Cơ Sở Kinh Tế - Xã Hội Cho Việc Hình Thành Nho Giáo Trung Quốc


và Nho giáo Việt Nam. Thuyết tam tòng, tứ đức có ảnh hưởng lớn đối với đời sống tinh thần con người Việt Nam, đạo đức và vai trò vị trí của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay. Tuy nhiên các tác giả cũng khẳng định: khi vào Việt Nam nó được người Việt tiếp thu và biến đổi nó cho phù hợp với xã hội Việt.

Thứ năm, các công trình phân tích sự ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức thông qua các bài Gia huấn Hương ước được truyền tụng trong đời sống xã hội Việt Nam cho thấy rõ mức độ ảnh hưởng sâu đậm của những tư tưởng này đối với con người Việt Nam.

Thứ sáu, các công trình chỉ ra điều luật của các triều đại phong kiến Việt Nam đối với người phụ nữ trên tinh thần bị ảnh hưởng tư tưởng trọng nam khinh nữ, tam tòng, tứ đức của Nho giáo.

Thứ bảy, các công trình đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay dưới các lát cắt:

- Chỉ ra những nguyên nhân tồn tại của các tàn dư đạo đức phong kiến

và một số phương hướng khắc phục.

- Vấn đề những quan niệm cực đoan trên của Nho giáo về người phụ nữ trong thời trước ảnh hưởng đối với suy nghĩ, tư tưởng đến phụ nữ hiện nay. Và đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng trên để nâng cao vị trí, vai trò của người phụ nữ hiện nay.

- Điểm khác biệt căn bản giữa ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức

đối với người phụ nữ Việt Nam và người phụ nữ Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Thứ tám, các công trình còn nghiên cứu về người phụ nữ Việt Nam hiện đại dưới các góc độ:

- Xác định rõ nhiệm vụ phụ nữ trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay - 4

và sự nghiệp giải phóng triệt để cho phụ nữ.

- Nghiên cứu tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, của tư tưởng đạo đức của Nho giáo đối với đạo đức gia đình, đạo đức phụ nữ Việt Nam ngày nay.

Thứ chín, các công trình nghiên cứu đã đưa ra một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.


Tuy nhiên, chưa có công trình nào khái quát, phân tích thuyết tam tòng, tứ đức và những ảnh hưởng tích cực cũng như những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với người phụ nữ Việt Nam mang tính độc lập, hệ thống, chuyên sâu. Chưa có công trình nào đưa ra quan điểm và giải pháp phát huy phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay một cách đồng bộ, hiệu quả. Đây là một khoảng trống đòi hỏi tác giả phải tiếp tục đi sâu, làm rõ.

Nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản của luận án:

Thứ nhất, những nội dung cơ bản trong học thuyết tam tòng, tứ đức của Nho giáo.

Thứ hai, ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ

Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, đưa ra các quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm kế thừa hạt nhân hợp lý và khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức để nâng cao vị trí, vai trò của người phụ nữ Việt Nam hiện nay.


Chương 2

THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC TRONG NHO GIÁO


2.1. THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC TRONG NHO GIÁO TRUNG QUỐC

2.1.1. Nguồn gốc của Nho giáo Trung Quốc

2.1.1.1. Cơ sở kinh tế - xã hội cho việc hình thành Nho giáo Trung Quốc

Trong lịch sử Trung Quốc thời kỳ cổ đại, Xuân Thu - Chiến Quốc được

coi là thời kỳ có nhiều biến động nhất, rối ren nhất.

Thời Xuân Thu - Chiến Quốc (kéo dài từ thế kỷ VIII - Tr.CN đến thế kỷ III - Tr.CN), sự phát triển kinh tế đã đạt đến một trình độ nhất định. Xã hội Trung Quốc thời kỳ này đánh dấu bước chuyển từ việc sử dụng đồ đồng sang sử dụng đồ sắt và việc dùng bò làm sức kéo. Điều đó, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp, thủ công nghiệp.

Trên cơ sở phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng phát triển hơn trước, tiền tệ đã xuất hiện. Đây là thời kỳ khởi sắc của nền kinh tế thương nghiệp, xuất hiện nhiều thành thị buôn bán nhộn nhịp ở các nước Hàn - Tề - Tần - Sở. Sự hình thành của thương nghiệp, buôn bán đã tạo ra trong xã hội một tầng lớp thương nhân giàu có. Tầng lớp này do nắm trong tay kinh tế nên ngày càng có thế lực và tham vọng về quyền lực chính trị, đe dọa đến quyền lực của giai cấp quý tộc cũ.

Sự biến động trong lĩnh vực kinh tế đã ảnh hưởng, tác động to lớn đến sự biến đổi trong kết cấu giai tầng của xã hội, kéo theo các biến động khác về lĩnh vực chính trị - xã hội.

Sự suy yếu về địa vị kinh tế từng bước dẫn đến sự suy yếu về địa vị và vai trò chính trị của nhà Chu. Đây là tiền đề ra đời giai cấp địa chủ mới trong xã hội Trung Quốc, những người không lệ thuộc vào chế độ phong hầu kiến ấp, không chịu khống chế về mặt phân chia lợi ích cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lực nhà Chu, đã chiếm đất đai của thiên tử nhà Chu.

Chính điều này làm xuất hiện nhiều mâu thuẫn trong xã hội. Mâu thuẫn chính nổi bật là: mâu thuẫn giữa tầng lớp địa chủ với giai cấp quý tộc thị tộc; giữa bộ phận bảo thủ và bộ phận cấp tiến ngay trong lòng giai cấp quý tộc,


giữa tầng lớp sản xuất nhỏ, thợ thủ công, thương nhân với giai cấp quý tộc thị tộc Chu; giữa nông dân công xã thuộc các bộ tộc bị người Chu nô dịch với nhà Chu và tầng lớp địa chủ mới lên đang ra sức bóc lột, tận dụng sức lao động của họ. Nó đòi hỏi xoá bỏ chế độ nô lệ thị tộc, thiết lập chế độ xã hội mới - xã hội phong kiến.

Một cục diện mới xuất hiện trong xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Vai trò của nhà Chu không còn được coi trọng, thiên tử nhà Chu chỉ là bù nhìn, thể chế chính trị nhà Chu rệu rã. Chế độ gia trưởng (tông pháp) duy trì sự ổn định của xã hội Tây Chu suốt 300 năm, đến thời kỳ này không còn đủ mạnh để thống trị và trấn áp các nước chư hầu. Do ruộng đất từ chỗ “dưới gầm trời này không nơi nào không phải là đất của nhà Chu” [178, tr.25] dần trở thành tài sản riêng của giai cấp địa chủ mới. Ngôi thiên tử của nhà Chu chỉ còn là hình thức, các nước chư hầu không chịu cống nạp, không thuần phục nhà Chu nữa. Các trật tự lễ nghĩa của nhà Chu không còn được coi trọng. Đến thời Chiến Quốc thì nhà Chu hoàn toàn mất quyền lực.

Các nước chư hầu của nhà Chu mang quân thôn tính lẫn nhau, tự xưng bá. Chiến tranh kéo dài liên miên giữa các nước chư hầu đã làm cho đời sống nhân dân ngày càng thêm khổ cực, trật tự xã hội bị rối loạn, lễ nghĩa nhà Chu bị phá hoại. Khổng Tử gọi là xã hội vô đạo. Thực trạng xã hội ấy cùng với nạn “tiếm ngôi việt vị” và tình trạng các vua chư hầu tự ý phá bỏ chế độ triều cống chứng tỏ lễ nghĩa nhà Chu đã bị băng hoại, kỷ cương phép nước đã bị lu mờ và luân thường đạo lý đã bị đảo lộn. Con người chỉ theo đuổi tư dục mà bỏ nhân nghĩa. Chính vì vậy, Mạnh Tử đã nhận xét: “Hiện nay, lòng dạ người đã bị cỏ lau (các tư dục) bế tắc hết rồi” [169, tr.266-267].

Chính trong thời đại lịch sử với những biến đổi toàn diện về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội như vậy đã dẫn đến sự thay đổi cơ bản về tư tưởng, đặt ra nhiều vấn đề triết học, chính trị, xã hội, lý luận đạo đức... kích thích các bậc kẻ sĩ đương thời quan tâm lý giải. Họ không thể làm ngơ trước những vấn đề mà lịch sử đã đặt ra. Mặt khác, từ thực tế trên, chứng tỏ cách thức tổ chức, mô hình quản lý xã hội theo thể chế nhà Chu đã lỗi thời và tất yếu đòi hỏi phải xây dựng lại xã hội, phải lựa chọn mẫu hình xã hội tương lai phù hợp để


ổn định trật tự, làm cho xã hội thanh bình, thịnh trị. Đây cũng là sự suy tư của các nhà tư tưởng, nỗi băn khoăn của thời đại đó. Xuân Thu - Chiến Quốc là thời đại loạn, nhưng cũng là thời tư tưởng Trung Quốc phát triển mạnh mẽ. Người đời sau gọi đây là thời kỳ “Bách gia tranh minh” - trăm hoa đua nở, trăm nhà lên tiếng. Nho giáo được ra đời trong hoàn cảnh như vậy. Nho sĩ là tầng lớp trí thức do giáo dục Nho học đào tạo ra. Học thuyết của Khổng Tử được tầng lớp Nho sĩ này truyền bá nên cũng gọi là Nho gia.

2.1.1.2. Tiền đề, văn hóa, tư tưởng cho việc hình thành Nho giáo Trung Quốc

Thứ nhất, tiền đề văn hóa

Trung Quốc là một trong những nước có nền văn minh được hình thành từ rất sớm và phát triển tới đỉnh cao bậc nhất thời cổ đại. Dựa vào những bằng chứng cụ thể và chính xác cho thấy, ngay từ thời nhà Thương, Trung Quốc đã có chữ viết.

Về thiên văn, thời nhà Thương, người Trung Quốc đã biết làm lịch, chia một năm thành những đơn vị thời gian và tính được ngày, giờ, năm, tháng. Đến thời Xuân Thu, khoa thiên văn phát triển, người Trung Quốc đã tìm hiểu được quy luật vận hành của các thiên thể và vạch rõ mối liên hệ của sự vận hành ấy với biến đổi của thời tiết, xác định được bốn mùa trong năm.

Về y học, thời Xuân Thu các nhà y học Trung Quốc đã nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh, phương pháp chẩn đoán bệnh tật và phương pháp trị bệnh bằng các vị thuốc hoặc bằng phương pháp châm cứu.

Thời kỳ này, Trung Quốc cũng có những kiến thức rất phong phú về đời sống xã hội cũng như về đạo trị nước. Những kiến thức đó thể hiện trong thư tịch cổ, đặc biệt là văn bản do những người chép sử ghi lại. Thời Thương, Chu và đầu Xuân Thu đều có quan chép sử. Sau này, Khổng Tử sưu tập những văn bản ghi chép của các quan sử thời Thương và Tây Chu để biên soạn thành bộ Kinh Thi.

Thứ hai, tiền đề tư tưởng

Về tôn giáo, nhà Chu đề cao tư tưởng “kính Trời”, “hợp mệnh Trời”, “thờ Thượng đế”, “trời và người hợp nhất”. Nhà Chu cho rằng, Trời (thượng


đế) là lực lượng có nhân cách, có ý chí và có quyền uy tuyệt đối. Nhà Ân không biết mệnh Trời, hành động không hợp mệnh Trời, do vậy Thượng đế đã trừng phạt và để cho nhà Chu thay thế nhà Ân cai trị dân.

Về đạo đức, tư tưởng đạo đức của nhà Chu lấy hai chữ “đức” và “hiếu” làm nòng cốt. Từ quan niệm chính trị - tôn giáo “Thiên nhân hợp nhất”, nhà Chu khẳng định rằng, vì các bậc tiên vương nhà Chu có đức mà được sánh ngang cùng thượng đế, được thượng đế cho hưởng nước, hưởng dân..., bồi dưỡng cho nó để cho con cháu được hưởng nước, hưởng dân lâu dài. Hiếu là để thờ phụng tổ tiên, phải nhớ công lao của tổ tiên mà giữ gìn phép tắc tổ tiên để lại. Có “đức” “hiếu” mới nhận được mệnh Trời mà được hưởng nước, hưởng dân mãi mãi. Đây là một quan niệm đạo đức nhằm củng cố và tuyên truyền sự tồn tại vĩnh viễn địa vị thống trị của tầng lớp quý tộc nhà Chu và nhà nước quý tộc Chu. Hai chữ “hiếu” và “đức” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hình thành đạo đức của Nho giáo trong đó có thuyết tam tòng, tứ đức.

Như vậy, thuyết tam tòng, tứ đức của Nho giáo không phải là sản phẩm của sự tư biện thuần tuý của tư duy. Nó được hình thành, phản ánh bối cảnh kinh tế - xã hội Trung Quốc đầy biến động thời Xuân Thu - Chiến Quốc và được phát triển ở các thời kỳ sau này.

2.1.1.3. Khổng Tử - người sáng lập học thuyết Nho giáo

Trước thời Xuân Thu, ở Trung Quốc đã có nhiều đạo lý, thậm chí có không ít tài liệu có tính chất kinh điển của các nhà tư tưởng lớn. Nhưng phải đến thời Xuân Thu, trong hoàn cảnh lịch sử như trên mới có con người dùng hết công sức của mình đưa các đạo lý và các tài liệu đó lên thành một học thuyết vừa có phần như một tôn giáo với những kinh điển chính thức rõ ràng. Con người đó là Khổng Khâu, thường được gọi là Khổng Tử (thầy Khổng) - nhà tư tưởng vĩ đại mở đường cho thời kỳ cổ đại ở Trung Quốc.

Khổng Tử (551 - 479 tr.CN) tên là Khâu, tự là Trọng Ni, quê ở làng

Xương Bình, huyện Phúc Khụ, thuộc tỉnh Sơn Đông - Trung Quốc.

Khổng Tử thường đi chu du thiên hạ để rao giảng về đạo lý, chỉ muốn đem cái đạo của mình ra giúp đời. Trải qua bốn mươi năm “dạy người không


biết chán”, Khổng Tử trước sau thu nhận khoảng gần ba nghìn đệ tử. Trong số những người này, có bảy mươi hai người thành đạt. Những lời giảng của Khổng Tử sau này được học trò ghi lại và tổng hợp thành sách “Luận ngữ”.

Nho gia đưa ra quan điểm xã hội lý tưởng là xã hội ổn định, có trật tự kỷ cương, sống hòa mục thân ái; đó là xã hội có đạo đức, có sự phân biệt đẳng cấp rõ ràng; đó là xã hội có giáo dục, giáo hóa. Quan niệm của Nho giáo về đạo đức, vai trò của người phụ nữ được thể hiện chủ yếu trong học thuyết tam tòng, tứ đức.

Như đã nói ở trên, thời đại của Khổng Tử là thời đại “Vương đạo suy vi”, “Bá đạo” nổi lên lấn át “Vương đạo” của nhà Chu, trật tự lễ giáo cũ của nhà Chu bị đảo lộn. Khổng Tử than rằng “vua không phải đạo vua, tôi không phải đạo tôi, cha không phải đạo cha, con không phải đạo con” [178, tr.28]. Đứng trên lập trường của bộ phận cấp tiến trong giai cấp quý tộc Chu, ông chủ trương lập lại pháp chế kỷ cương của nhà Chu với nội dung mới.

Khổng Tử là một nhà tư tưởng lớn, học thuyết của ông được lưu truyền rộng và ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều dân tộc Á Đông: Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam.

2.1.2. Vị trí của thuyết tam tòng, tứ đức trong đạo đức Nho giáo

Trung Quốc và quan hệ giữa chúng

2.1.2.1. Vị trí của thuyết tam tòng, tứ đức trong đạo đức Nho giáo

Trung Quốc

Thứ nhất, quan niệm đạo đức trong Nho giáo chủ yếu tập trung vào việc xây dựng nam giới trở thành quân tử - đại trượng phu - thánh nhân - mẫu người lý tưởng trong xã hội lý tưởng. Vì vậy, Nho giáo đặc biệt đề cao vai trò của đạo đức, coi đạo đức là công cụ, phương tiện chủ yếu, hữu hiệu nhất để đạt được mục đích chính trị - xã hội, làm cho xã hội hòa mục, kiêm ái, trật tự trên dưới rõ ràng. “Đạo” là những hành vi đạo đức gắn với năm mối quan hệ xã hội cơ bản của con người mà Mạnh Tử gọi đó là ngũ luân - năm mối quan hệ lẽ thường trong đời sống hàng ngày, đó là vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, anh - em, bạn - bè [25, tr.30] theo tôi chỗ nay không cần phải trích vì đó không ở trong ngoặc kép. Sau này Đổng Trọng Thư đưa ba mối quan hệ đầu


tiên thành tam cương - đó là ba sợi dây ràng buộc con người từ trong quan hệ gia đình đến quan hệ xã hội. Đức gắn liền với đạo. Khổng Tử nhấn mạnh các đức cơ bản của con người là: nhân, trí, dũng. Mạnh Tử nêu lên tứ đức: nhân, lễ, nghĩa, trí. Đến Đổng Trọng Thư, ông nêu lên ngũ thường (bao gồm năm đức cơ bản): nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Tam cương và ngũ thường kết hợp với nhau được gọi là đạo “cương - thường”, hay mở rộng ra sự kết hợp giữa ngũ luân với ngũ thường gọi là luân thường.

Như vậy, trong những quan điểm cơ bản của về đạo đức, Nho giáo không bàn nhiều, không bàn trực tiếp, không xây dựng mẫu người phụ nữ cụ thể cho xã hội đương thời. Nhưng, chúng ta vẫn thấy bóng dáng của họ trong các mối quan hệ tam cương, ngũ thường một cách thụ động, mờ nhạt. Tuy nhiên, Nho giáo vẫn xác định họ là lực lượng không thể thiếu để xây dựng một xã hội ổn định. Theo lôgic, đàn ông tu dưỡng theo quan điểm đạo đức Nho giáo nêu trên - phụ nữ luôn tòng theo nam giới - vậy tất yếu, những quan điểm đạo đức ấy sẽ ảnh hưởng đến người phụ nữ. Phần sau chúng ta sẽ thấy phạm trù công - dung - ngôn - hạnh luôn được đặt trên nền tảng của những giá trị đạo đức cơ bản của Nho giáo.

Thứ hai, thời Xuân Thu - Chiến Quốc là thời chuyển giao giữa hai chế độ, diễn ra nhiều mâu thuẫn xã hội nên tồn tại tình trạng chiến tranh liên miên giữa các nước. Xuất phát từ thực tiễn lịch sử này, mục tiêu ổn định xã hội, trong đó gia đình là một thành tố cấu thành lên xã hội, được đề cao. Thuyết tam tòng, tứ đức trong hệ thống đạo đức Nho giáo ra đời cũng nhằm phục vụ mục đích trên.

Thứ ba, thuyết tam tòng, tứ đức được các nhà Nho xây dựng trên cơ sở

là các mối quan hệ hiện thực: vua tôi - đức trung; cha con - đức hiếu; vợ chồng

- đức tiết nghĩa; anh em - đức lễ; bạn bè: đức tín. Mục đích nhằm đảm bảo đẳng cấp và quyền lợi của giai cấp thống trị. Đạo đức của Nho giáo nói chung, thuyết tam tòng, tứ đức nói riêng được xây dựng, xét đến cùng, cũng là những phép tắc để bảo vệ địa vị, quyền lợi thống trị của giai cấp cầm quyền.

Thứ tư, thuyết tam tòng, tứ đức là chuẩn mực quan trọng nhất, là yêu cầu cơ bản nhất về đạo đức Nho giáo đối với người phụ nữ. Giữa chúng có

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 05/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí