Các Chủ Thể Tham Gia Cung Cấp Dịch Vụ Đào Tạo Cntt/tmđt


lượng học viên nhưng có sức lan tỏa rộng và sẽ đem lại hiệu quả lớn trong tương lai..

Theo số liệu điều tra, tham gia cung cấp dịch vụ đào tạo CNTT và TMĐT tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là các tổ chức giáo dục đào tạo của Nhà nước, tổ chức giáo dục đào tạo tư nhân, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ CNTT/TMĐT và các hiệp hội, cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, một số loại hình tổ chức khác cũng tham gia cung cấp các dịch vụ đào tạo về TMĐT như các tổ chức giáo dục liên kết giữa nhà nước và tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức giáo dục đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài.

Bảng 6: Các chủ thể tham gia cung cấp dịch vụ đào tạo CNTT/TMĐT

năm 2005



31%

29%

21%

10%

9%

Doanh nghiệp

Tổ chức GD ĐT nhà nước Tổ chức GD ĐT tư nhân Đơn vị hành chính sự nghiệp Tổ chức khác


(Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2005 Phần1, Trang 64)

Các đối tượng tham gia các khóa học về TMĐT chủ yếu là nhân viên quản lý kinh doanh tại các doanh nghiệp, cán bộ công nhân viên nhà nước, cán bộ CNTT của doanh nghiệp và sinh viên.

Bảng 7: Tỉ lệ học viên tham gia các khóa đào tạo về TMĐT năm 2005



22%

9%







42%

15%


Cán bộ CNVC

Cán bộ quản lý kinh doanh Cán bộ CNTT

Sinh viên

Khác

12%‌


(Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2005,Phần 1, Trang 65)

Ngoài ra mặt bằng chung về trình độ giảng viên trong lĩnh vực này vẫn chưa cao. Thêm vào đó, kinh nghiệm thực tế của các giảng viên cũng chưa nhiều. Vì vậy, để cải tiến chất lượng đào tạo TMĐT, việc nâng cao trình độ chuyên môn cho giảng viên trong lĩnh vực này là một yêu cầu cấp bách đặt ra cho những năm tới.

Như vậy, hoạt động đào tạo đã đi những bước khởi động trong năm qua và sẽ tăng tốc trong những năm tới. Hiệu quả và sự phát triển của hoạt động TMĐT trong xã hội phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của các hoạt động đào tạo và tuyên truyền về TMĐT.

II. Thực trạng ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp Việt Nam

2.1. Tình hình chung về ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp Việt Nam

Mặc dù chưa phải là thước đo trình độ triển khai ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp, nhưng số lượng và chất lượng các website kinh doanh cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ phát triển TMĐT, đặc biệt trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam còn tương đối bỡ ngỡ với các phương thức tiến hành TMĐT của thế giới. Các website là kênh phổ biến nhất để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, xúc tiến dịch vụ và tiến hành giao dịch TMĐT. Do vậy, nếu một doanh nghiệp xây dựng và duy trì được một website hiệu quả để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình (việc đòi hỏi rất nhiều sự phối hợp và đầu tư ở đằng sau trang web) thì điều này đã nói lên một trình độ nhất định về triển khai ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp đó.


Bảng 8: Tỷ trọng khối sản xuất /dịch vụ trong các doanh nghiệp có

website năm 2005


Doanh nghiệp sản xuât; 31,3%


Doanh nghiệp thương mại - dịch vụ; 68,7%


(Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam, năm 2005, Phần 2, Trang 6)


Chiếm phần lớn (68,7%) trong những công ty đã thiết lập website là các doanh nghiệp kinh doanh thương mại-dịch vụ. Số website của các doanh nghiệp sản xuất mặc dù còn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn nhưng cũng đã nói lên sự quan tâm nhất định của những doanh nghiệp này đối với việc ứng dụng TMĐT để tiếp thị cho sản phẩm của mình.

Dưới đây là tỷ lệ phân bổ các nhóm sản phẩm/dịch vụ trên những website này.

Bảng 9: Tỷ lệ website phân theo nhóm sản phẩm/dịch vụ (%) năm 2005


Hàng hóa tổng hợp

3,9

Cơ khí máy móc

9,4

Thiết bị điện tử, viễn thông

16,3

Hàng tiêu dùng

15,0

Hàng thủ công mỹ nghệ

9,9

Nông lâm thủy sản

7,7

Sản phẩm dệt may, giày dép

7,7

Sách, văn hóa phẩm

3,1

Vật liệu xây dựng

6,9

Hàng hóa khác

12,0

Dịch vụ du lịch

15,9

Dịch vụ luật, tư vấn

3,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.


Dịch vụ giao nhận, vận tải

10,7

Dịch vụ khác

16,3


* Trên một website có thể kết hợp giới thiệu vài nhóm sản phẩm dịch vụ, do đó con số cộng gộp sẽ lớn hơn 100%

(Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2005, Phần 2, Trang 7)

Nhìn vào cơ cấu sản phẩm/dịch vụ được giới thiệu trên các website doanh nghiệp, có thể thấy nhóm hàng hóa phổ biến nhất hiện nay vẫn là thiết bị điện tử

- viễn thông và hàng tiêu dùng. Do đặc thù của mặt hàng điện tử - viễn thông và đồ điện gia dụng là mức độ tiêu chuẩn hóa cao, với những thông số kỹ thuật cho phép người mua đánh giá và so sánh các sản phẩm mà không cần phải giám định trực quan, nhóm hàng này sẽ tiếp tục chiếm ưu thế khi thâm nhập các kênh tiếp thị trực tuyến trong vòng vài năm tới. Về lĩnh vực dịch vụ, dẫn đầu về mức độ ứng dụng TMĐT hiện nay là các công ty du lịch, điều này cũng phù hợp với tính chất hội nhập cao và phạm vi thị trường mang tính quốc tế của dịch vụ này. Tiếp đến là dịch vụ vận tải giao nhận, với rất nhiều website công phu và có nhiều tính năng tương tác với khách hàng.

Mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp có website tăng nhanh, nhưng tính năng TMĐT của các website thì vẫn chưa được cải thiện. Đa phần website vẫn chỉ dừng ở mức giới thiệu những thông tin chung nhất về công ty và sản phẩm/dịch vụ, với giao diện đơn giản và các tính năng kỹ thuật còn rất sơ khai.

Bảng 10: Tính năng thương mại điện tử của các website doanh nghiệp

năm 2005


Tỷ lệ website có các tính năng TMĐT

Giới thiệu về công ty

Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ

Giao dịch TMĐT

99,6%

93,1%

32,8%

(Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2005, Phần 2, Trang 8)


Trong số những website có tính năng hỗ trợ giao dịch TMĐT này, 82% thuộc về các công ty kinh doanh dịch vụ (du lịch, vận tải giao nhận, quảng cáo, thương mại).


87,6% số doanh nghiệp có website cho biết đối tượng họ hướng tới khi thiết lập website là các tổ chức và doanh nghiệp khác; còn những doanh nghiệp chú trọng tới đối tượng người tiêu dùng chiếm tỷ lệ thấp hơn: 65,7%. Như vậy, phương thức giao dịch B2B vẫn là lựa chọn chiếm ưu thế đối với doanh nghiệp khi triển khai ứng dụng TMĐT, dù mới chỉ ở bước đầu.

Một trong những tiêu chí giúp đánh giá chất lượng và tính chuyên nghiệp của một website là cường độ cập nhật thông tin trên đó. Tuy nhiên, số liệu dưới đây cho thấy doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhìn nhận đúng mức về vai trò của trang web như một kênh giao tiếp và tương tác thường xuyên với khách hàng; do đó chưa có sự đầu tư đúng mức về nguồn lực cũng như thời gian để xây dựng, duy trì và khai thác website một cách thật hiệu quả.

Bảng 11: Tần suất cập nhật thông tin trên website của các doanh

nghiệp năm 2005



Thỉnh thoảng; 39,91%


Cập nhật hàng tháng; 13,73%

Cập nhật hàng ngày; 28,76%


Cập nhật hàng tuần; 17,60%



(Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2005, Phần 2, Trang 8)


Ngoài ra, theo thống kê 56,2% số doanh nghiệp tự quản trị website của mình và 43,8% 16ký hợp đồng với một nhà cung cấp dịch vụ web để làm việc này. Đây cũng là một trong những lý do giải thích cho việc thông tin và tính năng giao tiếp của các trang web còn nghèo nàn.

2.2. Các mô hình triển khai TMĐT trong doanh nghiệp

2.2.1 Về loại hình


16 Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2005


Những năm 2003, 2004 các website sàn giao dịch B2B (marketplace), các website rao vặt, các siêu thị trực tuyến B2C... đua nhau ra đời.

Tuy nhiên, các website này vẫn còn phát triển hạn chế, chưa có website nào thực sự phát triển đột phá vì nhiều nguyên do. Những mặt hàng được bán phổ biến trên mạng tại Việt Nam hiện nay gồm: hàng điện tử, kỹ thuật số, sản phẩm thông tin (sách điện tử, CD, VCD, nhạc...), thiệp, hoa, quà tặng, hàng thủ công mỹ nghệ.

Các dịch vụ ứng dụng TMĐT nhiều như: du lịch, tư vấn, CNTT, dịch vụ thông tin (thông tin tổng hợp, thông tin chuyên ngành...), giáo dục và đào tạo... Các doanh nghiệp cũng đã quan tâm nhiều hơn về việc lập website để giới thiệu thông tin, hỗ trợ marketing, bán hàng qua mạng...

Ngoài ra, còn có một số dịch vụ trực tuyến mới do những doanh nghiệp có tên tuổi triển khai.

Dịch vụ bưu điện trực tuyến www.hnpt.com.vn của Bưu điện thành phố Hà Nội đã mở ra một chức năng giao tiếp mới : cho phép khách hàng đăng ký dịch vụ lắp đặt điện thoại cũng như tra cứu tình trạng tiếp nhận yêu cầu trực tuyến. Thiết kế của tính năng này tuy còn đơn giản nhưng đã bước đầu thể hiện nỗ lực của Bưu điện Hà Nội trong việc đa dạng hóa các kênh tiếp xúc với khách hàng, nhằm tạo thuận lợi tối đa cho người sử dụng đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng.


Công ty Vận tải hành khách Đường sắt Sài Gòn trong năm vừa rồi cũng đã thử 1


Công ty Vận tải hành khách Đường sắt Sài Gòn trong năm vừa rồi cũng đã thử nghiệm thành công và đưa vào triển khai trang web www.vetau.com.vncho phép khách hàng đăng ký mua vé tàu trực tuyến.

Mặc dù chưa cho phép một giao dịch trực tuyến hoàn chỉnh gồm cả khâu thanh 2

Mặc dù chưa cho phép một giao dịch trực tuyến hoàn chỉnh gồm cả khâu thanh toán cũng như xác nhận giao vé, nhưng trang web này đã cho thấy thành công bước đầu của Công ty Vận tải hành khách Đường sắt Sài Gòn trong việc ứng dụng TMĐT để cải thiện dịch vụ cho khách hàng.

Khai hải quan điện tử

Hải quan là một trong những ngành đầu tiên có ứng dụng tích cực công nghệ thông tin trong việc cung cấp dịch vụ công, cụ thể là thực hiện các thủ tục hải quan. Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng thử, từ đầu năm 2005 Tổng cục Hải quan bắt đầu chuẩn bị cho việc triển khai khai hải quan điện tử. Ngày 20/6/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 149/2005/QĐ-TTg cho phép Tổng cục Hải quan thí điểm triển khai thủ tục hải quan điện tử tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Ngày 19/7/2005, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 50/2005/QĐ-TBC quy định Quy trình thủ tục hải quan điện tử.

Bảng 12 : Quy trình thủ tục hải quan điện tử


Nguồn Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2005 Phần 1 Lộ trình triển khai thủ tục hải 3

(Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2005, Phần 1)


Lộ trình triển khai thủ tục hải quan điện tử như sau:

Giai đoạn 1 (năm 2005): Triển khai thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh và Cục Hải quan Hải Phòng. Lựa chọn doanh nghiệp đáp ứng một số điều kiện như: tự nguyện đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử, minh bạch trong tài chính, không vi phạm pháp luật hải quan quá 1 lần trong thời gian 1 năm gần nhất, ...

Giai đoạn 2 (từ 1/1/2006 đến 30/8/2006): Mở rộng triển khai cho 6 Cục Hải quan có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn gồm Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hà Nội, Quảng Ninh.

Giai đoạn 3 (từ 1/9/2006 đến 28/2/2007): Mở rộng số các đơn vị hải quan và số lượng doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, đồng thời mở rộng phạm vi áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Bước đầu, hải quan điện tử được đánh giá là sẽ tạo điều kiện để phát triển TMĐT và ứng dụng CNTT trong xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, việc triển khai hải quan điện tử cũng còn một số khó khăn. Sau một thời gian thực hiện, mới chỉ có 150 tờ khai hải quan được thông quan điện tử. Việc khai báo hải quan điện tử vẫn chỉ thí điểm ở Cục Hải quan TP.HCM, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, với một số lượng doanh nghiệp rất ít. Giao dịch, thủ tục chủ yếu vẫn được giải quyết theo kiểu thủ công. Theo Tổng cục Hải quan, cả nước hiện có 98 máy soi (92 máy cố định, 6 di động) chủ yếu sử dụng trong việc kiểm tra hành lý tại các sân

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 04/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí