Thuyết Tam Tòng, Tứ Đức Đã Cản Trở Chính Sách Hôn Nhân Tự Do


đàn bà tái giá thường sẽ bị người đời khinh ghét và gọi là người thất tiết. Nếu người phụ nữ nào chồng chết không đi bước nữa, giữ gìn trinh tiết, nuôi dưỡng cha mẹ chồng, theo nhà chồng trọn đời, giữ đúng phép tam tòng, vượt qua sự cám dỗ của cải hay nhục dục được triều đình phong kiến trao bảng “tiết hạnh khả phong”. Người được phong bảng “tiết hạnh khả phong” được gọi là liệt nữ. Theo sách Đại Nam nhất thống chí của nhà Nguyễn biên soạn vào khoảng năm 1875 - 1876 có ghi lại trong khoảng 50 năm đầu thế kỷ XIX triều đình đã cấp gần 130 tấm biển danh dự “tiết hạnh khả phong” cho các hiếu tử, liệt nữ trong nước. Danh hiệu “tiết hạnh khả phong” là sự tuyên dương, đề cao lòng chung thuỷ của người phụ nữ nhưng thực tế đó cũng là gông cùm đối với họ. Ai cũng biết tình thương yêu, sự nuôi nấng, dạy bảo con cái là thiên chức, là sứ mệnh, là bổn phận và cả nguyện vọng của người mẹ. Nhưng Nho giáo đã biến những điều thiêng liêng đó trở thành công cụ trói chặt người phụ nữ để thực hiện mục đích giai cấp, giữ gìn trật tự xã hội, củng cố vị trí, quyền lợi của mình.

Ngày nay, trong xã hội tư tưởng này đã được thay đổi nhưng vẫn còn ảnh hưởng tiêu cực. Có trường hợp khi chồng đã mất một thời gian, người phụ nữ muốn đi tìm hạnh phúc cá nhân cho mình thì gặp không ít lời dị nghị của dư luận xã hội và gia đình nhà chồng. Họ đi bước nữa cũng không được thoái mái. Trong xã hội vẫn còn có nhiều phụ nữ chồng mất sớm đã hy sinh hạnh phúc cá nhân của mình để nuôi dưỡng con cái và bị con cái bạo hành, đối xử tệ bạc. Trường hợp này không phải là hiếm như báo Việt báo đưa tin bà Phạm Thị Bính (sinh năm 1925) tại Bắc Giang là vợ liệt sĩ và bị chính con trai của mình là Bùi Văn L đối xử bạc đãi, tranh chấp đất đai với mẹ của mình. Hay trường hợp bà Phan Thị Nhưng ở huyện Hoài Đức (Hà Nội) góa chồng và bị chính vợ chồng người con gái lớn đánh đập và nhét phân vào người… Còn biết bao những cảnh đời con cái bạo hành cha mẹ, nhất là bạo hành mẹ già- những người chồng mất đã hy sinh hạnh phúc cá nhân để nuôi dưỡng con cái trưởng thành.

Quan niệm phu tử tòng tử không còn nặng nề như ngày xưa, nó không

còn bó hẹp trong phạm vi “không tái giá”. Pháp luật và dư luận xã hội không


còn phê phán người phụ nữ tái giá như trong điều 8 của Luật hôn nhân gia đình cũng quy định rõ: “Đàn bà góa có quyền tái giá; khi tái giá, quyền lợi của người đàn bà góa về con cái và tài sản được bảo đảm” [121]. Điều chủ yếu trong quan niệm về vai trò của người mẹ hiện đại là: chăm con khỏe, dạy con ngoan. Kể cả người mẹ đi bước nữa thì quan trọng nhất là phải có trách nhiệm nuôi day con cái thành người có ích cho xã hội. Vấn đề xã hội hiện đại lên án không phải là sự tái giá mà là sự thiếu trách nhiệm của người mẹ đối với con cái. Dưới tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, đã có nhiều người phụ nữ vì mải chạy theo danh vọng, tiền bạc, ái tình… mà không làm tròn đạo làm mẹ. Hậu quả của sự vô trách nhiệm đó là đem lại cho xã hội những thành viên hư hỏng, chúng nhanh chóng bị cám dỗ bởi các tệ nạn xã hội. Hiện nay, dù khoa học phát triển tới đâu đi nữa thì cũng không có một cái gì có thể thay thế được trái tim, vai trò dạy dỗ của người mẹ đối với con cái.

Như vậy, thuyết tam tòng chính là cơ sở đảm bảo quyền tối cao của người cha, người chồng, người con trai. Nó hình thành tư duy, lối sống gia trưởng cho người đàn ông trong gia đình. Ngược lại, điều đó dẫn đến thái độ cam chịu của người phụ nữ. Nguyên tắc này đảm bảo quyền lực tối thượng tập trung trong tay người đàn ông trong gia đình. Mở rộng ra, trong xã hội, quyền lực tối thượng nằm trong tay ông vua, mọi người trong xã hội đều phải tòng vua “quân thần, phụ tử”. Gia đình trật tự dẫn đến xã hội trật tự, giai cấp phong kiến đạt được mục đích cao nhất của mình - quyền lực thống trị được đảm bảo. Và nó cũng chứng minh cách thức quản lý xã hội của giai cấp phong kiến, đó là gia đình là đơn vị điều hành căn bản của quốc gia.

Thứ hai, tâm lý trọng nam khinh nữ còn được thể hiện rõ ở nhu cầu muốn sinh con trai

Từ trước tới nay, trong xã hội ta vẫn tồn tại quan niệm cho rằng: “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một con trai được coi là có, mười con gái thì cũng như không). Tư tưởng này là sự đề cao tột bậc giá trị của người con trai và là sự hạ thấp đến mức phủ nhận hoàn toàn vị thế của người con gái. Mệnh đề của Nho giáo “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” đã từng đẩy nhiều người phụ nữ vào số phận tối tăm, bi thảm. Theo báo cáo của Cơ quan cảnh sát điều

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.


tra Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế: Chỉ vì khao khát có đứa con trai nối dõi tông đường, nên từ khi biết vợ mang thai con gái, Hoàng Trọng Bảo (sinh năm 1980, Thừa Thiên - Huế) tỏ thái độ bất mãn, ngược đãi vợ. Khi trong người đang có hơi men, Bảo trở về nhà gây chuyện với vợ mình là chị Hồ Thị Hột (sinh năm 1991). Lời qua tiếng lại Bảo chạy đến chiếc nôi bế con gái mới sinh đúng ba ngày ném xuống nền xi măng, từ độ cao khoảng 2,5m [187]. Đây là một trong vô vàn trường hợp người vợ bị bạc đãi khi không sinh được con trai cho nhà chồng.

Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay - 10

Từ lâu chương trình quốc gia về dân số và kế hoạch hóa gia đình đã triển khai cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch với khẩu hiệu “Dừng lại ở hai con để nuôi dạy cho tốt”, “Dù gái hay trai chỉ hai là đủ” nhưng trên thực tế có nhiều gia đình đã có nhiều con gái rồi vẫn cố đẻ được cậu con trai mới thôi. Việc làm này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, khả năng lao động của người phụ nữ. Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng công nghệ hiện đại để sinh con theo ý muốn, nếu phát hiện giới tính thai nhi là con gái họ tìm cách phá bỏ để hy vọng lần sau sẽ sinh được coi trai. Theo Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, bình quân mỗi năm có khoảng 300.000 ca nạo phá thai liên quan đến việc sinh con theo ý muốn (chiếm 20% trong tổng số ca nạo phá thai), cao nhất so với các nước Đông Nam Á và thứ 5 thế giới. Ở Việt Nam, những năm đầu xuất hiện thực trạng mất cân bằng giới tính, tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh đã lên cao bất thường, từ 1% - 1,5%. Tỷ lệ này ngày càng cao ngay từ lần sinh đầu tiên, chứng tỏ các bà mẹ đã lựa chọn giới tính ngay từ khi sinh con đầu lòng. Điều này diễn ra nghiêm trọng nhất ở nhóm kinh tế khá giả. Nhóm nghèo nhất là 105,2, nhóm giàu là 111,7; nhóm giàu nhất là 112,9. Theo Báo cáo của Tổng cục dân số kế hoạch hóa Gia đình, mức độ cân bằng giới tính ở nước ta năm 2009 là 110,5 trẻ nam/100 trẻ nữ và năm 2012 là 112 trẻ nam/100 trẻ nữ [184]. Từ thực trạng này theo thống kê của báo Pháp luật đưa ra vào tháng 3 năm 2011, khoảng 20 năm nữa thì 3 triệu đàn ông Việt Nam sẽ không lấy được vợ.

Kết quả của việc mất cân bằng giới tính là thừa nam giới thì dẫn đến tình trạng phụ nữ buộc phải lấy chồng sớm và có nguy cơ dẫn đến sự gia tăng tình


trạng mại dâm và buôn bán trẻ em, phụ nữ. Vấn đề chênh lệch giới tính sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia.

Nguyên nhân của vấn đề coi trọng việc sinh con trai hơn con gái ở mỗi gia đình, dòng họ là do từ trước đến nay ở các dòng họ Việt Nam việc thờ cúng tổ tiên dòng họ đều do người con trai đảm nhiệm. Hầu hết các dòng họ, con trai được khắc ghi vào bia đá và được đóng đinh còn con gái không phải đóng bởi quan niệm con gái “xuất giá tòng phu”. Việc tế tự, quản lý từ đường Thuỷ tổ, từ đường Phái, từ đường Chi do con trưởng, cháu trưởng đảm nhận. Đích tử, đích tôn chịu trách nhiệm chính trong các ngày lễ, trong việc cúng tế, trong những sự kiện lớn của gia đình và dòng họ. Con gái không được phụ trách vấn đề linh thiêng này. Khi người con gái đi lấy chồng, phải chăm lo cho việc hương hoả, cúng giỗ của gia đình nhà chồng, không thờ cha mẹ đẻ tại gia đình nhà chồng. Quy định để tang cha, tang mẹ giữa con trai, con gái, cháu nội, cháu ngoại cũng có sự phân biệt: “Cá sặt muốn bắt dùng lờ/ Mấy đời cháu ngoại mà thờ giỗ ông” [185].

Trong thực tế xã hội Việt Nam vẫn tồn tại sự phân biệt cháu nội, cháu ngoại, ông bà nội ngoại, trong ngôn từ cũng như trong suy nghĩ, hành động, cách đối xử hoặc trong phân chia của cải. Đối với nhiều người già, họ vẫn đề cao trách nhiệm phải chăm sóc cháu nội hơn cháu ngoại vì theo họ “cháu ngoại là cháu người ta”.

Theo kết quả của điều tra thì có 36,7% người trả lời ở độ tuổi 18 đến 60 cho rằng gia đình nhất thiết phải có con trai [16, tr.30]. Qua đó chúng ta thấy, mặc dù đa số người dân cho rằng gia đình không nhất thiết phải có con trai, song vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ ủng hộ quan niệm truyền thống. Nhưng điều đáng nói ở đây là, so với nam giới thì nữ giới lại có tỷ lệ ủng hộ quan niệm nhất thiết phải có con trai cao hơn (37,5% so với 35,9%). Quan niệm cần phải có con trai ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị (thành thị là 28,2%, nông thôn là 40,1%).

Lễ giáo Nho giáo rất coi trọng chức năng duy trì nòi giống, vấn đề “tuyệt tự”, “vô hậu”- không có con, không người nối dõi, không người thờ cúng tổ tiên là điều hết sức đau khổ. Đã có rất nhiều gia đình chỉ vì không có


mụn con trai đã dẫn đến tình trạng gia đình tan nát. Có nhiều lý do để người ta biện minh việc nhất thiết phải có con trai, đó là: phải có con trai để có người nối dõi tông đường; phải có con trai để có sức lao động, nương tựa tuổi già; phải có con trai để mở mày mở mặt với người khác và đối với phụ nữ thì việc có con trai như là cái giá đỡ để chồng không ngoại tình. Nhiều cặp vợ chồng không sinh được con trai là một trong những lý do người vợ bị gia đình nhà chồng và chồng ghét bỏ, đánh đập. Thậm chí đây còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ly hôn ở các cặp vợ chồng nhất là ở vùng nông thôn và miền núi, ở nơi trình độ dân trí còn thấp.

Cách mạng tháng Tám thành công đã xóa bỏ chế độ phong kiến ở nước ta và lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 và Sắc lệnh 97, Đảng và Nhà nước ta đều đã xoá bỏ quyền gia trưởng khẳng định đàn bà bình đẳng với chồng. Quan điểm này vẫn được duy trì cho tới ngày nay. Theo đó, nam và nữ đều có quyền bình đẳng như nhau về mọi mặt, trong đó có cả vấn đề thờ phụng cha mẹ. Nhưng trong một xã hội, bao giờ cũng có hai công cụ điều tiết đó là pháp luật và đạo đức, luật tục, tập quán. Từ tập quán coi trọng con trai mà nhiều cặp vợ chồng đã cố đẻ bằng được con trai để sau này có người thờ cúng. Trong trường hợp nếu không có con trai sẽ dẫn đến những tình huống sau: 1) Người chồng cam chịu chấp nhận, tuy nhiên, không tránh khỏi tâm trạng buồn bã, chán nản; 2) Tìm hướng giải quyết ở bên ngoài: lấy vợ mới, tìm đến dịch vụ đẻ thuê hoặc quan hệ vụng trộm với người phụ nữ khác; Có người chồng lại hành hạ và đổ lỗi không đẻ được con trai lên đầu vợ. Trong khi đó khoa học chứng minh trai gái là do người đàn ông quyết định; 3) Có người chồng kết hợp với vợ tìm đến đông y, tây y, thầy cúng, nhà chùa, cầu tự. Nếu được con trai theo lời cầu nguyện thì người cha thường chiều chuộng con trai một cách thái quá. Đây là yếu tố khiến những đứa trẻ cầu tự sinh hư, thậm chí sa vào các tệ nạn xã hội.

Thứ ba, tâm lý trọng nam khinh nữ còn được thể hiện ở cách phân chia tài sản và mức độ đầu tư cho con cái

Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” còn có nhiều ảnh hưởng nặng nề trong các gia đình Việt Nam đặc biệt là các gia đình ở vùng nông thôn. Chính vì tư


tưởng đó nên rất nhiều gia đình đã không có sự bình đẳng trong việc phân

chia tài sản và mức độ đầu tư học hành, sự nghiệp giữa con trai và con gái.

Trong rất nhiều gia đình hiện nay, của cải thừa kế (nhất là tài sản thuộc về đất đai hương hỏa) chủ yếu giành cho con trai nhất là con trai trưởng vì họ được giao trách nhiệm là thờ cúng tổ tiên. Con gái không được hưởng quyền lợi, hoặc được hưởng ít hơn bởi vì họ quan niệm “con gái là con người ta”. Kết quả điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006 của Viện Gia đình và giới - Quỹ nhi đồng Liên hợp Quốc (UNICEF) cho thấy sự bất bình đẳng trong cách đối xử của cha mẹ đối với con cái. Câu hỏi là: “Trong gia đình ông (bà) việc chia tài sản cho các con đã/sẽ thực hiện như thế nào?” Kết quả định lượng cho thấy, việc phân chia tài sản vẫn còn hiện tượng ưu tiên cho con trai là chủ yếu: 28,7% số người trả lời từ 18 đến 60 tuổi cho biết ưu tiên con trai và chỉ có 0,6% ưu tiên cho con gái. Hộ gia đình ở nông thôn ưu tiên cho con trai gấp 2 lần so với thành thị (tỷ lệ là 33,8% so với 15,1%). So sánh ý kiến của 2 nhóm 18 đến 60 tuổi và nhóm từ 61 tuổi trở lên cho thấy: Số người từ 61 tuổi trở lên muốn chia tài sản ưu tiên cho con trai chiếm tỷ lệ cao nhất (35,6%) trong khi quan niệm chia đều cho các con chỉ chiếm 29,7%” [16, tr.113]. Thực trạng phân chia tài sản này đã không tuân thủ theo Ðiều 631 và Điều 632 Bộ luật Dân sự Việt Nam quy định về quyền thừa kế của bình đẳng thừa kế tài sản của cá nhân.

Hiện nay, có rất nhiều gia đình không truyền bí quyết nghề truyền thống của gia đình cho con gái mà chỉ truyền cho con trai, đặc biệt là con trai trưởng. Họ lo sợ khi truyền nghề cho con gái, con gái đi lấy chồng và truyền bá bí quyết cho nhà chồng.

Bên cạnh đó, rất nhiều gia đình có sự không công bằng trong việc đầu tư tiền bạc cho con cái học hành. Khi phải lựa chọn việc đầu tư học hành cho con trai, con gái thì hầu hết các gia đình đều muốn đầu tư cho con trai nhiều hơn. Theo họ con gái không cần phải đầu tư nhiều bởi con gái sẽ đi lấy chồng và phục vụ lợi ích cho gia đình nhà chồng còn con trai sẽ được đầu tư học cao hơn bởi vì con trai học cao, có nghề nghiệp vững chắc là để sau này phụng dưỡng cha mẹ và làm rạng danh dòng họ.


Có một thực tế là hiện nay có rất nhiều người con gái mặc dù đi lấy chồng, chăm lo gánh vác công việc của nhà chồng nhưng họ vẫn có thời gian, điều kiện chăm sóc bố mẹ đẻ của mình và cũng có nhiều người con rể đối xử rất tốt với gia đình nhà vợ. Trong khi đó, có nhiều cặp vợ chồng người con trai sống ở nhà bố mẹ đẻ của mình nhưng bất hiếu, không chăm sóc bố mẹ của mình mà vẫn ngang nhiên được thừa hưởng toàn bộ tài sản của bố mẹ. Thậm chí có nhiều gia đình mâu thuẫn với nhau, người con trai không muốn anh chị em thường xuyên qua lại chăm sóc bố mẹ gây ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của gia đình vợ con anh ta.

Tư tưởng trọng nam khinh nữ thể hiện rất rõ ở nhu cầu và hành động cố sinh bằng được con trai, ở mức độ phân chia tài sản và đầu tư học hành xây dựng sự nghiệp cho con trai hơn con gái. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của tư tưởng này có sự khác nhau giữa các vùng miền, các vùng nông thôn, vùng dân trí thấp thì sự ảnh hưởng càng nhiều và ngược lại ở các thành phố lớn, những nơi có dân trí cao thì sự ảnh hưởng này ít hơn các nơi khác. Chúng ta phải thấy rằng, sinh con trai hay con gái không quan trọng bằng việc cha mẹ phải nuôi dậy con cái ngoan ngoãn, trưởng thành, hiếu thảo với cha mẹ và là người có ích cho xã hội.

3.1.1.2. Thuyết tam tòng, tứ đức đã cản trở chính sách hôn nhân tự do

Trong xã hội phong kiến, hôn nhân của con cái đặc biệt là của người con gái đều do cha mẹ quyết định. Phần lớn các cô gái trong xã hội cũ đều phải tòng- tuân theo sự sắp đặt quyết định đó của cha mẹ vì truyền thống của dân gian ta là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Chính vì đề cao chữ tòng của con cái đối với cha mẹ nên nhiều bậc cha mẹ đã áp đặt con dẫn đến những cuộc hôn nhân ngang trái trong xã hội; dẫn đến nạn tảo hôn, ép duyên làm cay đắng ngậm ngùi biết bao kiếp người. Trong ca dao, tục ngữ Việt Nam đã có không ít những lời than thân của người con gái bị cha mẹ ép duyên:”Gà tơ xào với mướp già/ Vợ hai mươi mốt, chồng đà sáu mươi/ Ra đường, chị giễu, em cười/ Rằng hai ông cháu kết đôi vợ chồng/ Đêm nằm, tưởng cái gối bông/ Giật mình gối phải râu chồng nằm bên/ Sụt sùi tủi phận hờn duyên/ Oán cha, trách mẹ tham tiền bán con!” [161, tr.309]. Hôn nhân trong xã hội cũ có yếu tố phản tiến bộ, là sự áp đặt, ép buộc của bố mẹ và gia đình.


Trong gia đình Việt Nam thời phong kiến, vợ là đối tượng phải dạy bảo, họ được ví như đứa trẻ cần phải uốn nắn: “Dạy con từ thủa còn thơ - dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về”. Dạy vợ là dạy người phụ nữ phải học theo cách sống của nhà chồng theo kiểu “nhập gia tuỳ tục”. Khái niệm “dạy vợ” đã xác lập vị thế của người phụ nữ trong mối quan hệ với người đàn ông. Người vợ, từ nhận thức đến hành động tuyệt đối phục tùng chồng và gia đình chồng. Như trong luật Hồng Đức thời Lê Sơ có đưa ra quy định: “Bổn phận người đàn bà là phải thuận tòng theo chồng, không được cậy cha mẹ mình giàu sang mà kiêu căng với nhà chồng, người đàn bà nào trái lệnh thì cả nhà cha mẹ người ấy cũng phải tội” [33, tr.152]. Người con gái khi đi lấy chồng thì không còn quan hệ nhiều với gia đình cha mẹ đẻ mà họ gắn bó mật thiết với gia đình chồng theo phương châm “một trăm cái phúc nhà vợ, không bằng một cái nợ của nhà chồng”. Trong trường hợp, chồng đỗ đạt làm quan thì vợ cũng được mở mày mở mặt, đó là “duyên may” của người phụ nữ. Có rất nhiều phụ nữ cả cuộc đời lặn lội tìm kiếm mưu sinh nuôi gia đình để chồng toàn tâm vào việc học hành thi cử, mong một ngày họ đỗ đạt, vinh quy bái tổ “Vì chồng em phải gắng công. Nào ai xương sắt, da đồng chi đây”. Nhưng nếu như họ không gặp được cái “duyên may” đó thì các nhà Nho cũng khuyên họ phải nhẫn nhục chịu đựng, kiên trì, động viên khuyên giải chồng đối đãi tối ưu và hợp tình, hợp lẽ. Trong hôn nhân, họ không có quyền lựa chọn, cuộc đời của họ được ví như hạt mưa, hạt cát. Họ không có sự định hướng, không có quyền quyết định cuộc đời mình. Sung sướng hay đau khổ là do người đàn ông: “Thân em như giếng giữa đàng/ Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân” [161, tr.255].

Vấn đề không được tự do trong hôn nhân không chỉ đúng với những người dân thường mà những người con gái trong gia đình quyền quý như con Vua, con Chúa, con quan cũng bị cưới gả theo mục đích của gia đình, dòng tộc. Trần Thị Huyền Trân (cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14) là con gái vua Trần Nhân Tông, em gái vua Trần Anh Tông (trị vì 1293 - 1314). Năm Bính Ngọ (1306), vua Trần Anh Tông nhận gả Huyền Trân cho vua Chiêm Chế Mân. Để đáp lễ, vua Chiêm dâng tặng Đại Việt hai châu Ô và Lý. Công Chúa An Tư (thời vua Trần Nhân Tông) là con gái út vua Trần Thánh Tông, em gái vua

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2022