Thực Trạng Phát Triển Công Nghệ Thông Tin Và Viễn Thông


h. Một số văn bản pháp lý khác

Nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực điện tử: Ngày 25/8/2006, Bộ Bưu chính viễn thông sẽ tổ chức hội nghị để tiếp tục thảo luận lấy ý kiến xây dựng từ các chuyên gia, cơ quan bộ ngành liên quan. Dự định cuối tháng 9 có thể hoàn tất để trình Chính phủ nghiệm thu và phê duyệt. Với chức năng xác thực danh tính cá nhân, tổ chức, cơ quan trên Internet, chữ ký số đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của TMĐT và chính phủ điện tử. Ở Việt Nam, một số đơn vị trong ngành kho bạc, ngân hàng, thương mại đã ứng dụng thử nghiệm chữ ký số trong các giao dịch nội bộ. Trên thực tế, Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn xây dựng hành lang pháp lý và mô hình tổ chức để triển khai chính thức công cộng.

Chứng thực chữ ký số là một dịch vụ mới (chưa có ở Việt Nam), mang tính pháp lý cao, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi kinh tế và chính trị của những người tham gia giao dịch trên mạng. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng dịch vụ, học tập kinh nghiệm các nước, Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và chứng thực chữ ký số đã được dự thảo theo nguyên tắc trong giai đoạn đầu quản lý chặt chẽ trên cơ sở vẫn đảm bảo có cạnh tranh.

Qui định về quản lí, sử dụng tài nguyên Internet: Ngày 11/8/2005, Bộ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thông ban hành Quyết định số 27/2005/QĐ-BBCVT quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet. So với Quyết định số 92/2003/QĐ-BBCVT ngày 26/5/2003, Quyết định này có một số điểm mới:

Các tổ chức trong nước hoặc nước ngoài tham gia hoạt động Internet được đăng ký sử dụng tên miền cấp 2 dưới tên miền quốc gia .vn, trừ các tên miền chung cấp 2 (ví dụ .com.vn, .org.vn).

Cho phép các tổ chức, cá nhân không phải là các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội và cơ quan báo chí, xuất bản của Việt Nam được đăng ký sử dụng tên chung cấp cao nhất (.com, .org ...).

Tuy nhiên, các quy định về quản lý tên miền vẫn được xem là còn hạn chế sự phát triển của hệ thống tên miền .vn và việc ứng dụng cung cấp thông tin trên


mạng dưới tên miền quốc gia. Chi phí đăng ký và duy trì tên miền .vn (930.000 VNĐ) cao hơn tới gần 8 lần so với tên miền quốc tế (khoảng 120.000 VNĐ cho cả đăng ký và duy trì năm đầu tiên).4 Mức phí cao sẽ hạn chế việc đăng ký sở hữu tên miền, dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp nếu có nhu cầu sử dụng tên miền sẽ đăng ký sử dụng tên miền quốc tế.

1.2 Thực trạng phát triển công nghệ thông tin và viễn thông

1.2.1. Công nghiệp phần mềm

Theo Vụ Công nghiệp CNTT, Bộ Bưu chính - Viễn thông, tổng giá trị phần mềm và dịch vụ của Việt Nam hiện đạt 170 triệu USD, đạt mức tăng trưởng 35-40%/năm. Giá trị xuất khẩu ước tính khoảng 45 triệu USD. Gia công phần mềm tiếp tục là nguồn thu chính của công nghiệp phần mềm Việt Nam. Việt Nam được xếp vào số 20 nước có tiềm năng cao về gia công phần mềm và dịch vụ. Sau một thời gian tìm kiếm thị trường tại Bắc Mỹ, Tây Âu, năm 2005, một số doanh nghiệp Việt Nam đã xác định Nhật là thị trường gia công phần mềm trọng điểm. Các doanh nghiệp như FPT Software, Tân Thế Kỷ, PSV đều có doanh số chủ yếu từ gia công phần mềm cho Nhật.

Cả nước hiện có khoảng 600 doanh nghiệp phần mềm với số nhân lực là

15.000 người, phân bố chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh (50%) và Hà Nội (40%). So với số doanh nghiệp và nhân lực phần mềm năm 1996 là 95 người/100 doanh nghiệp thì đã có sự tăng đáng kể. Đại bộ phận là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năng suất lao động trong ngành phần mềm đạt khoảng 10.000 USD/người/năm. Nhiều doanh nghiệp phần mềm đã quan tâm đầu tư cho quy trình quản lý chất lượng: 1doanh nghiệp đạt CMMI-5, 1 doanh nghiệp đạt CMM5, 3 doanh nghiệp đạt CMM3 và khoảng 30 doanh nghiệp đạt ISO-9001. Cho đến nay, cả nước đã có 8 khu công nghiệp phần mềm tập trung: Công viên Phần mềm Saigon (SSP), Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC), E-Town, Trung tâm Phần mềm Đà Nẵng, Trung tâm Phần mềm Cần Thơ, Trung tâm Phần mềm Huế, Trung tâm Phần mềm Hải Phòng, Unisoft (Đại học quốc gia


4 Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2005


TP.HCM). Các khu phần mềm này thu hút được 1/6 tổng số doanh nghiệp phần mềm cả nước với khoảng trên 3.700 người làm việc về CNTT và có đóng góp đáng kể vào doanh số chung của công nghiệp phần mềm.5

Tuy nhiên, nhìn chung quy mô của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam còn nhỏ, nhân lực phần mềm thiếu về số lượng và chưa có những chuyên gia phân tích trình độ cao. Con số 50.000 chuyên gia phần mềm chuyên nghiệp vẫn là một chỉ tiêu lâu dài. Những hạn chế trên làm cho năng lực cạnh tranh và khả năng thâm nhập thị trường quốc tế của doanh nghiệp phần mềm Việt Nam còn yếu.

1.2.2. Viễn thông

Theo Viện Chính sách và chiến lược bưu chính - viễn thông, Bộ Bưu chính - Viễn thông, tính đến hết năm 2005, tổng số máy điện thoại trên toàn mạng lên 15,779 triệu máy (trong đó riêng VNPT có 13,289 triệu máy), tăng 5,480 triệu thuê bao so với năm 2004, đạt mật độ gần 19,01 máy/100 dân. Số thuê bao di động tiếp tục tăng mạnh và đã chiếm 57% tổng số điện thoại. Trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách số giữa các vùng miền, năm 2005 là năm đã đạt mục tiêu 100% số xã trên cả nước có điện thoại. Mạng bưu chính nước ta tính đến năm 2005 có 17.269 điểm phục vụ, tăng 2.544 điểm so với năm 2004, trong đó có 7.534 điểm Bưu điện Văn hoá xã, 2.397 điểm có Internet. Bán kính phục vụ bình quân của các điểm Bưu điện Văn hoá xã giảm xuống còn 2,49 km, đạt tỷ lệ bình quân cao nhất so với các nước trong khu vực. Trên toàn quốc cũng đã xây

dựng được 14 điểm truyền báo. Tỷ lệ xã trong cả nước có báo đến trong ngày đạt 90,9%.6


5 Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2005

6 Nguồn: Bản tin công nghệ, cập nhật ngày 8/11/2006, đường link

http://www.bantincongnghe.com/bantincongnghe/modules.php?name=News&file=artic le&sid=3051


Bảng 1: Thị phần thị trường thông tin di động



Vietel, 4.26%


SPT, 2.95%

Vishipel, 0.27% Hanoi Telecom, 0.08%


VP Telecom, 0.59%



VNPT

Vietel SPT

VP Telecom Vishipel

Hanoi Telecom

VNPT, 91.84%

( Nguồn: báo cáo TMĐT VN năm 2005, Trang 43 )

Hiện nay đã có 6 nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động được cấp phép là MobiFone, VinaPhone, S-Fone, Viettel, EVN Telecom và Hà Nội Telecom. Việc xuất hiện thêm hai doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động (092 của Hà Nội Telecom và 096 của EVN Telecom), cùng với mạng 098 của Viettel đã tạo nên một cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung cấp dịch vụ di động, đồng thời giúp khách hàng có nhiều lựa chọn.

Cạnh tranh đã góp phần làm giá cước viễn thông giảm rõ rệt, giúp nhiều đối tượng có mức thu nhập khác nhau trong xã hội có thể tiếp cận các dịch vụ viễn thông, mặt khác, cạnh tranh góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động nhanh chóng ứng dụng công nghệ mới. Ví dụ: EVN Telecom đang thử nghiệm dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao qua đường điện; VMS đã khai thác công nghệ GPRS (2,5G) từ năm 2004 và chuẩn bị chuyển sang hoạt động theo công nghệ GSM thế hệ thứ 3 (3G); Viettel chuẩn bị triển khai ứng dụng công nghệ EDGE với tốc độ truyền dữ liệu lớn. Các dịch vụ giá trị gia tăng của Viettel sẽ được cung cấp dựa trên mạng thông minh (IN). Dự kiến đến 2006, Viettel sẽ triển khai 3G theo hướng WCDMA.

Thêm vào đó, Chính phủ vừa ra quyết định yêu cầu Bộ Bưu chính Viễn thông ngừng cấp phép mạng di động cho Đài Truyền hình Việt Nam cũng như mọi đơn vị khác, nhằm phát huy hiệu quả đầu tư và đảm bảo chất lượng dịch vụ của 6 mạng hiện nay.

Mạng thế hệ mới (NGN - Next Generation Network) đã bước đầu được khai thác hiệu quả. Được kết hợp từ 3 mạng cơ bản là viễn thông, truyền thông


và Internet, NGN hỗ trợ mọi phương thức truyền tải thông tin (âm thanh, số liệu, hình ảnh) và dịch vụ (điện thoại, truyền số liệu, Internet, phát thanh, truyền hình, giải trí qua mạng, điều khiển từ xa...). Ưu điểm của NGN là có thể thực hiện nhanh nhiều dịch vụ mới trên cùng một cơ sở hạ tầng duy nhất, băng thông rộng, với với giá cước thấp, cho phép nâng tối đa hiệu suất sử dụng đường truyền, cung cấp khả năng bảo mật thông tin tối ưu và giảm chi phí vận hành. Ngày 9/11/2005, VNPT và đối tác là Công ty Shin Satellite Plc (Thái Lan) đã chính thức khánh thành trạm cổng VSAT-IP/IPSTAR quốc tế đầu tiên tại Việt Nam. Đây là giải pháp mạng băng rộng thế hệ mới sử dụng hệ thống vệ tinh IPSTAR, tạo ra khả năng mới để phổ cập dịch vụ viễn thông và Internet tới nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

1.2.3. Internet

Trong thời gian qua, một đặc điểm nổi bật là đi đôi với việc tiếp tục phát triển các dịch vụ cơ bản (kết nối Internet), đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ của các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền Internet, đặc biệt là dịch vụ giải trí. Sự tăng trưởng này xuất phát từ một số nguyên nhân:

Dịch vụ ADSL cho phép người dùng tiếp cận băng thông rộng với chi phí hợp lý.

Các doanh nghiệp không chiếm thị phần khống chế được tự áp dụng quản lý và ấn định mức cước.

Hệ thống trung chuyển Internet quốc gia (VNIX) giúp chất lượng Internet được cải thiện rõ rệt, loại bỏ các truy nhập vòng ra quốc tế, giảm thời gian truy nhập của người sử dụng.

Bảng 2: Tình hình phát triển Internet Việt Nam



TT

Chỉ tiêu thống kê

12/2003

12/2004

12/2005

1

Số lượng thuê bao Internet quy

đổi

804.528

1.659.013

2.891.028

2

Số người sử dụng Internet

3.098.007

6.345.049

10.657.102

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.


3

Tỷ lệ người sử dụng so với dân số

3,80%

7,69%

12,84%

4

Băng thông kết nối Internet quốc

tế (Mbps)

1.036

1.892

3.505

5

Lưu lượng Internet trong nước

trao đổi qua VNIX (Gbyte)

373

506.391

2.419.181

6

Tên miền Internet .vn

5.478

9.037

14.345

7

Địa chỉ IP đã cấp

152.064

454.912

755.200

(Nguồn: Trung tâm Thông tin Internet Việt Nam)

Dung lượng kết nối Internet quốc tế tiếp tục phát triển mạnh trong một năm qua. Tính đến tháng 12/2005, tổng dung lượng kết nối Internet quốc tế của các ISP Việt Nam đã đạt 3.505 Mbps, gấp ba lần so với thời điểm tháng 12/2003 và gấp đôi so với thời điểm tháng 12/2004.7

Bảng 3: Biểu đồ phát triển dung lượng kết nối Internet quốc tế (tính

theo Mbps)


3505

2301

1892

1038

1096

348

24

61

145

D4u0n0g0lượng (Mbps)

3500


3000


2500

2000


1500


1000


500

0

12/2000 12/2001 12/2002 6/2003 12/2003 6/2004 12/2004 6/2005 12/2005


(Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam 2005, Trang 45)

Trong tổng dung lượng kết nối trên, VNPT tiếp tục là doanh nghiệp dẫn đầu với 2168 Mbps, sau đó FPT là 930 Mbps. Ba nhà cung cấp dịch vụ kết nối còn lại là EVN Telecom, Viettel, SPT có dung lượng kết nối quốc tế lần lượt là 200, 135 và 72 Mbps.



Sau hơn hai năm kể từ khi bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam (tháng 7/2003), đến hết năm 2005, số thuê bao ADSL của Việt Nam đã đạt trên 200.000, tăng gấp 4 lần so với năm 20048. Mặc dù thị trường đã có 5 nhà cung cấp dịch vụ này, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu. Các nhà cung cấp đã liên tục giảm giá và đưa ra những gói cước khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng (doanh nghiệp, cửa hàng Internet, gia đình).

Mặc dù chất lượng ADSL chưa ổn định và gây nên sự phàn nàn từ phía người sử dụng, có thể nói ADSL đã góp phần làm thay đổi nhận định về giá cước truy nhập Internet quá cao, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng người dùng Internet và các dịch vụ giá trị gia tăng trên Internet.

Số lượng địa chỉ IP được sử dụng phần nào nói lên quy mô hạ tầng mạng Internet và trình độ ứng dụng các sản phẩm dịch vụ trên Internet. ADSL đã làm cho địa chỉ IP gia tăng sử dụng nhanh chóng, những ISP ra đời cũng cần có địa chỉ IP, nhưng cho dù lượng IP được đăng ký năm sau cao gấp đôi so với năm trước thì toàn bộ con số IP ở nước ta mới đạt 1777 Class C và bằng 1/6,6 Hàn Quốc, 1/40 Trung Quốc, 1/1,2 Thái Lan. Các quốc gia này đã sử dụng IPv6 trong khi đó Việt Nam mới ứng dụng thử nghiệm.

Tên miền thể hiện địa chỉ ứng dụng mà người sử dụng thông thường khai thác. Tên miền ít, cho thấy sức sống về thông tin và các dịch vụ trên mạng còn chưa phong phú cũng như mức độ sử dụng không cao. Đến tháng 12/2005, Trung tâm Thông tin Internet Việt Nam đã cấp 14.345 tên miền quốc gia .vn, trong đó số tên miền .com.vn là 12.099 (chiếm 84%). Với các nước phát triển, tỷ lệ đăng ký tên miền quốc gia so với số dân là 4% đến 8%, còn ở Việt Nam 0,017%.



Bảng 4: Biểu đồ cơ cấu tên miền .vn năm 2005 tính theo số lượng và tỷ

lệ%


Nguồn Báo cáo TMĐT Việt Nam Trang 47 Theo thông tin từ trung tâm Internet Việt Nam 1


(Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam, Trang 47)

Theo thông tin từ trung tâm Internet Việt Nam VNNIC, cho tới thời điểm này, VNNIC đã cấp phép gần 5000 tên miền tiếng việt cho khách hàng9. Theo đánh giá của VNNIC, thời gian qua tên miền tiếng việt đã có tốc độ phát triển khá tốt, được sự đón nhận đông đảo của khách hàng và đã chính thức được triển khai ra cộng đồng. VNNIC đang thúc đẩy các bước triển khai nhằm làm tốt hơn

các qui định về phí cấp phép cho tên miền tiếng việt. Thành công trong việc triển khai tên miền tiếng việt ra cộng đồng cũng đang mở ra cho VNNIC những hướng phát triển mới.

Hiện nay đã có 16 ISP được cấp phép hoạt động, nhưng chỉ có 8 ISP thực sự cung cấp dịch vụ và chỉ có 5 ISP đang tham gia mạnh mẽ vào thị trường (VNPT, SPT, FPT, Netnam và Viettel). Các doanh nghiệp còn lại hoạt động yếu ớt, chiếm không quá 2% thị phần với số lượng thuê bao rất khiêm tốn như Hà Nội Telecom (3.828 thuê bao), Công ty cổ phần dịch vụ một kết nối - OCI

(29.364 thuê bao).10


9 Nguồn: trung tâm Internet Việt Nam VNNIC

10 Nguồn: http://vietnamnet.vn/cntt/2005/07/470656/

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/02/2024