cạo không sạch sẽ nhớt nhao / Vạch ra họng cá, xem vào thất kinh/ Hàm răng nhọn vắt như đinh/ Đơm lên chơm chởm, giống hình lưỡi cưa/ Thật tôi không dám nói thừa/ Thấy đà tợ mặt, sớm trưa nhiều lần/ Xít đây một chút cho gần/ Coi làm cho biết, tập lần đôi khi/ Cá làm, đánh vảy trước đi/ Cạo cho sạch sẽ, vi kỳ chặt sau/ Cạo cho sạch sẽ nhớt nhai/ Vạch mang vạch họng, xỏ dao nạo cùng/ Dạy sơ cho biết cách chung/ Còn nhiều cách khác, coi chừng học thêm/ Nấu canh liệu lấy mà nêm/ Chi cho mặt chát, đổ thêm nước hoài/ Canh rau, lặt rửa sơ sài / Bọ sâu chết nỏi, nằm dài bèo khê/ Thấy mà rởn ốc gớm ghê/ Khác chi xác chết, tấp bê lều bều/ Nghe mà giữ lấy ít đều/ Chiên xào bất luận, canh rêu mặc dầu/ Nêm đừng hốt muối vải nhầu/ Liệu cho vừa phải, ban đầu nêm sơ/ Nêm rồi phải đợi phải chờ/ Để lâu một chút, có giờ muối tan/ Rồi thì nếm thử vừa chăng/ Như còn lạt quá, gia tăng cho vừa/ Còn đô gia vị, bỏ chưa?/ Hành, tiêu, ngò, ớt, nếu ưa bỏ vào/ Mẹ cha ăn uống làm sao/ Cay co mặn lạt, cách nào người quen/ Làm cho trúng ý, người khen/ Sái thì cha quở, ghe phen mẹ rầy [109, tr.126].

Theo Từ điển Hán Việt:

Tứ đức: Công nghĩa là khéo léo. Dung là dáng mạo. Gồm có: dung mạo (chỉ dáng điệu và sắc mặt) và dung sắc (nhan sắc). Ngôn là lời nói. Hạnh chỉ đức hạnh nết na, hành vi mực thước [168].

Công chỉ sự đảm đang, khéo léo trong công việc gia đình, là nữ công

gia chánh từ chăn tằm, dệt vải đến thêu thùa, kim chỉ vá may, cỗ bàn, giỗ tết


đều phải biết làm nhanh, gọn, đẹp, ngon. Ở các nhà quyền quý phong kiến thì đức công của người con gái còn bao hàm cầm, kỳ, thi, hoạ. Dung là nhan sắc, là vẻ đẹp hình thức, thể hiện dáng vẻ tự nhiên kết hợp với trang phục, tạo nên sự đoan trang, thuỳ mị nói chung. Ngôn chỉ lời ăn tiếng nói trong giao tiếp, ứng xử với mọi người. Điều quan trọng là lời nói phải dịu dàng, có lễ độ, có phép tắc, có trật tự trên dưới, biết gọi dạ bảo vâng, tuyệt đối lễ phép, phục tùng chồng và cha mẹ chồng. Hạnh là hạnh kiểm, đức hạnh, là lòng nhân ái, là sự tuân theo lễ nghĩa hành động, nhất nhất phải đúng mực, đặc biệt là đối với tứ thân phụ mẫu, với anh em nội ngoại.

Trên cơ sở nội dung chủ yếu nêu trên, thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Việt Nam có những đặc điểm cơ bản làm nên nét riêng của Nho giáo Việt.

2.2.3.2. Một số đặc điểm cơ bản của thuyết tam tòng, tứ đức trong

Nho giáo Việt Nam

Một là, thuyết tam tòng, tứ đức được pháp luật phong kiến Việt Nam thừa nhận và đề cao

Giai cấp phong kiến đã sử dụng quyền chuyên chính để đe dọa và trừng trị những người phụ nữ muốn thoát ra khỏi vòng trói buộc của chế độ tông pháp và lễ giáo Nho giáo. Họ không chỉ chịu sự đàm tiếu của dư luận mà còn phải chịu những hình phạt hà khắc như đánh bằng gậy, thích vào mặt, lưu đày, tử hình...

Trong Sơ lược Hoàng Việt Luật lệ (bước đầu tìm hiểu luật Gia Long), Bộ luật Gia Long, Điều 332 của Tổng mục Phạm gian dâm quy định rõ: Phàm kẻ hòa gian, bị phạt 80 trượng, có chồng phạt 90 trượng, điêu gian (có hay không chồng) phạt trăm trượng. Cưỡng gian, treo cổ (giam chờ), chưa thành, phạt trăm trượng, lưu ba ngàn dặm. Gian dâm con gái 12 tuổi trở xuống, dù hòa đồng cũng buộc tội theo chỗ cưỡng. Còn hòa gian, điêu gian thì trai gái cùng tội. Gian làm nữ rách trầy, giao cho gian phu nuôi dưỡng, gian phụ tùng phu gả bán, người chồng muốn giữ lại, cho phép. Nếu gả bán cho gian phu thì gian phu và người chồng này, một người bị phạt 80 trượng, người đàn bà bắt li dị trả về gia tộc, đồ cưới cho vào kho quan. Trong Điều lệ 1. Phàm quan chức và quân dân gian với vợ quan chức thì gian phu gian phụ đều bị treo cổ (giam chờ). Nếu quan chức gian với vợ của quân dân thì cách chức, phạt trăm trượng ngay gian phụ, bị đóng gông một tháng, phạt


trăm trượng. Còn như quân dân cùng gian nhau thì gian phu, gian phụ đều bị đóng gông một tháng, phạt trăm trượng. Còn nô tì gian nhau, không chia một hay nhiều chủ và thiếp, nô tì của quân dân, quân dân quan viên, cùng nhau thì gian phu, gian phụ đều bị phạt trăm trượng [137, tr.127, 130].

Quốc triều Hình luật (Luật hình triều Lê) ghi rõ. Quốc triều hình luật là một bộ luật hình chính thống và quan trọng nhất của triều đại nhà Lê (1428- 1788). Điều 14: Có những người hiếu hữu, cùng đàn bà trinh liệt, mà không tâu lên để ban thưởng, hay có những kẻ loạn luân trái đạo, mà không tâu lên để trị tội, thì quan lộ, quan huyện bị xử tội biếm hay phạt [115, tr.123]. Điều 27: Vợ cả, vợ lẽ phạm phải điều nghĩa tuyệt (như thất xuất) mà người chồng chịu giấu không bỏ thì xử tội biếm, tuỳ theo việc nặng nhẹ [115, tr.127]. Điều 4: Khi chồng chết, con còn nhỏ, mẹ đi cải giá, mà lại đem bán điền sản của con, thì xử phạt 50 roi, trả tiền lại người mua, trả ruộng cho con [115, tr.148]. Điều 30: Con gái và những trẻ nhỏ mồ côi, tự bán mình mà không có ai bảo lĩnh thì người mua cùng người viết văn khế, người làm chứng thảy đều xử tội xuy, trượng như luật đàn bà đánh 50 roi đòi lại tiền trả cho người mua và huỷ bỏ văn khế. Nếu những người cô độc cùng khốn từ 15 tuổi trở lên, tình nguyện bán mình thì cho phép. Điều 34: Người nào đang có tang cha mẹ hoặc tang chồng mà lại lấy chồng hoặc cưới vợ thì xử tội đồ, người khác biết mà vẫn cứ kết hôn thì xử biếm ba tư và đôi vợ chồng mới cưới phải chia lìa. Điều 37: Tang chồng đã hết mà người vợ muốn thủ tiết, nếu ai không phải là ông bà cha mẹ mà ép gả cho người khác, thì xử biếm ba tư và bắt phải ly dị; người đàn bà phải trả về nhà chồng cũ; người đàn ông lấy người đàn bà ấy thì không phải tội [115, tr.130]. Điều 38: Vợ cả, vợ lẽ tự tiện bỏ nhà chồng đi, thì xử tội đồ làm xuy thất tỳ; đi rồi lấy chồng khác thì phải đồ làm thung thất tỳ; người và gia sản phải trả về nhà chồng cũ. Người biết mà cứ lấy làm vợ thì phải tội đồ, không biết thì không phải tội [115, tr.130].

Vào những thế kỷ cuối của chế độ phong kiến đã xuất hiện những nhục hình và cực hình chỉ áp dụng riêng đối với phụ nữ như gọt gáy bôi vôi, thả bè trôi sông hoặc voi giày ngựa xé... Trong câu chuyện “Vũng voi giày” viết về một người phụ nữ bị kết tội không giữ được “tiết hạnh”, tác giả Doãn Kế

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 05/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí