Những Nhân Tố Làm Biến Đổi Nội Dung Thuyết Tam Tòng, Tứ Đức


vào mối quan hệ vợ chồng, ông cho rằng: “chồng thuộc khí dương, nên có đức sinh, dẫn đầu - Vợ thuộc khí âm nên có đức phụ trợ, tuân theo” [178, tr.71]. Với quan niệm của Nho giáo thì trong gia đình, người phụ nữ không có quyền tham gia hay phản kháng. Tư tưởng này càng tô vẽ thêm tinh thần “trọng nam khinh nữ” của các nhà Nho đưa ra trước đó. Chúng ta cũng nhận thấy rằng, quan niệm “phu xướng, phụ tuỳ” về sau này được dùng để diễn đạt tình cảm hòa thuận giữa vợ và chồng. Đó cũng là sự phát triển của khái niệm cho phù hợp với thực tế cuộc sống ngày nay.

Như vậy, Hán Nho so với Nho giáo Khổng - Mạnh là một bước thụt lùi. Nó trở thành công cụ thống trị tinh thần đắc lực của nhà nước trung ương tập quyền chuyên chế của các triều đại phong kiến tiếp theo. Thuyết tam tòng, tứ đức vì thế mà cũng mang tính chất khắc nghiệt hơn đối với người phụ nữ, là cơ sở đẩy tư tưởng gia trưởng, phu quyền, phụ quyền lên cao.

2.1.4.3. Thuyết tam tòng, tứ đức trong Tống Nho

Thời Tống bắt đầu từ thế kỷ thứ IX. Đây là thời kỳ mà Trung Quốc có

sự phát triển mạnh về kinh tế, văn hóa, tư tưởng.

Các nhà Nho tiêu biểu của thời kỳ này là Thiệu Ung (1011 - 1077), Chu

Đôn Di (1017 - 1073), Trương Tái (1020 - 1077), Trình Hạo (1032 - 1085),

Trình Di (1033 - 1107), Chu Hy (1130 - 1200).

Thời Tống là thời kỳ Trung Quốc chuyển sang cách cai trị của Hoàng đế, chế độ độc tài của Hoàng đế chiếm ưu thế tuyệt đối và nảy sinh ra tham vọng sử dụng một mô hình duy nhất giải thích cả vũ trụ lẫn con người. Thuyết âm dương được vận dụng từ Hán Nho và được Tống Nho sùng bái. Tống Nho cũng lấy âm dương để làm nền tảng cho thuyết “Tam cương”. Điều này đã được Đổng Trọng Thư đưa ra nhưng đến Tống Nho các mối quan hệ trong “Tam cương” trở nên khắt khe hơn. Đối tượng thứ hai trong mối quan hệ của “Tam cương” là (bề tôi, con, vợ) đều chịu sự phục tùng tuyệt đối với đối tượng thứ nhất (vua, cha, chồng).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Về người phụ nữ, Tống Nho đã tiếp thêm sức mạnh cho tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, “tam tòng”. Nghiệt ngã hơn, Tống Nho có cái nhìn cực đoan về trinh tiết của người phụ nữ. Trình Di thời kỳ này đã nói: “chết đói là


Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay - 6

chuyện nhỏ, thất tiết là chuyện lớn” [149]. Người phụ nữ khi chồng chết thì phải ở vậy, phải tiết liệt thờ chồng mới được biểu dương ca ngợi. Họ được ví với những bậc trung thần trong lịch sử “trung thần bất sự nhị quân, liệt nữ bất giá nhị phu”. Nói về vấn đề này, trong cuốn Nho giáo và phát triển ở Việt Nam, giáo sư Vũ Khiêu viết: “Phải chăng ở đây cái “ngu trung” lại được vận dụng vào việc giữ gìn tiết hạnh của người phụ nữ, hay là ngược lại, cái giữ gìn tiết hạnh của người phụ nữ lại trở thành tấm gương soi cho các bậc trung thần” [72, tr.146]. Lỗ Tấn - nhà văn của Trung Quốc đã phê phán gay gắt quan niệm này của Nho giáo. Ông cho rằng tiết liệt là một hành vi cực khó, cực khổ, không ai muốn mình phải chịu, vì không lợi cho mình, không lợi cho người, vô ích đối với quốc gia, đối với xã hội, mà đối với nhân sinh, đối với tương lai cũng không có ý nghĩa gì cả.

Tống Nho đề cao mà thực tế là ngầm ép buộc người phụ nữ phải “tiết hạnh”. Đây là bằng chứng điển hình nhất về sự khắt khe, nghiệt ngã của Nho giáo đối với phụ nữ. Tống Nho đề cao mẫu người phụ nữ thủ tiết và tuẫn tiết qua kiểu truyện về liệt nữ khá phổ biến ở Trung Quốc.

2.2. THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC TRONG NHO GIÁO VIỆT NAM

2.2.1. Khái lược sự du nhập Nho giáo vào Việt Nam

Nho giáo du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc (179 Tr.CN - 905 SCN Trong đó có cả Nho giáo nguyên thuỷ (Nho giáo Khổng - Mạnh), Hán Nho, Tống Nho. Đặc biệt, ở mỗi một thời kỳ lịch sử khác nhau, mỗi triều đại phong kiến khác nhau, thì vị trí và vai trò của Nho giáo có sự khác nhau.

Ở thời Ngô - Đinh - Tiền Lê, ảnh hưởng của Nho giáo không đáng kể. Thời kỳ này, Nho - Phật - Đạo song song tồn tại nhưng Phật giáo có vai trò quan trọng hơn cả. Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền còn rất non trẻ, nguy cơ bị xâm lược bởi giặc phương Bắc vẫn còn. Do vậy, nhiệm vụ chủ yếu của Nhà nước phong kiến phải ổn định trật tự, duy trì sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Cho nên, giai đoạn này, võ bị cần thiết hơn văn bị nên giáo dục Nho giáo hay những tư tưởng của Nho giáo chưa được coi trọng. Xã hội chưa xuất hiện những bài chính luận dựa trên cơ sở của Nho học và một nền giáo dục khoa


cử để đào tạo nên tầng lớp Nho sĩ. Vì thế, ảnh hưởng của Nho giáo và thuyết tam tòng, tứ đức ở nước ta hồi đó chưa được rõ nét, sự thể hiện còn mờ nhạt.

Thời nhà Lý, Nho giáo tồn tại trong vị thế tam giáo đồng nguyên (Nho - Phật - Đạo) và Phật giáo được coi là quốc giáo. Cuối thời Lý, Nho giáo đã có chỗ đứng cao hơn so với hai tôn giáo kia. Sở dĩ Nho giáo giành được chỗ đứng trong tư tưởng chính trị và xã hội thời Lý bởi nó đã cung cấp cho giai cấp phong kiến một hệ thống lý thuyết, tư tưởng thiên mệnh, tôn quân tôn quyền, với thuyết tam cương - ngũ thường. Nho giáo lúc này đã thoả mãn được yêu cầu bức bách của sự phát triển xã hội Việt Nam là củng cố chế độ phong kiến và xây dựng một nhà nước quân chủ tập quyền mạnh mẽ. Năm 1070, nhà Lý xây Văn Miếu để thờ Khổng Tử và học trò của Khổng Tử; năm 1074, triều đình tổ chức thi tam giáo để chọn hiền tài; năm 1076, nhà Lý xây trường Quốc Tử Giám - được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

Đến thời Trần, nhu cầu xây dựng một bộ máy nhà nước phong kiến trung ương tập quyền ngày càng cao, quyền lực trị nước đều tập trung trong tay nhà Trần mà không phân tán ra các dòng họ khác. Ảnh hưởng của Nho giáo tỏ ra mạnh mẽ và sâu sắc. Khác với các thời kỳ trước đó, thời Trần, nho sĩ được nắm quyền binh. Đây là bước ngoặt lớn đối với Nho sĩ nước ta. Cuối thời Trần, xu thế Tống Nho đã thể hiện khá rõ ở Chu Văn An, Trương Hán Siêu, Trần Nguyên Đán.

Năm 1400, nhà Hồ thay thế nhà Trần, Hồ Quý Lý lên ngôi vua. Năm 1406, giặc Minh xâm lược nước ta. Nhà Hồ tồn tại không lâu, chỉ với hai đời vua. Việc lên ngôi của nhà Hồ trái với tư tưởng “trung quân” của Tống Nho. Nhìn chung, những giá trị của Nho giáo không ảnh hưởng nhiều ở thời nhà Hồ.

Thời Lê sơ, sau khi tiến hành khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua, mở ra một thời kỳ phát triển mới của xã hội Việt Nam thời phong kiến. Nhằm đáp ứng nhu cầu củng cố về chính trị, triều Lê sơ chủ trương độc tôn Nho giáo. Chính vì vậy, Nho giáo trong đó có thuyết tam tòng, tứ đức có điều kiện thâm nhập vào xã hội Việt Nam ngày càng nhiều trên các lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, phong tục tập quán... Nho


giáo có ảnh hưởng tới nước ta thời kỳ này là Tống Nho. Nội dung giáo dục khoa cử cũng chỉ xoay quanh những sách của Nho giáo như Tứ Thư (Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử) và Ngũ Kinh (Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu). Trong số những nhà tư tưởng yêu nước nửa đầu thế kỷ XV thì Nguyễn Trãi là đại biểu xuất sắc nhất.

Lê Thánh Tông dựa trên nguyên tắc đạo đức của Nho giáo (Ngũ luân, Tam cương, Ngũ thường) để xây dựng hệ quy tắc ứng xử trong nhân trong nhân dân. Năm 1468, Lê Thánh Tông làm tập thơ “Anh Hoa hiếu trị” dạy con. Năm 1470, ông ban hành 24 điều quan hệ vua tôi theo tư tưởng hiếu trung. Trong “Anh Hoa hiếu trị”, cùng với việc đưa ra các các quy chuẩn đạo của người làm con, Lê Thánh Tông cũng đưa ra những chuẩn mực đạo đức của người phụ nữ trong xã hội. Đó là những điều giáo huấn - dựa trên nguyên tắc đạo đức của Nho giáo. Thời kỳ này, thuyết tam tòng, tứ đức được đề cao.

Thời Lê Trung Hưng kéo dài hơn 250 năm trải qua các thế kỷ XVI, XVII, XVIII - đây là giai đoạn diễn ra nhiều biến đổi phức tạp trong kinh tế, xã hội và đời sống chính trị. Nho giáo được đề cao nhưng không tách rời khỏi Phật giáo, Đạo giáo. Hiện tượng “tam giáo đồng nguyên” trên cái nền tư tưởng chi phối của Nho giáo đang là xu hướng lớn thời bấy giờ và nó tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới các bình diện tư tưởng. Đối với vai trò của người phụ nữ, các nhà tư tưởng vẫn đề cao thuyết tam tòng, tứ đức, “hiếu”, “nghĩa”...

Nhà Nguyễn được thành lập vào năm 1802, đánh dấu bởi việc Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn, lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long. Nhà Nguyễn tiến hành biện pháp độc tôn Nho giáo. Sự độc tôn của Nho giáo thể hiện ở việc ban hành bộ luật “Hoàng triều luật lệ”. Bộ luật này được xây dựng trên nền tảng Nho giáo, lấy những tư tưởng “tôn quân tôn quyền”, “chế độ tông pháp”, “phân biệt trật tự đẳng cấp”, “tam cương”, “ngũ thường”, “chính danh”... làm nền tảng. Khi tình hình kinh tế - xã hội thời Nguyễn thay đổi, Nho giáo không còn là hệ tư tưởng soi đường cho đất nước phát triển nữa mà trái lại nó còn cản trở sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy, Nho giáo đã dần kết thúc vai trò lịch sử của nó trong xã hội phong kiến.


Nho giáo đã đi hết một chặng đường dài lịch sử nước ta từ thời Ngô - Đinh - Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ, Lê Trung hưng, Nguyễn. Trên chặng đường đó, Nho giáo nói chung, thuyết tam tòng, tứ đức nói riêng đã gây ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống con người Việt Nam. Sự ảnh hưởng đó cũng thăng trầm, lúc nó giữ vị trí độc tôn, đóng vai trò thúc đẩy xã hội phát triển. Có lúc lại kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội và con người, đặc biệt là thân phận người phụ nữ Việt Nam. Nhưng, cho dù thúc đẩy hay kìm hãm, Nho giáo đều góp phần xây dựng truyền thống tư tưởng văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Điều đáng chú ý là ở Việt Nam trong suốt thời kỳ phong kiến mặc dù Nho giáo chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần, tư tưởng, nhưng chưa bao giờ Nho giáo hoàn toàn rập khuôn, thuần tuý như trên quê hương đã sản sinh ra nó mà mang đậm màu sắc Việt Nam.

2.2.2. Những nhân tố làm biến đổi nội dung thuyết tam tòng, tứ đức

trong Nho giáo Việt Nam

Ở Việt Nam, Nho giáo nói chung, thuyết tam tòng, tứ đức nói riêng không còn giữ nguyên nét vốn có như ở Trung Quốc. Nó đã được “Việt hóa” để phù hợp với người Việt Nam. Sự “Việt hóa” này là do các nhân tố sau:

Một là, người Việt Nam có truyền thống tôn trọng phụ nữ từ ngàn xưa. Điều đó còn được biểu hiện rõ nét trong tín ngưỡng dân gian thờ mẫu, thờ nữ thần. Tín ngưỡng thờ mẫu lấy việc thờ mẹ làm thần tượng cùng với các quyền năng sinh sôi che chở cho con người. Mỗi người dân Việt Nam đều ghi nhớ một huyền thoại tổ tiên, đó là mẹ Âu Cơ, cha Lạc Long Quân là những người khai sáng ra lịch sử dân tộc. Quốc Mẫu Âu Cơ (Khoảng 2800 Tr.CN) theo truyền thuyết, khoảng gần 5000 năm trước, bà Âu Cơ dòng dõi tiên kết duyên cùng vua Lạc Long dòng dõi rồng, sinh được 100 con trai là con rồng cháu tiên. Về sau, 50 con theo Cha Lạc Long xuống biển, 50 con theo Mẹ Âu Cơ lên núi, đi về phương nam lập ra nước Văn Lang, do người con trưởng làm vua hiệu là Hùng Vương, truyền được 18 đời. Người Việt Nam tôn vinh bà Âu Cơ là Quốc Mẫu.

Khắp ba miền Bắc - Trung - Nam đều có tập tục thiêng liêng thờ mẫu. Ở miền bắc thờ Nguyên Phi Ỷ Lan, thánh mẫu Liễu Hạnh; miền Trung thờ Tứ


vị Thánh Nương, Bà Ngũ Hành và hình thức thờ Mẫu thần Thiên Y A Na, Po Inư Nưgar; miền Nam thờ Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Bà Chúa Ngọc, Bà Thiên Hậu... Thời vua Hùng, nàng Tiên Dung đã chủ động làm bạn trăm năm của Chử Đồng Tử sau cuộc gặp tình cờ trên bãi Màn Trò (Khoái Châu - Hưng Yên hiện nay). Trong truyền thuyết “Trầu cau” kể về nhà họ Lưu có người con gái, thấy hai anh em Tân, Lang đem lòng yêu mến muốn kết làm vợ chồng. Nàng bày ra cách thử (so đũa để trên mâm) xem ai là anh, ai là em, rồi xin với cha mẹ làm vợ người anh. Như vậy, sử, truyện... đều có những chi tiết phản ánh vai trò chủ động của người phụ nữ trong hôn nhân thời cổ.

Thời kỳ chuyển từ mẫu hệ sang phụ hệ, suốt thời kỳ phong kiến và mãi về sau này, xã hội Việt Nam đã thừa hưởng và bảo lưu truyền thống tôn trọng phụ nữ. Truyền thống này đã trở thành đạo lý khiến cho giai cấp phong kiến Việt Nam không thể không công nhận, luật pháp nhà Lê có một số điều khoản liên quan đến phụ nữ mà các triều đại phong kiến Trung Hoa không có. Sau khi Lê Lợi lên ngôi, năm 1429 ông ban hành phép quân điền (lấy ruộng công của làng xã định kỳ phân phối cho mọi thành viên trong làng, xã), từ thê thiếp của các quan viên đến các bà goá, vợ con của những người phạm tội, đều được chia ruộng công... Đến luật Hồng Đức năm 1483 đã quy định con gái được hưởng quyền chia tài sản sở hữu gia đình bình đẳng như con trai; khi đi lấy chồng, phần tài sản này vẫn là của riêng người vợ, không bị nhập vào tài sản của nhà chồng. Điều đó cho phép người vợ có quyền tự do nhất định trong gia đình nhà chồng. Gia đình nào không có con trai thừa tự thì người con gái được hưởng thừa kế ruộng, hương hoả. Về lĩnh vực hôn nhân, trong một số trường hợp, phụ nữ được quyền ưu tiên. Con gái đã đính hôn chưa làm lễ cưới, nếu chẳng may người con trai bị phạm tội, bị tàn tật, bị phá sản, người phụ nữ có quyền từ hôn bằng cách trả lại đồ sính lễ; ngược lại, người con gái bị tàn tật, bị phạm tội thì người con trai không có quyền từ hôn. Trong ngôn ngữ hàng ngày, người Việt Nam cũng xưng hô, thường gọi nhau là “vợ - chồng”. Chính vì nét văn hóa bản địa đó nên thuyết tam tòng, tứ đức của Nho giáo ở Việt Nam không còn nặng nề như trong Nho giáo Trung Quốc.


Hai là, thực tiễn lịch sử dựng nước và giữ nước cũng như truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam quy định sự tiếp nhận và làm biến đổi thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo. Phẩm chất truyền thống của người Việt Nam là yêu nước, đoàn kết, thương yêu nhau, trọng tình nghĩa... Những phẩm chất đạo đức quý báu đó đã làm “mềm” đi những yếu tố khắt khe của đạo đức Nho giáo nói chung và tư tưởng về người phụ nữ Việt Nam nói riêng. Ở Việt Nam, đạo đức luôn là một giá trị được mọi người tôn vinh. Phẩm chất đạo đức là một giá trị thuộc về bản chất con người, được coi trọng trước, trên các giá trị khác. Nó được đặt vào vị trí cao nhất: “Gái mà chi, trai mà chi. Sinh ra có ngãi có nghì vẫn hơn” [81, tr.159] hay “Trăm năm giữ vẹn chữ tòng. Sống sao thác vậy một chồng mà thôi” [81, tr.160]; “ Khó nghèo củi núi rau non. Nuôi cha, nuôi mẹ cho tròn nghĩa con” [81, tr.160]. Trong tình yêu và hôn nhân, người Việt Nam cũng tôn vinh giá trị đạo đức “Cây đa cũ, bến đò xưa. Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ” [81, tr.27]. Trong quan hệ vợ chồng, trong cuộc sống gia đình, đạo đức cũng được đề cao: “Đôi ta là nghĩa tào khang. Xuống khe bắt ốc, lên ngàn hái rau”, “ Qua đồng ngả nón thăm đồng. Đồng bao nhiêu lúa, thương chồng bấy nhiêu” [81, tr.151]. Người Việt Nam luôn tin vai trò tác dụng của đạo đức 4 “Đức năng thắng số.”

Ở nước ta truyền thống “uống nước nhớ nguồn” đã ăn sâu vào tiềm thức của con người Việt Nam. Nó được thể hiện qua các tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng, thờ Mẫu, thờ cúng Tổ tiên, thờ người có công với đất nước... Truyền thống văn hóa đó đã quy định sự tiếp nhận, đồng thời làm biến đổi học thuyết từ bên ngoài du nhập vào Việt Nam. Hầu hết các học thuyết, các tư tưởng, các tôn giáo trong quá trình tồn tại và phát triển ở nước ta đều phải cải biến đi một số những nội dung của nó để phù hợp với truyền thống trong đó có truyền thống uống nước nhớ nguồn.

Ba là, trong quá trình Nho giáo truyền bá vào Việt Nam, bản thân các nhà Nho cũng tiếp thu và vận dụng nội dung của Nho giáo phù hợp với hoàn cảnh của đất nước . Những người biết chữ Hán, những người trí thức của các triều đại phong kiến là những người có công tuyên truyền đạo đức Nho giáo vào trong đời sống xã hội. Họ ít nhiều được học những huấn điều của các


Thánh hiền đạo Nho. Họ tiếp thu, giải thích và vận dụng các phạm trù đạo đức của người phụ nữ trong Nho giáo qua lăng kính chủ quan; theo những chiều hướng khác nhau tuỳ theo địa vị xã hội, lập trường chính trị, khả năng nhận thức cũng như đặc điểm riêng của cá nhân mình và nhu cầu cuộc sống.

Bốn là, song song với việc Nho giáo được du nhập thì Phật giáo và Đạo giáo cũng được truyền bá vào nước ta. Ở nước ta, cùng với Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo đều có chỗ đứng trong quan niệm sống của người Việt. Mặc dù Phật, Nho, Đạo khác nhau về nội dung và tính chất nhưng bản thân mỗi tôn giáo đó đều biến đổi cho phù hợp với con người Việt Nam. Giữa các tôn giáo luôn có sự giao thoa và cùng nhau tồn tại. Đã có nhiều thời điểm, Nho - Phật - Đạo dung hòa, bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Đó là khi trong đời sống người Việt xuất hiện xu hướng “Tam giáo đồng nguyên” thể hiện rõ ở thời Lý - Trần và thời Lê Trung Hưng. Chính sự giao thoa, tác động lẫn nhau giữa các hệ tư tưởng ấy đã dẫn đến sự thay hình đổi dạng ít nhiều trong bản thân mỗi hệ tư tưởng. Trong nội dung của hệ tư tưởng này mang dấu ấn, dáng dấp của hệ tư tưởng khác. Nội dung chuẩn mực đạo đức thuyết tam tòng, tứ đức của người phụ nữ trong Nho giáo cũng không ngoại lệ

- nó không còn nguyên vẹn như trên quê hương của nó mà có bóng dáng của nhiều tư tưởng kết hợp với văn hóa bản địa.

Năm là, gia đình truyền thống Việt Nam khác gia đình lớn phụ quyền gia trưởng ở Trung Quốc.

Gia đình ở Việt Nam là gia đình nhỏ. Kiểu gia đình lấy hiếu làm cơ sở cho việc xây dựng gia đình và xây dựng đạo đức người phụ nữ. Truyền thống gia đình bản địa vẫn luôn được đề cao, tôn trọng và làm nền tảng để du nhập thuyết tam tòng, tứ đức. Giữa kiểu gia đình Việt Nam và gia đình Trung Quốc có sự khác nhau. Giáo sư Insun Yu viết:

Những gia đình nhỏ chủ yếu gồm vợ chồng và con cái của họ, và những gia đình lớn bao gồm cả chú bác, cô dì. Kiểu gia đình nhỏ mà đặc trưng là địa vị người vợ gần như bình đẳng với chồng và con cái có khuynh hướng cá nhân; kiểu gia đình lớn có xu hướng gia trưởng với uy quyền tập trung vào tay người chủ gia đình là nam giới. Gia đình nhỏ chiếm ưu thế hơn trong khối dân chúng ở tầng lớp dưới...

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 05/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí