Đánh Giá Những Điều Kiện Nhằm Phát Triển Thương Mại Điện Tử Và Mô Hình Đấu Giá Trực Tuyến Ở Việt Nam

ngày và trong vòng 24 giờ thì có khoảng nửa triệu mặt hàng mới được rao bán tại đây. Với thành công này, Omidyar đang sở hữu một tài sản khoảng 10 tỉ USD và là một trong những người giàu nhất thế giới.

Omidyar cho rằng yếu tố quan trọng nhất quyết định nên thành công là niềm đam mê: “Trong lĩnh vực phần mềm, niềm đam mê quan trọng hơn bất cứ điều gì khác. Tôi thực sự bị thôi thúc bởi ý nghĩ tạo ra những phần mềm có thể đem lại một lợi ích hay tạo ra một tác động tích cực cho con người. Bạn phải tin tưởng vào những điều mình đang làm và thật sư đam mê với điều đó thì mới có thể dành đủ thời gian và công sức để đi đến thành công”. Nói về Omidyar, nhiều nhà phân tích cho rằng con đường đi đến thành công của ông được xây dựng trên những yếu tố sau:

Sự tự tin: Omidyar là một người dám chấp nhận rủi ro, mạo hiểm. Ông sẵn sàng từ bỏ một công việc ổn định để theo đuổi một ý tưởng mà nhiều người nghĩ rằng sẽ không bao giờ có thể thực hiện được. Omidyar luôn kiên định với tầm nhìn chiến lược, các mục tiêu của mình và tin rằng những nỗ lực của mình sẽ được đền bù.

Niềm đam mê: Ngay từ nhỏ, Omidyar đã biết rằng đam mê lớn nhất của mình là máy vi tính và không có điều gì ngăn cản được ông theo đuổi niềm đam mê đó.

Sự chuẩn bị: Khó ai có thể ngờ được eBay lại có thể tăng trưởng nhanh như vậy chỉ trong vòng vài năm sau khi được thành lập. Ngay cả bản thân Omidyar cũng vậy, tuy nhiên ông luôn chuẩn bị sẵn sàng cho Công ty của mình tư thế có thể nắm bắt bất cứ cơ hội nào có được.

Sự kiên định: Dù trải qua khá nhiều thăng trầm, phải chịu áp lực khá lớn do cạnh tranh gay gắt trên thị trường và sự hoài nghi từ nhiều phía, Omidyar luôn kiên trì theo đuổi mục tiêu đưa Công ty của mình đi đến thành công. “Bạn có thể gặp thất bại ở một số phương diện, lĩnh vực nào đó, nhưng đó là những kinh nghiệm học hỏi rất quý báu giúp bạn đi tiếp. Chính những thử thách và

thất bại này là những thứ giúp bạn đương đầu với những khó khăn, thử thách mới” - Omidyar chia sẻ.‌

II. Đánh giá những điều kiện nhằm phát triển Thương mại điện tử và mô hình đấu giá trực tuyến ở Việt Nam

1. Những thuận lợi


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

1.1. Nền kinh tế tăng trưởng cao, hệ thống chính trị-xã hội ổn định

Với dân số trên 80 triệu người như hiện nay cùng một môi trường chính trị-xã hội ổn định, có thể khẳng định rằng Thương mại điện tử Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn, đóng góp vào quá trình hiện đại hóa nền kinh tế đất nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt nam trong mấy năm trở lại đây luôn đạt từ 7.5% đến 8%, phản ánh tình hình phát triển kinh tế mạnh mẽ, cũng như xu hướng không ngừng mở rộng và nâng cao. Mặt khác, nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng chung trên thế giới, Việt Nam được đánh giá là quốc gia khá năng động, giữ vị trí cao về tốc độ phát triển kinh tế so với các quốc gia trong khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung. Thêm vào đó, chúng ta luôn duy trì được một xã hội có nền chính trị ổn định, góp phần giữ vững khả năng tăng trưởng kinh tế. Các ngành kinh tế cũng luôn năng động và không ngừng tăng trưởng, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ.

Nghiên cứu mô hình đấu giá trực tuyến của EBAY và những đề xuất cho Việt Nam - 10

Những điều kiện trên đã tạo động lực khuyến khích Thương mại điện tử trong xã hội ngày càng phát triển và tạo ra thêm nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có thể yên tâm đầu tư, tập trung nhân lực và tài chính vào việc mở rộng khả năng ứng dụng Thương mại điện tử mà không cần lo ngại về các nguy cơ gây mất ổn định hay khủng hoảng.

1.2. Thương mại điện tử nhận được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ

Một trong những thuận lợi lớn nhất của Thương mại điện tử Việt Nam là nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Chính phủ.

Đảng giữ vai trò vạch ra phương hướng, đường lối chỉ đạo nền kinh tế và thấm nhuần sâu sắc tư tưởng đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Trong các chỉ thị của mình, Đảng ta đều nhấn mạnh: “Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng, và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa.”

Mặt khác, qua các kỳ Đại hội toàn quốc, Đảng ta cũng luôn chủ trương áp dụng các tiến bộ, thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới để góp phần phát triển kinh tế đất nước. Đảng luôn định hướng đất nước đi theo con đường đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, tranh thủ học hỏi kỹ thuật, công nghệ, bí quyết, kinh nghiệm từ bên ngoài.

Về phía Chính phủ, với tư cách là một chủ thể tham gia Thương mại điện tử, Chính phủ luôn thể hiện rõ sự tích cực trong việc tạo lập môi trường, khuyến khích áp dụng Thương mại điện tử vào kinh doanh và cuộc sống. Theo bản “Kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2006- 2010” được Chính phủ phê duyệt vào ngày 15/9/2005, đến năm 2010, các cơ quan Chính phủ phải đưa hết các dịch vụ công lên mạng, trong đó ưu tiên các dịch vụ: thuế điện tử, hải quan điện tử, các thủ tục xuất nhập khẩu điện tử, các loại giấy phép thương mại chuyên ngành, thủ tục giải quyết tranh chấp.

Trong bản kế hoạch này, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành và cơ quan liên quan tổ chức thực hiện thông qua các chương trình, dự án cụ thể. Mỗi chương trình, dự án sẽ do một cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì với sự phối hợp từ cơ quan khác.

Với sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Chính phủ, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng và hi vọng vào một môi trường hành chính và kinh doanh điện tử được triển khai và áp dụng đồng bộ, hiệu quả trong cả nước trong tương lai không xa.

1.3. Hệ thống pháp luật đang dần hoàn thiện

Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11, được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/03/2006 sau hai năm soạn thảo đã đánh dấu một bước ngoặt lớn cho sự phát triển của Thương mại điện tử Việt Nam nói chung, và tạo điều kiện thuận lợi cho mô hình kinh doanh đấu giá trực tuyến nói riêng. Tốc độ ra đời của một bộ luật, với tư cách là cơ sở pháp lý quan trọng cho các giao dịch điện tử, phần nào đã nói lên nhu cầu của thực tiễn. Về cơ bản, bộ Luật gồm 8 chương, 54 điều bao gồm hầu hết các yếu tố, bên liên quan đến một giao dịch điện tử như: Chữ ký điện tử, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử, giá trị pháp lý chữ ký điện tử, giá trị pháp lý của hợp đồng ký bằng chữ ký điện tử, trách nhiệm các bên liên quan đến bảo mật thông tin, giải quyết tranh chấp liên quan đến giao dịch điện tử cũng như quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định. Việc ra đời bộ Luật với nội dung về cơ bản giống như các điều của bộ Luật thương mại điện tử mẫu do UNCITRAL (The United Nations' Commission on International Trade Law) biên soạn - mà Luật giao dịch điện tử của một số nước như Úc và Singapo đã dựa trên đó - thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc đẩy mạnh các giao dịch điện tử cũng như việc hội nhập với nền kinh tế tri thức khu vực và thế giới.

Luật thương mại sửa đổi có hiệu lực từ 1/1/2006, thay thế cho Luật thương mại 1997 đã có thêm những điều khoản liên quan đến giao dịch điện tử như: thông điệp dữ liệu, các vấn đề về hợp đồng điện tử. Bên cạnh đó, Luật công nghệ thông tin được ban hành ngày 29/6/2006 và có hiệu lực từ ngày

1/1/2007 đã tạo môi trường pháp lý cho các hoạt động sử dụng phương tiện công nghệ thông tin và mạng Internet. Luật Hải quan cũng có một số quy định về hình thức Hải quan điện tử. Trong lĩnh vực ngân hàng cũng có một số Quyết định được ban hành nhằm thừa nhận và cho phép áp dụng hình thức thanh toán điện tử trong các ngân hàng. Đồng thời sự ra đời của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam được Quốc hội Việt Nam khoá XI trong kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2006 cũng góp phần điều chỉnh một khía cạnh của Thương mại điện tử. Luật giao dịch điện tử nhận được sự trông chờ của đông đảo đối tượng trong xã hội bởi đây là nguồn luật chi tiết đầu tiên điều chỉnh các vấn đề liên quan đến giao dịch điện tử.

Ngoài ra, một số văn bản dưới luật quy định các khía cạnh liên quan khác như: nghị định về chữ ký số và chứng thực điện tử, nghị định về mật mã… cũng sẽ tạo hành lang pháp lý cho hoạt động Thương mại điện tử phát triển đúng hướng, phù hợp với pháp luật tại Việt Nam và thế giới.

1.4. Hạ tầng công nghệ thông tin và mạng Internet đang phát triển mạnh

Tiềm năng Thương mại điện tử ở nước ta rất lớn do tỷ lệ kết nối Internet tăng nhanh, cơ cấu đầu tư cho công nghệ thông tin và viễn thông đang ngày càng được nâng cao. Điều này thể hiện rõ tính tất yếu khách quan của nền kinh tế Việt Nam, đó phải là đón nhận và lĩnh hội cái mới, cái tiến bộ, hiện đại của thế giới để không bị tụt hậu so với tốc độ phát triển chung của khu vực và trên thế giới. Ai cũng hiểu rõ tầm quan trọng cấp thiết của hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông và mạng Internet đối với hoạt động Thương mại điện tử. Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã cố gắng đầu tư có trọng tâm trọng điểm cho hạ tầng kỹ thuật công nghệ, nhằm từng bước tiến gần với mức độ phổ cập và phát triển chung trên thế giới.

Về hạ tầng viễn thông, chúng ta đã bước đầu xây dựng và tiến tới sẽ hiện đại hóa mạng viễn thông rộng khắp, kết nối đa hướng với công nghệ hiện

đại. Theo kế hoạch phát triển của Tổng công ty Bưu chính viễn thông (VNPT), trong một thời gian ngắn nữa, 100% tổng số xã trong cả nước, kể cả các xã biên giới, hải đảo,vùng sâu, vùng xa đều sẽ có điện thoại. Cũng theo VNPT, mật độ điện thoại của Việt Nam hiện nay nếu so sánh với một số nước trên thế giới còn thấp, nhưng nếu xét về tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về số máy điện thoại thì Việt Nam là một trong mười quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.

Nói đến thị trường Internet, có lẽ chúng ta phải dùng cụm từ “bứt phá ngoạn mục”. Từ khi Internet tại Việt Nam chính thức đi vào hoạt động, đến nay chúng ta đã có lượng người sử dụng chiếm khoảng 9.48% dân số và chắc chắn con số này sẽ gia tăng nhanh chóng do tốc độ phát triển các dịch vụ và chi phí sử dụng hợp lý hơn. Internet từ chỗ chỉ là dịch vụ xa xỉ dành cho các cá nhân có thu nhập cao hay tổ chức kinh doanh thì giờ đây, Internet đã là dịch vụ phổ thông, thậm chí thiết yếu đối với một số đối tượng như sinh viên, doanh nghiệp, và sắp tới cả những thành phần khác trong xã hội. Các hoạt động thương mại, kinh doanh, quản lý nhà nước, điều hành công việc đã và đang hòa nhập vào môi trường Internet.

Cho đến năm 2010, tiềm năng phát triển đối với thuê bao truy cập Internet vẫn còn rất lớn. Nhiều dịch vụ ứng dụng trực tuyến và giao dịch thương mại mới ở ngưỡng bắt đầu, nên hứa hẹn sẽ còn nhiều bước đột phá khi số người sử dụng tham gia Internet đã đủ độ lớn. Môi trường cạnh tranh minh bạch đã được thiết lập giúp cho việc tính toán kinh doanh của các nhà cung cấp tham gia tăng trưởng dễ dàng hơn. Luật pháp khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển Internet Việt Nam, không hạn chế các đối tượng tham gia cung cấp dịch vụ Internet. Các cơ sở pháp lý liên quan về luật Thương mại điện tử ra đời sẽ tạo động lực mới cho Internet phát triển. Đầu tư nước ngoài khi Việt Nam gia nhập WTO và Hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực thực thi hoàn toàn sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp Internet vào

Việt Nam học hỏi và người sử dụng có điều kiện tiếp cận các dịch vụ chất lượng, đa dạng hơn.

1.5. Tình hình ứng dụng Thương mại điện tử trong các doanh nghiệp

Trong một cuộc điều tra do Bộ Thương mại tiến hành năm 2005 với hơn 500 doanh nghiệp trên toàn Việt Nam, 89% doanh nghiệp được hỏi cho biết đã có kết nối Internet. Trong số những doanh nghiệp đã kết nối Internet, tỷ lệ sử dụng dịch vụ băng thông rộng tiếp tục tăng (80% so với 66% của năm 2004). Đặc biệt, tỷ lệ doanh nghiệp truy cập Internet bằng ADSL chiếm đến trên 70%, tăng hơn hẳn so với mức 54% của năm 2004, cho thấy sự phát triển của dịch vụ ADSL tiếp tục là một trong những động lực thúc đẩy ứng dụng Internet trong doanh nghiệp. Với chi phí ngày càng giảm và chất lượng được cải thiện hơn, ADSL đang được lựa chọn ngày càng nhiều như một phương thức hiệu quả nhằm phục vụ nhu cầu thông tin, giao dịch của doanh nghiệp.


Đường truyền riêng; 8,5%


Quay số 20 1 ADSL 71 4 Hình thức kết nối Internet của doanh nghiệp Theo trung tâm 1

Quay số; 20,1%


ADSL; 71,4%


Hình thức kết nối Internet của doanh nghiệp


Theo trung tâm Internet Việt Nam, số lượng các website doanh nghiệp được thiết lập ngày càng gia tăng nhanh chóng đa dạng ở các ngành nghề khác nhau. Các trang web này không chỉ để giới thiệu thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm, hỗ trợ khách hàng mà có những trang web có thể triển khai cả việc bán hàng và cung cấp các dịch vụ. Đồng thời, ước tính sẽ có gần 100% số doanh nghiệp sử dụng email

trong các giao dịch kinh doanh. Quả thực đây là con số khá lạc quan phản ánh mức độ quan tâm và khả năng nắm bắt thời đại của các doanh nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở một cuộc điều tra do Bộ Thương mại tiến hành, chúng ta rất vui mừng trước một thực tế rằng có một số lượng lớn các doanh nghiệp nhận thức rõ vai trò quan trọng của Thương mại điện tử với quá trình kinh doanh. Trong đó các doanh nghiệp đều cho rằng Thương mại điện tử mang lại các lợi ích: mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có; lôi kéo khách hàng mới; cải thiện sự hài lòng của khách hàng; làm tăng doanh số, lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh, giúp xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí của người tiêu dùng. Như vậy, hầu hết doanh nghiệp đều có mục đích rõ ràng khi tham gia Thương mại điện tử. Số doanh nghiệp tham gia kiểu “phong trào” chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ - điều này khác hẳn với điều tra cách đây 3-4 năm khi số doanh nghiệp nhận thức đúng về Thương mại điện tử chỉ chiếm chưa đầy 10%.

Nhiều doanh nghiệp khi xây dựng website cũng đã ý thức quảng bá trang web của mình bằng nhiều hình thức. Nói chung, các doanh nghiệp đã dần ý thức được lợi ích của việc xây dựng và chăm sóc cho website của chính mình. Bởi lẽ qua website, người tiêu dùng hay những người quan tâm có thể tìm kiếm thông tin cần biết, xem trước sản phẩm, so sánh giá cả và mua hàng. Nếu như cách đây 10 năm, công nghệ mua bán trên mạng còn rất xa lạ với người dân Việt Nam thì nay chúng ta đã có thể ngồi ở nhà, vào mạng Internet đặt hàng và đợi người giao hàng đến tận nhà. Sự ra đời của hàng loạt các cửa hàng ảo như http://cybermall.com.vn, www.vietnamshops.com, www.saigoncoopmart.com.vn, www.vdcshopping.vnn.vn, www.nhaxinh.com.vn... đã thu hút đông đảo người tiêu dùng đến với một phương thức mua hàng mới và hiện đại hơn.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí