Áp Dụng Thương Mại Điện Tử Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam

mức độ thiệt hại một cách chính xác, mà điều này la không hề dễ dàng, nhất là đối với các tác phẩm trên mạng Internet. Bên cạnh đó, mức bồi thường cho những thiệt hại về mặt vật chất và thiệt hại về mặt tinh thần hợp lý với người bị hại và hạn chế những hành vi vi phạm bản quyền vẫn chưa được quy định.

III. ÁP DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Hàng năm, Vụ Thương mại điện tử thuộc Bộ Công Thương thường tiến hành khảo sát các doanh nghiệp trên cả nước về tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp. Năm 2007, hơn 2.000 doanh nghiệp đã được điều tra, lớn hơn nhiều so với con số 1.300 của năm 2006 và 800 của năm

2005. Cuộc khảo sát này được tiến hành chủ yếu với các đơn vị tại ba thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh 10.


10 Trong tổng số các doanh nghiệp được khảo sát năm 2007, có 53% các doanh nghiệp có ít hơn 20 lao động, 15% doanh nghiệp có từ 21 – 50 lao động và 10% doanh nghiệp có trên 500 lao động. Kết quả này phản ánh thực trạng đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. (Kết quả chi tiết được công bố tại website của Tổng cục Thống kê: http://www.gso.gov.vn)

3.1. Cơ cấu đầu tư công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong các doanh nghiệp Việt Nam

3.1.1. Tình hình sử dụng máy tính trong doanh nghiệp

Nhìn từ góc độ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, máy tính là một công cụ quan trọng đối với quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần hiện đại hóa quy trình sản xuất kinh doanh. Khi áp dụng TMĐT thì máy tính càng đóng vai trò cơ bản, là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện các phương thức kinh doanh của mình. Việc thống kê số lượng máy tính giúp chúng ta thấy được sự chuẩn bị, mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử.

Biểu đồ 1: Phân bổ máy tính trong doanh nghiệp năm 2007


Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2007 của Bộ Công thương11

Kết quả khảo sát đã cho thấy, trung bình mỗi doanh nghiệp có 22,9 máy tính (năm 2006 là 17,6) và trung bình cứ 8,1 lao động có một máy tính. 0,3% số doanh nghiệp được khảo sát cho biết chưa được trang bị máy tính.

Trên một nửa số doanh nghiệp có từ 1 đến 10 máy tính và khoảng 1/3 doanh nghiệp có từ 11 đến 50 máy. Gộp chung lại, phần lớn (89%) doanh


11 Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2007 của Bộ Công Thương.

nghiệp có từ 1 đến 50 máy. Tỷ lệ doanh nghiệp có trên 50 máy tính chỉ chiếm khoảng 10%. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp có trên 10 máy tính đã tăng đáng kể so với năm 2006, từ chỗ chiếm 33% tổng số đơn vị điều tra của năm 2006 lên mức 45% vào năm 2007.

Bảng 2

So sánh phân bổ máy tính trong doanh nghiệp trong hai năm 2006 – 2007


Số lượng máy tính

Năm 2006

Năm 2007

0 máy

0.1%

0.3%

Từ 1 – 10 máy

67.0%

54.8%

Từ 11 – 20 máy

15.4%

17.9%

Từ 21 – 50 máy

12.2%

16.1%

Từ 51 – 100 máy

3.0%

7.6%

Từ 101 – 200 máy

1.6%

2.7%

Trên 200 máy

0.7%

0.7%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam - 8


Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2007 của Bộ Công thương

Theo lĩnh vực hoạt động, chúng ra có thể thấy độ phân tán khá lớn cả về số máy tính trung bình lẫn tỷ lệ máy tính trên đầu người. Ngành dệt may – da giày, chế biến thực phẩm và ngân hàng – tài chính, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp quy mô lớn, là những ngành có số máy tính trung bình trong doanh nghiệp cao nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ máy tính trên nhân viên mới là tiêu chí tương đối khách quan để so sánh mức độ trang bị máy tính giữa doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau. Dựa trên chỉ tiêu này thì ngành dệt may – da giày và chế biến thực phẩm lại có tỷ lệ sử dụng máy tính thấp nhất, với trung bình cứ 25 người trong ngành dệt may và 18 người trong ngành chế biến thực phẩm mới có một máy tính.

Bảng 3: Mức trung bình máy tính trong doanh nghiệp phân theo ngành


Ngành kinh doanh

Tỷ lệ máy tính

/1 doanh nghiệp

Tỷ lệ nhân viên

/máy tính

Dệt may, da giày

42,6

25,0

Nông lâm thủy sản, chế biến thực phẩm

31,5

17,9

Thủ công mỹ nghệ

10,5

10,0

Cơ khí máy móc, hóa chất, xây dựng

18,2

7,0

Du lịch

13,7

5,3

TM-DV, dịch vụ tổng hợp

18,0

4,4

Dịch vụ CNTT và TMĐT

17,1

3,5

Tư vấn, bất động sản

12,8

3,2

Ngân hàng, tài chính

50,6

3,1

Các ngành khác

26,2

11,6


Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2007 của Bộ Công thương Dựa trên tương quan số nhân viên/máy tính thì ngành ngân hàng, tài chính, tư vấn, bất động sản và dịch vụ CNTT – TMĐT có tỷ lệ trang bị máy tính cao nhất, với trung bình khoảng 3 người dùng chung một máy tính. Nếu loại doanh nghiệp bảo hiểm ra khỏi nhóm ngành ngân hàng – tài chính thì mức độ trang bị máy tính trong ngành này còn cao hơn nữa, trung bình đạt 1,1 người/máy tính. Tương tự, nếu loại các doanh nghiệp tư vấn xây dựng ra khỏi nhóm ngành tư vấn – luật – bất động sản, thì mức độ trang bị máy tính của ngành này là 1,6 người/máy tính. Như vậy, có thể thấy các ngân hàng, công ty luật và tư vấn hiện là những đơn vị dẫn đầu về trang bị hạ tầng kỹ thuật cho

ứng dụng CNTT và TMĐT.

3.1.2. Tình hình kết nối Internet trong các doanh nghiệp Việt Nam

Nếu máy tính là thiết bị phần cứng thiết yếu thì Internet là môi trường cần thiết cho ứng dụng TMĐT. Việc kết nối Internet cũng thể hiện được doanh nghiệp đã tích cực chuẩn bị các cơ sở hạ tầng cho TMĐT hay không. 97% doanh nghiệp được khảo sát năm 2007 cho biết đã kết nối Internet, so với tỷ lệ 83% của ba năm trước và 92% của năm 2006. Trong số 3& doanh nghiệp chưa tiếp cận với Internet thì một nửa có dự định thực hiện vào năm nay.


Biểu đồ 2: Mức độ tiếp cận Internet của doanh nghiệp qua các năm


Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2007 của Bộ Công thương

Internet ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống kinh tế – xã hội nước ta, đặc biệt trong những năm gần đây. Mức độ phổ cập Internet ngày càng tăng là kết quả của việc phát triển mạnh dịch vụ ADSL. Tỷ lệ doanh nghiệp kết nối Internet qua ADSL tăng liên tục theo các năm trong khi tỷ lệ sử dụng đường truyền riêng và đường điện thoại (modem quay số) lại giảm tương ứng. Phương thức kết nối qua đường điện thoại có xu hướng sẽ hoàn toàn bị từ bỏ trong những năm tới. Thay vào đó, các doanh nghiệp sẽ chuyển mạnh sang phương thức kết nối băng thông rộng. Đây là tiền đề thuận lợi cho các ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp hiện nay cũng như trong thời gian sắp tới.


Biểu đồ 3: Chuyển biến trong hình thức truy cập Internet của doanh nghiệp từ năm 2004 đến năm 2007

Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2007 của Bộ Công thương

Trong các hình thức kết nối Internet băng thông rộng, ADSL được lựa chọn nhiều hơn cả do ưu thế về chi phí thấp, việc lắp đặt đơn giản và các gói dịch vụ đa dạng. Đây là những tiêu chí thích hợp đối với các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ nước ra khi lựa chọn hình thức kết nối mạng bởi nhu cầu sử dụng Internet của các doanh nghiệp chưa quá phức tạp, không đòi hỏi dung lượng đường truyền lớn. Kết quả khảo sát năm 2007 cho thấy, 91,4% doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ ADSL chứng tỏ đây là sự ưu tiên số một trong các phương thức kết nối Internet hiện nay.

Biểu đồ 4


Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2007 của Bộ Công thương

Như vậy, hiện nay vẫn tồn tại một số lượng các doanh nghiệp còn chưa tham gia kết nối Internet. Nói cách khác, việc ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp này là chưa thể thực hiện được. Điều này cho thấy, cần phải có giải pháp tích cực tuyên truyền, hỗ trợ, nâng cao nhận thức về Internet cũng

như TMĐT để các doanh nghiệp thấy được lợi ích, hiệu quả của phương thức kinh doanh mới này, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập.

Về mục đích sử dụng Internet, kết quả khảo sát cho thấy, ngoài tính năng cơ bản là tìm kiếm thông tin và trao đổi thư điện tử, những tiện ích khác của Internet cũng được các doanh nghiệp ngày càng chú trọng khai thác. 46,7% doanh nghiệp đã tận dụng Internet như một kênh hỗ trợ trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ và 38,1% dùng để duy trì, cập nhật website. Những lợi thế mà Internet được khai thác một cách toàn diện. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp đã tiến bộ hơn trong việc nâng cao năng lực ứng dụng CNTT và TMĐT. Việc hòa mạng Internet giúp doanh nghiệp tìm kiếm thông tin về đối tác, nghiên cứu thị trường qua Internet, tìm các thông tin quảng cáo, thậm chí có thể chủ động quảng cáo trên mạng. Đối với các doanh nghiệp đã có website thì kết nối Internet là điều kiện bắt buộc để cập nhật thông tin trên trang web đó. Thông qua Internet, doanh nghiệp cũng có thể liên lạc với khách hàng, đối tác bằng các phương tiện như email hay các công cụ truyền và nhận dữ liệu khác. Hiện tượng còn ít các doanh nghiệp sử dụng Internet để liên lạc với các Cơ quan quản lý Nhà nước phản ánh thực tế các dịch vụ công trực tuyến hiện còn chưa phong phú.


Bảng 4: Mục đích sử dụng website trong doanh nghiệp

Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2007 của Bộ Công thương

3.1.3. Xây dựng website

Hiện nay, website là kênh phổ biến nhất để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, xúc tiến dịch vụ và tiến hành giao dịch thương mại điện tử theo cả hình thức B2B và B2C. Do vậy, nếu một doanh nghiệp xây dựng, duy trì và phát triển được một website hiệu quả để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp đó đã đạt tới trình độ nhất định.

Biểu đồ 5: Tỷ lệ doanh nghiệp có website năm 2007


Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2007 của Bộ Công thương


Như vậy, năm 2007, có 38,1% doanh nghiệp được khảo sát cho biết đã có website, 11,8% có dự định thiết kế website và 50,1% doanh nghiệp hiện chưa có website. Tuy nhiên, tỷ lệ các doanh nghiệp có website trong các năm vừa qua đều tăng liên tục và khá ổn định.

Biểu đồ 6

Tỷ lệ doanh nghiệp có website qua các năm


Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2007 của Bộ Công thương Xét theo ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực ngân hàng, du lịch, dịch vụ CNTT-TMĐT, tư vấn, bất động sản là những lĩnh vực ứng dụng website mạnh nhất. 89% thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng đã xây dựng website, 65% các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch cũng đã có website. Đa số

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí