Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay - 8


Thiện đã mô tả cụ thể. Về đầu đời Tự Đức cách hành hình như sau: người ta đào một cái hố sâu vừa một người ngồi. Sau khi tuyên bố tội trạng, giám sát quan cho dẫn dâm phụ bị trói giật cánh khuỷu, mắt bịt khăn trắng, bắt ngồi vào trong hố, rồi hạ lệnh cho quản tượng dắt một con voi đã huấn luyện thông thuộc đến, ra hiệu cho nó lấy chân giày xuống hố cho đến khi dâm phụ bị vụn xương chết đi mới thôi [174, tr.230]. Hiện nay tại Hà Nội, bên cạnh chùa Bích Lư vẫn còn ngôi miếu nhỏ thờ vị thần “Gọt gáy bôi vôi”, đây là chứng tích của kiểu nhục hình này đối với người phụ nữ xưa.

Chính vì xem trọng trinh tiết, “tiết hạnh khả phong”, xã hội luôn đề cao những người “tuẫn tiết” - tự vẫn để giữ gìn trinh tiết với chồng. Vũ Thị Thiết, người thiếu phụ Nam Xương (nhân vật có thực ở huyện Lý Nhân, Hà Nam) đã tự trẫm mình để chứng minh lòng thuỷ chung, trinh trắng của mình trước người chồng cả ghen.

Một số tác phẩm văn học thời kỳ phong kiến như Truyện Kiều, Cung oán ngâm khúc đã thể hiện lòng thương cảm đối với phụ nữ. Nguyễn Du là nhà Nho đi xa hơn cả trên con đường tranh đấu cho nữ quyền. Ông chọn nhân vật chính là Thuý Kiều - người con gái lương thiện, có khát vọng mạnh mẽ về tình yêu tự do, bị xã hội đẩy vào thân phận kỹ nữ. Các ứng xử không theo chuẩn mực của Nho giáo trong tình yêu của Thuý Kiều, việc tồn tại trong nhà chứa hàng chục năm mà không tuẫn tiết của nàng đã gây nên tranh luận, bình phẩm trong suốt cả thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Rất nhiều nhà tư tưởng của nước ta thời kỳ này mặc dù được coi là duy tân, nhưng cũng cùng có một quan niệm khắt khe về “tuẫn tiết” của người phụ nữ thông qua nhân vật Kiều. Nguyễn Du viết về Kiều trong đêm gặp Kim Trọng: “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”. Hành động này của Kiều đã gặp sự phản đối của Ngô Đức Kế (1878 - 1929) và Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947) là hai nhà Nho duy tân, yêu nước và có tinh thần phê phán Tống Nho mạnh mẽ. Trong cách nhìn về đời sống thân xác của người phụ nữ, Ngô Đức Kế và Huỳnh Thúc Kháng đứng trên lập trường bảo thủ của Tống Nho. Năm 1924, Ngô Đức Kế viết: “Một đôi thiếu niên nam nữ, đêm thanh người vắng, trèo tường, trổ ngõ, ước hội trò chuyện cùng nhau, đối với phong hóa đạo đức là một việc bất chính,


mở đầu quyển sách như thế, dù sau có tô vẽ hiếu nghĩa gì đâu nữa cũng không đủ làm gương tốt cho đời” [149]. Năm 1930, Huỳnh Thúc Kháng còn nặng lời hơn nữa: “Hiện xã hội ta ngày nay mà diễn ra những tuồng thương vong, bại tục kia, cái giống độc con đĩ Kiều gieo vào trong cõi tư tưởng không phải là ít” [149]. Và cực đoan hơn khi một số nhà tư tưởng lại yêu cầu Kiều phải tuẫn tiết để chết. Nguyễn Du đã miêu tả khi bị bán cho Mã Giám Sinh thì Kiều dùng dao đâm vào cổ tự tử nhưng không chết. Trước vấn đề này, một số nhà Nho phê phán Kiều bởi họ cho rằng Kiều đã không quyết tâm chết. Nguyễn Công Trứ đòi hỏi Kiều phải tự tử để bảo toàn phẩm tiết. Ngay cả Tản Đà - là người dạo những bản nhạc đầu tiên báo hiệu cho trào lưu văn học hiện đại cũng đồng quan điểm với các nhà Nho trên. Trên tờ An Nam tạp chí số 37 ngày 16/04/1932, Tản Đà đã ca ngợi những tiết phụ xưa “dẫu chưa hẳn như phụng hoàng, kỳ lân trong phi tầm tẩu thú, thời cũng là hòn ngọc ở núi đá, hạt châu trong bể chai. Đời đời vua chúa, ơn ban tiết hạnh khả phong cũng là vì vật quý của đời, đời nên biết quý vậy” [149].

Hai là, thuyết tam tòng, tứ đức được xây dựng theo xu hướng Nho giáo hóa và thể hiện dưới hình thức gia huấn ca.

Một trong những điểm đặc sắc trong văn hóa gia đình theo Nho giáo là việc xây dựng, giáo dục và thực hiện, giáo dục các thành viên trong gia đình theo tinh thần gia huấn. Cách nhìn của Nho giáo, nhà - nước - thiên hạ là những loại hình đồng dạng, gắn kết hữu cơ với nhau, do đó, nước có quốc pháp thì nhà cũng có gia lễ, gia huấn. Về mặt giáo dục đạo đức cho người phụ nữ, các nhà nho thời phong kiến đặc biệt đề cao vai trò của gia huấn. Sách “gia huấn” được viết theo thể diễn ca hoặc thể song thất lục bát. Cách viết của “gia huấn” dễ truyền khẩu và dễ nhập tâm, nhất đối với phụ nữ vốn là những người ít học và theo như Nho giáo nói “phụ nhân nan hóa” - khó dạy bảo. Trong bài Phụ châm nguyên tự có viết:

“Đối với bọn quần thoa, nếu chữ nghĩa trúc trắc, giọng văn cao xa thì không thể nhớ mà ngâm nga được. Cho nên nhân lúc dạy học rỗi rãi, ta nhặt nhạnh những câu cách ngôn cổ và những câu ca dao tục ngữ và quốc ngữ có thể


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

làm lời khuyên răn được sắp thành hơn 40 điều, diễn ra quốc âm làm châm ngôn cho bọn đàn bà con gái” [173, tr.227].

Hay trong bản Khuê huấn ca của Nguyễn Hòa Hương cho biết thiên hướng giáo dục phụ nữ của bản gia huấn này là:

Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay - 8

“Đàn bà con gái không biết chữ, lúc bồng con bế cái thường ru bằng lời ca quốc âm, có những bài lành mạnh, có những bài hài hước phóng đãng, nghe quen tai, thấm vào lòng người, không phải không có tác động. Vì thế, ta làm 5 bài ca quốc âm, bảo con trẻ trong nhà học thuộc hy vọng lời hay, ý đẹp thấm vào chúng, cũng như lời dạy bảo của mẹ hiền” [33, tr.191].

Hiện nay theo ước tính, chúng ta còn lưu giữ lại được gần 50 tác phẩm “gia huấn”, đó là chưa kể đến những sách về giáo dục gia đình được chép lẫn trong gia phả như: Lê tộc phả ký, Nguyệt Áng Lưu thị gia phả, Nguyễn tộc gia phả, Huê Cầu xã Nguyễn tộc gia phả... trong các tác phẩm thi ca như Huấn hài (trong Thiền tông bản hạnh - Mạc Đĩnh Chi), Đi đến nhà chồng phải kính cẩn, phải giữ gìn, chớ trái ý chồng (Kinh nghĩa - Lê Quý Đôn), Khuyến phu đãi thê (Nguyễn Bỉnh Khiêm)... và rải rác trong các tư gia. Thực tế cho thấy hầu hết tác giả sách “gia huấn” đều là các bậc đại Nho nổi tiếng như Bảo kính cảnh giới của Nguyễn Trãi, Cần kiệm vựng biên của Nguyễn Đức Đạt, Cùng đạt gia huấn của Hồ Phi Tích, Huấn nữ tử ca của Nguyễn Huy Oánh, Khuê huấn ca của Nguyễn Hòa Hương...

Vì đề cao vai trò giáo dục đạo đức của “gia huấn” đối với phụ nữ nên phần lớn nội dung trong gia huấn là bàn về phụ nữ - đây là điểm khác biệt căn bản với Nho giáo Trung Quốc - thể hiện rõ nét bản sắc dân tộc Việt. Tác giả trong các bài gia huấn đều đưa ra cách ứng xử của người phụ nữ trong quan hệ với cha mẹ đẻ, cha mẹ chồng, với chồng, với con. Nó xác định vị thế phụ thuộc của người phụ nữ vào nam giới trong xã hội phong kiến. Ở địa vị phụ thuộc như thế, tứ đức là những chuẩn mực bắt buộc người phụ nữ phải có, để biến họ thành những công cụ dễ bảo, dễ sai khiến. Trong gia huấn, các tác giả còn đưa ra những điều phụ nữ không được phạm vào đó là “ăn nói nguy nga”, “ngồi lê mách lẻo chuyện người”, “vô duyên chửa nói đã cười”, “điểm trang sắm sửa phấn dồi trát tô”, “làm ăn chỏng lỏn” và “học thói lăng nhăng”...

Ba là, thuyết tam tòng, tứ đức được thể hiện qua hương ước làng xã Việt Nam. Hương ước làng Thổ Hào, hương ước làng Xuân Viên (Diễn Châu,


Nghệ An), hương ước làng Quỳnh Đôi (Nghệ An), hương ước làng Mỹ Khê... Hương ước đó chính là lệ làng được các bậc Nho sĩ soạn ra. Thời nhà Lê sơ quy định rõ: “Nếu làng xã nào có những tục khác, lập ra khoán ước và cấm lệ, ắt phải nhờ viên chức Nho gia” [33, tr.159]. Hương ước của làng Quỳnh Đôi (Nghệ An) là một trong những hương ước tiêu biểu của làng học, làng quan Nho Việt Nam. Hương ước có ghi: “trai gái lấy nhau lập gia đình phải được cha mẹ cho phép, mối lái hẳn hoi, đưa tin đàng hoàng, chứ không có thói chuyện trò thầm vụng dưới bóng trăng, trong bụi rậm. Con trai đã ưng lấy con gái nhà nào rồi thì không được đến nhà ấy nữa. Làm đủ 6 lễ, sau đó mới đến nhà con gái làm lễ cưới. Con gái đã định lấy con trai rồi, nhưng chưa về nhà chồng gặp ông già bà già ở đường không được nhìn thẳng vào mặt; cô dâu cậu rể gặp nhau phải che mặt mà đi” [33, tr.160]. Nhìn chung, hương ước Việt Nam đề cao kẻ sĩ, đề cao giáo lý Nho giáo và có nhiều điều khoản củng cố gia đình truyền thống.

Bốn là, thuyết tam tòng, tứ đức được thể hiện qua văn học dân gian tiêu biểu là ca dao, tục ngữ, dân ca. Bài ca dao sau có bốn câu nhưng để lại ấn tượng sâu sắc về chữ tình, chữ hiếu: “Thuyền tình trở lái về đông/ Em đi theo chồng để mẹ cho ai?/ Mẹ già đã có em trai/ Phận em là gái dám sai chữ tòng” [81, tr.295]. Hay:”Chữ trinh đáng giá ngàn vàng” [81, tr.317]; hay: “Trai làm nên năm thê bảy thiếp/ Gái làm nên thủ tiết thờ chồng” [81, tr. 318]. Ca dao tục ngữ đã phê phán hành động của người phụ nữ có quan hệ với người khác giới vượt quá phạm vi mức độ mà đạo đức, dư luận xã hội cho phép: “Chữ trinh đáng giá ngàn vàng/ Từ anh chồng cũ đến chàng là năm/ Còn như yêu vụng dấu thầm/ Họp chợ trên bụng hàng trăm con người” [81, tr.318]…

Năm là, địa vị của người phụ nữ Việt Nam đã làm “mềm hóa “ thuyết tam tòng, tứ đức.

Ở Trung Quốc thời phong kiến, vai trò của người chồng được đưa lên hàng tối cao so với người vợ. Trong gia đình Việt Nam truyền thống, nhìn chung, người vợ có địa vị cao hơn so với phụ nữ Trung Quốc và Nhật Bản. Trong gia huấn của Việt Nam, quan hệ vợ chồng là quan hệ “thuận tòng” - là quan hệ tương đối bình đẳng, không quá phụ thuộc: Thuận vợ, thuận chồng tát


bể Đông cũng cạn; Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra; của chồng công vợ hay chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa; lệnh ông không bằng cồng bà... đều toát lên được sự hài hòa trong quan hệ vợ chồng.

Địa vị bình đẳng của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến được thể hiện rõ trong quan hệ về hôn nhân, quan hệ về sở hữu tài sản. Trong quan hệ về hôn nhân. Điều 322 của luật Hồng Đức nêu rõ: “con gái thấy chồng chưa cưới có ác tật có thể kêu quan mà trả đồ sính lễ”, tức là người phụ nữ có quyền từ chối kết hôn và ly hôn với một người đàn ông nếu như họ cảm thấy anh ta không xứng đáng. Điều 308 của luật này cũng quy định rõ: “chồng xa cách vợ, không lui tới suốt năm tháng thì vợ được phép trình quan sở tại, quan sở tại làm chứng thì người chồng đó mất vợ”. Hai điều khoản này cho thấy các nhà làm luật thời kỳ này đã có nhận thức quan trọng về vai trò và vị thế của người phụ nữ trong xã hội. Tuy không có những điều luật cụ thể quy định nghĩa vụ phục tùng chồng, nhưng qua nội dung của các điều luật cũng thể hiện yêu cầu nghĩa vụ của người vợ là phải theo chồng, vâng lời chồng, tôn trọng quyết định của chồng. Những hành vi không phục tùng chồng hoặc nghiêm trọng hơn như đánh chồng, tố cáo chồng... sẽ bị trừng phạt rất nặng. Bên cạnh đó, người chồng cũng phải có nghĩa vụ cưu mang, cấp dưỡng cho vợ con và không được ngược đãi vợ.

Pháp luật thời phong kiến còn trừng phạt những người xúc phạm phụ nữ. Luật Gia Long (điều 17 khoản 268) người nào dùng lời thô tục dâm đãng làm cho người đàn bà đến xấu hổ, phải tự tử, xử đến hình giảo giam hậu. Điều 12 trong khoản 268 quy định, nếu người nói lời tục tĩu dâm đãng mà không cố ý làm nhục, nhưng người đàn bà nghe thấy cũng lấy làm xấu hổ mà tự tử, thì phải xử hình trượng. Nhận xét về những điều khoản này, tác giả Đào Duy Anh trong cuốn sách Việt Nam văn hóa sử cương đã nhận xét: “Dẫu về thực tế thì những điều ấy không khi nào thi hành, nhưng trong pháp luật có những điều ấy cũng đủ tỏ rằng đàn bà ở xã hội ta không đến nỗi bị khinh miệt quá như theo đạo đức Nho giáo” [2, tr.121].

Trong Kinh Lễ, các nhà nho cho rằng đàn ông có bảy cớ để bỏ vợ là: không con, dâm dật, không thờ cha mẹ chồng, lắm miệng, trộm cắp, ghen


tuông, có ác tật. Như thế thì người đàn ông muốn bỏ vợ khi nào cũng có thể tìm ra một cớ ở trong bảy cớ ấy được. Những điều này có ảnh hưởng đến phong tục tập quán của nước ta. Tuy nhiên, phong tục và pháp luật đối với phụ nữ ở nước ta đã hòa hoãn bớt cái tính cách tàn nhẫn của đạo đức. Theo luật Hồng Đức thì đàn ông vẫn có quyền thất xuất nhưng lại có ba trường hợp đàn ông không thể bỏ vợ được, trừ khi vợ có tội ngoại tình: nếu vợ đã để tang cha mẹ chồng, nếu vợ đã làm nên giàu có, nếu ngoài nhà chồng ra vợ không còn chỗ nào nương tựa nữa. Nếu người chồng vô cớ mà bỏ vợ, hay nếu ở trong ba trường hợp ấy mà bỏ vợ thì pháp luật trừng phạt. Ba điều này gọi là tam bất khứ. Quy định này theo nhiều nhà nghiên cứu có chức năng chính là nhằm bảo vệ cho sự ổn định của gia đình, bảo vệ chế độ tông pháp Nho giáo: “Với một điều luật quy định “tam bất khứ” nhà làm luật đã hoàn thành xuất sắc việc bảo vệ sự ổn định của gia đình, bảo vệ chế độ tông pháp, hạn chế việc phá vỡ trật tự gia đình của Nho giáo vì thế mà lưu giữ được những giá trị đạo đức trong gia đình, cũng là những giá trị đạo đức của Nho giáo” [166, tr.40].

Trong quan hệ sở hữu tài sản ở xã hội phong kiến, người phụ nữ về nguyên tắc phải phụ thuộc rất lớn vào người chồng. Tuy nhiên trên thực tế tại Việt Nam, địa vị của vợ - chồng thay đổi tuỳ thuộc vào địa vị xã hội và sở hữu tài sản mà họ có được. Công trình nghiên cứu mang tên “Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII”, tác giả Insun Yu đã dẫn kết luận rất quan trọng của hai công trình nghiên cứu về vấn đề tài sản gia đình:

“Tài sản gia đình bao gồm ba loại như sau: Một là, tài sản của chồng được thừa kế từ gia đình anh ta (phu - tông - điền - sản); Hai là, tài sản của vợ được thừa kế từ gia đình mình (thê - điền - sản); Ba là, loại tài sản chung do cả vợ chồng cùng có được sau khi lấy nhau (tần - tảo - điền - sản)” [190, tr.161].

Nếu người chồng tự tiện bán tài sản của vợ thì cha mẹ vợ có thể truy tố, cho nên những tài sản ấy bán mà vợ không ký tên hay điểm chỉ vào văn khế thì không ai dám mua. Người chồng không có quyền thừa kế tài sản của vợ nếu như người vợ ấy mất đi mà không có con, tài sản ấy được chuyển về cho cha mẹ đẻ của vợ.


Việc quy định chuyển trả lại tài sản của vợ cho cha mẹ đẻ chứng tỏ người phụ nữ

không bị chi phối và bị phụ thuộc quá nhiều vào gia đình chồng:

Theo phong tục Việt Nam, người con gái dù về nhà chồng cũng không tự tách mình ra khỏi cha mẹ và không đặt mình và tài sản của mình phụ thuộc vào chồng. Họ luôn luôn vẫn còn là thành viên của cha mẹ đẻ và do đó gia đình có trách nhiệm chăm lo cúng giỗ nếu họ không có con cái. Ngay cả nửa tài sản kiếm được sau khi lấy chồng cũng được chuyển về gia đình người phụ nữ nếu họ không có con [190, tr.167].

Đây là điểm khác biệt rất quan trọng của người phụ nữ Việt Nam với phụ nữ Trung Quốc. Những quy định trên không có trong bất kỳ một bộ luật nào của Trung Quốc, điều này đã chứng minh địa vị tương đối bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình truyền thống ở Việt Nam.

Đã có nhiều nghiên cứu về vai trò, vị trí của người phụ nữ Việt Nam và người phụ nữ Trung Quốc thông qua phong tục tập quán và các bộ luật phong kiến. Nhìn chung các nghiên cứu đều có nhận định khá thống nhất, có một sự khác biệt lớn về vai trò, vị trí của người phụ nữ ở hai quốc gia: “Chúng ta đã thấy rằng phụ nữ Việt Nam có thể đi lại một cách tự do. Người châu Âu đến thăm đất nước này vào thế kỷ XVII, XVIII đều có ấn tượng sâu sắc về sự tự do đó và thường cho rằng phụ nữ Việt Nam thoải mái hơn phụ nữ Hồi giáo và phụ nữ Trung Quốc” [190, tr.116]. Khái quát về vai trò, địa vị của người phụ nữ Việt Nam phong kiến, Trần Quốc Vượng đã nhận xét: “Trên chặng đường chuyển hóa từ mẫu hệ sang phụ hệ và cả mãi về sau này nữa - xã hội Việt Nam cổ truyền đã thừa hưởng và vẫn bảo lưu một truyền thống vững chắc và tốt đẹp: đó là vai trò quan trọng của người đàn bà, người mẹ, trong gia đình, ngoài xã hội” [108].

Sáu là, thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Việt Nam không quá đề cao lý thuyết mà xem trọng tính thực hành. Đặc điểm của lịch sử dân tộc Việt Nam là quá trình dựng nước luôn gắn với việc giữ nước. Trong lịch sử, ở mọi triều đại, chúng ta luôn phải nỗ lực vừa đánh giặc ngoại xâm vừa xây dựng tổ quốc. Nho giáo Việt Nam chỉ chú trọng bàn về việc xây dựng đạo đức cho con người nói chung, cho người phụ nữ nói riêng. Khi bàn về đạo đức của con người, các nhà Nho Việt Nam không bàn luận về xây dựng hệ thống lý thuyết


về đạo đức mà chỉ nêu ra những yêu cầu cụ thể để củng cố ổn định gia đình và xã hội. Vì thế, thuyết tam tòng, tứ đức ở Việt Nam mang tính thực hành hơn là học thuật và so với Nho giáo Trung Quốc, nó đã tối giản đi rất nhiều những yếu tố phức tạp, khó hiểu, khuôn sáo, gần gũi, thiết thực, phù hợp với cuộc sống bình dị của người dân lao động.

Bảy là,trong lịch sử từ xa xưa cho đến ngày nay, người phụ nữ Việt Nam ở mọi giai tầng đều tích cực tham gia vào hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội… Lịch sử và văn hóa dân tộc ta luôn lưu danh những người phụ nữ từ dân thường như bà Tú Xương, bà Sương Nguyệt Anh…Những công chúa như Hoàng Thiều Hoa (danh tướng thời Trưng Vương), công chúa An Tư (thời vua Trần Nhân Tông), công chúa Huyền Trân (cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14), cung phi Nguyễn Thị Bích Châu (thời vua Trần Duệ Tông), công chúa Ngọc Hân (1700 - 1799)... Và những nhân vật huyền thoại như Quốc mẫu Âu Cơ (khoảng 2800 tr.CN), Thánh mẫu Liễu Hạnh (thế kỷ 16)... Nhiều nữ tướng xuất hiện trên vũ đài chính trị, tham gia việc trị nước an dân như: Thái hậu Dương Vân Nga (924 -1000), nguyên phi Ỷ Lan (? - 1117)... người có công đánh giặc, luôn sẵn sàng hy sinh, đem lại sự bình yên cho nước nhà: bà Triệu Thị Trinh (225 - 248), Bùi Thị Xuân (? - 1802), bà Phan Bội Châu (1866 - 1936), bà Ba Cai Vàng (cuối thế kỷ XIX)... đã để lại nhiều lời ngợi ca trong lòng người dân. Tài trí, phẩm hạnh, đức hy sinh cao cả của họ đã nâng cao phẩm giá của người phụ nữ Việt Nam lên hàng Tiên, Thánh. Một số người phụ nữ nước Nam đã thành những vị phụ nữ truyền thuyết trong lịch sử. Chính vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ Việt Nam đã khiến cho nội hàm của thuyết tam tòng, tứ đức trong giáo Việt Nam có nhiều sự thay đổi và có những điểm khác biệt căn bản với tư tưởng này ở Trung Quốc.

Tiểu kết chương 2


Là một học thuyết chính trị - xã hội - đạo đức, Nho giáo trở thành công cụ bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị. Chủ trương của Nho giáo là giáo dục đạo đức cho con người để đưa xã hội từ loạn lạc tới thái bình thịnh trị. Những

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2022