+ Sự thuận lợi từ quá trình hội nhập và toàn cầu hóa: TMĐT là hình thái phát triển cao của hội nhập và toàn cầu hóa. Do đó, hợp tác quốc tế về TMĐT đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển TMĐT cho các quốc gia. Đến nay, VN đã tham gia rất nhiều tổ chức kinh tế - thương mại quốc tế và khu vực như WTO, APEC, ASEAN, ASEM và các tổ chức chuyên trách về thương mại của Liên hợp quốc như UNCTAD, UNCITRAL, UN/CEFACT, hợp tác đa phương và song phương với các tổ chức và quốc gia tiên tiến về TMĐT cũng như các nước có kim ngạch thương mại lớn với VN như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật bản, v.v… Đây là điều kiện thuận lợi góp phần giúp VN phát triển nền kinh tế nói chung và TMĐT nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ như hiện nay.
+ Sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước: Trong những năm đổi mới và phát triển kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã nhận rõ vị trí quan trọng của TMĐT trong sự nghiệp CNH - HĐH. Theo Chỉ thị 58/CT-TW của Bộ chính trị về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH”, phát triển TMĐT là một trong các dự án ưu tiên của Chính phủ. Như vậy, TMĐT nước ta sẽ có những thuận lợi cơ bản về chính sách hỗ trợ của Nhà nước như: các chính sách hỗ trợ vốn, thuế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất các sản phẩm điện tử, v.v…
+ Yếu tố con người: Mặc dù VN là nước nghèo, kinh tế chậm phát triển nhưng thành tựu về giáo dục đào tạo trong nhiều thập kỷ qua đã tạo nên mặt bằng tri thức xã hội khá phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Người VN có khả năng nắm bắt và tiếp thu nhanh khoa học - kỹ thuật và công nghệ cao. Phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài đều cho rằng đào tạo bổ xung cho công nhân VN thường ngắn hơn so với các nước láng giềng. Đó là một trong những cơ sở quan trọng cho việc phát triển sản xuất và phát triển TMĐT nước ta.
+ Sự phát triển của các ngành liên quan: Sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như sự phát triển của các ngành liên quan như ngân hàng, phát thanh truyền hình, v.v… cũng sẽ tạo ra những thuận lợi cơ bản để phát triển sản xuất và cải thiện điều kiện thị trường tiêu thụ cho TMĐT.
+ Pháp luật: Mặc dù chậm hơn yêu cầu, nhưng tới cuối năm 2008 khung pháp lý cho TMĐT tại VN có thể nói đã tương đối hoàn thiện, với nền tảng chính là
những văn bản quy phạm pháp luật thuộc hệ thống Luật Giao dịch điện tử. Bên cạnh đó, Luật Công nghệ thông tin và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng tạo nên một hành lang pháp lý khá thuận lợi cho việc triển khai các khía cạnh liên quan đến hạ tầng CNTT của hoạt động ứng dụng TMĐT. Ngoài Luật và những Nghị định khung, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn phát triển, các cơ quan quản lý nhà nước cũng đang tiếp tục nghiên cứu để ban hành các văn bản dưới Luật nhằm điều chỉnh từng lĩnh vực ứng dụng TMĐT đặc thù. Việc xây dựng hành lanh pháp lý đã và đang góp phần tạo dựng môi trường an toàn thuận lợi cho thương mại nói chung và TMĐT nói riêng ngày càng phát triển.
* Nhận xét chung:
Hiện nay, TMĐT đã trở thành tiêu điểm chú ý không chỉ của các học giả mà còn của nhiều nhà hoạch định chiến lược phát triển quốc gia. Trong tương lai, những tiện nghi mà CNTT sẽ đem đến cho con người với giá cả ngày càng rẻ hơn, chức năng ngày càng thông minh hơn sẽ là những công cụ giúp cho TMĐT dần dần gần gũi với đời sống của người dân trên thế giới. VN là nước đang phát triển nhưng cũng không thể bỏ qua xu thế này bởi chúng ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, để có thể phát triển TMĐT một cách hiệu quả và nhanh chóng, VN sẽ phải vượt qua rất nhiều thách thức:
Có thể bạn quan tâm!
- Triển Vọng Phát Triển Thương Mại Điện Tử Ở Các Nước Đang Phát Triển
- Thực Trạng Phát Triển Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam
- Mức Độ Sử Dụng Máy Tính Trong Doanh Nghiệp Việt Nam
- Một Số Giải Pháp Phát Triển Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam
- Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và một số giải pháp đối với Việt Nam - 12
- Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và một số giải pháp đối với Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
+ Những thách thức trong xây dựng chính sách và chiến lược:
Thứ nhất, tốc độ phát triển trong TMĐT: tốc độ thay đổi đó tạo ra sức ép rất lớn cho các quá trình xây dựng chính sách truyền thống.
Thứ hai, các vấn đề xuyên suốt một phạm vi rộng về thể chế, kinh tế, luật pháp và kỹ thuật thường được giải quyết mang tính tổ chức theo cách riêng rẽ bởi các thực thể khác nhau.
Thứ ba, các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với việc những bên tham gia có những nhận thức rất khác nhau về các ảnh hưởng và hậu quả của TMĐT. Trong phạm vi quốc gia vẫn còn chênh lệch khá lớn về phảt triển hạ tầng, cũng như truy cập Internet.
Thứ tư, TMĐT diễn ra trên bình diện toàn cầu nên nó đòi hỏi có sự điều phối và thống nhất quốc tế trong cách tiếp cận để có thể khai thác hiệu quả và tận dụng hết tiềm năng của nó.
+ Những thách thức trong tiến trình thực hiện:
Trước xu thế phát triển mới của bên ngoài, thách thức đối với chúng ta là khoảng cách tụt hậu và tương phản quá lớn giữa VN và thế giới.
Ngoài ra, để ứng dụng TMĐT an toàn và có hiệu quả, VN cần phải có hệ thống hạ tầng cơ sở TMĐT vững chắc. Quan trọng nhất là hệ thống luật pháp phải được điều chỉnh theo hướng thừa nhận giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử và những cơ chế thích hợp để thực thi khi thừa nhận. CNTT bao gồm kỹ thuật máy tính, quản trị nguồn lực thông tin và bảo mật hệ thống cũng phải được hoàn thiện. Cơ sở thanh toán điện tử, cơ sở tiêu chuẩn hoá công nghiệp cũng phải được phát triển song song. Ngoài ra, DN VN còn cần phải vượt qua rào cản về chuyên môn và ngôn ngữ để nắm bắt được tất cả thông tin liên quan trên mạng. Nhà nước và cơ quan hữu quan còn phải thiết lập hệ thống bảo vệ chống các phần mềm tha hoá, độc hại được truyền qua mạng, bảo đảm an toàn trong kinh doanh và an ninh quốc gia.
Thách thức còn ở chỗ cơ hội bên ngoài vốn mở ra cho tất cả các nước và luôn là đối tượng giành giật trong cuộc cạnh tranh mà phần thắng sẽ thuộc về quốc gia nào đã chuẩn bị tốt nhất các điều kiện để đón nhận cơ hội.
Với xu thế phát triển TMĐT mạnh mẽ như hiện nay cùng những lợi ích to lớn mà nó đem lại cho các nền kinh tế, việc phát triển TMĐT là con đường tất yếu cho VN. Con đường đó ngắn hay dài, nhanh hay chậm hoàn toàn phụ thuộc vào công tác chuẩn bị của VN. Việc trước mắt là phải xây dựng nền tảng vững chắc, ổn định và thuận tiện cho sự phát triển của TMĐT.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
I. Tính tất yếu phải phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
Những tiến bộ to lớn về công nghệ, đặc biệt là CNTT, trong thời gian qua, đã tạo ra bước ngoặt cho sự phát triển kinh tế và xã hội toàn cầu. Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và nền kinh tế mới dựa trên tri thức và thông tin đã trở thành đích đến của nền kinh tế toàn cầu. Sự hình thành và phát triển các siêu lộ thông tin (information highway) với khả năng phục vụ ngày càng hoàn hảo đã tăng cường phương tiện cho quá trình toàn cầu hóa vốn đã và đang chi phối mọi mặt đời sống quốc tế từ cuối thập kỷ 80 đến nay. Trên nền tảng đó, TMĐT xuất hiện với tư cách một phương thức thương mại quốc tế mới, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển, hội nhập để tiến sâu vào nền kinh tế tri thức. Vì thế, nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực rất chú trọng đầu tư phát triển lĩnh vực này.
Ở nước ta, đòi hỏi bắt kịp với nền kinh tế tri thức có tính toàn cầu đã trở thành vấn đề “tồn tại hay không tồn tại”. Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định đường hướng phát triển cho đất nước là phải tiến hành quá trình CNH - HĐH. Nhiệm vụ CNH - HĐH được đặt ra trong bối cảnh của kỷ nguyên thông tin và xu thế toàn cầu hóa. Thách thức đối với chúng ta là phải đồng thời thực hiện cuộc cách mạng về công nghiệp, vừa phải thực hiện cuộc cách mạng về thông tin trong khi mà nhiều nước trên thế giới đã đạt đến trình độ cao về công nghệ và liên kết chặt chẽ.
Hai trụ cột để thực hiện đường hướng chiến lược đó là đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển khoa học công nghệ. Kế thừa và phát triển quan điểm của các Đại hội Đảng trong thời kỳ đổi mới, Đại hội Đảng IX đặt ra nhiệm vụ tiếp tục chủ động và tích cực hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu để tận dụng mọi điều kiện thuận lợi cho quá trình CNH - HĐH đất nước. Liên quan đến khoa học công nghệ, Văn kiện Đại hội Đảng IX xác định: “…cần tạo các thành quả khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, nâng cao tỷ trọng đóng góp của khoa học công nghệ vào tăng trưởng trong từng ngành, từng sản phẩm và từng lĩnh vực kinh tế… Việc đổi mới công nghệ sẽ hướng vào chuyển giao công nghệ, tiếp thu làm chủ
công nghệ mới, v.v… đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao như tin học, công nghệ thông tin và viễn thông…”.
Ngày nay, nhờ có TMĐT với khả năng mua bán toàn cầu, thị trường mở ra gần như vô tận với các DN nếu như sản phẩm hàng hóa của họ đạt tiêu chuẩn quốc tế, được người tiêu dùng ưa thích và điều kiện hỗ trợ kèm theo hoàn hảo; TMĐT cũng giúp cho việc trao đổi thông tin và tiếp cận với khoa học công nghệ mới nhanh hơn. Môi trường thuận tiện giúp VN phát triển nhanh chính là Internet và môi trường để cộng đồng DN VN làm quen và thử sức hội nhập với quốc tế là TMĐT. Vì vậy chúng ta cần ứng dụng những phương thức đó để thực hiện CNH - HĐH.
Trong lộ trình hội nhập với cộng đồng thế giới hiện nay, VN đã có những bước tiến dài và vững chắc vào nền kinh tế khu vực và quốc tế. Một mốc quan trọng đánh dấu quá trình đó là việc ký kết hiệp định thương mại Việt – Mỹ năm 2000, mở ra cơ hội hợp tác, đầu tư và tăng cường xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, việc hiện thực hóa những tiềm năng đó đòi hỏi nhiều điều kiện, một trong số đó là việc làm quen với tập quán, tác phong khi đàm phán, ký kết hợp đồng với DN Mỹ và chính sách ngoại thương của Mỹ. Như đã thảo luận ở chương 2, TMĐT đã trở thành một phương thức kinh doanh và giao dịch ứng dụng rộng rãi trong giới kinh doanh ở Mỹ, chính sách của Mỹ là đi đầu trong TMĐT quốc tế, Mỹ đã và đang nêu lên vấn đề này trong các hiệp định song phương và đa phương. Do đó, việc nhiều DN Mỹ tìm cơ hội hợp tác và đầu tư ở VN thông qua con đường điện tử sẽ là việc phổ biến. Nếu DN VN không sớm làm quen và thích nghi với phương thức này, một rào cản vô hình sẽ được dựng lên, ngăn cách DN các bên trong việc tiếp cận và tìm hiểu cơ hội làm ăn. Những tiềm năng và cơ hội phát triển sẽ chỉ mãi còn nằm trên giấy tờ. Do đó, phát triển TMĐT là một trong các giải pháp cần được thực hiện để đón bắt cơ hội và đáp ứng các đòi hỏi trong việc thực thi hiệp định này.
Bên cạnh đó, VN đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Ngay từ khi mới thành lập, WTO đã quan tâm tới hình thái TMĐT với việc thông qua Quyết định của các Bộ trưởng WTO về TMĐT toàn cầu. Theo một lôgic hợp lý, TMĐT dẫn đến những mô thức mới trong quan hệ kinh tế quốc tế, những mô thức đó tất nhiên phải được định hình trong WTO. Do đó, WTO sẽ là nơi diễn ra chủ yếu sự
“cọ xát” về TMĐT để phát triển hệ thống TMĐT toàn cầu. Với tư cách là thành viên chính thức của WTO, VN nhất thiết phải phát triển TMĐT để có thể theo kịp với tiến trình hội nhập.
II. Phương hướng phát triển thương mại điện tử của Việt Nam
Trong tương lai, việc sử dụng TMĐT sẽ làm thay đổi các hình thái hoạt động kinh tế và sẽ là phương thức kinh doanh chủ yếu vì nó đáp ứng được những yêu cầu mà các nền kinh tế hội nhập trên quy mô toàn cầu đòi hỏi. Trước một tương lai đã thấy trước đó, VN sẽ phát triển, sẽ đưa TMĐT của mình đi theo con đường nào, đó là vấn đề rất có ý nghĩa cho các nhà hoạch định chính sách cũng như các DN muốn tìm đến những thị trường mới.
Nhận thức rõ được những lợi ích và sự cần thiết phải xây dựng một nền tảng CNTT-TT vững chắc, đảm bảo cho sự phát triển TMĐT, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm tới lĩnh vực này. Ngày 24/12/2004, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 246/2005/QĐ-thị trường, phê duyệt "Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Căn cứ vào chiến lược này, VN phải phát triển nhanh để đến năm 2020, cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia có công nghệ hiện đại, có độ bao phủ rộng khắp trên cả nước với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, mức độ phổ cập các dịch vụ bưu chính viễn thông và Internet của VN đạt mức trung bình của các nước trong khu vực, đáp ứng nhu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế theo tinh thần của hiệp định khung E- ASEAN. Đồng thời phải ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tất cả các ngành sản xuất, kinh tế, xã hội, y tế, an ninh, quốc phòng nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, phải thúc đẩy TMĐT phát triển trong cả nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế quốc dân, nâng cao khả năng hội nhập kinh tế quốc tế. Các tiêu chí cụ thể gồm:
1. Mục tiêu phát triển
Trong nỗ lực không ngừng để phát triển TMĐT, Việt Nam đã đặt mục tiêu đến năm 2015 như sau:
- 70% giao dịch thông tin, giấy tờ giữa các cơ quan Chính phủ sẽ được thực hiện bằng thông tin điện tử. Tất cả các cơ quan, Bộ, ngành đều phải có cổng/trang thông tin điện tử ở cấp độ 2/4 (tức là cung cấp đầy đủ thông tin, biểu mẫu giấy tờ tới người dân).
- Công nghiệp CNTT-TT có tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm, đạt tổng doanh thu khoảng 15 tỷ USD.
- Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin của toàn xã hội. Mật độ điện thoại đạt trên 50 máy/100 dân trong đó mật độ điện thoại cố định đạt trên 20 máy/100 dân và mật độ điện thoại di động đạt trên 30 máy/100 dân.
- Việc đào tạo CNTT, điện tử, viễn thông ở bậc đại học phải đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN, 80% sinh viên CNTT, điện tử, viễn thông tốt nghiệp ở các trường đại học trong nước có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế. Ở bậc ĐH, CĐ đảm bảo tỷ lệ 15 sinh viên có 1 giảng viên CNTT, 70% giảng viên ĐH và trên 50% giảng viên CĐ có trình độ thạc sĩ trở lên, trên 50% giảng viên ĐH và ít nhất 10% giảng viên CĐ có trình độ tiến sĩ. Bộ Thông tin – Truyền thông còn đặt mục tiêu, đến năm 2015, toàn bộ học sinh các trường THPT, THCS và 80% học sinh các trường tiểu học được học tin học, 100% giáo viên các cấp có thể sử dụng các ứng dụng CNTT hỗ trợ cho giảng dạy. Ngoài ra, Tất cả cán bộ, công chức, viên chức các cấp, 100% cán bộ y tế, 80% lao động trong các DN và trên 50% dân cư có thể sử dụng các ứng dụng CNTT. Các DN sẽ được cung cấp 250.000 người có chuyên môn về CNTT, điện tử, viễn thông.
2. Định hướng phát triển
Để đạt được những mục tiêu trên, VN trước hết phải xác định được hướng đi của mình, trong đó cần chú ý các vấn đề dưới đây:
- CNTT-TT là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình CNH - HĐH đất nước. Ứng dụng rộng rãi CNTT-TT là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu suất lao động. Ứng dụng CNTT-TT phải gắn với quá trình đổi mới và bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phải được
lồng ghép trong các chương trình, hoạt động chính trị, quản lý, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ và an ninh quốc phòng.
- Công nghiệp CNTT-TT là ngành kinh tế mũi nhọn, cần được Nhà nước ưu tiên, quan tâm hỗ trợ và khuyến khích phát triển. Phát triển công nghiệp CNTT-TT, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực cùng phát triển, tăng cường năng lực công nghệ quốc gia trong quá trình thực hiện CNH - HĐH đất nước. Phát triển công nghiệp nội dung thông tin và công nghiệp phần mềm, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hình thành và phát triển xã hội thông tin là hướng ưu tiên quan trọng.
- Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông là hạ tầng kinh tế xã hội cần được ưu tiên phát triển, đảm bảo công nghệ hiện đại, quản lý và khai thác hiệu quả. Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phải đi trước một bước nhằm tạo cơ sở cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT. Đầu tư vào hạ tầng thông tin và truyền thông là đầu tư chiều sâu, mang lại lợi ích lâu dài cho toàn xã hội.
- Phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển và ứng dụng CNTT-TT. Phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT phải đảm bảo chất lượng, đồng bộ, chuyển dịch nhanh về cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao, tăng cường năng lực CNTT-TT quốc gia.
- Ứng dụng TMĐT ở VN cần theo hướng xã hội hóa, tạo mọi điều kiện cho các DN thuộc mọi thành phần kinh tế và cá nhân tham gia, trong đó các DN nhà nước sẽ đóng vai trò đi tiên phong.
- Ứng dụng TMĐT ở Việt Nam cần định hướng vào thị trường thông qua việc tạo lập một môi trường pháp lý thuận lợi gồm những chính sách mềm dẻo và thích hợp.
3. Phương hướng triển khai
- Ứng dụng rộng rãi TMĐT trong mọi lĩnh vực, khai thác có hiệu quả thông tin và tri thức trong tất cả các ngành. Xây dựng và phát triển VN điện tử với công dân điện tử, Chính phủ điện tử, DN điện tử, giao dịch và TMĐT để VN đạt trình độ khá trong khu vực ASEAN. Hình thành xã hội thông tin.