Thực Trạng Phát Triển Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam

Thông tin và Truyền thông hiện đang đàm phán với các ngân hàng nhà nước để cung cấp các khoản vay đặc biệt cho những người tham gia vào chương trình.

Năm 2009 thị trường trực tuyến ở Thái Lan tăng trưởng mạnh mẽ ở mức 50%, phù hợp với sự mở rộng của ngành TMĐT và sự cải thiện mức độ truy cập Internet nhanh chóng của người dân. Đà này dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra vào các năm tới, bởi sự phổ biến ngày càng nhanh chóng của điện thoại thông minh có thể kết nối wifi, và sự gia tăng dân số sử dụng Internet trên cả nước.25

Dự báo, mức độ truy cập Internet Thái Lan sẽ đạt đến 17% trong vòng 5 năm tới, so với mức 15,6% năm 2009. Mức độ sử dụng băng thông rộng sẽ phát triển với tốc độ nhanh hơn, ở mức 20,2% năm 2014 so với mức 3,4% năm 2009. Thị trường CNTT dự kiến phát triển với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm – CAGR (Compound Annual Growth Rate) là 10% giai đoạn 2010 - 2014. Tổng giá trị chi tiêu trong nước cho các sản phẩm và dịch vụ ICTs sẽ vượt qua con số 5,0 tỷ USD trong năm 2010 và 7,5 tỷ USD năm 2014.26

+ Trung Quốc:

Theo “Khảo sát thực trạng phát triển TMĐT 2009” của Trung tâm nghiên cứu phát triển Internet Trung Quốc - CIDRC (China Internet Development Research Centre), khối lượng TMĐT Trung Quốc trong thời gian qua đã đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, nhờ có sự gia tăng chi tiêu trực tuyến của những người sử dụng Internet và sự chuyển hướng tập trung vào Internet của những người bán hàng truyền thống. Vào cuối tháng chín năm 2009, Trung Quốc có 360 triệu người sử dụng Internet (năm 2006 con số này chỉ là 137 triệu, khoảng 10,4% dân số), 324 triệu người sử dụng điện thoại cố định và 720 triệu người sử dụng điện thoại di động (trong đó có 192 triệu người truy cập Internet thông qua điện thoại di động - tăng 62,7% so với năm trước. Cũng trong năm này, Trung Quốc đã có 3,2 triệu website, 5 triệu tên miền com.cn được đăng ký. So với năm trước, tỷ lệ dân số trực


25 Theo Thailand Business News, Thailand’s ICTs market is growing fast, truy cập: 20/04/2010.

<http://thailand-business-news.com/vi/news/top-stories/15012-thailands-ict-market-is-growing-fast/>

26 Nguyễn Thắng (2009), Tương lai nào cho CNTT TháiLan, Tạp chí PC World Việt Nam, số 9, tr. 56.

tuyến tăng 42%, tỷ lệ truy cập Internet tăng 22,6% (trên mức trung bình toàn cầu 21,9%). Những con số này đã khẳng định vị thế của Trung Quốc là đất nước Internet lớn nhất thế giới. Dự đoán đến hết năm 2010, dân số mua hàng trực tuyến của Trung Quốc sẽ đạt tới 480 triệu người, chiếm 58,6% dân số mua hàng trực tuyến của cả châu Á - Thái Bình Dương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Về giao dịch C2C, khối lượng giao dịch đạt 31,17 tỷ nhân dân tệ trong quý IV năm 2008, tăng 144% so với năm 2007 và 22% so với quý thứ ba. Tổng số hàng hoá được niêm yết trên mạng tăng lên tới 181,7 triệu trong quý cuối cùng của năm tài chính, cao hơn 14% so với quý trước. Chỉ số doanh thu bình quân tính trên đầu người sử dụng - ARPU (Average Revenue Per User) của thị trường C2C tăng từ 520 nhân dân tệ năm 2007 lên 760 nhân dân tệ năm 2008. Về giao dịch thương mại B2B, khối lượng giao dịch đạt 2,97 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 450 tỷ USD), tăng 26% so với năm trước.27

Với những con số khả quan trên, các chuyên gia đều rất tin tưởng vào tương lai của TMĐT Trung Quốc. Dự kiến, với mức gia tăng thu nhập cá nhân và đầu tư cơ sở hạ tầng nhanh chóng như hiện nay, tới năm 2015, Trung Quốc sẽ góp phần giúp nhóm quốc gia BRIC (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc) có thêm 800 triệu người sử dụng Internet.28

Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và một số giải pháp đối với Việt Nam - 8

II. Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

1. Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

1.1. Thực trạng phát triển thương mại điện tử trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam

1.1.1. Nhận thức về thương mại điện tử đã có những chuyển biến tích cực

TMĐT chịu sự tác động của bốn yếu tố chính, bao gồm: Nhận thức, nhân lực, CNTT và hoạt động thương mại. Trong đó, nhận thức xã hội về TMĐT luôn được coi là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển TMĐT. Từ khi Luật Giao dịch


27 Theo AFP, Trung Quốc dẫn đầu về người dùng Internet, ĐTDĐ thế giới , truy cập: 23/04/2010.

<http://www.tin247.com/trung_quoc_dan_dau_ve_nguoi_dung_internet_dtdd_the_gioi-4-48103.html>

28 Vũ Anh Tú, “Trung Quốc tiến sát Mĩ về tỉ lệ người sử dụng Internet”, truy cập: 24/04/2010.

<http://www.vtc.vn/18-178800/cong-nghe/trung-quoc-tien-sat-mi-ve-ti-le-nguoi-su-dung-internet.htm>

điện tử có hiệu lực (1/03/2006) đến nay, trong xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức đối với TMĐT. Những thay đổi về nhận thức điển hình được thể hiện qua sự hình thành Hiệp hội TMĐT, sự phát triển của hoạt động tuyên truyền, đào tạo về TMĐT, sự đa dạng của các giao dịch điện tử và đặc biệt là sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ công điện tử.

1.1.2. Hoạt động tuyên truyền, đào tạo về thương mại điện tử được đẩy mạnh

Về hoạt động tuyên truyền TMĐT: Từ khi Luật Giao dịch điện tử được ban hành, hoạt động tuyên truyền về TMĐT đã trở nên sôi động hơn với sự tham gia tích cực của các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo, tạp chí. Bên cạnh một số tờ báo, tạp chí chuyên về CNTT, nhiều tờ báo đã có chuyên mục về “Ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh và thương mại điện tử”. Đài truyền hình VN, truyền hình kỹ thuật số cũng đã có những chuyên mục về Ứng dụng công nghệ thông tin trong cuộc sống và kinh doanh”. Việc tuyên truyền TMĐT thông qua các cuộc thi cũng đã có tác động lớn đến nhận thức chung của xã hội, một số hoạt động đã trở thành sự kiện hàng năm như: Chương trình đánh giá xếp hạng website TMĐT uy tín (do Bộ Công Thương và Hội Tin học VN phối hợp tổ chức); cuộc thi bình chọn “Sự kiện TMĐT tiêu biểu” v.v… Đã có nhiều giải thưởng dành riêng cho TMĐT như Cúp vàng TMĐT của Hội Tin học VN, giải thưởng Sao Khuê cho các giải pháp TMĐT xuất sắc của Hiệp hội phần mềm VN.

Về đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho TMĐT: nhiều trường đại học trên cả nước đã có chuyên ngành, khoa TMĐT. Tính đến cuối năm 2008, khoảng 75% các trường đại học khối kinh tế, thương mại đã có môn học về TMĐT. Theo thông báo của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin về chương trình “Đào tạo thương mại điện tử tại các trường ĐH&CĐ năm 2008” thì trong số 108 trường tham gia khảo sát, có 49 trường đã triển khai hoạt động đào tạo TMĐT, gồm 30 trường ĐH và 19 trường CĐ. Thời gian triển khai đào tạo TMĐT các trường được tính từ mốc năm 2003.

Trong số 30 trường ĐH có đào tạo TMĐT, có 01 trường thành lập Khoa TMĐT, 19 trường giao cho Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh phụ trách, 10 trường giao cho khoa Công nghệ thông tin, 8 trường thành lập bộ môn TMĐT; Trong số 19

trường CĐ có đào tạo TMĐT, có 01 trường thành lập Khoa TMĐT, 9 trường giao cho Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh phụ trách, 9 trường giao cho khoa CNTT, 3 trường thành lập bộ môn TMĐT; báo cáo cũng chỉ ra rằng chỉ có 15% trường ĐH &CĐ có giảng viên được đào tạo chuyên ngành TMĐT; 45% có giảng viên khác được bồi dưỡng thêm về TMĐT, 50% trường có giảng viên tự nghiên cứu để giảng dạy; Về giáo trình, có 13 trường ĐH&CĐ có quy định thống nhất, 36 trường do giảng viên tự biên soạn, v.v…

Bên cạnh đào tạo chính quy về TMĐT, nhiều trường đại học đã tổ chức đào tạo ngắn hạn về TMĐT. Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp VN cũng tham gia tổ chức các hội thảo, tập huấn về TMĐT cho các DN tại nhiều địa phương trên cả nước.

Như vậy, có thể thấy các tổ chức đào tạo nắm bắt khá nhanh nhu cầu của xã hội và DN đối với nguồn nhân lực về TMĐT và đã triển khai khá sớm hoạt động đào tạo nhân lực cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, sự phát triển của hoạt động đào tạo hiện nay đang ở trong giai đoạn phát triển tự phát, chưa có sự quan tâm thoả đáng của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Hầu như chưa trường nào thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với những DN có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực TMĐT do trường đào tạo. Ngược lại, các doanh nghiệp cũng chưa chủ động đề xuất nhu cầu tuyển dụng nhân lực TMĐT trong ngắn hạn và trung hạn làm căn cứ cho các cơ sở đào tạo.

1.1.3. Ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý nhà nước bước đầu được xây dựng Một trong số những tiêu chí đánh giá mức độ triển khai giao dịch điện tử

trong các cơ quan quản lý nhà nước là việc thiết lập website cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến. Tính đến năm 2007, cả nước đã có 58 website của các tỉnh, thành phố hoạt động, chiếm 90% tổng số các tỉnh thành.

Ở cấp cao nhất, website của Đảng Cộng sản Việt Nam www.cpv.vn và website của Quốc hội Việt Nam www.na.gov.vn cũng đã trở thành kênh quan trọng cung cấp thông tin về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, cung cấp kênh thông tin hai chiều giữa lãnh đạo Đảng, nhà nước và DN. Ngày 10/04/2007, Chính phủ đã chuyển trang tin điện tử tại địa chỉ www.chinhphu.vn thành cổng thông tin

điện tử Chính phủ với 3 chức năng chủ yếu là: Báo điện tử Chính phủ, mạng thông tin điện tử của Chính Phủ và cổng thông tin về dịch vụ công của Chính phủ.

Như vậy, một trong những trụ cột hỗ trợ TMĐT, đặc biệt là các giao dịch TMĐT giữa các DN với Chính phủ (B2G), giữa Chính phủ với người tiêu dùng (G2C) đã được hình thành, đây là tiền đề quan trọng để thúc đẩy TMĐT phát triển trong thời gian tới.

1.1.4. Nhiều cơ quan, địa phương đã quan tâm tới vấn đề cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Nhằm đẩy mạnh các giao dịch điện tử, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 yêu cầu các cơ quan Chính phủ đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ công hỗ trợ TMĐT và coi đây là một trong sáu giải pháp để đạt mục tiêu phát triển TMĐT đến năm 2010. Trong ba năm đầu tiên thực hiện, các Bộ ngành đã tích cực triển khai và đạt được nhiều kết quả khả quan đối với một số dịch vụ công quan trọng với hoạt động thương mại như dịch vụ thủ tục hải quan điện tử, dịch vụ khai, nộp thuế điện tử, dịch vụ cấp chứng nhận xuất xứ điện tử và dịch vụ ứng dụng TMĐT trong mua sắm Chính phủ.

Một trong những thành công nổi bật trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương (eCoSys). Đến cuối năm 2008, eCoSys đã được đưa vào triển khai toàn diện trên cả nước, tất cả DN có nhu cầu cấp C/O ưu đãi cho hàng hoá xuất khẩu có thể gửi đơn đề nghị cấp C/O ưu đãi qua Hệ thống cấp C/O điện tử đến các tổ chức cấp C/O thuộc Bộ Công Thương mà không cần phải trực tiếp đến làm thủ tục như trước kia.

Hiện nay, một số dự án về dịch vụ công trực tuyến quan trọng khác như dịch vụ khai, nộp thuế điện tử do Bộ Tài chính chủ trì, dịch vụ ứng dụng TMĐT trong mua sắm Chính phủ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì đang chuẩn bị chuyển sang giai đoạn triển khai thí điểm.

Bên cạnh đó, các Bộ, ngành và địa phương cũng rất coi trọng việc cung cấp trực tuyến các dịch vụ công khác. Tính đến hết tháng 12 năm 2008, hầu hết các Bộ ngành và 59/63 UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có website để giao tiếp với công dân và các tổ chức trong xã hội. Phần lớn các website này đều cung

cấp những dịch vụ công trực tuyến cơ bản như cung cấp thông tin về hoạt động của tổ chức, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật, quy trình thủ tục hành chính công và tương tác với tổ chức cá nhân qua website.

Cùng với sự tiến bộ trong công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến TMĐT và hạ tầng công nghệ, sự quan tâm chỉ đạo của Nhà nước, hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tới.

1.1.5. Môi trường pháp lý đang từng bước hoàn thiện

Mặc dù chậm hơn yêu cầu nhưng môi trường pháp lý cho TMĐT đã tương đối hoàn thiện nhờ một loạt các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn như: Luật Giao dịch điện tử (29/11/2005), Luật Công nghệ thông tin (29/06/2006), Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số, Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, v.v…

Nhiều văn bản chuyên ngành đã được ban hành. Chẳng hạn như Quyết định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước về Quy chế cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký số và chứng thực chữ ký điện tử trong ngành ngân hàng; thông tư sửa đổi thông tư số 09/2003/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số quy định tại Nghị định số 55/2001/NĐ-CP cho phù hợp với Luật Giao dịch điện tử và các nghị định hướng dẫn thi hành, v.v…

Nhìn chung, việc phát triển cơ sở hạ tầng mã khóa công khai - PKI (Public Key Infrastructure) cũng như chứng thực điện tử - CA (Certification authority) đang triển khai đúng hướng và bài bản. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng không tránh khỏi những rào cản về pháp lý, nhận thức dẫn tới việc tiến độ triển khai đại trà mô hình này vẫn còn chậm. Trong thời gian tới, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ, ban ngành, các tổ chức Chính phủ và các DN để từ đó thắt chặt sự liên kết, giao dịch, hình thành một hạ tầng vững chắc, tạo tiền đề thúc đẩy TMĐT và CPĐT phát triển.

1.1.6. Vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân bước đầu được quan tâm

Trong TMĐT, các giao dịch được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng, các đối tác không cần phải gặp mặt trực tiếp, nên nhu cầu về thông tin cá nhân là rất

lớn. Giao dịch TMĐT VN thời gian gần đây tăng nhanh, khối lượng thông tin trao đổi ngày càng nhiều. Tuy nhiên, những vi phạm liên quan đến thông tin cá nhân cũng ngày một nhiều hơn, gây tâm lý e ngại cho các cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch TMĐT.

Từ năm 2005 đến nay các cơ quan quản lý nhà nước đã có nhiều nỗ lực đưa các quy định liên quan đến bảo vệ thông tin cá nhân vào các văn bản quy phạm pháp luật, với các hình thức xử phạt, chế tài cụ thể. Bên cạnh đó, VN cũng tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ thông tin cá nhân trong khuôn khổ APEC và song phương. Bộ Công Thương đã tổ chức dịch và phổ biến tài liệu “Những nguyên tắc cơ bản về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử” của APEC, phối hợp với Bộ Thương mại và Hội đồng Thương mại Liên bang Hoa Kỳ tổ chức hai hội thảo về bảo vệ thông tin cá nhân trong năm 2007 và 2008, v.v...

Các DN VN cũng đã ý thức được tầm quan trọng và quan tâm tới vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân. Theo kết quả khảo sát năm 2008 của Bộ Công Thương, 18% trong số 132 DN cho biết đã có quy chế bảo vệ thông tin cá nhân, 40% khác sẽ xây dựng quy chế trong tương lai gần. Tuy chưa có quy định cụ thể đối với việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của khách hàng nhưng các DN VN cũng đã bước đầu kết hợp các biện pháp về quản lý và công nghệ để bảo vệ thông tin của khách hàng. 67% DN tham gia khảo sát cho biết có triển khai cả hai nhóm giải pháp công nghệ và quản lý để bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng.

1.1.7. Thanh toán điện tử tiếp tục phát triển nhanh và đang đi vào cuộc sống

Thanh toán trên mạng là một trong những vấn đề được các DN quan tâm hàng đầu. Nếu như năm 2007 được đánh giá là năm đánh dấu bước phát triển nhanh chóng và toàn diện của thanh toán điện tử, thì năm 2008 là năm thanh toán điện tử khởi sắc và thực sự đi vào cuộc sống.

Đến hết năm 2008, các tổ chức ngân hàng đã phát hành khoảng 13,4 triệu thẻ thanh toán, tăng 46% so với năm 2007. Toàn hệ thống ngân hàng đã lắp đặt và đưa vào sử dụng 7.051 máy ATM, tăng trên 46% so với năm 2007, số lượng máy POS đạt trên 24.000 chiếc. Hệ thống thanh toán của hai liên minh thẻ lớn nhất cả nước là

Banknetvn và Smartlink với trên 90% thị trường thẻ toàn quốc đã được kết nối liên thông.

Trong năm 2008, với sự năng động, tích cực của các ngân hàng và DN, một loạt dịch vụ thanh toán điện tử với những giải pháp khác nhau đã xuất hiện. Đặc biệt số lượng website cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến có sự phát triển nhảy vọt. Nếu năm 2007 chỉ có một vài website cung cấp dịch vụ này thì năm 2008 đã có trên 50 website của các DN thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như ngân hàng, hàng không, du lịch, siêu thị bán hàng tổng hợp, v.v… triển khai thành công việc cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến cho khách hàng.

Với sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán đã giảm xuống còn 14% vào thời điểm cuối năm 2008, so với mức 18% của năm 2007.

Cho đến thời điểm này, ngành ngân hàng đã hội tụ đủ điều kiện hạ tầng kỹ thuật để cung cấp cho khách hàng các giao dịch điện tử nhưng còn thiếu cơ sở pháp lý hoặc chưa đầy đủ. Ngân hàng chưa thể cung cấp một cách hoàn chỉnh những dịch vụ như: Internet Banking, Home Banking, Telephone Banking, v.v… Mặc dù Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký văn bản chấp thuận sử dụng văn bản điện tử trong nội bộ ngành Ngân hàng, nhưng theo đúng Luật Kế toán Thống kê, ngân hàng vẫn buộc phải in ra giấy, đóng dấu và ký tên như bình thường. Việc này đã làm tăng đáng kể khối lượng công việc cho ngành ngân hàng trong khi các hoạt động giao dịch điện tử của ngành ngân hàng đang tăng nhanh. Hiện có trên 80% nghiệp vụ ngân hàng đã tin học hóa bao gồm giao dịch trực tuyến, chứng từ điện tử, chữ ký điện tử.

1.2. Thực trạng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp Việt Nam

1.2.1. Mức độ sẵn sàng cho thương mại điện tử của doanh nghiệp Việt Nam

+ Điều kiện về trang thiết bị phục vụ TMĐT:

Máy tính là thiết bị phần cứng cơ bản cho ứng dụng CNTT và TMĐT trong hoạt động kinh doanh, do đó các thống kê về máy tính là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ sẵn sàng cho TMĐT nhìn từ góc độ hạ tầng kỹ thuật của DN. Kết quả điều tra cho thấy, năm 2008, khoảng 56% DN có từ 1 đến 10 máy tính; 20%

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022