Đánh Giá Về Tỷ Trọng Đầu Tư Cho Thương Mại Điện Tử Trên Tổng Chi Phí Hoạt Động Hàng Năm Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam

Mặc dù giá trị các giao dịch không lớn, nhưng mô hình thương mại điện tử C2C có sức lan tỏa lớn và góp phần đưa ứng dụng TMĐT đến từng người tiêu dùng, tạo thói quen mua bán hiện đại cho xã hội.

Phương thức B2B (business- to- business)

B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp. Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng TMĐT như mạng giá trị gia tăng, các sàn giao dịch TMĐT B2B,… Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này. ở mức độ cao, các giao dịch này có thể diễn ra một cách tự động. TMĐT B2B đem lại lợi ích rất thực tế cho các doanh nghiệp, đặc biệt, giúp các doanh nghiệp giảm các chi phí về thu nhập thông tin, tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng cường các cơ hội kinh doanh.

Giao dịch TMĐT B2B ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được thực hiện thông qua các sàn TMĐT B2B tổ chức theo hình thức cổng thông tin về cơ hội giao thương hoặc các trung tâm thương mại. Thông qua những sàn giao dịch TMĐT này, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin về các đối tác tiềm năng, tìm kiếm cơ hội giao thương và giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài. Do tính năng hỗ trợ giao dịch trực tuyến chưa cao, các sàn giao dịch TMĐT hiện mới chỉ dừng lại ở mức các website thông tin xúc tiến thương mại, chưa thực sự là những công cụ hiệu quả giúp doanh nghiệp triển khai TMĐT B2B ở tầm chuyên nghiệp. Giá trị giao dịch thực tế còn chưa cao. Bắt đầu xuất hiện vào năm 2003, đến cuối năm 2007, tại Việt Nam có khoảng 40 sàn thương mại điện tử B2B 12. Tuy nhiên, hầu như chưa có sàn nào có tiện ích tốt để hỗ trợ doanh nghiệp đàm phán, giao kết hợp đồng trực

tuyến, theo dõi thực hiện hợp đồng và chăm sóc khách hàng.

Một số website B2B như:


12 Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2007 của Bộ Công thương

www.Vnemart.com.vn www.vietnamchinalink.com www.vietoffer.com www.WorldTradeB2B.com www.b2b.com.vn

Các website trên chỉ dừng lại ở chức năng là cầu nối trung gian để giới thiệu khách hàng với nhau. Website chỉ để quảng bá cho kênh bán hàng truyền thống, giao diện chưa thân thiện, hấp dẫn, công cụ tìm kiếm không hiệu quả, chức năng thông báo tự động chưa có… khiến người mua nản lòng. Thanh toán chưa có sự liên kết giữa ngân hàng và đơn vị bán hàng cũng làm mất đi ý nghĩa và tính năng của mua bán hàng qua mạng.‌

Tiếp cận với Internet băng thông rộng, đặc biệt là ADSL, ngày càng dễ dàng với chi phí hợp lý và yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khi Việt Nam đã thực sự bước vào sân chơi toàn cầu là yếu tố quan trọng thúc đẩy doanh nghiệp quan tâm, nghiên cứu, áp dụng và phát triển TMĐT. Thông qua các sàn giao dịch TMĐT B2B, nhiều doanh nghiệp đã tìm được đối tác mới, hợp đồng mới. Việc sử dụng thư điện tử (email) trong giao dịch kinh doanh đã trở nên phổ biến. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng Internet nhằm mục tiêu mua bán hàng hóa và dịch vụ. Số lượng các website doanh nhiệp, đặc biệt là website mang tên miền Việt Nam (.vn) tăng nhanh trong khi số lượng cán bộ từ các doanh nghiệp tham gia các khóa đào tạo kỹ năng TMĐT lớn hơn nhiều so với các năm trước.

IV. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TMĐT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

4.1. Đánh giá về tỷ trọng đầu tư cho thương mại điện tử trên tổng chi phí hoạt động hàng năm của các doanh nghiệp Việt Nam

Tỷ lệ đầu tư cho CNTT cũng như TMĐT trên tổng chi phí hoạt động thường niên của doanh nghiệp được coi là tiêu chí đánh giá mức đầu tư cho

TMĐT. Năm 2007 được đánh giá là năm ổn định trong vấn đề đầu tư cho thương mại điện tử, trong khi đó, năm 2006 lại là năm có nhiều tiến bộ so với năm 2005.

Biểu đồ 11: Tỷ lệ đầu tư cho TMĐT trên tổng chi phí hoạt động thường niên Giai đoạn 2005 – 2007


Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2007 của Bộ Công thương

Nếu năm 2005, chỉ có khoảng 17,5% doanh nghiệp đầu tư trên 5% tổng chi phí hoạt động cho thương mại điện tử, thì trong hai năm 2006 – 2007 số doanh nghiệp đã chiếm 50%. Tỷ trọng đầu tư này đang có xu hướng chuyển dịch về mức 5% - 15% là mức trung bình của khu vực.

Không chỉ tăng về tỷ trọng, cơ cấu đầu tư thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nước ta cũng có những tiến bộ đáng kể. Đầu tư cho phần mềm và đào tạo ngày càng chiếm vị trí quan trọng, với tỷ lệ kết hợp đạt trên 40% tổng đầu tư cho CNTT và TMĐT của doanh nghiệp trong năm 2007. Năm 2005, việc đầu tư chiếm chủ yếu là cho phần cứng (bình quân đạt gần 77% giá trị đầu tư CNTT và TMĐT của một doanh nghiệp). Trong khi đó, năm 2007, tỷ lệ này giảm xuống mức 55%.

Biểu đồ 12


Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2007

Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng, nếu năm 2004 và năm 2005 là giai đoạn đẩy mạnh quá trình đầu tư trang thiết bị CNTT thì hiện nay chính là lúc để các doanh nghiệp bắt tay vào khai thác các ứng dụng, những lợi ích thu được dựa trên nền thiết bị phần cứng đó. Ngoài ra, tỷ trọng chi phí đào tạo tăng gấp rưỡi trong vòng 2 năm là minh chứng cho thấy vấn đề nhận thức tầm

quan trọng, quyết định của yếu tố con người trong bài toán chung về hiệu quả đầu tư CNTT và TMĐT của các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là một bước tiến đáng kể không những về tư duy quản lý mà còn về cách tiếp cận của doanh nghiệp đối với vấn đề triển khai áp dụng thương mại điện tử nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, có thể thấy rằng việc đầu tư cho phần mềm hầu như không thay đổi và còn khá hạn chế (chiếm khoảng 23% tổng giá trị đầu tư CNTT và TMĐT). Điều này chứng tỏ vai trò của phần mềm trong việc đầu tư CNTT và TMĐT chưa được chú trọng đúng mức, doanh nghiệp còn chưa thực sự quan tâm triển khai các ứng dụng chuyên sâu nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị mình. Thực tiễn hiện nay cho thấy, một số phần mềm đang phổ biến hiện nay như phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự, quản lý hàng hóa và quản lý khách hàng… Trong số đó, các phần mềm quản trị hiện đại ngày càng tăng. Đặc biệt, hai giải pháp được nhiều doanh nghiệp lớn sử dụng và thu được nhiều hiệu quả cao là hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng (CRM – Customer relationship management software) và phần mềm quản lý nguồn lực doanh nghiệp (ERP – Enterprise resource planning).

Biểu đồ 13: Tình hình triển khai một số phần mềm ứng dụng qua các năm

Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2007 của Bộ Công thương

Tuy nhiên, chúng ta có thể hi vọng rằng, khi quá trình hội nhập ngày càng mạnh mẽ như hiện nay thì các doanh nghiệp sẽ có xu hướng lựa chọn những phần mềm chuyên nghiệp, chính thống. Đầu tư cho phần mềm sẽ tăng phù hợp với mặt bằng chung của thế giới.

Bảng 8: Tình hình ứng dụng phần mềm của doanh nghiệp trong năm 2006 và 2007

Phần mềm quản trị doanh nghiệp

2006

2007

Tài chính, kế toán

71,3%

77,7%

Nhân sự

41,8%

53,7%

Quản lý kho

33,1%

34,8%

Quan hệ khách hàng (CRM)

26,9%

30,8%

Quản lý hệ thống cung ứng (SCM)

10,1%

12,5%

Lập kế hoạch nguồn lực (ERP)

8,9%

10,6%

Phần mềm khác

7,3%

1,2%

Không có

8,8%

4,5%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam - 11

Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2007 của Bộ Công thương Khi các doanh nghiệp nhận thức rõ vai trò của các phần mềm tác nghiệp, việc sử dụng, lựa chọn triển khai những sản phẩm phần mềm chuyên nghiệp sẽ trở nên thông dụng và phù hợp hơn. Việc ứng dụng CNTT và TMĐT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động từ trong nội bộ doanh nghiệp sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh của mình trên

trường quốc tế trong tương lai.

Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ như ở Việt Nam hiện nay, chi phí luôn là một vấn đề quan trọng. Sự đầu tư ban đầu cho việc chấp nhận công nghệ mới là sự nặng ghánh hơn cho các công ty nhỏ hơn là các công ty lớn. Chi phí cho một hệ thống máy tính hiện đại và truy cập Internet là một rào cản không nhỏ cho việc thực hiện thương mại điện tử. Nhiều doanh nghiệp SMEs xem khoản chi phí đầu tư cho CNTT và TMĐT là quá lớn mà lại không có thu hồi ngay. Điều này đã làm hạn chế sự quan tâm và mạnh dạn của doanh nghiệp trong việc triển khai ứng dụng TMĐT ở nước ta.

4.2. Đánh giá về tỷ trọng doanh thu từ ứng dụng thương mại điện tử

Như kết quả khảo sát cho thấy, tỷ trọng đầu tư cho CNTT và TMĐT của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang dần ở mức 5-15%. Nguyên nhân chủ yếu là do những đóng góp thực tế của ứng dụng thương mại điện tử đối với doanh thu của doanh nghiệp. Năm 2005, chỉ có 7,5% doanh nghiệp cho biết các đơn đặt hàng qua phương tiện điện tử đem lại cho họ trên 15% nguồn doanh thu. Đến năm 2007, con số này đã chiếm tới 37,2% diện đối tượng được điều tra. Tỷ trọng doanh thu từ thương mại điện tử đang dịch chuyển về ngưỡng trên dưới 15%, và sự dịch chuyển này diễn ra với tốc độ nhanh hơn nhiều so với các điều chỉnh tương ứng về nguồn vốn đầu tư cho thương mại điện tử.

Biểu đồ 14: Doanh thu từ ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp qua các năm


Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2007 của Bộ Công thương

Biểu đồ 15: Tương quan giữa đầu tư và doanh thu từ hoạt động ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp năm 2007

Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2007 của Bộ Công thương

4.3. Đánh giá về xu hướng của các doanh thu từ các đơn đặt hàng sử dụng phương tiện điện tử

Một kết quả đáng kể nữa là vấn đề nhận thức của doanh nghiệp về tương lai của TMĐT trong tương lai. Đa số các doanh nghiệp đều có cái nhìn rất khả quan về tác động của thương mại điện tử đối với nền kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nói riêng. 62,5% doanh nghiệp nhận định doanh thu từ các đơn hàng sử dụng phương tiện điện tử sẽ tăng, 34,2% cho rằng mức đóng góp này sẽ không thay đổi và chỉ có 3,3% đánh giá theo chiều hướng giảm. Cách nhìn này cho thấy triển vọng ứng dụng cũng như xu hướng đầu tư thích đáng cho thương mại điện tử trong doanh nghiệp sẽ ngày càng sáng sủa.

Bảng 9: Dự đoán của doanh nghiệp về doanh thu từ các đơn hàng qua phương tiện điện tử

Năm

Tăng

Giảm

Không thay đổi

2007

62,5%

3,3%

34,2%

2006

57,4%

4,3%

38,3%

2005

37,2%

1,3%

61,5%


Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2007 của Bộ Công thương

Theo cơ cấu loại hình giao dịch, giao dịch thương mại điện tử B2B mặc dù ít hơn về số lượng nhưng lại chiếm ưu thế áp đảo về giá trị, với bình quan 67% doanh thu thương mại điện tử của doanh nghiệp là do các đơn đặt hàng B2B đem lại. Con số này khẳng định hướng đi tương lai trong việc phát triển ứng dụng TMĐT tại doanh nghiệp là giao dịch giá trị lớn giữa các đối tác kinh doanh theo phương thức B2B, phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

4.4. Đánh giá về tác động của TMĐT đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Bên cạnh tỷ lệ đóng góp đáng ghi nhận cho doanh thu, thương mại điện tử còn có nhiều tác động mạnh mẽ khác trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngoài yếu tố định lượng, còn có rất nhiều yếu tố định tính khác để đánh giá hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử. Dưới đây là đánh giá của các doanh nghiệp về tác động của TMĐT tới hoạt động kinh doanh từ năm 2004 đến 2007.

Bảng 10

Đánh giá của doanh nghiệp về tác động của TMĐT tới hoạt động kinh doanh, giai đoạn 2004 – 2007

Các tác động

Điểm bình quân *


2004

2005

2006

2007

Mở rộng kênh tiếp xúc với KH hiện có

2,90

3,23

3,03

2,90

Thu hút khách hàng mới

2,60

2,90

3,30

2,81

Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp

3,20

3,22

2,23

2,87

Tăng doanh số

1,90

1,94

2,25

2,44

Tăng lợi nhuận & hiệu quả hoạt động

2,00

1,90

2,78

2,52

Giảm chi phí kinh doanh



2,67

2,46

Tăng khả năng cạnh tranh



2,89

2,44

* Tính trên thang điểm 4 Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2007 của Bộ Công thương

Từ bảng trên ta thấy, đa số các doanh nghiệp đánh giá rất cao tác động “Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp” và “Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có”. Hai tiêu chí này dẫn đầu trong nhiều năm cho thấy doanh nghiệp Việt Nam vẫn tiếp tục đề cao website như một công cụ xúc tiến thương mại hiệu quả. Những lợi ích khác mà ứng dụng TMĐT đem lại như

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022